Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc lãnh đạo cao trào kháng Nhật (từ 3-1945 đến 8-1945)

Một phần của tài liệu mặt trận việt minh vĩnh phúc trong cách mạng tháng Tám 1945 (Trang 59 - 72)

Hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc (10/1941 – 8/1945)

2.2.2Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc lãnh đạo cao trào kháng Nhật (từ 3-1945 đến 8-1945)

đến 8-1945)

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Trung Ương đã trực tiếp phổ biến chủ trương mới ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” cho Đảng bộ Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đảng bộ Vĩnh Yên và Phúc Yên còn được Trung ương tăng cường thêm cán bộ, đồng thời một số Đảng viên bị giặc bắt tù đày từ những năm 1940-1941, đã vượt ngục trở về địa phương hoạt động. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Vĩnh Yên và Ban Cán sự Phúc Yên đã khẩn trương đẩy mạnh mọi hoạt động tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là lãnh đạo quần chúng đấu tranh ở mức cao, trong đó có cả đấu tranh vũ trang; mở rộng các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh; khẩn trương xây dựng, củng cố các lực lượng vũ trang và sắm vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa.

Ngay sau khi nhận được chỉ thị của Trung Ương, ngày 12-3-1945 về Nhật đảo chính Pháp, Tỉnh ủy Vĩnh Yên tổ chức họp tại nhà ông Nguyễn Văn Toản ở làng Phương Trù (Yên Lạc) để nghiên cứu và vạch kế hoạch thi hành. Hội nghị Tỉnh uy đã thống nhất một số chủ trương để hưởng ứng cao trào kháng Nhật cứu nước do Trung ương Đảng phát động:

- Lãnh đạo nhân dân phá kho thóc của Nhật cứu đói kết hợp với đấu tranh chống thuế, chống thu mua thóc tạ.

- Đẩy mạnh tuyên truyền phát triển hội viên các đoàn thể Cứu quốc, đội tự vệ chiến đấu, mở rộng mặt trận Việt Minh ra nhiều làng xã.

- Thành lập ủy ban dân tộc giải phóng ở những xã có điều kiện. Tiến hành thuyết phục hoặc cảnh cáo chính quyền tay sai Nhật nhằm ngăn chặn chúng thu thóc, thu thuế của dân nộp cho Nhật, tiến tới làm tê liệt bộ máy ngụy quyền từ làng xã, huyện đến tỉnh.[12;37]

Mỗi Tỉnh ủy viên được phân công phụ trách một địa bàn lãnh đạo để chỉ đạo thực hiện các chủ trương trên của Tỉnh.

Tại các thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên là nơi địch kiểm soát gắt gao, nhưng ta đã liên tiếp rải truyền đơn để uy hiếp địch, cảnh cáo những tên tay sai có nhiều tội ác. Mặt khác lợi dụng hình thức hoạt động truyền bá quốc ngữ do địch tổ chức để tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho những viên chức có xu hướng tiến bộ. Nhiều cơ sở đã chủ động tổ chức rải truyền đơn ở nông thôn cũng như các huyện, tỉnh lỵ để cổ vũ quần chúng đấu tranh chống chiêu bài “độc lập” giả hiệu mà bọn phát xít Nhật ra sức quảng cáo sau đảo chính. Đặc biệt ở thị xã Phúc Yên, “các tổ chức tuyên truyền xung phong của ta đã tổ chức diễn thuyết công khai ngay giữa phố để kêu gọi quần chúng đấu tranh chống chính quyền địch” [17; 66]

Trong tháng 5 và 6 năm 1945, hàng ngàn quần chúng đã tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã biểu tình 14 lần ở các huỵên Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng, Lập Thạch đấu tranh chống thuế, đòi cứu tế, và cảnh cáo tội ác của bọn tay sai của Nhật. Tiếp đến tháng 7-1945, các Đội tuyên truyền xung phong của Tỉnh đã đột nhập vào huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường để uy hiếp và thuyết phục bọn tri huyện. Ngoài ra một số nơi còn dùng hình thức gửi thư hoặc truyền đơn để cảnh cáo bọn quan lại như ở Đa Phúc, Kim Anh, Đông Anh.

Do sự hoạt động dồn dập của ta ở các huyện, tỉnh lỵ nhất là ảnh hưởng phong trào đấu tranh sôi sục ở các vùng nông thôn vang dội, làm cho bọn nguỵ quyền ở các địa phương rung chuyển hoảng sợ “tên tri huyện Lập Thạch, Yên Lạc hoảng sợ tháo chạy về tỉnh ngay từ trước khởi nghĩa” [16; 66]

Một thành quả to lớn nữa trong cao trào kháng Nhật cứu nước là thông qua đấu tranh, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã từng bước làm rệu rã chính quyền bù nhìn tay sai thân Nhật và tiến tới thành lập các Uỷ ban dân tộc giải phóng. Phần lớn các xã có phong trào Việt Minh phát triển mạnh ở các huyện đều thành lập được

Uỷ Ban dân tộc giải phóng làng xã, như ở Lập Thạch (6-1945), Vĩnh Tường, Yên Lạc (7-1945)…Thành phần của Uỷ Ban dân tộc giải phóng vừa có đại biểu của Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, vừa có đại diện hào lý, phú nông, địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước. Các Uỷ Ban dân tộc giải phóng và Mặt trận Việt Minh đã thi hành những chính sách lớn do Uỷ Ban lâm thời khu giải phóng ban hành như ban bố các quyền tự do dân chủ, tập hợp các lực lượng kháng Nhật cứu nước, xây dựng trật tự trong làng xóm cứu tế dân nghèo… Nhiệm vụ và thành phần của Uỷ Ban dân tộc giải phóng trên đây thể hiện rõ tính chất vừa là “Hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất các xí nghiệp, các làng” vừa là “Hình thức tiền chính phủ”. Với sự ra đời của Uỷ Ban dân tộc giải phóng cùng với các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đã trở thành công cụ sắc bén. Qua đó quần chúng được tập rượt đấu tranh chuẩn bị cho thời kỳ đấu tranh tiếp theo.

Có thể thấy rằng cuối năm 1941 đến cao trào kháng Nhật 1945, dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc, lực lượng chính trị đã được tập hợp đông đảo trong các tổ chức quần chúng cứu quốc và được rèn luyện trong đấu tranh chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Sau khi Tỉnh đề ra chủ trương đẩy mạnh đấu tranh vũ trang , một phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói, phong trào chống thuế, chống thu thóc tạ đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ liên tục khắp các huyện trong tỉnh từ cuối thảng 3 và đỉnh cao vào cuối tháng 6-1945. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói và buộc nhà giàu đem thóc gạo cứu đói, đấu tranh chống phản cách mạng, trừ gian, làm tan rã chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng.

Tại các vùng nông thôn Việt Minh lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống địch thu thóc, thu thuế, giảm tô, giảm tức như ở Văn Lãng (Bình Xuyên) địa chủ phải giảm 30% tô, huyện Tam Dương, Lập Thạch đã bắt chủ ấp, đồn điền giảm tô từ 20 đến 30 %. Đồng thời nhiều nơi quần chúng đã đấu tranh khất nợ, bỏ mọi

thứ công phụ, không nộp tô chính. Một số chủ đồn điền lúc đó cũng hoảng sợ không giám hạch sách nhân dân khi thiếu tô.

Kết hợp với các cuộc biểu tình thị uy trong phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói còn có sự phối hợp của các đội tự vệ vũ trang như ở Văn Lãng (Bình Xuyên), Song Vân (Lập Thạch). Các đội tự vệ vũ trang đã bảo vệ trên một vạn quần chúng nông thôn ba huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Lập Thạch lấy thóc suốt một ngày. Bọn phát xít Nhật đem quân đến đàn áp nhưng khi thấy lực lượng của ta đông nên vội vã rút lui. Kho thóc Song Vân bị quần chúng lấy hết chỉ để lại thóc giống. Kết quả là nhiều kho thóc bị phá và Việt Minh thu được hàng vạn tấn thóc để cứu đói cho quần chúng và một phần dành lại làm quỹ cho các đội tự vệ.

Vĩnh Yên là tỉnh có nhiều đồn điền lớn, có nhiều kho thóc lớn của Nhật nên các cuộc đấu tranh phá kho thóc ở đây thu hút rất đông quần chúng tham gia và số thóc đem chia cho dân nghèo khá lớn. Các cuộc biểu tình của quần chúng phá kho thóc đã mở đầu cho cao trào kháng Nhật cứu nước trong tỉnh.

Chỉ tỉnh những kho thóc lớn có từ chục tấn trở lên, tỉnh Vĩnh Yên đã phá 49 kho, thu hàng vạn tấn thóc chia cho dân nghèo đang bị đói. Riêng kho thóc lớn ở đồn điền Văn Lãng (Bình Xuyên) chứa trên 3000 tấn, được Tỉnh ủy chọn làm điểm chỉ đạo, có sự chuẩn bị rất chu đáo. Trước một ngày tiến hành phá kho thóc Văn Lãng, Tỉnh ủy tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành liên huyện Bình Xuyên- Yên Lạc, vừa để biểu dương lực lượng, tập rượt quần chúng, vừa thăm dò thái độ của địch. Sáng 15/5/1945, hơn một nghìn quần chúng mang theo băng cờ khẩu hiệu, xuất phát từ Tân Phong (Bình Xuyên) rầm rập tiến về chợ Lác, chợ Lầm (Yên Lạc) trên quảng đường dài 12km. Khi ra đến chợ, đoàn biểu tình dừng lại họp mittinh nghe cán bộ Việt Minh kêu gọi chuẩn bị khởi nghĩa, trước mắt vùng lên phá các kho thóc gạo của Nhật cứu đói và không nộp thóc cho Nhật. Cuộc biểu tình tuần hành đã gây khí thế sôi sục cách mạng trong quần chúng,

còn bọn quan lại địa phương thì run sợ, không dám có hành động chống phá. Ngày 16/5/1945, theo kế hoạch vạch ra, hơn một vạn quần chúng thuộc huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường mang theo cờ đỏ sao vàng và quang thúng tiến về đồn điền Văn Lãng. Để bảo vệ quần chúng đấu tranh, Tỉnh ủy bố trí một trung đội tự vệ đồn điền canh gác các ngả đường và bắn súng thị uy. Khi có lệnh, đoàn người xô vào các kho để lấy thóc. Bọn cai ký và nhân viên quản lý hoảng sợ trước sức mạnh của quần chúng không dám chống cự. Quần chúng phấn khỏi reo hò xúc thóc từ sáng đến chiều. Toàn bộ số thóc trong đồn điền chưa kịp chuyển cho Nhật đã về tay nhân dân. Được tin Việt Minh lấy thóc, Tri huyện Bình Xuyên đem lính về định đàn áp, nhưng bị tự vệ đồn điền cảnh cáo nên phải rút về huyện. Bọn Nhật ở Bảo Sơn (thị xã Vĩnh Yên) cũng đưa lính về, nhưng thấy quần chúng quá đông không dám vào đồn điền, chỉ đóng quân ở Hương Canh rồi rút về tỉnh.

Cuộc biểu tình phá kho thóc đồn Văn Lãng giành thắng lợi, thanh thế của Việt Minh lên rất cao. Đưa tin về thắng lợi của cuộc đấu tranh này, báo Cứu quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, số 25 ra ngày 5/ 7/ 1945 đã viết: “ Ngày 5 tháng 4 (tức ngày 16-5-1945) tự vệ Cứu quốc kéo cờ vào ấp Văn Lãng phá kho thóc của Nhật niêm phong tại đó, chia cho 5000 dân nghèo.

Cùng ngày 16-5-1945, kho thóc Song Vân (Vân Trục, Lập Thạch) và ngày 23-5, kho thóc ấp làng Vườn (Tam Dương) sau đó là nhiều kho thóc khác bị phá đem chia cho dân nghèo.

Ở Phúc Yên, Ban cán sự tỉnh và Đội công tác Trung ương cũng tổ chức các cuộc đấu tranh. Ngày 19-5-1945, Ban cán sự tỉnh tổ chức cuộc biểu tình tuần hành liên huyện Kim Anh- Yên Lãng- thị xã Phúc Yên, xuất phát từ Thanh Tước ra Chi Đông. Tiếp đó, Đội công tác Trung ương huy động quần chúng biểu tỉnh phá các kho thóc ở Đại Độ, Võng La và tham gia biểu tình phá kho thóc ở đồn điền Vát (Bắc Giang)

Song song với các cuộc biểu tình phá kho thóc cứu đói, hàng loạt các cuộc đấu tranh chống thuế, chống thu mua thóc tạ diễn ra ở khắp các huyện. Ngày 20- 4-1945 hơn 70 người và ngày 23-4-1945, hơn 120 người biểu tình lên huyện Yên Lạc chống thuế. Trong tháng 4,5 huyện Vĩnh Tường có 9 cuộc biểu tình thu hút hàng trăm người tham gia.

Đặc biệt ở huyện Lập Thạch đã nổ ra một cuộc đấu tranh lớn. Ngày 28/5/1945, để chống lại việc địch khủng bố nhân dân, các chiến sĩ tự vệ đã anh dũng chiến đấu buộc địch phải tháo chạy. Ta tiêu diệt được hai tên địch và thu được ba khẩu súng. Sau đó tên “Tri huyện Lập ThạchBùi Tất Cường hoảng sợ bỏ huyện chạy thoát thân về tỉnh” [ 7; 61].

Trước sự chống đối của bọn cường hào tay sai, Việt Minh đã tổ chức đấu tranh kiên quyết, những tên phản động đầu sỏ đều bị lực lượng vũ trang và các đội tự vệ chiến đấu của Việt Minh nghiêm trị. Ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương Việt Minh bắt gần 100 tổng lý giam lỏng, giải tán chính quyền địch ở nhiều nơi, giải tán 3 toán cướp ở Vĩnh Tường, Tam Dương, Bình Xuyên và trừng trị những tên đầu sỏ lưu manh. Tại Đông Anh ta đã đánh đuổi một toán Quốc Dân Đảng đi cướp bóc vùng ven sông Hồng… góp phần ổn định trật tự nông thôn làm cho quần chúng phấn khởi tin tưởng vào cách mạng.

Đi đôi với việc làm tan rã hàng ngũ ngụy quyền, lực lượng vũ trang còn tiếp tục tấn công vào đội ngũ ngụy quân của địch, chống địch càn quét ở vùng Láng, Trung Nguyên, Yên Tâm, Vũ Di, Bích Đại tước vũ khí của binh lính đi tuần ở Nam Lý (Đa Phúc), Đôn Nhân (Lập Thạch).

Từ sau Nhật đảo chính Pháp, bọn Đại Việt, Quốc Dân Đảng ra sức mở rộng thế lực. Ở Vĩnh Phúc các tổ chức Phan Anh, Bảo An hoành hành ở nhiều nơi, gây nhiều tội ác ở Phúc Lập, Cổ Loa… Nhiều nơi Việt Minh đã biến tổ chức Bảo An thành các đội tự vệ của ta như ở Vĩnh Tường, Bình Xuyên… để chống Nhật và trừng trị tay sai của chúng.

Thắng lợi của các cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị trên đây không chỉ trực tiếp cứu đói cho hàng vạn người mà còn làm cho ảnh hưởng của Đảng, uy tín của Việt Minh thêm sâu rộng trong nhân dân. Phát xít Nhật và chính quyền bù nhìn tay sai từ tỉnh đến làng xã đành bó tay trước khí thế mạnh mẽ, quyết liệt của quần chúng. Đây là những cuộc tập dượt quần chúng để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi đó thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo của hai Đảng bộ và Việt Minh trong việc vận dụng thực hiện chỉ thị của Trung ương vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Chỉ trong mấy tháng cao trào kháng Nhật, tổ chức lực lượng của Việt Minh tăng lên gấp hàng trăm lần so với nhiều năm trước đó. Một số làng chưa có Việt Minh, quần chúng tự động đi tìm cán bộ về tổ chức Việt Minh cho làng mình. Hàng trăm thanh niên tìm lên Chiến khu gia nhập Quân giải phóng. Trong hàng ngũ Việt Minh , ngoài lực lượng cơ bản là nông dân, công nhân, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị, còn có cả một số địa chủ nhỏ, công chức các sở trong bộ máy ngụy quyền. Trong binh lĩnh bảo an đã tổ chức binh sĩ cứu quốc Hội ở một số đồn trại. Các đội bảo an ở nông thôn do Nhật lập ra biến thành tổ chức của đội tự vệ, tiến hành luyện tập quân sự công khai.

Ngoài ra từ cuối năm 1941, tại Vĩnh Yên trong hàng ngũ Việt Minh có thêm một số thanh niên mới là các chi bộ Đảng Dân chủ. Qua báo chí Cứu quốc và báo Độc lập, các Đảng viên Đảng dân chủ đã tuyên truyền đường lối cứu nước của mặt trận Việt Minh trong tầng lớp trên, trong giới công chức, quan lại, hào lý, góp phần tăng thêm lực lượng cách mạng, phá tan âm mưu lôi kéo tầng lớp trên vào Đảng Đại Việt của phát xít Nhật.

Cùng với nông thôn, phong trào ở thị xã cũng có bước chuyển biến mạnh. Ban cán sự tỉnh Phúc Yên đã cử cán bộ gây cơ sở Việt Minh trong bộ máy chính quyền ngụy như dinh tỉnh trưởng, kho bạc, trại bảo an binh…đã tập hợp số viên chức được giác ngộ này vào một tổ Việt Minh. Mặt trận Việt Minh và các đoàn

thể cứu quốc trong thị xã thu hút được đông đảo hội viên, lực lượng tự vê chiến đấu từ một tiểu đội lúc đầu đến gần khởi nghĩa phát triển lên một đại đội. Trên cơ sở lực lượng cách mạng được củng cố và phát triển, các cuộc đấu tranh cũng được đẩy mạnh. Ngày 19-5-1945, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự tỉnh, các đoàn thể Cứu quốc và quần chúng trong thị xã đã tham gia cuộc biểu tình liên huyện Kim Anh- Yên Lãng- Thị xã. Tháng 7-1945, Đoàn thanh niên cứu quốc thị xã đã phá cuộc mittinh do bọn Đại Việt tổ chức ở rạp hát, biến cuộc mittinh của chúng thành nơi tuyên truyền Việt Minh, vạch mặt bọn Đại Việt phản dân hại nước… Cuộc vận động mua tín phiếu Việt Minh được nhân dân thị xã tích

Một phần của tài liệu mặt trận việt minh vĩnh phúc trong cách mạng tháng Tám 1945 (Trang 59 - 72)