1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công cuộc khai khẩn vùng đất phía nam của các triều đại phong kiến việt nam

44 1,3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 411 KB

Nội dung

công cuộc khai khẩn, vùng đất phía nam, công cuộc nam tiến

I. Khái quát lịch sử khai khẩn vùng đất phía Nam. Lãnh thổ Việt Nam trước đây bao gồm ba quốc gia: Đại Việt, Chăm Pa và một phần lãnh thổ quốc gia Phù Nam. Trong đó, lãnh thổ Đại Việt ban đầu chỉ kéo dài đến sông Gianh (Quảng Bình), quốc gia Chăm Pa có cương vực từ Sông Gianh (Quảng Bình) đến Sông Dinh (Bình Thuận), còn Phù Nam trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay tương ứng với vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên lãnh thổ của ba quốc gia này có sự biến động liên tiếp. Đó là sự suy yếu dẫn đến suy vong của hai quốc gia Chăm Pa và Phù Nam. Sự thu hẹp và dần dần sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt của hai vương quốc này như một điều tất yếu của lịch sử. Và quá trình sát nhập của các vương quốc Chăm Pa, Phù Nam cũng như công cuộc Nam tiến của Đại Việt đã bắt đầu từ nhà Lý và đến tận nhà Nguyễn mới hoàn tất. 1. Công cuộc xâm lấn đất Chiêm Thành Từ triều Lý, nền độc lập nước ta bắt đầu vững vàng, nên các triều đại đều muốn bành trướng về phía Nam, và bắt buộc nước Chiêm Thành phải giữ bổn phận chư hầu. Trong khi Chiêm Thành luôn tìm mọi cách để chống đối, dựa vào Trung Quốc để xâm lăng Đại Việt. Đó là nguyên nhân khiến hai nước Chiêm, Việt tranh chấp, chinh chiến hơn 10 thế kỷ trên dải đất từ núi Hoành Sơn đến biên giới nước Chân Lạp. Để rồi Chiêm Thành vì đất đai bị tước đoạt lần lượt, không còn đủ sức làm một nước chư hầu của triều Nguyễn nữa mà đã bị trôi tên trên bản đồ. Năm 1068, Dương Bộc Thi Lợi Luật Đà Bàn Ma Đề Bà (Chế Củ) sai sứ sang nhà Tống cống phương vật, xin mua ngựa và lừa để chuẩn bị chinh chiến với nhà Lý. Cùng năm đó sau khi cống voi trắng cho vua Lý, Chiêm Thành lại liên tiếp sang quấy nhiễu biên giới Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông quyết ý thân chinh. Tháng 2-1069, Lý Thường Kiệt được chọn làm nguyên súy, đem 5 vạn quân theo đường thủy tiến đánh Chiêm Thành. Đến cửa Nhật Lệ, thuyền quân Lý Thường Kiệt bị quân Chiêm chặn đánh. Vua sai tướng Hoàng Kiện đối địch. Quân Chiêm thua. Đại quân tiếp tục tiến lên ghé vào cửa Thị Nại, tiến lên đóng quân ở bờ sông Tu Mao. Tại đây quân Lý dàn trận đánh tan quân Chiêm, bắt giết Bố Bì Đa La. Được tin quân mình thua, Chế Củ đang đêm bỏ thành đem vợ con chạy trốn vào phía Nam, nhưng bị bắt tại biên giới Chân Lạp. Tháng 7-1069, Chế Củ xin dâng ba châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh và sau đó được tha về. Ba châu này thuộc đất tỉnh Quảng Bình và phần Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay. Châu Bố Chính là miền phía Namphía Bắc sông Gianh; thời thuộc Minh đổi là Trấn Bình; đời Lê chia làm hai châu (Nội Bố Chính và ngoại Bố Chính), nay là đất huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) Châu Địa Lý: là đất nằm giữa và nam tỉnh Quảng Bình ngày nay, sau đó đổi thành Lâm Bình, đời Trần Duệ Tông đổi thành Tân Bình, thời Lê Trung Hưng đổi thành Tiên Bình. Nay là đấy phủ Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Châu Ma Linh là miền Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay, sau đó đổi thành Minh Linh, thời thuộc Minh đổi là Nam Linh, nhà Lê đặt làm huyện và đổi thành Minh Linh, nay là đất huyện Minh Linh và Do Linh tỉnh Quảng Trị. Năm 1075, vua Lý sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành, bị Harivarman đánh thua. Lý Thường Kiệt chỉ họa đồ hình thể núi sông ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh rồi trở về. Vua Lý đổi châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh rồi xuống chiếu mộ nhân dân đến ở và tổ chức lại việc cai trị. Chiếu chiêu mộ dân này là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta, đấy là bước đầu của công cuộc Nam tiến mà dân tộc theo đuổi trong 6,7 thế kỷ sau này. Như vậy đến hết thời Lý, chúng ta mới tiến vào đến nửa tỉnh Quảng Trị ngày nay, và Chiếm Thành đã mất phần đất cực Bắc. Đây là phàn đất có địa thế thủy bộ rất quan trọng cho việc phòng thủ Sang thời Trần, từ khi vua Thái Tông lên ngôi, Chiêm Thành đã hai lần sai sứ sang cống hiến, nhưng thỉnh thoảng lại sang quấy nhiễu vùng đất biên giới Việt Chiêm và âm mưu giành lại vùng đất đã mất. Trong khi các vua nhà Trần luôn muốn tiến sâu vào lãnh thổ Chiêm. Năm 1301, Thượng hoàng Nhân Tông có đi sứ sang Chiêm nhằm thị sát đất đai của Chiêm Thành và hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân để dễ dàng thực hiện mục đích của mình, lúc bấy giờ vua Chế Mân đã có hoàng hậu là người Qua oa. Năm 1305, vua Chiêm sai xứ là Chế Bồ Đài đem lễ vật vàng, bạc, hương quý, vật lạ đến dâng sính lễ. Triều thần đều không bằng lòng. Sau đó Chế Mân nạp hai châu Ô, Lý làm lễ nạp trưng. Năm 1307, Vua Anh Tông đổi hai châu Ô, Lý làm Thuận Châu và Hóa Châu, chọn người trong dân chúng làm quan, cấp cho ruộng đất và miễn tô thuế 3 năm . Thuận Châu ngày nay bao gồm phủ Triệu Phong, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) và huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà (Thừa Thiên Huế). Hóa Châu ngày nay bao gồm huyện Phú Lộc, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) và huyện Hòa Vang, Đại Lộc, phủ Điện Bàn, phủ Duy Xuyên (Quảng Nam). Như vậy người Chiêm đã mất cánh đồng Bình Trị Thiên và mất thêm hai cửa biển Tư Dung (nay là Tư Hiền) thời ấy rất sâu và tiện cho thủy quân, và cửa biển Đà Nẵng, nơi đất thiêng của dân tộc Chiêm. Cuối thế kỷ XIV, Chiêm Thành bước vào thời kỳ hưng thịnh nhất với sự cầm quyền của Chế Bồng Nga. Lợi dụng sự suy yếu của nhà Trần, Chế Bồng Nga ra sức bành trướng về phía Bắc. Năm 1377, Chế Bồng Nga đem quân ra đánh thành Thăng Long, chiếm vùng đấtThuận Hóa, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa. Năm 1390, Chế Bồng Nga bị quân Trần Khát Chân của nhà Trần đánh bại. Chế Bồng Nga chết, nhà Trần liền nghĩ đến việc thu hồi lại đất cũ. Tháng 2 -1394, vua sai Lê Quý Ly đem quân đi tuần châu Hóa, xét định quân ngũ, sửa xây thành trì. Đất Hóa Châu trở ra Nghệ An lại trở về Đại Việt. Năm 1400, sau khi tiếm ngôi nhà Trần, Lê Quý Ly đã lập ra triều Hồ. Để xoa dịu dư luận đương buộc tội mình, Hồ Quý Ly liền nghĩ đến việc xâm lấn đất Chiêm Thành Tháng 7-1402, Hồ Hán Thương đem quân đi đánh Chiêm Thành, quân Chiêm thua, vua Chiêm xin dâng một voi trắng, một voi đen, phương vật và dâng đất Chiêm Động để yêu cầu nhà Hồ rút quân. Đó là một hi sinh lớn lao của người Chiêm vì phải rời bỏ thêm kinh đô một lần nữa; Đồng Dương và Trà Kiệu (đã mất rồi) là những nơi còn những thánh điện và tích trữ bảo vật của bao triều vua trong lịch sử. Nhưng Bố Điền đã đến thương lượng với Hồ Quý Ly, Hồ Quý Ly ép phải đổi tờ biểu, chịu nạp cả Cổ Lũy Động nữa. Chiêm Động là phần phía nam tỉnh Quảng Nam ngày nay chia làm hai châu Thăng, Hoa; Cổ Lũy Động là phần phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay chia làm hai châu Tư, Nghĩa. Như vậy Chiêm Thành chỉ còn một nửa đất đai so với khi chưa bị chiếm. Sau khi nhường đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động cho ta, Chiêm Thành thu lấy những dân tiệm cận về nước, còn người ở lại thì dùng làm quân, có lẽ để đóng ở biên giới. Họ Hồ hạ lệnh cho dân có của mà không có ruộng ở Nghệ An, Thuận Hóa đem vợ con vào ở để khai khẩn, dân ấy phải thích hai chữ tên châu mình ào cánh tay; mộ người có trâu đem nạp cấp cho phẩm tước, để lấy trâu cấp phát cho dân cày. Người Chiêm Thành không có họ, từ Thăng Hoa trở vào nam, ai có họ thì là dân Đại Việt đến khai khẩn. Bị mất đất, vua Chiêm La Khải sai người sang nhà Minh dâng cống phẩm tố cáo An Nam xâm lược đất đai, xin thiên tử xuống chiếu dăn giới. Vua Minh Thành Tổ (lên ngôi năm 1403) nhận lời. Lợi dụng tình hình này, lại có sự hậu thuẫn của Chiêm Thành từ phía Nam, nhà Minh đem quân sang xâm lược Đại Việt (1407). Họ Hồ mới thành lập chưa củng cố lại được bộ máy chính quyền và phát triển đất nước, nên trước sự tấn công của quân Minh từ phía Bắc và sự chiếm đánh của quân Chiêm ở phía Nam nên đã thất bại nhanh chóng. Đại Việt bước vào thời kỳ thuộc Minh (1407-1418). Thấy họ Hồ thua chạy, Chiêm Thành đem quân sang lấy lại Chiêm Động và Cổ Lũy Động. Quân Chiêm thường xuyên sang nhà Minh nạp cống vật nên được nhà Minh ủng hộ, giúp đỡ. Trước ách cai trị tàn bạo của nhà Minh, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã bùng nổ (1418-1428) và giành thắng lợi năm 1428, giải phóng đất nước, lập ra triều Lê sơ. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1428, vua Lê Thái Tổ thấy Hóa Châu là trọng trấn, nên sai trọng thần vào trấn thủ, đặt chức Tổng quản, Tri phủ cho lộ ấy. Lúc bấy giờ vua Thái Tông còn nhỏ, người Chiêm tưởng có thể thừa cơ đánh phá. Năm 1434, Chiêm Thành cướp Hóa Châu, nhưng không thành. Năm 1441, vua Chiêm là Ba Địch Lại mất, từ đó Chiêm Thành bị nội loạn, ngoại xâm, nên ngày càng suy yếu. Cháu là Ma Ha Bí Cai lên nối ngôi, liền sang cống nhà Minh, nên được nhà Minh ủng hộ. Được lòng nhà Minh, Bí Cai mấy lần cho quân ra cướp phá nước ta. Trước thái độ của người Chiêm, triều Lê phải nghĩ đến việc đem đại binh đi chinh phạt. Tháng giêng năm 1471, vua đóng ở Thuận Hóa, sai thủy quân Thuận Hóa ra biển luyện tập, và sai người Thuận Hóa là Nguyễn Võ vẽ bản đồ sông núi nước Chiêm Thành để noi theo mà tiến binh. Quân của Trà Toàn và Trà Toại thua chạy. Trà Toàn thì xin quy phục trước vua Lê thánh Tông. Trà Toại sang nhà Minh xin cứu nạn. Sau khi vua Lê Thánh Tông chiếm được Trà Bàn, một tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy thoát, đem tàn quân vào Phan Lung (Phan Rang) tự xưng vương, giữ được hơn 1/5 đất đaicủa Chiêm, sai người đến xin xưng thần và nạp cống. Vua Thánh Tông, nhân dịp đó chia đất đai còn lại của Chiêm Thành làm 3 nước cho suy yếu đi: - Chiêm Thành : từ Thạch Bi trở về nam phong cho Bô Trì Trì - Nam Bàn: từ đất núi trở về tây, phong cho dòng dõi của vua cũ nước Chiêm còn sót lại. - Hoa Anh Sau khi thắng quân Chiêm trở về, vua có xuống chiếu chiêu mộ nhân dân vào ở đất mới chiếm lại và mới lấy thêm nữa, nghĩa là từ Thăng Hoa đến Bình Định ngày nay. Sau khi chiếm kinh đô Trà Bàn , vua Lê Thánh Tông tổ chức lại việc cai trị các châu Thăng, Hoa, Tư Nghĩa đã lọt vào tay Chiêm Thành từ thời Minh thuộc. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông lấy đất Chiêm Thành vừa chiếm lại đặt làm đạo Thừa Tuyên Quảng Nam. Đầu thế kỷ XVII, thái tổ Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, sau kiêm Lãnh sứ Quảng Nam, mà đất cực nam của Quảng Nam là huyện Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhân, tức là phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay. Bên kia đèo Cù Mông là nước Chiêm Thành. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai chủ sự là Văn Phong đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông, đến núi Thạch Bi, đặt làm phủ Phú Yên, gồm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa, cho Văn Phong làm Lưu thủ. Đó là bước Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn. Chúa Thái Tổ khi lâm chung dặn lại chúa Hi Tông rằng: “Đất Thuận, Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi bền vững, núi sẵn vàng, sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng, nếu biết dạy dân, luyện binh để chống chọi với nhà Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời, còn nếu thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội” Xem ra Thái Tổ Nguyễn Hoàng đã nuôi chí mở rộng lãnh thổ về phía Nam để xây dựng cơ nghiệp. Năm 1653, đời chúa Thái Tông bước một bước nữa trên đường tiến vào đất Chiêm Thành. Nhân sự kiện vua Chiêm là Bà Tấm xâm lấn Phú Yên, chúa sai Cai Cơ Hùng Lộc đem 3000 quân đi đánh. Quân chúa Nguyễn vượt núi Thạch Bi, đại phá quân Chiêm, Bà Tấm bỏ chạy, quân ta chiếm đến sông Phan Giang. Bà Tấm sai con đem thư đến xin hàng và dâng phần đất phía đông sông Phan Giang, hàng năm phải giữ lệ cống. Chúa đặt vùng đất từ Phú Yên đến phía Đông sông làm dinh Thái Khương (sau đổi là dinh Bình Khương, tức tỉnh Khánh Hòa ngày nay) Năm 1692, vua Chiêm là Bà Tranh lại đem quân nổi dậy cướp giết nhân dân phủ Diên Ninh, dinh Bình Khương. Chúa Hiển Tông sai Nguyễn Hữu Kính đem quân đi đánh. Tháng Giêng năm 1693, quân Việt đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ chạy nhưng sau đó bị bắt lại. Chúa Nguyễn sát nhập nước Chiêm vào bản đồ nước mình, đặt làm 1 trấn lấy tên là Thuận Thành. Năm 1697, chúa Nguyễn đặt phủ Bình Thuận, lấy đất từ Phan Rang, Phan Rí trở về tây chia làm hai huyện An Phước và Hòa Đa Tóm lại từ năm 1693, chúa Nguyễn đã chiếm hết đất Chiêm Thành, chỉ để lại cho họ một khoảnh đất Thuận Thành và một tước Phiên Vương cũng do quan người Việt kiểm soát. Nhưng rồi không lâu sau đó, biến cố dồn dập, Thuận Thành cũng bỏ và Chiêm Thành bị xóa hẳn tên trên bản đồ. 2. Công cuộc chiếm đất Chân Lạp, khai phá vùng đất Nam Bộ Từ thế kỷ XVI, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kỳ suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía Đông và trên thực tế Chân Lạp đã không còn đủ sức để quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ vùng đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang, lập làng sinh sống. Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lan bang Tiêm La nguy hiểm đã xin cưới một công chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình chúa Nguyễn. Còn Chúa Hi Tông vốn cũng có mưu đồ xa xôi, năm 1602 đã gả công chúa cho vua Chân Lạp.Với chúa Nguyễn, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất Thủy Chân Lạp và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudong. Năm 1623, chúa Nguyễn chính thức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp chấp nhận đề nghị này. Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu hết miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn. Sau cái chết của vua Chey Chetta II vào năm 1628, nội bộ giới cầm quyền Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Nhiều cuộc chiến tranh giữa các phe phái đã diễn ra với sự giúp đỡ của một bên là quân Xiêm với một bên là quân Nguyễn. Những cuộc chiến ấy không làm ảnh hưởng đến việc người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho Chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên những vùng đất cư dân Việt lập nghiệp. Trong thời kỳ này, sự thần phục của các nhóm di thần nhà Minh góp phần đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên lãnh thổ Nam Bộ. Từ năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho), cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa- Đồng Nai. Trong vòng gần 20 năm một vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được những cư dân Việt đến sinh cư lập nghiệp từ trước, nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Bà (Java) đến buôn bán. Trên cơ sở những đơn vị tụ cư đã đông đúc, những trung tâm kinh tế phát triển, năm 1698, chúa Nguyễn đã cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất này và cho lập ra ở đây một đơn vị hành chính lớn là phủ Gia Định. Với phủ Gia Định, bấy giờ chúa Nguyễn đã có nghìn dặm đất đai với 4 vạn hộ dân. Chúa sai chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chánh trở vào nam đến ở, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh tô thuế, làm bộ đinh, bộ điền. Người Tàu lúc này cũng rất đông, nên chúa Nguyễn cũng lập làng xã cho họ và thực hiện chính sách đồng hóa. Như vậy vào cuối thế kỷ XVII chúa Nguyễn đã xác lập được chủ quyền của người Việt trên vùng đất mà trên thực tế chính quyền Chân Lạp chưa khi nào thực thi một cách đầy đủ chủ quyền thực sự của mình. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708, Mạc Cửu ở Hà Tiên xin quy phụ chúa Nguyễn. Mạc Cửu là một thương nhân Hoa Kiều ở Lôi Châu, thường xuyên tới buôn bán ở vùng biển Đông Nam Á. Mạc Cửu sớm nhận ra vị trí địa lý thuận lợi của vùng đất Mang Khảm (này là Hà Tiên), nên đã lưu ngụ, chiêu mộ dân sửa sang bến thuyền, mở mang chợ búa, khai phá đất đai, biến một vùng đất còn hoang vu thành một nơi buôn bán sầm uất. Lúc đầu (khoảng năm 1680) Mạc Cửu đã từng xây dựng quan hệ thần phục với vua Chân Lạp, nhưng sau này thế lực Chân Lạp suy giảm, không đủ sức bảo vệ cho công việc làm ăn của cư dân vùng đất này khỏi sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên đã tìm đến chá Nguyễn xin nội thuộc vào năm 1708. Chúa Nguyễn đã phong Mạc Cửu làm tổng binh để giữ trấn này. Năm 1731, một di dân Lào ở làng Sà Tốt, xúi giục những người Chân Lạp quá khích tàn sát tất cả những người Việt Nam trong vùng Banam mà họ gặp. Chúa Nguyễn Phúc Chú cử thống suất Trương Phước Vĩnh đem quân vào bảo vệ di dân Việt Nam. Vua Nặc Tha sợ vạ lây, gửi thư thanh minh rằng mợi việc chỉ do di dân Lào gây ra, cam kết sẽ trừng trị bọn nổi loạn. Sau khi diệt được bọn nổi loạn, vua Nặc Tha phải cắt hai vùng Mỹ Tho và Vĩnh Long dâng chúa Nguyễn để tạ tội (1732). Chúa Nguyễn đựt dinh Long Hồ và lập châu Định Viễn. Năm 1735, Mạc Cửu qua đời, chúa Nguyễn Phúc Chú (1725-1738) phong cho con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ làm đô đốc, tiếp tục cai quản trấn Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ mở rộng Hà Tiên đến Rạch Giá và Cà Mau. Năm 1757, chúa Nguyễn đặt ra đạo Kiên Giang (ở Rạch Giá) và đạo Long Xuyên (ở Cà Mau) cho thuộc về trấn Hà Tiên. Năm 1753, người Côn Man (tức người Chawmpa sinh sống trên đất Chân Lạp) bị một số người Chân Lạp ngược đãi. Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) cho quân vào giải thoát được hơn 5.000 người Côn Man. Vua Chey Chetta V (tức Nặc Nguyên) chạy sang Hà Tiên, nhờ Mạc Thiên Tứ tâu với chúa Nguyễn xin cắt hai vùng Tầm Bôn và Soài Rạp để tạ tội (1756). Chúa Nguyễn cho nhập hai vùng đất ấy vào châu Định Viễn. . chủ quyền 2. Cách thức, kỹ thuật khai khẩn vùng đất phía Nam Cùng với quá trình xâm lấn đất đai về phía Nam, các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục. dưới thời các chúa Nguyễn, nước Đại Việt ta đã hoàn thành công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ, tạo nên một bản đồ Việt Nam như ngày nay. Việc các nước Chiêm

Ngày đăng: 10/08/2013, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w