1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG CUỘC cải CÁCH của các TRIỀU đại PHONG KIẾN VIỆT NAM

40 4,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 276 KB

Nội dung

Tiêu biểu của thời trung đại có cuộccải cách của Khúc Hạo907, của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV- đầu thế kỷXV, của Lê Thánh Tông cuối thế kỷ XV, của Quang Trung – Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVII

Trang 1

NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN

VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU

Cải cách là một nội dung xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển củacác triều đại phong kiến độc lập Dân tộc Việt Nam kể từ thời kỳ HùngVương dựng nước cho đến bây giờ đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử Quaviệc học tập, nghiên cứu đã khẳng định được truyền thống của con người ViệtNam là : không chỉ cần cù, chịu khó, bền bỉ, mà còn rất yêu nước, có tinh thầnchống giặc ngoại xâm, dám hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ cho Tổquốc,…Trải qua nhiều triều đại với từng giai đoạn lịch sử khác nhau Dù đã

có nhiều biến động, nhiều thay đổi, hay đó là sự thành công hoặc thất bại,cũng có thể là sự chuyển biến từ chế độ này sang chế độ khác nhưng dù ởtriều đại nào cũng đã có nhiều cống hiến cho lịch sử để đời sau còn lưu truyềnmãi, ghi nhớ, học tập và phát huy những điều tốt đẹp, có thể ở một nhân vậtlịch sử hoặc một vấn đề nào đó của lịch sử.Trong lịch sử thời kì trung đại nóiriêng và lịch sử của dân tộc nói chung, chúng ta biết rằng có rất nhiều cuộccải cách lớn của những nhân tài Việt Nam đã dám đứng ra cầm quyền, lãnhđạo và tổ chức tiến hành Tuỳ vào tình hình của mỗi giai đoạn lịch sử nhưngnói chung mỗi khi đất nước có nhu cầu canh tân để phát triển thì đồng thờixuất hiện những tư tưởng cải cách lớn Tiêu biểu của thời trung đại có cuộccải cách của Khúc Hạo(907), của Hồ Quý Ly (cuối thế kỷ XIV- đầu thế kỷXV), của Lê Thánh Tông( cuối thế kỷ XV), của Quang Trung – Nguyễn Huệ (cuối thế kỷ XVIII ), cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng( nửa đầu thế

kỷ XIX) Như vậy, nghiên cứu về đề tài cải cách này chúng ta sẽ hiểu biếtđược đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam thời Trung đại

Trang 2

kỷ IX đầu thế kỷ X, lực lượng đất nước ta cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa…đều phát triển và vững mạnh hơn trước, bên cạnh đó quân ngoại xâm ngày càng suy yếu hơn Nhân lúc đó Khúc Thừa Dụ đã đứng lên nắm quyền tự chủ dân tộc và sau này là Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ lên nắm quyền thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách đất nước Trong lịch sử thì công cuộc cải cách, đổi mới của Khúc Hạo được các nhà lịch sử đánh giá cao, toàn diện

và sâu sắc Cuộc cải cách của nhà họ Khúc bao gồm các nội dung sau:

2 Nội dung cải cách.

2.1 Cải cách về cơ cấu hành chính:

Họ Khúc nắm được khâu trọng yếu là cải cách cơ cấu hành chính do bọn xâm lược, dựng lên theo phương thức “nắm từ trên xuống, từ tiết độ sứ đến quân lệnh”… mục đích là để đàn áp, bóc lột Nay họ Khúc thay cơ cấu hành chính “nắm từ dưới lên” nắm từ cơ sở cấp “xã” và trên thì thay chế độ “quận, huyện, hương” của nhà Đường bằng cơ chế mới , bộ máy chính quyền họ Khúc bao gồm: “Lộ-Phủ-Châu-Giáp-Xã”

Giao châu trước kia chia thành Quận, huyện Dưới huyện là hương và xã Hương có Đại hương (từ 160 đến 540 hộ) tiểu hương (từ 70 đến 150 hộ)

Xã có đại Xã (40-60 hộ), tiểu Xã (10-30 hộ) nhưng bọn thống trị trước chưa bao giờ với tay được đến xã và không đặt ra các chức xã quan Họ Khúc đã đặt ra các chức “Chánh lệnh trưởng” và “Tá lệnh trưởng” tức các xã quan để trông coi các xã

Trang 3

Trên các Xã là các Hương (có 159 Hương) thì Khúc Hạo đã đổi Hươngthành Giáp đặt thêm 150 Giáp Tổng số thành 314 Giáp Mỗi Giáp có gồmkhoảng gần 10 xã, lại định ra hộ tịch, lập hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quánnhằm nắm vững dân số và thông hiểu dân tình Điều mà đô hộ nhà Đườngkhông thể nào làm được (biện pháp này cho đến nay chúng ta vẫn còn thựchiện) Chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cơsở.

2.2 Kinh tế:

Thời thuộc Đường ngoài việc cống nạp rất nhiều người Việt, còn chịu tôthuế và lao dịch nặng nề Nhằm thay đổi điều đó, Khúc Hạo chủ trương sửalại chế độ tô thuế Ông thực hiện chính sách “bình quân thuế ruộng” KhúcHạo chủ trương bỏ thuế đinh, người thu thuế là phó Tri giáp, theo mô hìnhcống nạp liên danh của phương thức sản xuất Châu Á thời cổ trung đại, khắcphục sự phiền hà sách nhiễu của các quan cũng như việc thu thuế nhiếu tầng,nhiều loại, tránh được cả thất thu ngân sách

Một chính sách khác mà Khúc Hạo áp dụng là “tha lực dịch” nhằm bớt đilao động khổ sai cho người dân cuối thời thuộc Đường

2.3 Văn hóa – Xã hội:

Chính sách về Văn hóa xã hội được ghi vắn tắt là “khoan, giảm, an, lạc”:Khoan là “khoan sức cho dân dễ hiểu, dễ thấm, dễ thực hành” An là đem lạicuộc sống bình yên cho cính quyền, nắm sát dân cho đến tận xã giúp giữ vữngtrật tự trị an… Lạc là hệ quả cuối cùng của các biện pháp trên, nhờ thực hiệncải cách trên mà nhân dân đều được yên vui bớt được hờn giận, oán sâu

2.4 Đối ngoại:

Năm 911 Lưu Nghiêm lập ra nhà nước Nam Hán nhận thấy nguy

cơ từ phía họ Lưu, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm “khuyến hiếu sứ”sang Quảng Châu bề ngoài để “kết mối hòa hiếu” song bề cốt là xem xét tìnhhình hư thực của địch Do hành động ngoại giao mềm dẻo của Khúc Hạo màquân Nam Hán không gây hốn loạn với tỉnh Hải Quân Sau này do Khúc

Trang 4

Thừa Mỹ thất sách, cả trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại, nên tỉnhHải Quân nên mới bị Nam Hán xâm chiếm.

3 Nhận xét:

Công cuộc cải cách hành chính của nhà họ Khúc đã đạt được những kếtquả nhất định Đất nước ổn định, phát triển trên nhiều lĩnh vực của xã hội vàmang lại cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho nhân dân

3.1 Thành công về đối nội:

Họ Khúc được đánh giá là nhà cải cách hành chính tiên phong đầu tiên ởViệt Nam So với thời “Cao Biền” số đơn vị hành chính thời Khúc Hạo đượctăng nên gấp đôi Như vậy, về chiều rộng chính quyền trung ương đã vươn tớinhiều nơi hơn trên địa bàn cai trị Việc đưa nhân khẩu vào quản lý chặt chẽhơn tại các đơn vị hành chính, tạo điều kiện tăng cường nhân lực cho các hoạtđộng kinh tế, quân sự của chính quyền

Vào thế kỷ X trong khi các Hào trưởng địa phương ít người có xu hướngđộc lập cát cứ với chính quyền trung ương (nguy cơ các triều đại Ngô, Đinhsau đó cũng vậy) Khúc Hạo đã khéo léo dựa vào họ để củng cố chính quyền

cơ sở Như vậy cuộc cải cách của họ Khúc tạo cơ sở kinh tế, xã hội vững chắccho nền độc lập, tự chủ của người Việt sau này

3.2 Thành công về đối ngoại:

Hoàn cảnh lịch sử khi Khúc Hạo cầm quyền có khó khăn hơn nhiều so vớicác triều đại sau này, vì Việt Nam vừa thoát khỏi sự ràng buộc của TrungQuốc và trên danh nghĩa chưa được là “chư hầu” của Trung Quốc mà vẫnđang là một “Quận” (đơn vị hành chính lúc đó), một bộ phận cấu thành củaTrung Quốc Hiểu rõ thời cuộc, tự biết thế lực của mình Khúc Hạo đã sángsuốt không xưng đế hay xưng vương để gây sự chú ý của phương Bắc, dù khi

đó tại các vùng lãnh thổ liền kề trở lên trên phương Bắc những người cai quảncác phiên trấn lũ lượt xưng đế hiệu hoặc vương hiệu Tuy nhiên, đời sau vẫnnhìn nhận hành động của ông không kém gì các vị đế vương của Việt Nam.Ông là người có công lao nổi bật nhất trong ba đời họ Khúc xây dựng nền tự

Trang 5

chủ Chính việc “im hơi lặng tiếng” của Ông lúc đó giúp Ông có thời giancủng cố chính quyền, nuôi dưỡng sức dân, tạo cơ sở cho những người đi tiếpđưa lịch sử Việt Nam thăng tiến về thế và lực Công cuộc cải cách hành chínhcủa Khúc Hạo được các nhà sử học nhận định là đã mở ra một thời kì pháttriển mới của xã hội Việt Nam, mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà ớc chưa hợp lý, chưa phù hợp thực tế với đờisống nhân dân lúc bấy giời, bộ máy cồng kềnh, quan lại bắt đầu suy thoái, ăn chơi sa đọa

Dưới thời Khúc Hạo đời sống nhân dân được ấm no, nhưng dưới thời Khúc Thừa Mỹ thì đời sống nhân dân lâm vào tình trạng nghèo khổ

Chính sách ngoại giao chưa hợp lý, chưa phù hợp đặc biệt là với nhà NamHán

II Công cuộc cải cách hành chính triều Lý:

Trang 6

2 Nội dung cải cách:

2.1 Cải cách hành chính:

Tập trung xây dựng nền hành chính thống nhất từ trung ương đến địa

phương.Vua là ngươi có quyền cao nhất về :kinh té, văn hóa ,chính trị-xã

hội.Vua nắm cả 3 quyền :lập pháp, hành pháp,tư pháp Đường lối cai trị:

Nhân trị

2.1.1 Bộ máy nhà nước ở trung ương:

Giúp việc cho Vua có các quan đại thần gồm 6 viên quan văn Tam thái: Thái

sư, Thái phó, Thái Bảo Tam thiếu: Thiếu Sư, Thiếu Phó Thiếu Bảo

Có 3 quan võ: Thái Úy, Thiếu Úy, bình chương sự

Các bộ chuyên môn : hàn lâm viện,quốc sử giám, đền, chùa, là những

cơ quan trực thuộc Vua Đứng trên đội ngũ quan lại trong triều là Tể Tướng giúp vua diều hành

vua

Tể tướng

Các quan đại thần (tam thái, tam thiếu)

Chuyên môn (thương thư, thị lang)

Cơ quan chuyên trách)

Trang 7

2.1.2 Tổ chức hành chính địa phương:

2.1.3 Cải cách chế độ quan lại:

Hoàng tử được phong tước chỉ huy quân đội hoặc được cử đi trấn

trị ở các Lộ- Phủ Đặt ra 9 bậc phẩm đối với quan lại từ nhất phẩm đến cửu

phẩm

Trong việc tuyển dụng quan lại : Tuyển dụng trong hàng tộc,tuyển

dụng con của quan lại,thực hiên việc mua quan

Triều đình trung ương

Hương (hương trưởng),giai(nhai, kinh đô), sách,động (miền

núi)xã

thôn

Trang 8

2.2 Chính sách đối ngoại:

Đối với Trung Quốc : giữ hòa hảo,nhận sắc phong.nhà Tống giaocho Lý Công Uẩn là Giao Chỉ Quân Vương và Nam Bình Vương Triều Lýchú trọng bang giao với các nước Chiêm Thành và Chân Lạp

2.3 Cải cách về kinh tế:

Thực hiện chính sách sở hữu nhà nước với ruộng đất và sở hữu tưnhân với ruộng đất.Thực hiện chính sách khoan nới sức dân (xóa thuế cho dântrong 3 năm bỏ đi những thứ vô lý) Thực hiện chính sách tiết kiệm không tổchúc yến tiệc linh đình trong ngày lễ Khuyến khích nhân dân khai khẩn đấthoang Chủ trương phát triển thủ công nghiệp( như gốm ,dệt….) Kinh tế tiền

tệ đã len lỏi trong quan hệ xã hội,nhà nước ban hành tiền mới

2.4 Cải cách văn hóa - giáo dục:

Nhà lý đã có nhiều chính sách mới nhằm phát triển văn hóa - giáodục như: Năm 1070 xây dựng Văn Miếu, năm 1076 mở Quốc Tử Giám, năm

1075 mở khoa thi đầu tiên…

Đối với các dân tộc thiểu sổ miền núi: Sử dụng quan hệ hôn nhân

để lôi kéo các Châu Mục,Tù trưởng có thế lực(gả công chúa)

Công cuộc cải cách , xây dựng đất nước trên quy mô lớn,xây dựngnền hành chính nhà nước phong kiến tập quyền,đặt nền tảng vững chắc cho sựphát triển của dân tộc.Thi hành nhiều chính sách đẻ phát triển trên các lĩnhvực:Kinh tế, chính trị, văn hóa,quân sự…Đặc biệt nhà Lý chăm lo việc họchành,thi cử nhằm đào tạo tuyển chọn nhân tài

Trang 9

Giáo dục:Việc tuyển cử chưa thật chặt chẽ,có tiền vẫn mua đượcquan.Đến thời Lý Nhân Tông(1072-1127) mới tổ chức có quy củ.

III Cải cách của Nhà Trần.

1 Hoàn cảnh lịch sử nà Trần thành lập:

Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng (mớilên 7 tuổi) Khi thế lực nhà Lý suy yếu hẳn, Trần Thủ Độ bố trí cho cháumình là Trần Cảnh (8 tuổi) vào cung vui chơi cùng Lý Chiêu Hoàng Đầunăm 1226, Trần Thủ Độ tổ chức một cuộc đảo chính cung đình, tuyên bố LýChiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng Từ đây, nhà Lý hoàntoàn sụp đổ, nhà Trần được thành lập (nhà Trần tồn tại đến năm 1400)

Để đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm quyền trong tay vua, tránhnhững vụ tranh ngôi trong nội bộ Hoàng tộc và cũng để cho vua trẻ điều khiểnchính quyền vững vàng, nhà Trần áp dụng chế độ Thái Thượng Hoàng Vuacha chỉ làm việc trong một số năm rồi truyền ngôi cho con còn bản thân lui vềTức Mặc (nay thuộc Nam Định) gữ tư cách cố vấn Chế độ này thực hiệntrong suốt triều Trần

Sự liên kết dòng họ nắm quyền như một nguyên tắc được các vua Trần cốgắng thực hiện Hầu như các chức vụ quan trọng trong triều và các địaphương , Lộ ,Phủ đều do Tôn thất nắm giữ

Sau khi lên ngôi, để xây dựng đất nước Đại Việt, Trần Thái Tông đã thực hiện các chính sách cải cách trên các lĩnh vực và mang lại những kết quả nhất định

Trang 10

2 Nội dung cải cách.

2.1 Nhà Trần xây dựng bộ máy theo xu hướng quan liêu

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính triều đình trung ương:

Các cơ quan chức năng

Thời Trần, có 6 thượng thư sảnh tương đương với lục bộ, quản lý các côngviệc hành chính, tổ chức, ngoại giao, tín ngưỡng, tài chính ngân sách, quân

sự, ty pháp Đứng đầu thượng thư sảnh là chức thượng thư hành khiển vàthương thư hữu bật Dưới các chức này là chức thị lang, lang trung Cácthượng thư sảnh luôn được củng cố, càng về sau càng dùng nhiều nhân sỹ nhogiáo

Bên cạnh 6 thượng thư sảnh là hàn lâm viện phụ trách các công việc vănphòng của triều đình Người của hàn lâm viện gọi là học sĩ với nhiều cấp(chức) khác nhau

Trang 11

Các ban, ngành khác là Ngự sử đài, Đăng văn kiểm sát viện là các cơ quanthanh tra, giám sát Có Quốc sử viện phụ trách công việc biên soạn quốc sử

mà người đầu tiên phụ trách Quốc sử viện là Lê Văn Hưu Có Quốc tử viện lànơi giáo dục các vương tử nhà Trần Có Thái y viện chăm sóc sức khỏe chohoàng tộc

2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính ở Địa phương:

Ở các địa phương, nhà Trần tổ chức chính quyền 3 cấp: Phủ lộ, huyệnChâu, Hương xã

2.2 Về quân đội:

Năm 1239 hạ chiếu tuyển trai tráng làm binh lính chia ra làm ba bậcThường, Trung, Hạ Và năm 1241 lại tuyển những người có sức mạnh amhiểu võ nghệ dùng làm thượng đô túc hệ… thực hiện chính sách ngụ binh ưnông Nhà Trần xây dựng quân đội theo phương châm binh lính cốt tinh nhuệkhông cốt nhiều việc luyện tập và đào tạo rõ quan được chú trọng

Như vậy đây là chính sách sáng suốt của Trần Thái Tông đảm bảo choquân dội vững mạnh không chỉ trong chến đấu, mà đảm bảo được quá trìnhsản xuất đảm bảo cuộc sống của đất nước

2.3 Chính sách quan lại

Chế độ quan lại ở tời Trần có lương bổng, Trần Thái Tông quy địnhlương cho quan văn võ các triều đình đến các địa phương kể cả quan giữ làngmiếu

Nhà trần định lệ khảo công xét thành tích quan lại để thăng thưởng, cứ

15 năm xét tuyển 1 lần,10 năm thăng tước 1 cấp và 15 năm thăng chức 1 bậc,chức quan nào khuyết thì chánh kiêm chức người phó

2 3.1 Phương thức tuyển chọn quan lại

Bộ máy hành chính thời Trần được xây dựng chủ yếu trên 2 cơ sở xã hội

là quý tộc họ Trần và các sĩ phu Phương thức tuyển chọn quan lại là nhiệm

Trang 12

tử, người nắm chính quyền được bổ nhiệm theo họ hàng Đồng thời nhà Trầnlựa chọn quan lại theo chế độ khoa cử, qua công lao, thủ sĩ và mua bán bằngtiền

Nhận xét: so với thời Lý các chính sách quan lại của nhà Trần có sự pháttriển hơn: các quan văn võ được hưởng lương bổng, việc tuyển chọn quan lạikhông chỉ là qua các khoa cử, công lao mà còn thực hiện phương pháp lànhiệm tử đây là phương thức quan trọng được thực hiện một cách quy củ hơn

Đường biển thời Trần cũng góp phần tích cực thúc đẩy phát triển thươngnghiệp: so với các triều đại trước thì nhà Trần ngoài chính sách quản lí nôngnghiệp thì ở tropng thời kì này nhà Trần còn trú trọng phát triển thủ côngnghiệp và thương nghiệp đây là bước phát triển mới của nhà Trần và cho thấytầm nhìn chiến lược của Trần Thánh Tông trong công cuộc xây dựng ĐạiViệt

2.4.2 Về tiền tệ

Là phương tiện lưu thông hàng hoá việc đúc tiền do quan trường đảmnhiệm mỗi qua tiền bằng mười tiền mỗi tiền là bảy mươi dồng như vậy mỗiquan tiền là 700 đồng

Đây là một bước đột phá trong quá trình phát triển đất nước, lần đầu tiêntiền được đưa vào quá trình lưu thông hành hoá, nhưng tiền ra đời trong điều

Trang 13

kiện này không phù hợp, điều đó không những dẫn đến tình trạng lạm phát vềtài chính mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nhà Trần

IV Cuộc cải cách của nhà Hồ.

1 Hoàn cảnh dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly:

Cuối thế kỉ thứ XIV xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảngsâu sắc và toàn diện: chính quyền suy yếu bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng

họ thống trị sa đọa, nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến dân nghèo

nô tì nổi dậy hay chống đối hay bỏ trốn Trong lúc đó cuộc tấn công đánh phácủa Champa liên tục diễn ra, dù cuối cùng đã bị đẩy lùi hẳn tuy nhiên đã làmcho cuộc sống nhân dân ngày càng khổ cực, triều chính thêm rối ren, tài chínhkiệt quệ, đã vậy Đại Việt đứng trước nguy cơ xâm lược ngày càng đến gầncủa quân Minh Đó là tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

Trang 14

Hồ Quý Ly xác lập nhà Hồ: Sau khi vua Trần dời đô từ ThăngLong vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần,tháng 2 năm canh thìn, 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi cháu ngoại là Trần Phế

Đế, tự lên làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu lập nên nhà Hồ

2 Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:

Cùng với quá trình đi lên con đường chính trị, Hồ Quý Ly đã từngbước thực hiện những cải cách hành chính trên một số lĩnh vực:

2.1 Về tổ chức hành chính.

Từ năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị chọn các quân viên Người nào

có tài năng luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là tôn thấtđều cho làm tướng coi quân

Năm 1397 hồ quý ly đã đổi một số lộ xa thành Trấn và nâng một

số Châu lên thành Lộ Ở các Lộ thì thồng nhất việc chỉ huy quân sự và hànhchính trong tay quan chức gọi là Đô hộ Đô thống tổng quản do các quan Đạithần nắm , đồng thời quy định cơ chế làm việc “ Lộ coi Phủ, Phủ coi Châu,Châu coi huyện Phàm những việc hộ tịch, tiền thóc, kiện tụng đều làm gộp sổcủa Lộ, đến cuối năm báo lên Sảnh để làm bằng mà kiểm xét” Khu vựcquanh thành Thăng Long được đổi tên là Đông đô lộ do Đô hộ cai quản sau

đó Hồ Quý Ly cho dời đô vào An Tôn (Vĩnh Lộc – Thanh Hoá) và xây dựngkinh đô mới ở An Tôn

Hồ Quý Ly cũng quy định cách thức mũ và phẩm phục các quanvăn, võ: “ nhất phẩm áo màu tía, nhị phẩm áo mầu đâị hồng, tam phẩm áomàu hoa đào, Tứ phẩm áo màu lục, ngũ phẩm trở xuống áo màu xanhbiếc”(Ngô Sĩ Thì, Việt sử tiêu án, trang 307)

2.2 Về tài chính.

Cải cách nổi bật nhất là việc ban hành tiền giấy thu hồi tiền đồng,một biện phá mới lần đầu tiên tiến hành ở Đại Việt Năm 1396 Hồ Quý Lycho lưu hành tiền giấy được gọi là “thông bảo hội sao” gồm 7 loại: 10đồng,

30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền., đều có in hình khác nhau: giấy 10 đồng

Trang 15

vẽ rau tảo, giấy 30 đồng có in hình sóng nước, giấy 1 tiền vẽ mây, giấy 2 tiền

vẽ con rùa, giấy 3 tiền vẽ con lân, giấy 5 tiền vẽ con phượng”

Nhà nước quy định ai làm tiền giả phải tội chết, ai dung tiền đòng bịbắt cũng phải tội như tiền giả (xem: tài chính Việt Nam qua các thời kì lịch

sử, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội- 2001, trang 300”

Nguyên nhân có thể do yêu cầu phát triển của kinh tế Đại Việt mà

Hồ Quý Ly đã cảm nhận được Tuy nhiên tiền giấy ra đời không những chưacần thiết mà còn gây phiền hà cho dân chúng (người giàu, thương nhân khôngmuốn thi hành vì không tin ở giá trị đồng tiền Nông dân ít tiền khó mua đượchàng hóa Người có thể tích lũy được tiền tệ thì lo lắng, không yên tâm ).Việc đề ra những biện pháp cưỡng ép nghiêm ngặt như trên đã phản ánh sựmất lòng dân

2.3 Về kinh tế.

2.3.1 Chính sách hạn điền.

Năm 1397 Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền Để thực hiệnchính sách hạn điền,Hồ Quý Ly chủ trương cho các quý tộc hàng Đại vương

và trưởng Công chúa sở hữu ruộng đất không hạn định, còn thứ dân bao gồm

cả địa chủ nhỏ, vừa lẫn các hộ nông dân sở hữu ruộng đất tư nhưng khôngvượt quá mức quy định của nhà nước Có thể nói, chính sách này đã gópphần hạn chế quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ quý tộc, quan lại nhàTrần, thu hồi số lớn ruộng đất tư nhân, bổ sung vào đất công do nhà nướcquản lý, tạo cho quốc gia một tiềm lực kinh tế để phát triển nông nghiệp

2.3.2 Về chính sách thuế.

Năm 1420 nhà Hồ định lại thuế đinh và thuế ruộng Thuế đinh chỉđành vào người có ruộng được chia, người không có ruộng trẻ mồ côi, đàn bàgoá phụ không phải nộp Thuế đánh theo luỹ tiến: người có 5 sào ruộng nộp 5tiền, người có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan Thuế ruộng tư: 5 thang/ mẫu Đấtbãi thu: 3 quan đến 5 quan / mẫu

Trang 16

2.4 Tư tưởng đổi mới xã hội.

Một chính sách có tầm quan trọng lớn là hạn chế nô tì Năm 1401nhà Hồ quy định các quan lại, quý tộc theo phẩm cấp chỉ được nuôi 1 số nô

tì, nông nô nhất định số thừa là xung công Mục tiêu cũng là đánh vào cả thế

và lực của phong kiến quý tộc nhưng cũng là cải cách nửa vời Bởi vì đáng lẽ

“hạn nô” để giải phóng sức sản xuất xã hội thì đây lại “đưa nô sung công” và

“sung vào quân địch” củng cố chế độ phong kiến quan liêu

Cùng năm đó nhà Hồ cho các lộ làm lại sổ hộ tịch, biên hết tênnhững người 2 tuổi trở lên Những dân phiêu tán đều bị loại ra khỏi sổ Dânkinh thành trú ngụ ở các phiên trấn đều phải trở về quê quán

Năm 1405 nạn đói xảy ra.nhà hồ lệnh cho các quan địa phương đikhám xết nhà giàu có thừa thóc bắt phải bán cho dân theo đói thời giá

2.5 Về văn hoá giáo dục.

Năm 1392 Hồ cho soạn sách “Minh đạo” phê phán khổng tử, chêtrách các nhà Tống nho đề cao chu công

Cùng với việc đề cao chữ Nôm, tư tưởng cải cách văn hóa của HồQuý Ly còn được thể hiện ở một số lĩnh vực hoạt động khác như chấn hưng lễnhạc; sửa đổi nghi thức lễ tân; cải cách phẩm phục triều nghi; khôi phục, lậplại các nghi lễ truyền thống và quy định việc tế tự mang tính văn hóa, nhằmkích thích ý thức dân tộc trong cộng đồng

Năm 1396 Hồ Quý Ly bắt tất cả các sư chưa đến 50 tuổi phải hoàntục và tổ chức thi về giáo lí nhà phật ,ai thông hiểu mới được ở lại làm sư

2.6 Về xây dựng lực lượng quân sự.

Năm 1401 lập sổ hộ tịch để bổ sung quân ngũ Đóng thuyền đinhsắt để chiến đấu, chấn chỉnh lại tổ chức quân đội, bổ thêm hương quân Trongchiến đấu, áp dụng thuật “làm vườn không nhà trống" Xây dựng thêm thànhtrì mới, cấu trúc lại các thành trì cũ.Các nhà xưởng đóng thuyền và sản xất vũkhí dược thành lập Và đặc biệt là phát minh có tầm quan trọng trong quân sự

Trang 17

đó là việc Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo ra nhiều súng có sức công phá lớn,đặc biệt là việc chế tạo ra súng thần cơ.

3 Nhận xét:

Như vậy, cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XIV đã phảnánh tình trạng suy thoái của nhà Trần cũng như tính chất lỗi thời của cấu trúcnhà nước đương thời Nhân vật Hồ Quý Ly đã ra đời và nổi bật lên trong bốicảnh đó Từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành, Hồ Quý Ly đã mong muốncứu vãn tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp đó và ông đã kiên quyết thựchiện cuộc cải cách Có thể thấy, đó là một cuộc cải cách toàn diện, từ chính trịđến kinh tế - tài chính, văn hóa giáo dục, xã hội Thông qua các cải cách kinh

tế - xã hội, chính trị, Hồ Quý Ly dự định xóa bỏ đặc quyền và thế lực của tầnglớp quý tộc Trần, xây dựng một nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyềnlực tập trung, để trực tiếp giải quyết những khó khăn trong nước và chống lạicác thế lực xâm lược từ bên ngoài Tuy nhiên, cuộc cải cách có chỗ quá mạnh

so với thời đó (như chính sách hạn điền), có chỗ chưa thật triệt để ( như chínhsách hạn nô nhưng gia nô, nô tì không được giải phóng) Chính sách tiền tệnhằm thu lại và hạn chế việc sử dụng đồng trong chi dùng hàng ngày, tậptrung nguyên vật liệu phục vụ quốc phòng - một nhu cầu bức thiết Nhưng,lưu hành tiền giấy là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta đươngthời, không đáp ứng đúng thực tiễn phát triển còn hạn chế của kinh tế hànghóa cuối thế kỉ XIV Cải cách văn hóa, giáo dục có ý nghĩa tiến bộ đầy đủhơn Trong tình thế bị thúc bách về nhiều mặt, một số việc làm của Hồ Quý

Ly đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức đoànkết thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm Chính Hồ NguyênTrừng đã nói lên điều đó khi phát biểu ''Tôi không sợ đánh giặc mà chỉ sợlòng dân không theo" và Hồ Quý Ly đã thừa nhận khi thưởng cho Hồ Nguyên

Tuy nhiên thì Hồ Quý Ly vẫn là nhà cải cách lớn đầu tiên trong lịch sử

Trang 18

nước ta và cuộc cải cách của ông đã khiến người đời sau, các nhà nghiên cứusuy nghĩ, đánh giá.

V Cuộc cải cách của nhà Lê Sơ

Hành chính Đại Việt thời Lê Sơ, đặc biệt là sau những cải cách của

Lê Thánh Tông, hoàn chỉnh hơn so với thời Lý và thời Trần, mang tính quanliêu và chuyên chế cao độ Từ thời Lê Thánh Tông, có sự sắp xếp lại bộ máynhằm tập trung quyền lực vào tay Hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ cấp địaphương Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chếquan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh

2 Nội dung cải cách:

2.1 Cải cách hành chính giai đoạn 1428 – trước 1460:

 Chính quyền trung ương:

Bộ máy chính quyền thời Lê Thái Tổ cơ bản theo mô hình thời Trần,nhưng hoàn thiện và phát triển hơn Giúp việc trực tiếp cho Hoàng đế trungkhu gồm các quan Tả, Hữu Tướng Quốc, Tam Thái ( Thái sư, Thái úy, Thảibảo ), Tam Thiếu ( Thiếu sư, Thiếu úy, Thiếu bảo ), Tam Tư (Tư mã, Tưkhấu, Tư không ), Bậc xạ, dưới Trung Khu là 2 ban văn, võ Đứng đầu banvăn là quan Đại hành khiển Các bộ, ngành thuộc văn ban là Bộ lại, Bộ lễ,Khu mật viện, Hàn lâm viện, Ngũ hình viện, Ngự sử đài, Quốc tử giám, Quốc

sử viện, Nội thị sảnh, và các cơ quan khác gọi là Quản, Cục hay Ty, đứng đầu

là quan Thượng thư Đứng đầu ban võ là Đại tổng quản, tiếp đến là các chứcĐại đô dốc, Đô tổng quản, Tổng quản, Tổng binh, Tư mã Ban võ gồm 6 quân

Trang 19

điện tiền và 5 quân thiết đột Tổng số quan lại thời Hồng Đức là 5370 người,trong đó quan lại trong triều là 2755 người.

Lục tự gồm có:

1 Đại lý tự: cơ quan phụ trách hình án, xét xong án chuyền sang bộhình để tâu lên vua quyết định

2 Thái thường tự: cơ quan phụ trách lễ nghi, âm nhạc cung đình

3 Quang lộc tự: phụ trách hậu cần đồ lễ trong các buổi lễ của triềuđình

4 Thái bộc tự: cơ quan phụ trách xe ngựa của vua và coi sóc chuồngngựa cho vua

5 Hồng lộ tự: tổ chức việc xướng danh những người đỗ trong kì thiđình, lo an táng đại thần qua đời và tiếp đón các ông Hoàng ngoại quốc

6 Thượng bảo tự: cơ quan coi việc đóng ấn vào quyển thi của các thísinh thi Hội

Các cơ quan chuyên môn: Lê Thánh Tông tổ chức thêm 1 số cơquan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 bộ, bao gồm:

Thông chính ty: cơ quan phụ trách chuyển đạt giấy tờ của triềuđình xuống và nhận đơn từ của nhân dân tâu lên vua Đứng đầu là Thôngchính sứ, trật Tòng tứ phẩm

Quốc tử giám: cơ quan giáo dục cao nhất trong cả nước Đây làtrường đại học của triều đình có nhiệm vụ đào tạo nhân tài cho quốc gia.Đứng đầu là Tế tửu, trật chánh tứ phẩm

Quốc sử viện: cơ quan chép sử của triều đình Nhà vua nói gì, làm

gì sử quan đều phải ghi chép cẩn thận và trung thực Đứng đầu là Quốc sửviện Tu soạn, trật chánh bát phẩm

Khuyến nông và Hà đê xứ : 2 cơ quan coi việc nông nghiệp vàtrông nom về thủy lợi

 Chính quyền địa phương

Trang 20

Năm 1428 Lê Lợi khi lên ngôi lấy liên hiệu là Thuận Thiên (tuân theotrời), chia đất nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc ( đều ở vùng Bắc Bộ )

và Hải tây ( từ Thanh Hóa trở vào ) Dưới đạo là Trấn, dưới trấn là Lộ, dưới

lộ là Châu và Huyện, cấp hành chính địa phương thấp nhất là Xã Xã lại chiatrời làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân

Đứng đầu chính quyền các Đạo là chức Hành khiển (phụ trách cả quân sựlẫn dân sự ) Đứng đầu các Trấn là các An phủ sứ, các Lộ là Tuyên phủ sứ,các Châu, các Huyện là Tri châu hay Tri huyện, các xã là Xã quan ( từ thời LêThánh Tông đổi thành Xã trưởng ) Đến năm Quang Thuận thứ 5 (1464) thờivua Lê Thánh Tông Đại Việt được chia thành 1 phủ và 12 đạo “ thừa tuyên

’’, năm 1490 đổi gọi phần lớn các “ thừa tuyên ” là “ xứ ” song thời Lê UyMục và Lê Tương Dực đổi gọi các dơn vị cấp cao nhất là “ Trấn” Các đơn vịhành chính cao nhất gồm có : Phủ trung đô( phủ phụng thiên ), Thanh Hóa,Nghệ an, Thuận hóa, Thiên trường ( Sơn nam ), Hải dương ( Nam sách ), SơnTây ( Quốc oai ), Bắc Giang ( Kinh Bắc ), An Bang, Hưng Hóa, TuyênQuang, Thái Nguyê ( Ninh sóc ), Lạng Sơn Từ năm 1471 mở rộng đất đaiphía nam, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam Tuy địa giới có 1 số điều chỉnh

và riêng Sơn Tây không còn là địa giớ cao nhất, 1 nửa tên gọi thời kìa nàyđược dùng làm tên các đơn vị hành chính lơn nhất ( Tỉnh) của Việt Nam hiệnnay như : Hải Dương, Lạng Sơn, Băc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ

An, Quảng Nam

Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm có 3 ty : Đô tổng binh

sứ ty ( phụ trách quân sự ), Thừa tuyên ty ( phụ trách các việc dân sự ), Hiếnsát ty ( phụ trách các việc thanh tra giám sát ) Các quan địa phương được banngạch cao nhất là Chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm Tổng sứquan địa phương thời Hồng Đức là 2615 người

2.1.2 Giáo dục khoa cử:

Giáo dục khoa cử thời Lê Sơ phát triển, trước hết do đường lối “ SùngNho ” của các nhà Vua thời kì này, đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w