Hiện nay số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh sống ngày càng nhiều, trong số họ có rất nhiều người lựa chọn Việt Nam là quê hương thứ hai, là nơi mà họ sẽ định cư lâu dài, từ đó nhu cầu học tiếng Việt của họ trở thành nhu cầu thiết yếu. Trong quá trình người nước ngoài học tiếng Việt, khi sử dụng một số giáo trình để học tiếng Việt, họ sẽ bắt gặp có một vài câu tục ngữ, thành ngữ, và giáo viên là người đồng hành góp phần quan trọng giúp cho học viên hiểu và vận dụng được ngôn ngữ đích là tiếng Việt; do đó, khi giới thiệu cho sinh viên về thành ngữ, tục ngữ giáo viên phải đầu tư suy nghĩ rất nhiều để sinh viên có thể hiểu đúng về nội dung và ý nghĩa và cách sử dụng của nó. Từ đó sinh viên nước ngoài có thể hiểu, vận dụng trong giao tiếp hoặc làm việc với người Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng thành thạo thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp không phải là một việc đơn giản, dễ dàng thậm chí với ngay cả người Việt. Bởi để hiểu hết tất cả nội dung ý nghĩa của chúng là một vấn đề lớn chứ chưa nói đến việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp, đặc biệt khi đối tượng tiếp nhận và sử dụng chúng lại là các học viên người nước ngoài học tiếng Việt. Vì vậy trong dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ, việc xử lý ngữ liệu thành ngữ tục ngữ là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, luận văn lựa chọn đề tài “Xử lý ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”. Hy vọng với đề tài này, luận văn có thể sẽ giúp ích cho giáo viên và học viên trong quá trình dạy học tiếng Việt của mình.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG THỊ THU
XỬ LÝ NGỮ LIỆU THÀNH NGỮ TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
HÀ NỘI – 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG THỊ THU
XỬ LÝ NGỮ LIỆU THÀNH NGỮ TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13
Trang 3HÀ NỘI – 2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng có ai công bốtrong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của mình tớiPGS.TS VŨ VĂN THI về những ý kiến quý báu và thời gian mà thầy đãdành cho tôi Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cảnhững thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian theo học chương trình cao học ngành Việt Nam học khóa 2015– 2017 tại khoa Việt Nam học & tiếng Việt – ĐH Khoa học Xã hội & Nhânvăn, Hà Nội
Cuối cùng tôi xin cám ơn người thân và bạn bè đã hết lòng động viên,giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tr : Trang
NXB: Nhà xuất bản
Trang 75 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 10
6 Phương pháp nghiên cứu 13
7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 13
8 Bố cục luận văn 14
NỘI DUNG
1.1 Khái niệm thành ngữ 151.2 Khái niệm tục ngữ 201.3 Một số phương pháp dạy tiếng Việt chủ yếu 32
Chương 2: KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG MỘT SỐ
2.2 Phân loại ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ 582.3 Một vài nhận xét về xu hướng giới thiệu ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trongcác sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 60
Trang 8Chương 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ LIỆU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Người nước ngoài học tiếng Việt không chỉ để biết và sử dụng tiếngViệt mà còn muốn thông qua học tiếng Việt để hiểu thêm về con người và vănhóa Việt Nam Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng chính là góp phầnquảng bá văn hóa Việt, do đó người dạy tiếng Việt là người có vai trò quantrọng trong việc đưa hình ảnh, văn hóa của đất nước đến với các học viênquốc tế Thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt góp phần làm phong phú thêmvốn từ trong tiếng Việt và phong cách của người nói; đồng thời phần nào thểhiện, phản ánh văn hóa và phản ánh một phần đời sống của người dân Việt.Việc vận dụng đúng và tốt thành ngữ có thể được coi là một phần của thước
đo cho sự hiểu biết và khả năng sử dụng tiếng Việt Được đánh giá cao khi sửdụng ngôn ngữ đích là điều mà bất cứ người học ngoại ngữ nào cũng mongmuốn, cho nên việc dạy thành ngữ, tục ngữ cho người nước ngoài học tiếngViệt là việc cần thiết
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinhsống ngày càng nhiều, trong số họ có rất nhiều người lựa chọn Việt Nam làquê hương thứ hai, là nơi mà họ sẽ định cư lâu dài, từ đó nhu cầu học tiếngViệt của họ trở thành nhu cầu thiết yếu
Trong quá trình người nước ngoài học tiếng Việt, khi sử dụng một sốgiáo trình để học tiếng Việt, họ sẽ bắt gặp có một vài câu tục ngữ, thành ngữ,
và giáo viên là người đồng hành góp phần quan trọng giúp cho học viên hiểu
và vận dụng được ngôn ngữ đích là tiếng Việt; do đó, khi giới thiệu cho sinhviên về thành ngữ, tục ngữ giáo viên phải đầu tư suy nghĩ rất nhiều để sinhviên có thể hiểu đúng về nội dung và ý nghĩa và cách sử dụng của nó Từ đó
Trang 10sinh viên nước ngoài có thể hiểu, vận dụng trong giao tiếp hoặc làm việc vớingười Việt Nam.
Tuy nhiên, việc sử dụng thành thạo thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếpkhông phải là một việc đơn giản, dễ dàng thậm chí với ngay cả người Việt.Bởi để hiểu hết tất cả nội dung ý nghĩa của chúng là một vấn đề lớn chứ chưanói đến việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp, đặc biệt khi đốitượng tiếp nhận và sử dụng chúng lại là các học viên người nước ngoài họctiếng Việt Vì vậy trong dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ, việc xử lýngữ liệu thành ngữ tục ngữ là việc làm rất cần thiết
Xuất phát từ lý do đó, luận văn lựa chọn đề tài “Xử lý ngữ liệu thành
ngữ tục ngữ trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” Hy vọng với
đề tài này, luận văn có thể sẽ giúp ích cho giáo viên và học viên trong quátrình dạy học tiếng Việt của mình
2 Lịch sử nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Xử lý ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trong giảng dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài” Đây là một đề tài khá mới mẻ và có nhiều
điểm khác so với các công trình nghiên cứu trước đó Sở dĩ có thể khẳng địnhđiều đó bởi qua sự tìm hiểu, thống kê chúng tôi thấy vấn đề này đã được tácgiả đi trước mới nghiên cứu ở những vấn đề, khía cạnh sau:
Thứ nhất: Tập hợp và giải thích các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Đây
là công trình nghiên cứu của các tác giả làm từ điển Tác giả cuốn Thành ngữ
- tục ngữ Việt Nam (2007) đã tập hợp được rất nhiều các câu thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam làmột kho tàng vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc được truyền từ đời này
qua đời khác, qua hàng nghìn năm lịch sử Các tác giả cuốn Từ điển Thành
Trang 11ngữ - tục ngữ Việt Nam (2007), NXB Văn hoá thông tin do Đặng Hồng
Chương (chủ biên) cũng đã tập hợp được số lượng những câu thành ngữ, tụcngữ quen thuộc của nước ta và giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ, tụcngữ đó Các câu thành ngữ, tục ngữ này là một kho báu của văn hoá dân tộc,
đã thể hiện được những đặc trưng độc đáo của tư duy dân tộc, quan điểmthẩm mỹ, đạo lý làm người, luật đối nhân xử thế, thái độ đối với cái thiện, cái
ác Ngoài ra còn có cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam của tác
giả Việt Chương đã tổng hợp những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ trong đó
có một số thành ngữ Hán Việt tham khảo
Thứ hai: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ, tục ngữ Chẳng
hạn theo Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh tác giả cuốn sách Giáo trình Tiếng
Việt 2 đã đưa ra khái niệm và đặc điểm của cụm từ cố định Theo tác giả
thành ngữ là một loại cụm từ cố định được sử dụng tương đương như từ, cóthể thay thế hoặc kết hợp với từ để tạo câu Vì vậy, cụm từ cố định cũng đượccoi là một loại đơn vị từ vựng (bên cạnh các từ) và là đối tượng nghiên cứucủa từ vựng học Đặc điểm của cụm từ cố định cũng giống như từ ghép, nghĩacủa cụm từ cố định có tính chất mới chứ không bằng tổng số nghĩa của cácyếu tố cấu thành, nghĩa vốn có của các yếu tố cấu thành bị mờ đi
Thứ ba: Nghiên cứu các phương diện cụ thể của thành ngữ, tục ngữ.Chẳng hạn như một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ:
“Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí” của Giáo sư
Nguyễn Đức Dân có đề cập đến vấn đề cách sử dụng các câu thành ngữ, tụcngữ trong cuộc sống (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam(2004))
Trang 12“Triết học trong tục ngữ so sánh” của Giáo sư Nguyễn Đức Dân nói về
các câu tục ngữ so sánh và vận dụng phương pháp xác định triết lí trong tụcngữ so sánh (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004))
Bài báo “Con trâu trong ngôn ngữ ca dao, tục ngữ” của Tiến sĩ Lê
Đức Luận cũng nói về hình ảnh con trâu trong ca dao, tục ngữ, đó là hình ảnhdùng để so sánh, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người,việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống,Hội ngôn ngữ học Việt Nam (2009))
“Một số biểu hiện của văn hoá qua các thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Vân
Đông cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá thông quamột số hiện tượng ngôn ngữ Đó là các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian Anh,Việt có các từ chỉ bộ phận cơ thể người và giải thích ý nghĩa của nó nhằmmục đích giúp người nước ngoài học tiếng Việt và làm quen với các từ chỉ bộphận cơ thể người thường gặp để tiếp cận với văn hoá người Việt qua ngônngữ tiếng Việt (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, Hội ngôn ngữ học Việt Nam(2008))
Rõ ràng là cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụthể về phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho sinh viên nước ngoài học tiếngViệt Trong đề tài, chúng tôi sẽ thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữtrong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và đưa ra một sốbiện pháp giúp sinh viên phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ của mình Chúngtôi thực hiện đề tài này mong muốn tìm hiểu tính chất và ý nghĩa của cácthành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hoá dân gian phong phú và đa dạngcủa dân tộc Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các thành ngữ,tục ngữ cho sinh viên là người nước ngoài học tiếng Việt
Trang 133 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt cho mình nhiệm vụ trọng tâm là thống kê, phân loại cácthành ngữ, tục ngữ trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Đề xuất việc lựa chọn những thành ngữ, tục ngữ thông dụng, phân định cácthành ngữ, tục ngữ vào trong các giáo trình thuộc các bậc học một cách hợp
lý Từ đó áp dụng vào thực tiễn giúp giảng dạy thành ngữ, tục ngữ cho ngườinước ngoài và đề xuất việc đưa và giải thích cách sử dụng thành ngữ, tục ngữtrong các giáo trình thuộc các trình độ
5 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
5.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn này là:
1 Các thành ngữ, tục ngữ trong giáo trình dạy tiếng Việt cho ngườinước ngoài
2 Thống kê và phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong giáo trình dạytiếng Việt cho người nước ngoài
3 Phân bố các thành ngữ, tục ngữ thông dụng vào các giáo trình ở cáctrình độ tiếng Việt: A1, A2, B1, B2, C1, C2
Trang 145.2 Tư liệu nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng những tư liệu thuộc tiếng Việt hiện đại từcác nguồn như:
- Từ điển tiếng Việt và từ điển thành ngữ tục ngữ như:
Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý (chủ biên), Viện Ngôn ngữhọc (1993), NXB Văn hóa, Hà Nội
Từ điển giải thích thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Như Ý (chủbiên), Viện Ngôn ngữ học (1995), NXB Giáo dục, Hà Nội
Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Đặng Hồng Chương (chủbiên) (2007), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội
- Khảo sát tư liệu từ lời nói, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày củangười Việt cũng được sử dụng trong luận văn này
- Những giáo trình dạy tiếng Việt đực sử dụng khá phổ biến như:
Bộ giáo trình tiếng Việt của Nguyễn Việt Hương (4 quyển)
Tiếng Việt cơ sở dành cho người nước ngoài – quyển 1, (2012),NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Tiếng Việt cơ sở dành cho người nước ngoài – quyển 2, (2013),NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài – quyển 1,(2014), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài – quyển 2,(2013), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Bộ giáo trình Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài doNguyễn Văn Huệ chủ biên (5 tập)
Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 1, (2010), NXB Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
Trang 15 Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 2, (2008), NXB Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 3, (2004), NXB Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 4, (2004), NXB Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài 5, (2007), NXB Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
Bộ giáo trình do Đoàn Thiện Thuật chủ biên (4 quyển)
Click tiếng Việt Tập 1, (2014), NXB Thế giới, Hà Nội
Click tiếng Việt Tập 2, (2013), NXB Thế giới, Hà Nội
Thực hành tiếng Việt trình độ B, (2013), NXB Thế giới, Hà Nội
Thực hành tiếng Việt trình độ C, (2014), NXB Thế giới, Hà Nội
Bộ sách Tiếng Việt của Bửu Khải – Phan Văn Giưỡng (4 quyển)
Tiếng Việt – Vietnamese for beginers 1, Bửu Khải, Phan VănGiưỡng (2010), NXB Văn hóa Sài Gòn, Hồ Chí Minh
Tiếng Việt – Vietnamese for beginers 2, Bửu Khải, Phan VănGiưỡng (2009), NXB Văn hóa Sài Gòn, Hồ Chí Minh
Tiếng Việt – Vietnamese intermediate 3, Phan Văn Giưỡng(2009), NXB Văn hóa Sài Gòn, TP Hồ Chí Mình
Tiếng Việt – Vietnamese intermediate 4, Bửu Khải, Phan VănGiưỡng (2008), NXB Trẻ, Hà Nội
Giáo trình: Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi, (2011), NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội, Hà Nội
Giáo trình: Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sởcủa Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), (2007), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội
Trang 16 Giáo trình: Tiếng Việt nâng cao của Nguyễn Thiện Nam, (1998),NXB Giáo dục, Hà Nội
Bài đọc tiếng Việt nâng cao (dành cho người nước ngoài) củaHwang Gwi Yeon, Trịnh Cẩm Lan và Nguyễn Khánh Hà, (2013),NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội
Tiếng Việt cho người nước ngoài Trình độ nâng cao của Trịnh ĐứcHiển (chủ biên), Đình Thanh Huệ, Đỗ Thị Thu, (2004), NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài - Viện Ngôn ngữhọc, Vũ Thị Thanh Hương (chủ biên), (2004), NXB Khoa học Xãhội
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình tôi sẽ ưu tiên dùng phương pháp miêu tả,đồng thời sử dụng thủ pháp quy nạp và diễn dịch Để làm nổi bật được vấn đề
và xác định rõ hơn giá thực tiễn, luận văn cũng sử dụng các thủ pháp phântích ngữ nghĩa, thủ pháp so sánh, đối chiếu để khảo sát các giáo trình dạytiếng Việt đang được sử dụng phổ biến hiện nay
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành và nhằm làm rõ kếtquả của luận văn, tôi cũng sẽ kết hợp các phương pháp như: Phương phápnghiên cứu tài liệu, điền dã, phương pháp phân tích ngữ pháp, phương phápthống kê phân loại và phương pháp hệ thống hóa
7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn sẽ góp phần phát triển vấn đề lí luận có liên quan đến thànhngữ, tục ngữ trong việc giảng dạy cho người nước ngoài, làm rõ ý nghĩa, vaitrò của thành ngữ, tục ngữ trong thực hành giao tiếp Về mặt thực tiễn luậnvăn sẽ bổ sung những tri thức cần thiết cho người nước ngoài học tiếng Việt,
Trang 17giúp họ có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ đạt được hiệu quả trong giao tiếptiếng Việt Đồng thời, luận văn sẽ giúp ích cho việc giảng dạy cũng như việcbiên soạn học liệu cho người nước ngoài.
Trang 18NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm thành ngữ
1.1.1 Quan niệm về thành ngữ
Trong nghiên cứu đã có nhiều học giả đưa ra các quan điểm khác nhau
về thành ngữ, dưới đây là một số quan niệm về thành ngữ và tục ngữ mà luậnvăn khảo sát được
Theo Thuỳ Linh trong Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam, thành ngữ là một
phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùngnhưng tự nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn [20; 3]
Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm
Theo “Từ điển giải thích ngôn ngữ học” thì: “Thành ngữ là cụm từ cố định có
tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu.”
Ví dụ: “Ăn xổi ở thì”
“Ba vuông bảy tròn”
“Cơm sung cháo dền”
“Nằm xương gối đất” [19; 3]
Thành ngữ là tổ hợp những từ giàu hình ảnh, hình tượng, có khả năngbiểu cảm và gợi cảm rất cao Nghĩa của nó không thể giải thích một cách đơngiản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó mà thường mang nghĩa bóng, mangtính ám chỉ [3; 3] Thành ngữ là một tổ hợp cố định, bền vững về hình thái
Trang 19cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao
tiếp thường ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ Ví dụ: “Lẩn như chạch” [14; 3]
Thành ngữ là một nhóm những từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nóthường khó giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên câu
đó Theo Lê Gia thì thành ngữ là một phần nhỏ của tục ngữ Thành ngữ lànhững câu nói, cụm từ quen thuộc của một lớp người trong xã hội, có thể bắtnguồn ở thời điểm hiện nay hoặc từ thời trước, dùng để chỉ một hiện tượng,
sự việc, [21; 5]
Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tình nguyên khối về ngữnghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ýnghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt độngnhư một từ riêng biệt trong câu (Thuật ngữ ngôn ngữ học)
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng,(1977) cho rằng: Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của
nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từtạo nên nó Theo từ điển Bách khoa: Thành ngữ hoặc là những cụm từ mangngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữpháp) (không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với
từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụngtrong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh
Vì vậy có thể nói thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng Xét
về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó có thể chỉtương đương với một từ
1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ
1.1.2.1 Về cấu trúc
Thành ngữ trong tiếng Việt có thể được chia thành 3 loại như sau
Trang 20- Thành ngữ đối: là những thành ngữ bao gồm hai về đối nhau, tạonên tính cân đối, nhịp nhàng của thành ngữ.
Ví dụ: học trước quên sau, mồm miệng đỡ chân tay, cá lớn nuốt cá bé, màn
trời chiếu đất…
- Thành ngữ so sánh: là những tổ hợp bền vững, có nguồn gốc từphép so sánh với nghĩa biểu trưng Có thể nói rằng, trong tiếng Việt,loại thành ngữ này chiếm số lượng đáng kể
Ví dụ: chậm như rùa, thẳng ruột ngựa, như chân với tay…
- Thành ngữ thường: là loại thành ngữ được hình thành do sự quan sát
sự vật với những sắc thái biểu cảm khác nhau
Ví dụ: sét đánh ngang tai, mèo mù vớ cá rán, chó ngáp phải ruồi…
1.1.2.2 Về chức năng
Thành ngữ là cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa
Nó có chức năng định danh như từ, dùng để gọi tên sự vật, hành động, tínhchất, chính vì thế mà về ngữ pháp, thành ngữ có thể đảm nhận, giữ chức năngnhư một từ trong câu như:
a Thành ngữ làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ:
- Mưa dầm gió bấc làm cho ai cũng khó chịu.
- Mưa to gió lớn khiến nước sông dâng cao.
b Thành ngữ làm vị ngữ trong câu
Ví dụ:
- Trước đây, hai người đó như chó với mèo, thế mà bây giờ lại sắp kết hôn rồi.
Trang 21- Anh ta tiêu tiền như nước.
c Thành ngữ làm định ngữ trong câu
Ví dụ:
- Mặc dù còn nhỏ nhưng em ấy có tinh thần tự lực cánh sinh rất lớn.
- Nhìn cảnh màn trời chiếu đất của mẹ con họ mà ai cũng rơi nước mắt.
d Thành ngữ làm bổ ngữ trong câu
Ví dụ:
- Tôi cho anh vay tiền cũng được, nhưng anh phải viết cho tôi mấy chữ, tôi sợ
lời nói gió bay lắm.
- Cô ấy chọn mãi mà vẫn chưa chọn được ngày lành tháng tốt để khai trương
cửa hàng
e Thành ngữ làm trạng ngữ trong câu
Ví dụ:
- Khi nhìn thấy cảnh sát, tên trộm chạy bán sống bán chết vào tòa nhà gần đó
- Đồng không mông quạnh, tôi biết gọi thợ sửa xe ở đâu đây.
Qua các ví dụ trên, ta có thể thấy, thành ngữ có khả năng đảm nhận tất
cả các thành phần trong câu
1.1.2.3 Các lớp nghĩa của thành ngữ
Thành ngữ bao giờ cũng có hai lớp ý nghĩa là: nghĩa đen và nghĩabóng Nghĩa đen là nghĩa có trước những nghĩa khác, được mọi người hiểumột cách trực tiếp và thông thường
Nghĩa bóng là nghĩa suy ra từ nghĩa chính vốn để chỉ một vật hoặc sựviệc cụ thể, được dùng để gợi ý hiểu cái trừu tượng
Trang 22Với thành ngữ, nghĩa bóng có vai trò quan trọng hơn Nó không phải là
sự tổng hợp số nghĩa của các thành tố có trong thành ngữ mà nó có nghĩa kháiquát, tượng trưng cho toàn bộ tổ hợp
Nghĩa của thành ngữ được tạo nên bởi nhiều phương thức biểu hiệnnhư ẩn dụ, hoán dụ, so sánh
Ví dụ như: gạo châu củi quế, vắt cổ chày ra nước…
Mặc dù nghĩa bóng có vai trò quan trọng nhưng nếu chúng ta chỉ đề caovai trò của nghĩa bóng, coi đó là đặc tính của thành ngữ thì sẽ là một thiếu sótlớn, bởi trong tiếng Việt vẫn có những thành ngữ sử dụng nghĩa đen Ví dụ:
Tính biểu trưng
Hầu hết tất cả các ngữ cố định dù có tính thành ngữ cao (như: đi guốc
trong bụng) hay thấp (như: Thẳng như kẻ chỉ; Ăn đói mặc rét ) đều là những
bức tranh nhỏ về những vật thực, việc thực cụ thể, riêng lẻ được nâng lên đểnói về cái phổ biến, khái quát, trừu tượng Chúng là các ẩn dụ, so sánh haycác hoán dụ Ngữ cố định lấy những vật thực, việc thật để biểu trưng chonhững đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế phổ biến khái quát
Tính dân tộc
Tính dân tộc ở các thành ngữ cố định thể hiện ở chính nội dung củachúng Thành ngữ phản ánh các biểu hiện, các sắc thái khác nhau của sự vật,
Trang 23hiện tượng Điều này tuỳ thuộc vào đời sống, kinh nghiệm và cách nhìn củatừng dân tộc Thứ hai ở các tài liệu tức là các vật thực, việc thực mà ngữ cốđịnh đã dùng làm biểu trưng cho nội dung của chúng Hầu hết hình ảnh trongthành ngữ đều là những tài liệu mang đậm màu sắc quê hương, xứ sở ViệtNam trong xã hội nông nghiệp xưa được quan sát một cách tài tình, liên hệmột cách độc đáo, đúng đắn, tinh tế.
1.2 Khái niệm tục ngữ
1.2.1 Quan niệm về tục ngữ
Cũng như thành ngữ, đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những địnhnghĩa khác nhau về tục ngữ
Trang 24Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng(1977) cho rằng: Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết từtri thức kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Ví dụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
Tục ngữ là những câu nói, cụm từ (thường có vần điệu) đó là kinhnghiệm được đúc kết từ bao đời của cha ông ta, truyền qua các thế hệ concháu về sau Có thể là kinh nghiệm về cuộc sống, về con người, thiên nhiên,
Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nộidung nhận xét về quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, một bài học vềluân lý hay phê phán một sự việc nào đó Do vậy, một câu tục ngữ có thểđược coi là “một tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì mang trong mình cả bachức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và
chức năng giáo dục Ví dụ như câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng, tát bể
Đông cũng cạn” đã nhận xét về sức mạnh đoàn kết, kinh nghiệm sống và làm
việc có đoàn kết, hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ
vợ chồng Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con ngườihiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, cảm thông với nhau.Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và người
Trang 25hướng đến sự tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xãhội nói chung Chức năng thẩm mỹ là truyền tải nội dung nên người ta đãdùng cách nói cường điệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục
và tiếp thu
1.2.2 Đặc điểm của tục ngữ
1.2.2.1 Cấu trúc của tục ngữ
Về cấu trúc của tục ngữ, theo tác giả Phan Thị Đào, trong công trình
Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam đã dẫn quan niệm của tác giả Chu Xuân
Diên như sau: miêu tả một số kiểu phán đoán trong tục ngữ theo logic hìnhthức và chia phán đoán làm hai loại cơ bản là phán đoán khẳng định (có điềukiện hoặc lựa chọn và không điều kiện) và phán đoán phủ định, trong đó hầuhết là tục ngữ phán đoán khẳng định
Ví dụ:
Phán đoán khẳng định có điều kiện hoặc lựa chọn: Kiến tha lâu cũng
đầy tổ, Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho…
Phán đoán khẳng định không điều kiện: Không có lửa sao có khói,
Gieo gió gặt bão…
Cũng theo Chu Xuân Diên, những quan hệ được phản ánh trong tục
ngữ thường là quan hệ so sánh (ví dụ: Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về
chồng), quan hệ mâu thuẫn (ví dụ: Được người mua, thua người bán) và quan
hệ nhân quả (ví dụ: Tốt vay dày nợ)
Còn Phan Thị Đào cho rằng: tục ngữ có ba dạng kết cấu là kết cấulogic, kết cấu so sánh và kết cấu đối xứng
a, Kết cấu logic của tục ngữ, tác giả đã sử dụng các khái niệm, kí hiệucủa logic hình thức trong phân định Kết cấu logic bao gồm hai loại là kết cấu
Trang 26đơn và kết cấu phức Kết cấu đơn lại gồm kết cấu khẳng định toàn thể (Mọi /
tất cả S là P) ví dụ: Miếng ăn là miếng nhục; kết cấu phủ định toàn thể (Mọi / Tất cả S không là P) ví dụ: Ai uốn câu cho vừa miệng cá.
Kết cấu phức gồm kết cấu cơ bản và kết cấu mở rộng Kết cấu câu phức
cơ bản (A ^ B) (A hội B) và (A → B) (A kéo theo B)
- Kết cấu bao gồm năm phán đoán đơn trở lên: ví dụ Thâm đông, hồng tây, dựng mây, không mưa dây cũng bão giật…
b, Kết cấu so sánh
Ví dụ: Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng,
Thứ nhất tốt mồi, thứ nhì ngồi dai…
c, Kết cấu đối xứng
Ví dụ: Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen
1.2.2.2 Nội dung của tục ngữ
Trang 27Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do cảmxúc Tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng vững chắc, sắc bén, rútkinh nghiệm ở cuộc đời Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinhnghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xãhội Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết quanhiều thế hệ.
Có thể chia nội dung tục ngữ theo bốn chủ đề lớn:
a Giới tự nhiên, quan hệ của con người với giới tự nhiên
Ví dụ: “Mưa tháng bảy gãy cành trám
Nắng tháng tám rám trái bòng”
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
b Con người – đời sống vật chất
Ví dụ: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
“Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”
c Con người – đời sống xã hội
Ví dụ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
d Con người – đời sống tinh thần
Ví dụ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Qua một vài ví dụ, ta có thể thấy, nội dung của tục ngữ vô cùng phongphú và đa dạng, nó phản ánh mọi mặt về cuộc sống, về tự nhiên Vì lẽ đó mà
Trang 28trong Khảo luận về tục ngữ người Việt, Triều Nguyên đã trích nhận xét của Hoàng Trinh: “Người ta làm ra tục ngữ để đúc kết và truyền thụ kinh nghiệm
và để răn bảo nhau trong một cộng đồng dân tộc” [27; 232]
Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi tai hợp lý, sau dần mới trởthành câu đối có vần vè, gọn gàng hơn
Ví dụ: “Làm phúc phải tội”
“Có ở trong chăn mới biết chăn có rận”
“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”…
Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối:
Ví dụ: “Bút sa, gà chết”
Ngoài ra còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ:
Ví dụ: “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
“Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm “…
Trang 29sống thực, với chân lí khách quan Ví dụ “Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng
đông”(tôm thường có nhiều trên mặt nước vào lúc mặt trời vừa mới lặn, còn
cá thường đi thành đàn vào khoảng thời gian trước lúc mặt trời mọc)
Nghĩa bóng của tục ngữ khác với nghĩa đen, nếu nghĩa đen được suy ratrên cơ sở sự phù hợp giữa đối tượng được nói đến trong tục ngữ với hiệnthực thì với nghĩa bóng, đối tượng được đề cập đến lại không tương ứng vớihiện thực, chân lí khách quan Thông thường, những đối tượng được đề cập lànhững con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng được dùng để nói về con người với
kiểu nói ẩn dụ Ví dụ “Mực thẳng mất lòng cây gỗ cong” (dùng mực thẳng –
gỗ cong để chỉ người có tính nói năng, làm việc ngay thẳng (mực thẳng) sẽthường làm mất lòng những người trí trá (gỗ cong))
Tuy nhiên chúng ta có thể chia nghĩa của tục ngữ thành các loại nhưsau:
- Những tục ngữ chỉ có một loại nghĩa: những tục ngữ này thườngđơn nghĩa Chúng bao gồm:
Tục ngữ chỉ có nghĩa đen: ý nghĩa của câu được suy trực tiếp từ
sự thống nhất phù hợp của đối tượng trong tục ngữ với đời thực
Ví dụ: “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” (chỉ vào tháng Bảy miền bắc
và miền trung thường xảy ra bão lụt)
Tục ngữ chỉ có nghĩa khái quát: là nghĩa thường được suy ra sauquá trình suy luận quy nạp
Ví dụ: “Có bột mới gột nên hồ” (“hồ” được làm từ bột, giống như
keo dán, không có bột thì không có hồ Nghĩa câu tục ngữ này làlàm việc gì cũng phải có điều kiện ban đầu)
Trang 30 Tục ngữ chỉ được dùng với nghĩa bóng: ý nghĩa của tục ngữ loạinày được suy ra từ việc những đối tượng trong câu được nói ẩn
dụ, sử dụng đồ vật, sự vật để nói, liên tưởng về con người
Ví dụ: “Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung” (chỉ những người
có sự hạn chế hiểu biết sẽ có cái nhìn thiển cận, không biết đếnnhững cái lớn hơn trong cuộc sống)
- Những tục ngữ có nhiều loại nghĩa: những tục ngữ loại này thường
có hai nghĩa kết hợp với nhau Chúng bao gồm:
Tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa khái quát
Ví dụ: “Cờ bạc ăn nhau về sáng” (nghĩa đen: chơi cờ bạc qua đêm
thì phải đến sáng mới biết được kết quả thắng thua; nghĩa khái quát:phải đến lúc kết thúc công việc mới biết là thành công hay thất bại)
Tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng
Ví dụ: “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần vườn” (nghĩa đen: chó thường
hung hăng khi ở gần nhà, một con gà chỉ hung hăng khi ở vườn củamình; nghĩa bóng: chỉ người thường dựa vào người có quyền thế,sức mạnh mà hung hăng, bắt nạt người khác)
Tục ngữ có nghĩa khái quái và nghĩa bóng
Ví dụ: “Môi hở, răng lạnh” (nghĩa khái quát: cái được che chở bị
tác động ảnh hưởng khi cái che chở gặp sự bất ổn; nghĩa bóng: anh
em, họ hàng hay trong một tổ chức cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau,nếu không sẽ tạo nên sự bất ổn định)
Tục ngữ có cả nghĩa đen, nghĩa khái quát và nghĩa bóng
Ví dụ: “Cá kể đầu, rau kể mớ” (nghĩa đen: khí mua bán, cá tính
theo đầu, rau tính theo mớ; nghĩa khái quát: Vật có giá trị cao thì
Trang 31tính theo đơn vị, vật có giá trị thấp thì thường được tính gộp; nghĩabóng: những người quan trọng khi có việc gì cần sử dụng hay loạitrừ thì cần xem xét, còn những người bình thường thì chỉ cần theomột dạng chung nào đó).
Tục ngữ nếu xét trên văn bản sẽ có một đến hai nghĩa Tuy nhiên, tụcngữ sinh ra là để ứng dụng trong thực tế, nếu có nhiều nghĩa thì rất khó để vậndụng, vì vậy, xét trên môi trường ứng dụng (lưu truyền và tồn tại) thì mỗi lầnphát ngôn chỉ có một nghĩa, có thể là nghĩa đen hoặc nghĩa bóng, nghĩa lànghĩa đang được ứng dụng theo mục đích phát ngôn
Các phương thức tạo nghĩa của tục ngữ
Về phương thức tạo nghĩa trong tục ngữ, có ba phương thức là: dùnglối nói trực tiếp, dùng lối nói nửa trực tiếp và dùng lối nói gián tiếp
- Dùng lối nói trực tiếp, hiển ngôn phù hợp với việc truyền bá kinhnghiệm, tri thức từ đời này sang đời khác, phần lớn đó là nhữngkinh nghiệm về giới tự nhiên, về sản xuất, và về đời sống vật chấtcủa con người
Ví dụ: “Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa”
“Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu”
“Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”
- Dùng lối nói nửa trực tiếp, hàm ngôn phù hợp với việc nêu nhận xét,
đánh giá về vấn đề được đưa ra từ cuộc sống của tục ngữ lối nóinửa trực tiếp thường có hai dạng là dùng hình ảnh cụ thể thay chokhái niệm trừu tượng và dùng một số phương thức tu từ, chơi chữ
Trang 32Ví dụ: “Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú” (xanh đầu – trẻ,
bạc đầu – già, câu tục ngữ để chỉ mặc dù ít tuổi hơn nhưng là con nhà bác nên
là anh, còn người nhiều tuổi hơn nhưng con nhà chú nên là em)
- Dùng lối nói gián tiếp: đây là phương thức tạo nghĩa chủ yếu do ẩn
dụ Cái ẩn dụ được liên tưởng từ những nét tương đồng với cái được
ẩn dụ, sự liên tưởng đó xuất phát từ tâm lý cộng đồng, có tính chấtthời sự xã hội, chính trị, xử thế
Ví dụ: “Ông ăn chả, bà ăn nem” (người chồng ngoại tình, người vợ
cũng ngoại tình)
“Trèo cao ngã đau” (con người có tham vọng càng lớn thì khi gặp thất
bại sẽ càng đau đớn)
“Con khóc mẹ mới cho bú” (về nghĩa đen (trực tiếp) khi con bé (chưa
thể nói) đói và khóc thì người mẹ mới cho ăn, nhưng với lối nói gián tiếp,nghĩa ẩn dụ có thể hiểu: nếu có việc thì cấp dưới phải yêu cầu, đề đạt thì cấptrên mới có thể biết và đáp ứng)
Tục ngữ bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng gồm một số phương thứctạo nghĩa Chúng có hai đặc điểm đó là ổn định về cấu trúc và phản ánhnhững tri thức, kinh nghiệm, quan niệm của dân gian về tự nhiên – xã hội.Nghĩa của tục ngữ là những phán đoán, nhận định, kinh nghiệm với hình thức
là các phán đoán, được diễn đạt một cách trọn vẹn
1.2.3 Phân biệt thành ngữ, tục ngữ
Với đặc điểm ổn định, bền vững, hoàn chỉnh, trọn vẹn khiến tục ngữđược lưu truyền, sử dụng một cách thuận tiện và giúp nó phân biệt được vớithành ngữ - không có sự hoàn chỉnh, trọn vẹn
Trang 33Phân biệt thành ngữ với tục ngữ tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tụcngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét của kinh nghiệm, mộtluân lý, một công lí, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là một phầncâu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng
tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn Về hình thức ngữ pháp, mỗithành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dùngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh.”
Ý nghĩa của tục ngữ tương đương với câu và ý nghĩa của thành ngữtương đương với từ hoặc cụm từ Thành ngữ nêu ra một tình huống, một hoàn
cảnh, một đặc điểm, một phẩm chất Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “Bóp mồm
bóp miệng” đồng nghĩa với nghĩa của từ tiết kiệm; “Múa rìu qua mắt thợ” có
thể diễn đạt bằng cụm từ: khoe tài tầm thường của mình trước những ngườiđáng bậc thầy mình…
Còn tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, trithức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịpđiệu, dễ nhớ, dễ truyền Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinhnghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể
hiện triết lý dân gian của dân tộc Ví dụ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” nêu
kinh nghiệm
Tuy nhiên, trong tiếng Việt rất nhiều trường hợp thật khó phân biệt
chúng là thành ngữ hay tục ngữ Chẳng hạn, “Trong ấm ngoài êm”; nếu
chúng ta nói: “Con bé đó sống trong cảnh trong ấm, ngoài êm”, nhưng khinói: “Con cần sống sao cho trong ấm thì ngoài mới êm”, thì đây được hiểu làcâu tục ngữ
Có thể nói rằng, để phân định một cách rạch ròi thành ngữ, tục ngữ đôikhi rất khó khăn và gây lúng túng cho người học và sử dụng vì thành ngữ có
Trang 34thể có trong cả tục ngữ ví dụ như: thành ngữ “Xỏ chân lỗ mũi” (để chỉ việc
lợi dụng tình cảm mà sai khiến người khác) có thể diễn đạt trong câu tục ngữ
“Chồng yêu xỏ chân lỗ mũi” hay “Thấy chồng đần, xỏ chân lỗ mũi” ( để nói
các bà vợ lợi dụng tình cảm của chồng dành cho mình mà sai khiến, bắt nạt,
ăn hiếp xỏ mũi, đè đầu cưỡi cổ các ông chồng, còn các ông ngoan ngoãn kính
nể các bà vợ) Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi gọi chung thành mộtnhóm là thành ngữ tục ngữ để khảo sát, nghiên cứu và xử lý
1.2.4 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài “Xử lý ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trong giảng dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài” thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các thành
ngữ- tục ngữ trong một số giáo trình dạy tiếng Việt
Trong đề tài tôi lựa chọn cách gọi chung là thành ngữ tục ngữ vì:
Thứ nhất, thành ngữ tục ngữ là những câu nói được dùng trong cuộcsống của người Việt khá phổ biến trong giao tiếp khi không cần nói dài vàgiải thích nhiều vẫn có thể biểu đạt được suy nghĩ của người nói Trong quátrình sử dụng đó người nói rất ít khi phân định rạch ròi mình đang sử dụngthành ngữ, hay tục ngữ, chỉ cần đạt được mục đích là biểu đạt được suy nghĩcủa mình
Thứ hai, học viên học tiếng Việt có nhiều nhóm đối tượng, nhiều mụcđích đến từ nhiều quốc gia, các nền văn hóa khác nhau, mục đích chủ yếu của
họ là giao tiếp thành thạo, nói chuyện và hiểu được cách nói chuyện và tưduy người Việt trôi chảy, dễ dàng, chứ không phải là những kiến thức chuyênsâu về thành ngữ và tục ngữ, vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viênkhông cần phải phân biệt quá kỹ lưỡng cái gì là thành ngữ, cái gì là tục ngữ
Nói chung thành ngữ - tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sốngcủa con người, từ thói quen sử dụng từ ngữ có hình ảnh, vừa khái quát vừa cụ
Trang 35thể những sự vật, sự việc trong cuộc sống Ý nghĩa quan trọng của thành ngữ,tục ngữ là sự vận dụng Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ cầngiúp học viên nhận thức được cái đúng, cái hay, cái đẹp của các câu thànhngữ, tục ngữ, giúp họ hiểu rõ tất cả những giá trị ấy thông qua việc phân tíchcác thành ngữ, tục ngữ và đồng thời rèn luyện cho các học viên cách sử dụng
từ ngữ thật chính xác và đúng đắn trong mọi hoàn cảnh
1.3 Một số phương pháp dạy tiếng chủ yếu
“Xử lý ngữ liệu thành ngữ tục ngữ trong giảng dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài” là đề tài có nội dung về giảng dạy tiếng Việt mà cụ thể ở
đây là giảng dạy thành ngữ tục ngữ cho đối tượng là sinh viên người nướcngoài Chính vì vậy đề tài có liên quan mật thiết đến phương pháp dạy tiếng,dưới đây là một số phương pháp dạy tiếng phổ biến, được ứng dụng trongviệc giảng dạy ngoại ngữ
1.1.2 Phương pháp ngữ pháp dịch
Phương pháp Ngữ pháp – dịch (Grammar – translation method) là mộtphương pháp dạy ngoại ngữ sử dụng việc dịch và học ngữ pháp như là nhữnghoạt động dạy và học chủ yếu
Phương pháp này được sử dụng một cách truyền thống để dạy tiếngLatin và Hy Lạp ở châu Âu trước thế kỉ XVI, sau đó vẫn được sử dụng ởnhiều nước cho đến nay Một bài học tiêu biểu sử dụng phương pháp Ngữpháp – dịch bao gồm: trình bày kết cấu ngữ pháp, các từ mới và bài tập dịch
Mục đích cơ bản khi sử dụng phương pháp này trong dạy và học ngoạingữ là đọc được văn bản viết bằng ngôn ngữ đích Do đó, người học phải học
về các quy tắc ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ đích Phương pháp này chorằng việc học ngoại ngữ cung cấp cho sinh viên sự luyện tập trí tuệ tốt và giúphọc viên phát triển trí năng
Trang 36Phương pháp này có một số đặc điểm chính như:
- Ngôn ngữ dùng để giảng dạy là tiếng mẹ đẻ
- Phát âm và nghe nói không được chú ý
- Từ vựng được dạy nhiều với dạng một danh sách các từ tách biệt
- Việc đọc các bài khóa khó được bắt đầu khá sớm, nội dung các bài khóakhông được chú ý như việc phân tích ngữ pháp
- Các kết cấu ngữ pháp được giải thích khá chi tiết theo lối diễn dịch
- Học viên học ngữ pháp dưới dạng các công thức
- Các bài tập chủ yếu là dịch các câu độc lập hoặc các đoạn văn bản từ ngônngữ đích sang tiếng mẹ đẻ
Khi sử dụng phương pháp Ngữ pháp – dịch thì giáo viên sẽ là ngườiquyết định, là trung tâm của cả quá trình dạy và học, do đó, sinh viên khá thụđộng Hơn nữa, kết quả, sinh viên có thể đọc hiểu tài liệu nhưng chưa chắc đãgiao tiếp được bằng ngôn ngữ đích
1.1.3 Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp (The direct method) Phương pháp này ra đờinhư một sự phản ứng lại phương pháp ngữ pháp dịch với phương châm “Biếtmột ngoại ngữ tức là có thể nghe nói được ngoại ngữ đó Giáo viên dạy ngônngữ chứ không dạy về ngôn ngữ”
Mục đích của phương pháp này là giáo viên muốn người học biết họccách giao tiếp bằng ngôn ngữ đích Để đạt được điều này, người học phải họccách tư duy bằng ngôn ngữ đích
Phương pháp này sẽ có một số đặc điểm chính
- Ngôn ngữ dùng để giảng dạy là ngôn ngữ đích
- Phát âm được chú trọng
Trang 37- Từ vựng được dạy trong câu, qua các hội thoại với chủ đề sinh hoạt hàngngày và được coi trọng hơn ngữ pháp.
- Ngôn ngữ được học là ngôn ngữ nói
- Giáo viên hỏi, sinh viên trả lời là cách dạy được ưu tiên
- Giáo viên sẽ dùng các tranh ảnh, cử chỉ, hành động để giảng dạy
- Ngữ pháp sẽ được lĩnh hội bằng con đường quy nạp
- Nghe nói là hai kỹ năng được coi là cơ sở và được dạy trước trong bốn kỹnăng
- Các bài giảng thường dựa vào tình huống
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên sẽ điều khiển các hoạt độngcủa lớp học nhưng sinh viên sẽ ít thụ động hơn Giáo viên và sinh viên sẽ có
sự giao lưu hai chiều Tuy nhiên các bài giảng thường dựa vào tình huống sẽtạo ra hạn chế của tài liệu giảng dạy, thiếu tính hệ thống trong quá trình học
1.1.4 Phương pháp nghe nhìn
Phương pháp nghe nhìn (The audiovisual method) là phương pháp tăngcường các phương tiện trực quan nghe – nhìn Mục đích của nó là sử dụng cáckênh nghe nhìn để làm tăng tốc khả năng học của học viên nhằm đạt hiệu quảnhanh chóng
Phương pháp này có một số đặc điểm chính như:
- Chú trọng đến khẩu ngữ
- Sử dụng tổng hợp hai kênh nghe, nhìn trong giảng dạy
- Ngữ pháp được tiếp thu qua mô hình ngôn ngữ và thực hành
- Nội dung của ngữ liệu chính là các tình huống trong cuộc sống hàngngày
- Nội dung đất nước học được giới thiệu
Trang 38- Hạn chế tiếng mẹ đẻ, trong một số trường hợp khi đã làm nhiều cáchnhưng sinh viên không hiểu thì có thể dịch.
Khi áp dụng phương pháp này trong giảng dạy, giáo viên vẫn đóng vaitrò chủ đạo nhưng nguyên tắc tính giao tiếp, khẩu ngữ, chức năng, tình huống
sẽ được chú ý Nhờ vào ấn tượng thính giác cùng thị giác nên giờ học sẽ sinhđộng hơn và người học có thể đạt kết quả tốt hơn, đồng thời do tính giao tiếp
và khẩu ngữ được chú ý nên khả năng nói của học viên được cải thiện Tuynhiên, đôi khi tình huống đưa ra không tự nhiên, đúng với thực tế lắm, việcgiải thích bằng trực quan và loại trừ tiếng mẹ đẻ sẽ gây khó khăn cho lớp học
1.1.5 Phương pháp giao tiếp
Phương pháp giao tiếp (The communicative language teaching) do cácnhà ngôn ngữ học ứng dụng người Anh đề xướng, nhấn mạnh mục đích củaviệc học ngoại ngữ là năng lực giao tiếp
Khi giao tiếp, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một số chứcnăng như tranh luận, thuyết phục… Giao tiếp xảy ra trong bối cảnh xã hội vìvậy mà phải phù hợp đối tượng, có giao lưu, phản hồi, giao tiếp thực Do đónếu học viên chỉ đạt được một tri thức về các hình thức, ý nghĩa, chức năngcủa ngôn ngữ dịch thì tính giao tiếp sẽ không hiệu quả, người học phải có khảnăng áp dụng những tri thức này đúng với ý nghĩa giao tiếp
Mục đích của phương pháp này là nhằm nâng cao năng lực giao tiếpcủa học viên Năng lực giao tiếp sẽ được thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữphù hợp trong một bối cảnh xã hội cho sẵn Do đó sinh viên cần hiểu rằng, cónhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau để biểu đạt một nội dung, hoặc một hìnhthức ngông ngữ có thể biểu đạt nhiều nội dung Khi đó giáo viên cần giúp để
họ biết cách chọn hình thức phù hợp nhất cho hoàn cảnh và vai trò của ngườiđối thoại
Trang 39Đặc điểm của phương pháp này đó là:
- Ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trog các tình huống thực
- Phương pháp giao tiếp luôn chú ý đến bối cảnh xã hội của ngôn ngữ
- Các kỹ năng khác trong khi học sẽ được phối hợp tùy theo mức độ tiến bộcủa học viên
- Sinh viên là trung tâm khi áp dụng phương pháp này trong quá trình học, giáo viên chỉ có vai trò như người tổ chức, hướng dẫn hoạt động giaotiếp
dạy Lỗi của sinh viên được bỏ qua, giao tiếp trôi chảy quan trọng hơn việcnắm ngữ pháp
Khi áp dụng phương pháp giao tiếp này, khả năng giao tiếp của sinhviên được tăng lên đáng kể Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chú trọng giaotiếp, lỗi được bỏ qua, không quá coi trọng ngữ pháp nên sinh viên khó có thểhoàn thiện, do thiếu tri thức ngữ pháp, đồng thời sẽ có nhiều lỗi rất khó đểsửa trong giao tiếp sau này
1.1.6 Phương pháp tích hợp
Phương pháp tích hợp (Focus on form) là phương pháp dung hòa haikhuynh hướng dạy tiếng trong quá khứ là khuynh hướng dạy ngữ pháp vàkhuynh hướng dạy giao tiếp
Mục đích của phương pháp này nhằm giúp người học có thể đạt đếntrình độ hoàn thiện nếu học đúng và học đủ, người học có thể nắm vững ngữpháp đồng thời có thể giao tiếp thành công
Đặc điểm của phương pháp này đó là:
- Ngữ pháp là nguồn cung cấp mẫu “chuẩn” cho sự phát triển nói vàviết
Trang 40- Nhiệm vụ, chương trình học, câu hỏi và lỗi của học viên là nguồn đểgiáo viên chọn các ngữ pháp để làm tập trung nổi bật.
- Trong quá trình dạy và học, người học cần được hướng sự chú ý vàonhững hiện tượng ngữ pháp phục vụ giao tiếp
Về bản chất, phương pháp tích hợp là phương pháp cải tiến của phươngpháp giao tiếp để khắc phục những yếu điểm của phương pháp giao tiếp bằngcách làm sinh động việc giải thích ngữ pháp một cách tường minh nhất, cónghĩa là ngữ pháp từ ngữ cảnh chứ không tách riêng biệt
Tóm lại, có nhiều phương pháp để dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đãđược giới thiệu Mỗi người giáo viên khi dạy có thể lựa chọn, áp dụng kết hợpnhiều phương pháp cho phù hợp với mỗi đối tượng, để tạo sự hứng thú và tậptrung cho học viên, nhằm tăng hiệu quả của việc dạy và học
1.4 Tiểu kết
Chương 1 của luận văn tổng hợp một số vấn đề lý thuyết cơ bản vềthành ngữ, tục ngữ và cách phân biệt thành ngữ tục ngữ
- Thành ngữ là những từ tự do được kết hợp thành một cụm cố định có tínhhoàn chỉnh về mặt cấu trúc và ý nghĩa, nó có chức năng như một từ có thểlàm làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, hay trạng ngữ trong một câu Thành ngữ
có nghĩa đen và nghĩa bóng những nghĩa bóng thường có vai trò quantrọng hơn Thành ngữ thể hiện 4 tính: biểu trưng, dân tộc, hình tượng vàtình thái một cách rõ ràng
- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nộidung nhận xét về tự nhiên, lao động, quan hệ xã hội, truyền đạt kinhnghiệm sống… Tục ngữ thường có ít nhất một nghĩa hoặc đa phần có hainghĩa Tuy nhiên, trong ứng dụng, tục ngữ thường mang một nét nghĩatheo mục đích phát ngôn