1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường hương an, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

72 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 734,27 KB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ THANH Niên khóa: 2014 - 2018 ĐẠI HỌC

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNH LÁ

CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LÊ THỊ THANH

Niên khóa: 2014 - 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNH LÁ

CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế

sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế -

Phát triển trường Đại học Kinh tế Huế lời cảm ơn chân thành

Đặc biệt, tôi xin gửi đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Trương Tấn Quân, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này lờicảm ơn sâu sắc

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các bác, các chú, các anh chị củaHợp tác xã nông nghiệp phường Hương An, các hộ gia đình trên địa bàn điều tra,UBND phường Hương An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thựctập

Đồng thời, nhà trường đã tạo cho tôi có cơ hội được thực tập nơi mà tôi yêuthích, cho tôi bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo

đã giảng dạy Qua thời gian thực tập này, tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích đểgiúp ích cho công việc sau này của bản thân

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôihoàn thành tốt công việc của mình

Trang 4

PNN : Phi nông nghiệp

Sở NN & PTNT : Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

TLSX : Tư liệu sản xuất

UBND : Uỷ ban nhân dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn……… ………….

Danh mục viết tắt……….ii

Mục lục……… …………iii

Danh mục bảng biểu, sơ đồ ………vi

Đơn vị quy đổi………… ……….……… vii

Tóm tắt nghiên cứu……… ……….………viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu 3

1.6 Cấu trúc luận văn 4

PHẦN II 5

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 5

1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế 6

1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế 7

1.2 Sơ lược về hành lá 7

1.2.1 Giá trị dinh dưỡng của hành lá 7

1.2.2 Giá trị kinh tế của hành lá 9

1.2.3 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất hành lá 9

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 12

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí 12

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất 13

1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 13

1.4 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 13

1.4.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 13

1.4.2.Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế 14

1.4.3 Tình hình sản xuất rau ở Thị xã Hương Trà 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN 16

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 16

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 16

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 18

2.2 Tình hình sản xuất hành lá tại phường Hương An 22

2.2.1 Nguồn giống và mùa vụ 22

2.2.2 Phương thức tổ chức sản xuất 23

2.2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng của hành lá tại phường Hương An 24

2.2.4 Thị trường tiêu thụ hành lá tại địa bàn nghiên cứu 25

2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn tại địa bàn nghiên cứu 25

2.3 Hiệu quả sản xuất hành lá của hộ nông dân tại phường Hương An năm 2017… 27

2.3.1 Tình hình cơ bản sản xuất hành lá của các hộ điều tra 27

2.3.2 Kết quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra tại phường Hương An 30

2.3.3 Hiệu quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra tại phường Hương An 34

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất 36

2.4 Phân tích chuỗi cung 39

2.5 Đánh giá chung tình hình sản xuất hành lá tại phường Hương An năm 2017 41

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU 43

QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HÀNH LÁ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN 43

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương An 43

3.2 Phân tích ma trận SWOT 39

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương

An……… 43

3.3.1 Giải pháp về mặt kỹ thuật 43

3.3.2 Giải pháp về quy hoạch và sử dụng đất 43

3.3.3 Giải pháp thị trường 44

3.3.4 Giải pháp về vốn 44

3.3.5 Giải pháp về lao động 45

3.3.6 Giải pháp về khuyến nông, khoa học công nghệ 45

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

1 Kết luận 46

2 Kiến nghị 47

PHỤ LỤC

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng rau tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2014-2016… 14

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thị xã Hương Trà giai đoạn 2014-2016 ……….15

Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương An năm 2017 .19

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của phường Hương An 2015-2017 .20

Bảng 2.3: Phân bố diện tích gieo trồng hành lá qua các vụ chính của phường Hương An giai đoạn 2014-2016……… ……… 24

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của hành lá tại phường Hương An từ 2015-2017… 24

Bảng 2.5: Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2017……… 27

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2017……….28

Bảng 2.7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ) 29

Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng các hộ điều tra năm 2017 .30

Bảng 2.9: Chi phí đầu tư sản xuất của các hộ điều tra năm 2017 (BQ/hộ)………… 31

Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra năm 2017 33

Bảng 2.11: Ảnh hưởng theo diện tích đến hiệu quả sản xuất hành lá của các nông hộ điều tra……… 34

Bảng 2.12: Ảnh hưởng theo lao động đến hiệu quả sản xuất hành lá của các nông hộ điều tra……… …35

Bảng 2.13 Ảnh hưởng theo chi phí sản xuất đến hiệu quả sản xuất hành lá của các nông hộ điều tra……….…35

Bảng 2.14: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất của các hộ điều tra sản xuất hành lá năm 2017 37

Sơ đồ 1.1 Chuỗi cung ứng hành lá tại phường Hương An 40

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các

nông hộ tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” Qua

quá trình làm bài, biết được tình hình sản xuất hành lá ở địa bàn khá thuận lợi về điềukiện đất đai, kỹ năng trồng hành, ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng hành,được sự quan tâm của chính quyền, Hợp tác xã, các ban ngành liên quan Sản lượng,năng suất tại địa bàn ngày càng tăng do nhu cầu người tiêu dùng Bên cạnh đó vẫn cònnhiều khó khăn như về vốn vì chủ yếu là vốn gia đình tự có, thị trường tiêu thụ sảnphẩm còn nhỏ lẻ, chưa quy hoạch được vùng trồng, giá bán chưa ổn định

Từ những cái đạt được và hạn chế, đưa ra giải pháp, chính sách, kiến nghị đểnhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất hành lá

 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá.Phân tích các thực trạng sản xuất hành lá tại phường Hương An

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương An, từ đó tìm

ra các tồn tại và khó khăn

Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá

 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội của phường Hương

An, báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Hợp tác xã; thu thậpthông tin từ các bài báo, luận văn, các nghiên cứu trước đó, website,…

+ Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, khảo sátbằng bảng hỏi của đối tượng người sản xuất

- Phương pháp tổng hợp và phân tích:

+ Phương pháp thống kê mô tả

+ Phương pháp xử lý số liệu và phân tích

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

 Kết quả đạt được:

Khóa luận đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh

tế, phân tích các thực trạng sản xuất hành lá, nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuấthành lá tại địa bàn phường Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, trên

cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá cũngnhư hiệu quả kinh tế tại địa bàn phường Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh ThừaThiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Nước ta là một nước nông nghiệp, sự phát triển của ngành đóng vai trò rất quantrọng trong nền kinh tế quốc dân Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều lợi thếcho việc xuất khẩu hàng hóa, nông sản, song cũng gặp không ít khó khăn bởi nhữngrào cản thương mại phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt Một trong những vấn đề

đó là phương thức sản xuất, tư duy của người nông dân Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ,manh mún, chưa phù hợp với thị trường đầu ra là hàng hóa chất lượng, đồng đều, đảmbảo khống chế thị trường đầu ra Các yếu tố đầu vào như vốn, giống, lao động, phânbón, thuốc BVTV còn lạc hậu, thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương Điềunày có thể ảnh hưởng đến việc duy trì tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nôngnghiệp Việt Nam có định hướng chính xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh nông nghiệpcũng như bảo đảm sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn

Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang chú trọng đến phát triển sản xuấtnông nghiệp, đi vào hướng cơ giới hóa, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nôngnghiệp bền vững Để tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cây trồng để tăng thêm thu nhập,trong mấy năm qua nhiều bà con đã mạnh dạn chuyển sang loại cây trồng khác, có thờigian sinh trưởng, phát triển ngắn, chi phí đầu tư thấp, nhằm tăng thêm thời vụ, tăngthêm thu nhập cải thiện đời sống người dân Trong nhiều loại cây trồng đó có các câyrau màu, đặc biệt là cây hành, nhờ cây hành mà trong nhiều năm liền đời sống ngườidân nhiều vùng nông thôn đã trở nên khá hơn

Phường Hương An, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích

tự nhiên 1069 ha, cách trung tâm thành phố Huế 6 km về phía đông nam và chịu sự tácđộng rất lớn của quá trình đô thị hoá và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ củathành phố Huế Nông nghiệp vẫn được coi là cây trồng chủ lực của địa phương, đặcbiệt là cây hành, với năng suất hằng năm khá cao, giải quyết được nhiều vấn đề vềkinh tế cho bà con Với nhiều ưu thế vượt trội như vậy, cây hành lá đã thu hút được sựchú ý của chính quyền và người dân Tuy nhiên, hoạt động sản xuất hành lá củaphường cũng đang gặp không ít khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, về vốn, giá và thị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

trường tiêu thụ, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, ảnh hưởng đến kinh tế của địaphương và thu nhập của người dân trong vùng Chính vì lí do đó, tôi đã chọn đề tài:

“Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường

Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin ở hợp tác xã, ủy ban nhân dân phường Hương An, các báonông nghiệp, internet…có liên quan đến nội dung đề tài

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập thông tin phục vụ mục tiêu nghiên cứu hiệu quả kinh tế, tôi sử dụngphương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bảng hỏiđược thiết kế sẵn

+ Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của địa phươngtôi chọn điều tra những hộ sản xuất hành lá tất cả các thôn trong địa bàn phườngHương An

+ Chọn mẫu điều tra: tổng số mẫu điều tra là 60 tương ứng 60 hộ Sử dụng phươngpháp chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

- Phương pháp tổng hợp và phân tích : để đạt được mục tiêu đề ra, tôi sử dụng

các phương pháp chủ yếu sau:Phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm Excel

để nhập số liệu thu thập thứ cấp và số liệu từ bảng hỏi để mô tả diện tích, năng suất,sản lượng hành lá của địa phương, từ đó rút ra kết quả và hiệu quả sản xuất hành lá;phương pháp mô hình hồi quy tuyến tính, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả

và hiệu quả sản xuất hành lá

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian

Địa bàn phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Phạm vi về thời gian

Hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá năm 2017

- Đối tượng nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Là các hộ nông dân sản xuất hành lá Cụ thể điều tra

60 hộ trồng hành ở phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế sản xuấthành lá của các hộ nông dân, đặc điểm về bản thân nông hộ như số lượng lao động,trình độ văn hóa của chủ hộ, tuổi tác, các vấn đề về quá trình sản xuất hành lá ảnhhưởng đến hiệu quả kinh tế

1.5 Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu

Kiến thức của bản thân người nghiên cứu còn hạn hẹp, kinh nghiệm chưa cónhiều nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót Các hộ nông dân điềnthông tin vào phiếu khảo sát thông tin bằng cách nhớ lại vì không có ghi chép nào nên

dễ dẫn đến các sai số nhất định Kết quả phân tích chủ yếu dựa vào thông tin điều tra

60 hộ nông dân đại diện cho tất cả các hộ sản xuất hành lá trên địa bàn phường nêntính đại diện của mô hình đưa ra chưa cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

1.6 Cấu trúc luận văn

Nội dung chính của đề tài được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất hành lá của các nông hộ tại phườngHương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Định hướng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuấthành lá tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, có thể tóm thành

ba loại quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt

được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, tiền, vốn…) để đạt được kết quả đó

H = Q/C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

Q là kết quả đạt được

C là chi phí bỏ raNếu chỉ tập trung vào quan điểm này thì chưa toàn diện, tỷ số giữa kết quả sảnxuất và chi phí bỏ ra là số tương đối, chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnhhưởng của các yếu tố nguồn nhân lực Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số như nhaunhưng ở những không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồnlực là khác nhau, như vậy hiệu quả kinh tế cũng khác nhau

Quan điểm thứ hai cho rằng, HQKT được đo bằng số hiệu giữa giá trị sản xuất

đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí

Với quan điểm này thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánhkhả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kếtquả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau

Quan điểm thứ ba, xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí

Trang 17

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

∆Q là phần tăng thêm của kết quả

∆C là phần tăng thêm của chi phíVới quan điểm này thì vẫn chưa đầy đủ Trong thực tế, kết quả sản xuất đạtđược luôn là hệ quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung Ở các mức chi phí bổsung có sẵn khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng khác nhau

Vì vậy, khi xem xét HQKT phải xem xét trên tất cả các góc độ để có cái nhìntoàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu

Tóm lại, HQKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả

và chi phí Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện chokết quả và chi phí HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực

tự nhiên và phương thức quản lý

1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế.Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng cácnguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế

HQKT làm mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kếtquả đạt được và chi phí bỏ ra

HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất

cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác

HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức làgiảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra

Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế

-xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thànhviên trong xã hội

* Phân biệt hiệu quả kinh tế và một số phạm trù:

- HQKT và hiệu quả xã hội: HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra Giữa HQKT và hiệu quả xã hội có mối quan hệmật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.

- Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chiphí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trog những điều kiện cụ thể về kỹthuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Hiệu quả kỹ thuật liên quanđến phương diện vật chất của sản xuất Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vàosản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vàonhiều bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng củangười sản xuất, môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng

+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giáđầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm vềđầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tínhđến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra Nói một cách khác, hiệu quả phân

bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt được lợi nhuận tối đakhi biết cụ thể các giá trị đầu vào

+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đượctính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp Hiệu quảkinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa

1.1.3 Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế

Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nôngnghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợpnhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

Làm căn cứ để xác định phương hướng nhằm đạt tăng trưởng cao trong sản xuấtnông nghiệp Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệpbằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt hiệu quả kinh tế caothì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ

1.2 Sơ lược về hành lá

1.2.1 Giá trị dinh dưỡng của hành lá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Trong hành lá chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất vôi, chất sắt, chấtpotassium (K), chất cycloallin và các vitamin B, C chịu trách nhiệm về các hoạt độnglành mạnh của trái tim, chống các bệnh cao huyết áp.

Nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia

vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học Người AiCập Cổ đại đã ghi nhận hành có thể làm dịu hơn 8.000 bệnh tật

Theo Y học cổ truyền, hành có vị cay, ngọt, đậm, tính ấm, nhiều nhựa, hàmlượng vitamin cao hơn, chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn,hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ

Bảo vệ sức khoẻ trái tim

Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp hạ thấp nồng độcholesterol, từ đó giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm nguy

cơ đau tim hoặc đột quỵ Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất sulphua, crom

và vitamin B6 trong cây hành (các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng cách hạ thấpnồng độ Homocysteine-yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột quỵ)

Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện rarằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim

Giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày

Trong một tuần, chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần sẽ giúp bạn giảm được nguy

cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày Khi chế biến các món thịt, cho thêm ít hành sẽ giúpgiảm lượng carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao,

từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này

Ngăn chặn chứng loãng xương

Nhiều người luôn nghĩ rằng việc uống sữa hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơloãng xương, giúp xương chắc khỏe Nhưng ít ai biết đến ngoài sữa thì việc ăn hànhthường xuyên sẽ giúp duy trì sức khỏe cho cho xương và ngăn ngừa chứng loãngxương Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một chất mới có trong hành lá có chấtGamma-L-glutamyl-trans-S-1-propenyl-L-cysteine sulfoxide (GPCS) có thể ngăn chặnchứng loãng xương

Giúp cơ thể chống lại vi rút

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Hành chứa allicin, chất có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, virut, đặc biệt

là vi khuẩn gây bệnh nấm da Chất fitoncidi trong hành có tác dụng diệt khuẩn Khi códịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng

Tóm lại, hành lá là loại cây có rất nhiều chất dinh dưỡng và ngăn chặn đượcnhiều loại bệnh, bảo vệ sức khỏe con người

1.2.2 Giá trị kinh tế của hành lá

Hầu như trong các bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, không thể vắng bóng câyhành, do đó hành lá được trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng

Giá trị của 500m2 hành so với cấy lúa vụ xuân, những người dân ở đây cho biết:

“ Mỗi sào đạt sản lượng bình quân khoảng 3-3,5 tấn/năm Hành lá bán tại ruộng có giábình quân 10.000 đồng/kg Với 3 sào hành, mỗi năm sản lượng đạt khoảng 9-12 tấn,cho thu nhập khoảng 10-12 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi trên 50 triệu đồng, lãi gấpmáy lần so với trồng lúa”

1.2.3 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất hành lá

Kỹ thuật ươm giống hành lá

 Chọn đất gieo hạt làm cây giống: đất tốt, nhiều mùn, đất thịt nhẹ hoặc cátpha, khả năng giữ ẩm tốt, gần nguồn nước tưới, gần nơi trồng

 Làm đất, lên luống: Cuốc đất, phơi 3-5 nắng (phơi 3-5 ngày) sau đó trở đấtlại (cuốc lật đất lại) Nếu đất to phải đập nhỏ, tơi xốp Lên luống rộng 1m, dài tuỳruộng nhưng thường luống dài 12-15m, cao 10-15cm

 Bón lót phân trước khi gieo: Phân chuồng hoai mục: 200-250kg/100m2 2,5kg/m2), nếu không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân hữu cơ ví sinh (15-17kg/100m2 tức 1,5-1,7kg/m2) Rãi đều phân trên mặt luống, lấp đất che kín hếtphân, cào trộn đều phân vào đất, san bằng luống lần cuối, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá

Trang 21

+ Gieo hạt xong, lấp hạt bằng đất bột (lấp kín hết hạt), tủ rơm kín để giữ ẩm

và chống trôi hạt khi tưới

+ Tưới nước đều trên rơm sao cho nước thấm đều hết hạt và lớp đất mặt một lần.+ Phun thuốc basa lên rơm và xung quanh luống để chống kiến

+ Sau gieo 3-4 ngày hạt mọc, dỡ rơm ra khỏi luống (cào rơm xuống rãnh vàdọn sạch luống)

+ Làm giàn che để chống mưa và chống nắng cho cây con: bằng lưới xanh,lưới đen, tấm phên tưới nước liên tục mỗi ngày 1 lần, sau 10 ngày hành mọc 1 lá thật

 Chăm sóc sau gieo:

Sau gieo tiếp tục tưới nước mỗi ngày một lần vào chiều tối, nếu nắng nhiều phảitưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát

+ Bón phân thúc NPK: 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày

+ Lần 1: sau gieo 10 ngày, hoà NPK 16:16:8 vào nước tưới cho hành, (1 lonsữa bò phân NPK tưới cho 12-15m2) Lần 2, lần 3 hoà nước tươi tương tự

+ Khi cây đủ 20-25 ngày sẽ đem trồng

Hành Hương lá nhỏ, bụi nhỏ, ăn thơm, được nhiều người ưa chuộng Hành Trâu

lá to, bụi lớn Hành Đá lá, bụi thuộc dạng trung gian giữa 2 giống trên, thích hợp vớiviệc trồng dày, thị trường ưa chuộng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Ngoài các giống hành thuần nội địa, giống hành lai F1 của Hàn Quốc đượcnhập vào trồng ở nước ta trong những năm gần đây cho bẹ trắng, lá to, ăn không thơmnhưng cho năng suất cao hơn nhiều so với các giống hành thuần nước ta.

 Thời vụ:

Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa Thờigian sinh trưởng từ 45-50 ngày Với mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa dễ bịbệnh khô đầu lá

+ Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm, có thểtrồng dày hơn: hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 15 - 18cm mỗi hốc trồng 1 cây,nếu hành giống còn nhỏ thì trồng 2 cây/hốc (chọn hai cây đều nhau để trồng), và trêncùng một luống nên chọn những cây đều nhau để trồng nhằm tiện việc chăm sóc.Khoảng cách trồng tùy thuộc vào mùa vụ, mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa

 Phân bón:

Tổng lượng phân dùng cho 500m2 bao gồm:

• Phân chuồng hoai mục : 200-500 kg

Trang 23

ngày/lần (khoảng 4-5 lần/vụ), lần đầu tiên khi cây hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sautrồng) Ngừng tưới phân trước khi thu hoạch 10 ngày.

 Chăm sóc:

Thường xuyên làm sạch cỏ bằng tay, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và tưới nướcđầy đủ 1-2 lần/ngày để cây sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao Có thể tranh thủtrồng xen canh thêm các loại rau khác để tăng thêm thu nhập như các loại cải xanh, cảingọt, xà lách 2 bên mép luống

- Các đối tượng sâu hại trên cây hành:

+ Sâu xanh da láng: Chúng gây hại rất sớm và cho đến cuối vụ

+ Dòi đục lá: Xuất hiện muộn hơn, 15 - 20 ngày sau trồng

+ Sâu đất (sâu ăn tạp): Loại sâu này phá hoại bằng cách cắn ngang bẹ lá, phánõn, làm cho cây hạn chế sinh trưởng còi cọc

và chi phí dịch vụ thuê IC chủ yếu là các khoản chi phí mua giống, phân bón, thuốcBVTV,…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sảnxuất ra trong một thời gian nhất định, thường là một năm Công thức tính là:

VA = GO – IC

1.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

- Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này chobiết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng

- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu nàycho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trịsản xuất

1.4 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.4.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

Nghề trồng rau của nước ta ra đời từ sớm, tuy nhiên do chịu ảnh hưởng củamột nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của nghề trồng raucòn một khoảng cách khá xa so với tiềm năng và trình độ canh tác, năng suất còn thấp

và bấp bênh Cho đến nay, có khoảng 70 loại thực vật sử dụng làm rau hoặc chế biếnlàm thành rau Riêng trồng rau có hơn 30 loại, trong đó có 15 loại rau chủ lực, trong sốnày có 80% là rau ăn lá như rau cải, xà lách, hành, rau thơm

Hiện nay, nước ta có rất nhiều vùng chuyên canh cây hành lá, mang lại lợinhuận kinh tế rất cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, đảm bảo an sinh xãhội cho địa phương và đất nước Cụ thể là những rẫy màu ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng),hành lá ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng), Kinh Môn (Hải Dương),huyện Bình Tân (Vĩnh Long) và huyện Lai Vung (Đồng Tháp), Tuy nhiên, hành lá ở

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

nước ta chủ yếu tiêu thụ tron nước, lượng xuất khẩu ra nước ngoài còn hạn chế nên giátrị kinh tế của hành lá vẫn chưa khai khác hết Với nhu cầu rau nói chung cũng nhưhành lá ngày càng tăng, sản xuất rau và hành lá đang là vấn đề được Đảng và NhàNước quan tâm và đầu tư phát triển trong những năm trở lại đây.

1.4.2.Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền trung, dân số tỉnh Thừa ThiênHuế khá lớn Ngoài ra, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịchcủa cả nước; dân số đông, lượng khách du lịch hàng năm lớn; công nghiệp của tỉnhđang trên đà phát triển mạnh, nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng, nhiều đô thịmới được hình thành Do đó nhu cầu rau là rất lớn để đáp ứng nguồn cung cho thịtrường, trong đó chủ yếu là các loại rau ăn lá như xà lách, hành, kiệu, rau thơm…

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng rau tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2014-2016.

2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh 2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %Diện tích Ha 4.454 4.401 4.355 -53,00 -1,19 -46,00 -1,05Sản lượng Tấn 45.676 45.813 45.815 +137,0 +0,30 +2,00 +0,00Năng suất Tấn/ha 10,26 10,41 10,52 +0,15 +1,46 +0,11 +1,05

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2016).

Qua bảng 1.1, ta thấy diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh qua ba năm

2014-2016 có xu hướng giảm Nguyên nhân là trong các năm trở lại đây, tỉnh Thừa ThiênHuế thường xuyên phải đối mặt với nhiều thiên tai gây thiệt hại đáng kể cho bà consản xuất rau nên diện tích trồng rau của bà con bị bỏ hoang tăng lên Cụ thể:

Tổng diện tích trồng rau năm 2015 là 4.401 ha, giảm 53 ha, tương ứng giảm1,19% so với năm 2014 Năm 2016, diện tích trồng rau là 4.355ha, giảm 46 ha so vớinăm 2015, tương ứng giảm 1,05% so với năm 2015 Mặc dù diện tích trồng qua banăm giảm, nhưng năng suất và sản lượng lại tăng Năm 2015, sản lượng rau là 45.813tấn, tăng 137 tấn, tương ứng tăng 0,3% so với năm 2014 Năm 2016, sản lượng rau là45.815 tấn, tăng 2 tấn so với năm 2015 Năng suất rau năm 2014 là 10,26 tấn, năm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

2015 là 10,41 tấn, tăng 0,15 tấn so với năm 2014 Đến năm 2016 đạt 10,52 tấn, tăng0,11 tấn so với năm 2015 Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân sản xuất rauđang nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế từ hoạt động trồng rau trên địa bàn.

1.4.3 Tình hình sản xuất rau ở Thị xã Hương Trà

Hành lá là cây gia vị chủ lực của phường Hương An, ngoài ra Thị xã HươngTrà cũng còn trồng một số loại rau màu khác, dưới đây là diện tích, năng suất, sảnlượng rau của thị xã Hương Trà được trình bày dưới bảng

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thị xã Hương Trà giai đoạn

2014-2016.

2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh 2015/2014 2016/2015

Diện tích Ha 829,30 676,50 680,97 -152,80 -18,40 +4,47 +0,70Sản lượng Tấn 7816,7 6494,4 6605,1 -1322,3 -16,90 +110,7 +1,70Năng suất Tạ/ha 94,26 96,00 96,99 +1,74 +1,80 +0,99 +1,00

(Nguồn: Phòng nông nghiệp Thị xã Hương Trà).

Qua bảng cho ta thấy, diện tích, sản lượng và năng suất rau của Thị xã HươngTrà có sự thay đổi qua ba năm (2014-2016) Năm 2014, diện tích trồng rau là 829,3ha,cao nhất so với ba năm, năm 2015 là 676,5 ha giảm 152,8 ha so với năm 2014 Năm

2016 diện tích trồng rau là 680,97 ha, tăng 4,47 ha so với năm 2015 Sản lượng năm

2014 là 7816,7 tấn, năm 2015 là 6494,4 tấn, giảm 1322,3 tấn so với năm 2014 Năm

2016 có sản lượng 6605,1 tấn, tăng 110,7 tấn so với năm 2015 Năng suất cũng thayđổi qua các năm, năm 2014 có năng suất là 94,26 tạ/ha, năm 2015 là 96,00 tạ/ha, tăng1,74 tạ/ha so với năm 2015 Năm 2016, năng suất là 96,99 tạ/ha, tăng 0,99 tạ/ha so vớinăm 2015.Mặc dù diện tích giảm nhưng năng suất rau không hề giảm qua các năm.Điều này cho thấy, thị xã Hương Trà rất chú trọng vào phát triển rau theo hướng nângcao chất lượng, phát triển sản phẩm của địa phương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC

NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Phường Hương An là một phường ven đô nằm ở phía Nam của thị xã Hương Trà

có tọa độ địa lý 16026’40”vĩ Bắc và 10700’00”– 107032’30”kinh Đông, cách thị xã HươngTrà 8km, cách trung tâm thành phố Huế 6km có ranh giới địa lý, với vị trí cụ thể:

+ Phía Bắc: Giáp phường An Hòa của Thành phố Huế

+ Phía Nam: Giáp phường Hương Hồ

+ Phía Tây: Giáp phường Hương Chữ

+ Phía Đông: Giáp phường An Hòa và Hương Long của thành phố Huế

Phường Hương An có chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 6,5km Tây sangĐông nơi rộng nhất khoảng 3km, nơi hẹp nhất 0,4km hình thể nhỏ hẹp về phía Bắc,vuông vức về phía Tây Nam, là phường nằm vùng ven Thành phố nên rất thuận lợicho việc phát triển kinh tế, giao lưu thương mại

2.1.1.3 Khí hậu và thủy văn

2.1.1.3.1 Khí hậu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Hương An chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõrệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Lượng mưa trung bình 2500 ml/năm, mùa nàythường xảy ra lũ lụt Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C Nhiệt độ cao nhất vào tháng

6 400C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 khoảng 8-90C Độ ẩm trung bình hàng năm84,5% Trên địa bàn phường có hói năm xã và hói Bảy Xã và một số suối nhỏ Lượngnước sông suối của Hương An đủ tưới để phục vụ sản xuất nông nghiệp Nhìn chungđiều kiện tự nhiên của phường thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp và phát triểnchăn nuôi cũng như phát triển về lâm nghiệp

2.1.1.3.2 Thủy văn

Trên địa bàn phường có hói năm xã, hói bảy xã và một số suối nhỏ đổ ra sông

Tu Ca Lượng nước về mùa mưa lớn về mùa khô cũng tương đối đủ cung cấp cho sảnxuất nông nghiệp Lòng sông hẹp nhưng không dốc, dọc hai ven sông không được phátquan do đó việc thoát nước trong mùa mưa chậm, gây úng lụt cục bộ Do ảnh hưởngcủa dòng chảy tại khúc cua của sông Hương đúng vào vị trí của sông Tu Ca và sông

Cổ Bưu nên đoạn cuối của thôn An Hoà thường xuyên bị sạt lở

Nguồn nước ngầm và nước mạch nông, có trên diện rộng, độ sâu từ 6-10 m rấtthuận lợi cho việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất

2.1.1.4 Tài nguyên

2.1.1.4.1 Tài nguyên đất đai

Do là một phường bán sơn địa đất đai của phường Hương An được hình thành

từ nhiều loại đá mẹ để từ đó đã hình thành nên nhiều loại đất trên địa bàn của phường

và được phân bố theo địa hình, gồm có 2 nhóm sau:

- Phía đông là loại đất thuỷ thành có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợicho việc phát triển nông nghiệp và trồng các loại cây khác

Toàn phường có tổng diện tích đất tự nhiên là 1101,36 ha trong đó đất nôngnghiệp 839,77ha chiếm tỷ lệ 76,25%, đất phi nông nghiệp là 246,14ha, đất chưa sửdụng là 15,45 ha

Một phần phía tây là đất sỏi, đá ở đây chủ yếu được trồng cây lâm nghiệp Diệntích đất có rừng trên địa bàn phường là 359,1 ha, không có rừng tự nhiên, chất lượngrừng trung bình do chưa được đầu tư thâm canh cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

2.1.1.4.2 Tài nguyên nước

Trên địa bàn phường có hai nhánh sông chảy bao quanh bắc nguồn từ Sông Bồ

và Sông Hương, kết hợp với hệ thống hói, ao, hồ và nguồn nước ngầm cung cấp đủcho sản xuất nông nghiệp, và phục vụ cho đời sống dân sinh

Tổng chiều dài của hói bảy xã là 14 km dẫn nước từ sông Hương về Nhưvậy nguồn nước mặt của phường dồi dào thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi phục vụcho sản xuất

2.1.1.4.3 Tài nguyên khoáng sản

Phường có nguồn đất sét khá lớn, có chất lương chủ yếu nằm dọc theo chân núiphía tây phục vụ cho việc sản xuất gạch ngói

2.1.1.4.4 Tài nguyên nhân văn

Phường có nhiều nhiều hoạt động văn hoá, thể thao phong phú: hàng nămthường tổ chức đua ghe, văn nghệ, kéo co …, phong trào bóng đá phát triển mạnh (độibóng của phường đã từng có một em tham gia đội tuyển Quốc Gia); các câu lạc bộ vănhoá của các thôn sinh hoạt 2 kỳ/1 tháng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hoá” có kết quả thiết thực; 7/7 thôn được công nhận đạt chuẩn văn hoá (tỷ lệ100%); 1390 hộ gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hoá (tỷ lệ 95%)

Ngoài các sinh hoạt phổ thông, nhiệu hộ gia đình trong các thôn An Hoà và AnVân định kỳ hàng tuần duy trì các sinh hoạt Tôn Giáo tại nhà Thờ

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nôngnghiệp Tính chất của đất đai quyết định lớn đến năng suất cây trồng Đất đai bao gồmcác loại chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng

Chúng ta xem xét thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phườngHương An qua bảng 2.1 dưới đây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương An năm 2017.

2.1 Đất ở 51,36 4,662.2 Đất chuyên dùng 104,73 9,512.3 Đất phi nông nghiệp khác 90,05 8,18

(Nguồn: UBND phường Hương An).

Đất nông nghiệp của phường Hương An được sử dụng chủ yểu cho sản xuất nôngnghiệp, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản Diện tích đất để sản xuất nông nghiệp chiếmdiện tich cao nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp là 446,07 ha, chiếm 40,5% Diệntích đất lâm nghiệp của xã có diện tích là 359,10 ha chiếm tỷ lệ 32,6% tổng diện tích đấtnông nghiệp của phường Đất nuôi trồng thủy sản là 25,62 ha chiếm 2,33%

Trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng hành trênđịa bàn phường lên đến 60ha Việc diện tích đất trồng rau tiếp tục tăng lên thể hiện sưquan tâm của người dân đối với nghề trồng rau, cũng như hiệu quả kinh tế của nómang lại cho địa phương nơi đây góp phần nâng cao đời sống của họ

Hiện trạng sử dụng đất cho thấy tiềm năng đất đai của phường Hương An đangcòn có thể khai thác, đặc biệt là đất chưa sử dụng Cần có những biện pháp cải tạo để

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

đưa vào phát triển cơ sở hạ tầng, các mục đích công cộng, phát triển khu trồng trọt haytrang trại chăn nuôi nhằm đưa phường phát triển theo hướng đô thị hóa nông nghiệp,nông thôn.

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùng cũng nhưcủa từng quốc gia Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao động cũng như cơ cấu laođộng trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá được tình hình kinh tế của mộtvùng hay một quốc gia Đối với một phường đồng bằng thì việc đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động nhưhiện nay là một việc cần phải được quan tâm chú trọng thường xuyên hàng năm Sốliệu bảng 2.2 cho thấy biến động về tình hình dân số của phường Hương An qua 3 năm(2015-2017)

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của phường Hương An 2015-2017.

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

So sánh 2016/2015 2017/2016

I.Tổng số hộ Hộ 1595 1615 1629 +20 +1,25 +14 +0,871.Hộ NN Hộ 1276 1292 1303 +16 +1,25 +11 +0,852.Hộ PNN Hộ 319 323 326 +4 +1,25 +3 +0,93II.Tổng nhân

khẩu

Khẩu 6598 6645 6684 +50 +0,76 +39 +0,59

III.Tổng lao động Người 4948 4983 5013 +35 +0,71 +30 +0,601.Lao động NN Người 3216 3238 3258 +22 +0,68 +20 +0,622.Lao động PNN Người 1732 1745 1755 +13 +0,75 +10 +0,57IV.Chỉ tiêu BQ

1.Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,14 4,11 4,10 -0,03 -0,72 -0,01 -0,242.Lao động/hộ Người/hộ 3,10 3,09 3,08 -0,01 -0,32 -0,01 -0,32

(Nguồn: UBND phường Hương An).

Năm 2017 dân số toàn phường là 6684 người, với 1629 hộ và 5013 lao động.Bình quân mỗi hộ có 4,10 nhân khẩu và 3,08 lao động

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Dân số của phường có xu hướng tăng qua các năm So với năm 2015, dân số

2016 là 6645 người, tăng 50 người so với năm 2015 Năm 2017 có dân số là 6684người, tăng 39 người so với năm 2016 Từ năm 2015 đến năm 2017, số lao động củaphường có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, tuy nhiên cơ cấu lao động có sựchuyển biến rõ rệt Số lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng nhưngkhông nhiều Năm 2015, số lao động nông nghiệp là 3216 người, đến năm 2016 là

3238 người, tăng 22 người so với năm 2015, có tăng nhưng không đáng kể Năm 2017

có số lao động nông nghiệp là 3258 người, tăng 20 người so với năm 2016 Số laođộng phi nông nghiệp năm 2015 là 1732 người, đến năm năm 2016 là 1745 người tăng

13 người so với năm 2015 Năm 2017 có số lao động phi nông nghiệp là 1755 người,tăng 10 người so với năm 2016 Qua đó, các chỉ tiêu bình quân cũng giảm qua các năm.Năm 2015, chỉ tiêu nhân khẩu/ hộ là 4,14, của năm 2016 là 4,11, giảm 0,03 so với năm

2015 Năm 2017, chỉ tiêu nhân khẩu/ hộ là 4,10, giảm 0,01 so với năm 2016 Chỉ tiêulao động/ hộ năm 2015 là 3,10, của năm 2016 là 3,09, giảm 0,01 so với năm 2015 Năm

2017 có chỉ tiêu bình quân lao động/ hộ là 3,08, giảm 0,01 so với năm 2016

Gần đây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện nhiều khu công nghiệp,nhà máy nên lao động nông nghiệp có xu hướng chuyển qua làm các ngành nghề khácnhư công nhân, thợ xây, buôn bán

2.1.2.3 Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng

Muốn phát triển kinh tế thì xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, nhưvậy mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của một vùng kinh tế, tạo tiền đề vững chắccho công cuộc giảm nghèo Trong những năm gần đây hệ thống điện, đường, trường,trạm của phường đã được tỉnh, thị xã quan tâm đầu tư cụ thể là:

* Hệ thống đường giao thông: Hương An có khoảng 64km trong đó đường giaothông nông thôn là 24,6km và giao thông nội đồng là 39,4km, đến nay đã được đầu tư

20 km đường nhựa và bê tông xi măng, hiện nay đang đầu tư 5,2km đường bê tông cácxóm, còn lại đã được cứng hóa cấp phối Hệ thống đường giao thông được xây dựng

và kiện toàn sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa phường, góp phần không nhỏ vào công cuộc giảm nghèo ở địa phương hiện nay

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

* Hệ thống điện: Hiện nay có 100% hộ dân trong phường được sử dụng điện lướiquốc gia, đặc biệt trong năm 2013 địa phương đã tự bỏ kinh phí đầu tư 7km đường điệnchiếu sáng trên tuyến đường giao thông của phường từ đường tránh Huế về đến cầu CổBưu trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng để cho người dân đi lại được thuận lợi hơn.

* Y tế - văn hoá Phường Hương An có 01 trạm y tế và 04 y sĩ đảm bảo tốt côngtác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và giađình chính sách thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác dân

số kế hoạch hóa gia đình cũng được quan tâm đúng mức, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lêngiảm mạnh Phường được công nhận phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế từ năm 2012

và duy trì đạt chuẩn cho đến nay Phường có hệ thống đài truyền thanh kịp thời phổbiến nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước cho nhân dân Bên cạnh đó còn làm tốt việc tuyên truyền nộidung thông báo mùa vụ, dịch hại, sâu bệnh, công tác xóa đói giảm nghèo, giáo dục nếpsống văn hoá mới cho nhân dân

* Hệ thống kênh mương thuỷ lợi: Căn cứ vào đặc điểm địa hình thực tế ở địaphương hệ thống kênh mương thủy lợi trong những năm qua được xây dựng và cải tạo

và ngày càng hoàn chỉnh Nguồn nước tưới của phường được cung cấp từ hói 7 xã và

từ đập hồ Đập Cửa Lăng nhằm đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho cây lúa và các loại câyrau màu như hành, ngò…

2.2 Tình hình sản xuất hành lá tại phường Hương An

2.2.1 Nguồn giống và mùa vụ

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng Những năm gần đây, các hộ trồnghành chủ động được nguồn giống từ mùa vụ trước để lại Sau mỗi vụ thu hoạch,ngoài lượng hành lá bán ra thị trường, các hộ nông dân sẽ để lại một lượng íthành lá lấy hạt làm giống cho mùa vụ tiếp theo

Sắp xếp thời vụ hợp lí là yếu tố rất quan trọng, là biện pháp kỹ thuật kinh tếnhất, đặc biệt trồng hành lá nó quyết định đến năng suất và sản lượng hành thu hoạchđược Hành lá tại phường Hương An được gieo trồng qua 3 vụ chính là vụ đông xuân,

vụ hè thu và vụ thu đông Theo đó, diện tích phân bố để gieo trồng hành lá qua các vụ

là khác nhau

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Bảng 2.3: Phân bố diện tích gieo trồng hành lá qua các vụ chính của phường

Hương An giai đoạn 2014-2016

Vụ đông xuân Ha 9 9 11

Vụ hè thu Ha 44,5 44,5 47

Vụ thu đông Ha 4 4 5

(Nguồn: UBND phường Hường An).

Qua bảng 2.3, ta thấy diện tích gieo trồng hành vụ hè thu là lớn nhất, tiếp theo đó

là vụ đông xuân và sử dụng diện tích nhỏ nhất là vụ thu đông Lí do có sự khác nhau

về phân bố diện tích trồng hành như vậy là vì điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huếthường mưa kéo dài và hay diễn ra những trận bảo và lũ lụt, cụ thể vào tháng 9 đếntháng 11 hàng năm nên thời vụ trồng hành lá cũng như các loại rau màu ở địa phươngvào vụ Đông xuân đều bị ảnh hưởng nặng Do đó, hầu hết các loại rau ở phường đềutrồng vào cuối tháng 11 để hạn chế rủi ro

Để điều hòa dinh dưỡng và nước trong đất, hạn chế sâu bệnh trên hành lá, ngoàiviệc chăm sóc và sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại thì bố trí thời gian canh tác hợp lý làbiện pháp hiệu quả nhất Do đó, hành lá ở đây được trồng theo hình thức như sau:

- Từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau: Gieo hành giống (chuẩn bịgiống)

- Từ tháng 3 đến tháng 12: Tiến hành trồng hành trên toàn bộ diện tích

Nguồn nước tưới phải bảo đảm luôn đầy đủ nước tưới, thường xuyên chăm sóc

để phát hiện sâu bệnh để phòng trừ

2.2.2 Phương thức tổ chức sản xuất

Phương thức tổ chức sản xuất tại địa bàn chủ yếu là hộ nông dân Trong đó,Hợp tác xã Nông nghiệp Hương An có vai trò trung gian tập trung đầu tư mở rộng sảnxuất, kinh doanh, cung ứng nhiều dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp với chi phí hợp lí,đảm bảo cho các hộ trồng hành có lãi Có thể kể đến: dịch vụ tưới tiêu – thủy lợi, đềuhành dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng vật tư phân bón – bảo vệ thực vật…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

2.2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng của hành lá tại phường Hương An

Những năm trước đây, việc trồng lúa nước có hiệu quả kinh tế thấp khiến nhiềungười dân phường Hương An gặp nhiều khó khăn Từ đó, diện tích đất bỏ hoang ngàycàng gia tăng Nhận thấy khó khăn như vậy, chính quyền phường Hương An đã lợidụng nguồn nước sẵn có cũng như đất đai phù hợp nên tiến hành triển khai mô hìnhtrồng hành lá Một số hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lạc sangtrồng các loại cây rau màu như xà lách, pa rô,… nhưng chiếm diện tích lớn hơn cả làcây hành lá Dưới đây là bảng số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng của hành lá

(Nguồn: UBND phường Hương An).

Qua bảng 2.3 cho ta thấy, diện tích trồng hành của địa phương tăng qua các năm

từ 2015-2017 Cụ thể, năm 2015 có diện tích trồng hành là 53,5 ha nhưng đến năm 2017

đã tăng lên 60 ha, với tốc độ tăng bình quân là 6,07% Diện tích đất trồng hành tăng lên

là do người dân đã thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng hành nên chuyển dịch cơcấu cây trồng từ lúa sang hành Mặc dù vậy nhưng năng suất qua các năm lại giảm, năm

2015 đạt 30 tấn/ha, nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 28 tấn/ha, lí do là chịu nhiềutác động của điều kiện tự nhiên, thời tiết thay đổi thất thường

Do chính quyền địa phương ngày càng quan tâm đến việc trồng hành, nên sảnlượng từ 2015-2017 tăng nhưng không đáng kể Năm 2015 sản lượng đạt 1610 tấn,đến năm 2016 sản lượng tăng lên 1870 tấn, nhưng đến năm 2017 lại giảm xuống 1680tấn nhưng cũng tăng so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân là 2,17%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

2.2.4 Thị trường tiêu thụ hành lá tại địa bàn nghiên cứu

Theo quan điểm kinh tế, thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động giaodịch, mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nông sản Trên thị trường, giá báncủa sản phẩm nông sản sẽ được thiết lập dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu

Hoạt động mua bán trên thị trường luôn tồn tại hai chủ thể là người mua và ngườibán Hoạt động trao đổi giữa các bên được hiểu là hoạt động kinh doanh Nơi nhữngđối tượng này gặp nhau và thực hiện hoạt động kinh doanh được gọi là thị trường.Đối với thị trường nông sản cũng vậy, hoạt động mua bán trên thị trường nôngsản về mặt bản chất thì đó là sự phản ánh bên ngoài của những mâu thuẫn bên trongcủa quan hệ cung cầu, quan hệ tiền hàng và quan hệ cạnh tranh Từ đó, các hộ nôngdân cũng như các trung gian, các đơn vị kinh tế luôn phải tìm những biện pháp tối ưu

để có thể tiêu thụ hàng hóa nông sản của mình một cách nhanh nhất, trôi chảy nhất.Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hành lá ở phường Hương An hầu hết phụ thuộcvào khả năng tiêu thụ các chủ thu gom, thương lái ở địa phương nên hiện tượng ép giávẫn có lúc xảy ra Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của người dân chủ yếu làtham khảo qua các chủ thu mua và các hộ khác nên chưa có tính kịp thời

Các loại sản phẩm rau màu của địa phương hiện nay, khâu tiêu thụ, phát triển thịtrường trong và ngoài nước còn nhiều yếu kém Các mặt hàng nông sản sản xuất cònnhỏ lẻ, mua bán còn rời rạc, phân tán, không tạo ra được lượng hàng hóa tập trung cóchất lượng đủ sức cạnh tranh Sản xuất tách rời với thị trường, nghiệp vụ kinh doanhkhông hiện đại, còn giữ phương thức buôn bán truyền thống Dù hiện nay các hộ nôngdân đã có nhiều hình thức phát triển sản xuất nhưng các chính sách phát triển thịtrường, tiêu thụ sản phẩm của mình vẫn còn thiếu Chính vì sự yếu kém đó đã tácđộng, ảnh hướng xấu đến khâu sản xuất của hộ nông dân

2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn tại địa bàn nghiên cứu

Thuận lợi: Hương An có tiềm năng lớn về đất đai, khí hậu thời tiết rất thuận lợi

cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành lá nói riêng Hương

An là vùng có địa hình bằng phẳng, được bao quanh bởi hệ thống các hói, hằng nămcác hói này cung cấp một lượng phù sa khá lớn, làm tăng màu mỡ cho đất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 11/07/2018, 00:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ThS. Võ Việt Hùng, slide bài giảng Kinh tế hộ và trang trại. Nhà sách kinh tế, lưu hành nội bộ, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ và trang trại
2. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Nông nghiệp
Tác giả: Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung
Nhà XB: NXBNông nghiệp
Năm: 1997
3. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, TS Mai Văn Hòa, TS Hoàng Triệu Huy, Quản trị kinh doanh nông nghiệp, 2015. NXB Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trịkinh doanh nông nghiệp
Nhà XB: NXB Đại học Huế
4. “Khái niệm hành lá”, 2017, Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_l%C3%A1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm hành lá
5. Báo cáo tổng kết phường Hương An năm 2015 và 2016 Khác
6. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2015 và năm 2017 Khác
7. Các khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w