CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN
2.2. Tình hình sản xuất hành lá tại phường Hương An
Giống là yếu tố đầu vào quan trọng. Những năm gần đây, các hộ trồng hành chủ động được nguồn giống từ mùa vụ trước để lại. Sau mỗi vụ thu hoạch, ngoài lượng hành lá bán ra thị trường, các hộ nông dân sẽ để lại một lượng ít hành lá lấy hạt làm giống cho mùa vụ tiếp theo.
Sắp xếp thời vụ hợp lí là yếu tố rất quan trọng, là biện pháp kỹ thuật kinh tế nhất, đặc biệt trồng hành lá nó quyết định đến năng suất và sản lượng hành thu hoạch được. Hành lá tại phường Hương An được gieo trồng qua 3 vụ chính là vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ thu đông. Theo đó, diện tích phân bố để gieo trồng hành lá qua các vụ là khác nhau.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.3: Phân bố diện tích gieo trồng hành lá qua các vụ chính của phường Hương An giai đoạn 2014-2016
Thời vụ ĐVT 2014 2015 2016
Vụ đông xuân Ha 9 9 11
Vụ hè thu Ha 44,5 44,5 47
Vụ thu đông Ha 4 4 5
(Nguồn: UBND phường Hường An).
Qua bảng 2.3, ta thấy diện tích gieo trồng hành vụ hè thu là lớn nhất, tiếp theo đó là vụ đông xuân và sử dụng diện tích nhỏ nhất là vụ thu đông. Lí do có sự khác nhau về phân bố diện tích trồng hành như vậy là vì điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế thường mưa kéo dài và hay diễn ra những trận bảo và lũ lụt, cụ thể vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm nên thời vụ trồng hành lá cũng như các loại rau màu ở địa phương vào vụ Đông xuân đều bị ảnh hưởng nặng. Do đó, hầu hết các loại rau ở phường đều trồng vào cuối tháng 11 để hạn chế rủi ro.
Để điều hòa dinh dưỡng và nước trong đất, hạn chế sâu bệnh trên hành lá, ngoài việc chăm sóc và sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại thì bố trí thời gian canh tác hợp lý là biện pháp hiệu quả nhất. Do đó, hành lá ở đây được trồng theo hình thức như sau:
- Từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau: Gieo hành giống (chuẩn bị giống)
- Từ tháng 3 đến tháng 12: Tiến hành trồng hành trên toàn bộ diện tích.
Nguồn nước tưới phải bảo đảm luôn đầy đủ nước tưới, thường xuyên chăm sóc để phát hiện sâu bệnh để phòng trừ.
2.2.2. Phương thức tổ chức sản xuất
Phương thức tổ chức sản xuất tại địa bàn chủ yếu là hộ nông dân. Trong đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Hương An có vai trò trung gian tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, cung ứng nhiều dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp với chi phí hợp lí, đảm bảo cho các hộ trồng hành có lãi. Có thể kể đến: dịch vụ tưới tiêu – thủy lợi, đều hành dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng vật tư phân bón – bảo vệ thực vật…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của hành lá tại phường Hương An
Những năm trước đây, việc trồng lúa nước có hiệu quả kinh tế thấp khiến nhiều người dân phường Hương An gặp nhiều khó khăn. Từ đó, diện tích đất bỏ hoang ngày càng gia tăng. Nhận thấy khó khăn như vậy, chính quyền phường Hương An đã lợi dụng nguồn nước sẵn có cũng như đất đai phù hợp nên tiến hành triển khai mô hình trồng hành lá. Một số hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lạc sang trồng các loại cây rau màu như xà lách, pa rô,… nhưng chiếm diện tích lớn hơn cả là cây hành lá. Dưới đây là bảng số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng của hành lá từ năm 2015-2017.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của hành lá tại phường Hương An từ 2015-2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ tăng/giảm
BQ (%)
Diện tích (ha) 53,5 55,0 60,0 +6,07
Sản lượng (tấn) 1610,0 1870,0 1680,0 +2,17
Năng suất (tấn/ha) 30,0 34,0 28,0 -3,30
(Nguồn: UBND phường Hương An).
Qua bảng 2.3 cho ta thấy, diện tích trồng hành của địa phương tăng qua các năm từ 2015-2017. Cụ thể, năm 2015 có diện tích trồng hành là 53,5 ha nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 60 ha, với tốc độ tăng bình quân là 6,07%. Diện tích đất trồng hành tăng lên là do người dân đã thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng hành nên chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ lúa sang hành. Mặc dù vậy nhưng năng suất qua các năm lại giảm, năm 2015 đạt 30 tấn/ha, nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 28 tấn/ha, lí do là chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên, thời tiết thay đổi thất thường.
Do chính quyền địa phương ngày càng quan tâm đến việc trồng hành, nên sản lượng từ 2015-2017 tăng nhưng không đáng kể. Năm 2015 sản lượng đạt 1610 tấn, đến năm 2016 sản lượng tăng lên 1870 tấn, nhưng đến năm 2017 lại giảm xuống 1680 tấn nhưng cũng tăng so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân là 2,17%.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.2.4. Thị trường tiêu thụ hành lá tại địa bàn nghiên cứu
Theo quan điểm kinh tế, thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nông sản. Trên thị trường, giá bán của sản phẩm nông sản sẽ được thiết lập dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu.
Hoạt động mua bán trên thị trường luôn tồn tại hai chủ thể là người mua và người bán. Hoạt động trao đổi giữa các bên được hiểu là hoạt động kinh doanh. Nơi những đối tượng này gặp nhau và thực hiện hoạt động kinh doanh được gọi là thị trường.
Đối với thị trường nông sản cũng vậy, hoạt động mua bán trên thị trường nông sản về mặt bản chất thì đó là sự phản ánh bên ngoài của những mâu thuẫn bên trong của quan hệ cung cầu, quan hệ tiền hàng và quan hệ cạnh tranh. Từ đó, các hộ nông dân cũng như các trung gian, các đơn vị kinh tế luôn phải tìm những biện pháp tối ưu để có thể tiêu thụ hàng hóa nông sản của mình một cách nhanh nhất, trôi chảy nhất.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hành lá ở phường Hương An hầu hết phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ các chủ thu gom, thương lái ở địa phương nên hiện tượng ép giá vẫn có lúc xảy ra. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của người dân chủ yếu là tham khảo qua các chủ thu mua và các hộ khác nên chưa có tính kịp thời.
Các loại sản phẩm rau màu của địa phương hiện nay, khâu tiêu thụ, phát triển thị trường trong và ngoài nước còn nhiều yếu kém. Các mặt hàng nông sản sản xuất còn nhỏ lẻ, mua bán còn rời rạc, phân tán, không tạo ra được lượng hàng hóa tập trung có chất lượng đủ sức cạnh tranh. Sản xuất tách rời với thị trường, nghiệp vụ kinh doanh không hiện đại, còn giữ phương thức buôn bán truyền thống. Dù hiện nay các hộ nông dân đã có nhiều hình thức phát triển sản xuất nhưng các chính sách phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm của mình vẫn còn thiếu. Chính vì sự yếu kém đó đã tác động, ảnh hướng xấu đến khâu sản xuất của hộ nông dân.
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn tại địa bàn nghiên cứu
Thuận lợi: Hương An có tiềm năng lớn về đất đai, khí hậu thời tiết rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành lá nói riêng. Hương An là vùng có địa hình bằng phẳng, được bao quanh bởi hệ thống các hói, hằng năm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn có tiềm năng về trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao như hành, xà lách… nhằm đáp ứng cung cấp rau sạch cho thành phố Huế và các tỉnh lân cận.
Được sự hỗ trợ từ các ban ngành liên quan như Phòng kinh tế thị xã, các chi cục, đặc biệt HTX thường xuyên phối hợp với phía thuốc BVTV thực hiện các lớp tập huấn kỹ năng trồng rau cho bà con nông dân nhằm nâng cao kiến thức, tạo điều kiện cho bà con tiếp xúc kịp thời với những kỹ thuật gieo trồng mới mang lại năng suất cao, đạt yêu cầu và chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng, từ đó mang lại thu nhập cao.
Các hộ nông dân cũng được Đảng ủy UBND phường đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất hành lá, tạo mọi điều kiện cho phát triển hành lá. Phường Hương An là vùng cung cấp hành lá chủ yếu cho người tiêu dùng, không chỉ được tiêu thụ ở các chợ mà còn được đưa vào tiêu thụ tại Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh trên địa bàn Việt Nam nói chung.
Có môi trường trong lành, ít bị ảnh hưởng do chất thải công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng , có nhiều trạm bơm nước, đường điện, kênh mương dẫn thuận tiện cho sản xuất.
Có nguồn lao động dồi dào, bà con có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất hành, có kinh nghiệm trong việc chọn giống, gieo trồng và chăm sóc,…có cách phòng trừ tốt sâu bệnh.
Thị trường tiêu thụ rộng rãi, được các thương lái chủ động mua bán tại địa bàn sản xuất với cách thức thanh toán tiền mặt nhanh gọn. Các thương lá mua theo giá thị trường, không có hiện tượng ép giá người nông dân.
Là phường cách trung tâm thành phố Huế 6km nên có điều kiện để giao lưu học hỏi kinh nghiệm, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Khó khăn: Khí hậu thời tiết vừa có ảnh hưởng tốt vừa có tác động xấu đến việc sản xuất rau. Thời tiết quá nắng nóng hay mùa mưa bão thì người dân không thể trồng được rau dẫn đến giá cả thất thường.
Là phường mà thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đất nông nghiệp bình quân đầu người cao nhưng mức đầu tư hạn chế và phụ thuộc lớn vào tự nhiên.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hiện nay, lao động trong địa bàn di cư đến địa bàn khác làm việc, dẫn đến lao động nông nghiệp ở Hương An có phần giảm, nên bà con không có cơ hội mở rộng diện tích canh tác, sản xuất hành lá.
Các nguồn tài nguyên khoáng sản hầu như là không có đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế phường.