CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
3.2. Phân tích ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (O)
-O1.Đang bước đầu áp dụng trồng hành lá bằng mô hình Vietgap, mở rộng quy hoạch trồng hành.
-O2. Nhu cầu về rau nói chung và hành lá nói riêng đang gia tăng.Thị trường tiêu thụ hành lá không chỉ ở nội địa tỉnh, mà còn phát triển ra các tỉnh khác như Đà Nẵng, Quảng Ngãi,…có nhiều cơ hội để hành lá có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng thị trường khắp cả nước với thương hiệu hành lá Hương An.
-O3.Sự phối hợp giữa cơ quan phòng chống thiên tai, dịch bệnh … ngày càng có hiệu quả.
-O4.Kinh nghiệm trồng hành của hộ nông dân ngày càng tăng lên.
-O5. HTX đang xin vốn từ các nhà đầu tư để mua máy sấy hành khô. Một phần thu mua sản phẩm của bà con nông dân giúp họ ổn định thị trường đầu ra, phân khác là liên kết với các doanh nghiệp để bán
Thách thức (T)
-T1.Giá cả đầu vào và đầu ra biến động thất thường, khó kiểm soát.
-T2.Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, lao động nông nghiệp cũng giảm do sự di cư lên các thành phố khác sinh sống.
-T3. Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hiệu ứng nhà kính, bão lụt, hạn hán…gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hành.
-T4. Hiện nay, tình trạng sử dụng không đúng cách, quá liều lượng cho phép của các loại hóa chất như thuốc BVTV,… nên hằng năm xảy ra nhiều vụ ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tâm lý hoang
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quyết việc làm cho các hộ nông dân thất nghiệp ở địa phương.
ĐIỂM MẠNH (S)
-S1. Phường Hương An là nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hành lá. Có vị trí thuận lợi, đất chủ yếu là đất thịt nhẹ, thích hợp cho trồng hành.
-S2. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào ruộng đồng, có kinh nghiệm lâu đời trong nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất hành lá nói riêng, do đó, họ có kỹ thuật riêng, tính toán mùa vụ hợp lý, chính xác.
-S3. Hành lá là cây ngắn ngày mang lại hiểu quả kinh tế cao, sản phẩm có thể sử dụng trực
Giải pháp chiến lược SO:
S1,2,3,4O1. Nâng cao kiến thức (thị trường, kỹ thuật) và năng lực (kinh doanh) cho quá trình tham gia sản xuất hành lá sản xuất ra thị trường đúng tiêu chuẩn số lượng và chất lượng.
Giải pháp chiến lược ST:
S1-4T1-4. Điều chỉnh phát triển vùng quy hoạch trồng hành và nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu tốt cho nhãn hiệu hành lá Hương An về lâu dài.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
phẩm trong gia đình, để làm giống, …
-S4. Phát huy thế mạnh của vùng, cơ quan chính quyền đã có sự quan tâm đầu tư sản xuất hành lá, tạo mọi điều kiện về các dịch vụ nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân.
ĐIỂM YẾU (W)
-W1. Hộ nông dân chủ yếu là thuần nông, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nhưng để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp thì còn rất hạn chế.
-W2. Người dân trồng lạc còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa quy hoạch được vùng trồng hành.
-W3. Lao động nông nghiệp chủ
Giải pháp chiến lược WO
- W4,5O2:Hỗ trợ cũng cố HTX hoạt động hiệu quả theo hướng nâng cao chất lượng hành lá.
-W1,2,3,4,6O1,2Phát triển mô hình sản xuất qui mô lớn (cánh đồng lớn) cùng qui trình kỹ thuật và chất lượng để nối kết hợp đồng đầu ra theo yêu cầu thị trường và cùng chia sẻ trách nhiệm và rủi ro.
Giải pháp chiến lược WT:
- W1,2,3T2,4. Hỗ trợ nâng cao ý thức nông dân nâng cao chất lượng
-W4,5,6T1,2 Hỗ trợ nâng cao ý thức hợp tác sản xuất hành lá qui mô lớn, chất lượng đồng cao.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nên chưa dám mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích trồng hành của từng hộ.
-W4. Tình trạng giá hành lá trong thị trường cứ lên xuống thất thường, chưa tìm được chỗ đứng, làm người nông dân lo lắng.
-W5. Khí hậu thời tiết thay đổi thất thường gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hành lá.
-W6. Hợp tác xã gặp khó khăn trong việc tập trung thu mua hành lá cho bà con.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá tại phường Hương An 3.3.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật
- Hạn chế tối đa việc phun thuốc BVTV cho hành, chỉ phun khi thật sự cần thiết, và khi gần thu hoạch thì không được phun thuốc nữa để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Người dân chỉ nên sử dụng các loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với bệnh sâu xanh đục lá, muốn diệt thì nên chọn phun thuốc đúng thời điểm.
Thường là phun thuốc khi sâu mới nở, đó là lúc dễ tiêu diệt nhất. Người trồng hành phải bỏ công theo dõi thường xuyên khi đã phát hiện thấy hiện tượng. Nếu để sâu lớn rồi thì càng khó phun, chi phí cho thuốc càng cao vì độ kháng thuốc của sâu càng cao.
- Nếu có thể thì nên thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp thủ công, điều này phần nào giúp các hộ gia đình tiết kiệm được chi phí cho thuốc BVTV.
- Lượng phân bón của các hộ hiện nay là chưa hợp lý. Hầu hết người dân nghĩ bón vôi vì đất nhiễm phèn mà chưa biết để tiêu diệt các mầm bệnh nên chỉ một số bón vôi nên hiện tượng sâu bệnh còn nhiều. Do vậy, các hộ nên bón vôi để tiêu diệt các mầm bệnh.
- Không để hạn hán ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của hành vì thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào cũng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cuối cùng của hành.
- Vào mùa mưa, để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra cần phủ rơm lên bề mặt mép hành, hạn chế đất bị rửa trôi giúp cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
3.3.2. Giải pháp về quy hoạch và sử dụng đất
Đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với các loại cây trồng. Tuy nhiên mỗi loại đất khác nhau có có thành phần, tính chất khác nhau và thích hợp với mỗi loại nhóm cây trồng nhất định. Để người sản xuất yên tâm và ổn định trong sản xuất thì trước hết cần phải giải quyết tốt vấn đề đất đai. Diện tích trồng hành của nhóm hộ điều tra là tương đối ít và không đồng nhất, một lượng khá lớn diện tích đất trồng chưa mang lại hiệu quả, do dó trong thời gian tới chính quyền địa phương phải tập trung vào công tác dồn điền đổi thửa, cải tạo đất đai tránh làm mất đi độ phì nhiêu của đất, không quá lạm dụng phân bón
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, tiến hành cải tạo những diện tích đất đai hoang hóa chưa sử dụng đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao số lượng cũng như chất lượng đất.
3.3.3. Giải pháp thị trường
Hành là cây ngắn ngày, cây có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng hành lá ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều địa phương sản xuất hành. Do có quá nhiều trung gian trong kênh tiêu thụ hành nên chênh lệch giá cả giữa người sản xuất và người tiêu dùng còn cao. Điều này làm xuất hiện hiện tượng ép giá. Do vậy:
- Chính quyền địa phương nên xây dựng kênh thông tin cho người dân về tình hình sản xuất, sự biến động giá cả của hành, để giúp người dân thuận tiện trong việc sản xuất và mua bán, tránh được tình trạng bị ép giá.
- Chính quyền địa phương cần có những giải pháp để phường Hương An trở thành là địa phương phát triển sản xuất rau an toàn nói chung và hành lá an toàn nói riêng với quy mô lớn và sau đó đăng ký nhãn mác, xây dựng thương hiệu hành lá Hương An, thúc đẩy nhanh việc ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Sở NN & PTNN, Sở Công thương Thừa Thiên Huế cần phải sử dụng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường trong nước để kịp thời cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cả, cân đối cung cầu, xu hướng tiêu thụ,..
- Các hộ trồng hành ở phường vẫn còn chưa liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nên còn chưa tạo ra được sức mạnh trong mặc cả. Vì vậy, cần có sự liên kết giữa các hộ trồng hành với nhau để tạo ra sự thống nhất trong giá bán và tăng khối lượng tiêu thụ.
- Các hộ trồng hành cũng nên chủ động tìm hiểu về thị trường, giá cả, nhu cầu tiêu thụ, trên cơ sở đó họ có thể điều chỉnh cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp.
Các hộ dân trồng hành cũng nên tổ chức các buổi mua bán, giới thiệu sản phẩm ở chợ của trung tâm thành phố Huế hoặc hệ thống siêu thị để tiếp cận hơn với người tiêu dùng.
3.3.4. Giải pháp về vốn
- Chính quyền địa phương nên hỗ trợ hơn nữa cho người dân phần nào về phân bón, thuốc BVTV đặc trị.
- Khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vay vốn, cần có chính sách
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
qua HTX... Cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn vay vốn, đặc biệt là khi người sản xuất gặp thời tiết không thuận lợi để người dân có thể đầu tư hơn nữa cho việc sản xuất hành như thêm lượng phân bón thúc.
- Hướng dẫn người dân có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cụ thể, hợp lý trước khi vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, tránh tình trạng thất thoát vốn và không có khả năng trả nợ.
3.3.5. Giải pháp về lao động
Tập trung, tăng cường công tác đào tạo tốt nguồn nhân lực trẻ hiện nay. Tổ chức dạy nghề, học nghề, hướng nghiệp cho các lao động trẻ, hạn chế hiện tượng
“chảy máu chất xám”. Tạo môi trường tốt để động viên đội ngũ trí thức, nhà khoa học, các doanh nhân con em Hương An trong và ngoài nước đóng góp trí tuệ, đầu tư vào phát triển mọi lĩnh vực.
Tham khảo các mô hình kinh tế giỏi, các chương trình “sinh ra từ làng”, “bạn của nhà nông” để mở rộng đầu tư vào tiềm lực hiện có của huyện nhà, thu hút nhân tài.
Đối với lực lượng lao động nông nghiệp hiện có, cần thường xuyên chăm lo công tác tập huấn kỹ thuật, khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
3.3.6. Giải pháp về khuyến nông, khoa học công nghệ
- Nhìn chung, trình độ kỹ thuật của những người dân trồng hành ở phường Hương An tương đối cao, đại đa số trồng hành dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Sự hỗ trợ của các tổ chức khuyến nông vẫn còn rất hạn chế. Do vậy, các tổ chức khuyến nông của xã, huyện, phòng nông nghiệp cần tăng cường tập huấn về biện pháp kỹ thuật, quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cách thức bón phân hợp lý cho người dân, tránh tình trạng người sản xuất chạy theo lợi nhuận mà không tuân thủ các quy định cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Cần nghiên cứu, áp dụng các cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, cơ khí hóa đến từng hộ nông dân nhằm tăng năng suất lao động và cải thiện việc làm cho người nông dân.
- Cho người dân tham quan, học tập các mô hình của các hộ sản xuất giỏi, khuyến khích học hỏi lẫn nhau giữa các hộ sản xuất, khuyến khích các hộ sản xuất giỏi hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ sản xuất kém hơn. Từ đó tạo ra được sự liên kết giữa những người trồng hành với nhau.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ