Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường hương an, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN

2.3. Hiệu quả sản xuất hành lá của hộ nông dân tại phường Hương An năm 2017…

2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất

Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất hành lá của các hộ điều tra như thế nào, tôi đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính. Năng suất hành là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất hành.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hành, nhưng do hạn chế của đề tài nên tôi chỉ đi sâu phân tích một số yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất hành, đó là: diện tích, giống, phân chuồng, phân đạm, lân, kali, thuốc BVTV, công lao động. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng mang tính định tính như khí hậu, thời tiết,…

Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng:

Y = β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3 + β4X4+ β5X5 + β6X6+ β7X7+ β8X8+ ui Trong đó:

Y: Năng suất lạc tính trên sào (kg/sào) β0: Hệ số tự do

X1: Diện tích đất trồng hành (sào) X2: giống (kg/sào)

X3: Lượng phân chuồng (kg/sào) X4: Lượng đạm (kg/sào)

X5: Lượng lân (kg/sào) X6: Lượng kali (kg/sào)

X7: Lượng thuốc BVTV (1000đ/sào) X8: Công lao động (công/sào)

Với độ tin cậy là 95%, sau khi thực hiện hồi quy ở phần mềm Excel ta có kết quả ở bảng 2.14 với ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất của các hộ điều tra sản xuất hành lá như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.14: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất của các hộ điều tra sản xuất hành lá năm 2017.

Chỉ tiêu Hệ số P-Val

Hệ số xác định 0,078 -

Hệ số tự do 584,346 0,000

1.Diện tích -1,987 0,570

2.Giống -0,180 0,907

3.Phân chuồng 0,462 0,094

4.Đạm -0,973 0,460

5.Lân 0,293 0,684

6.Kali 4,484 0,505

7.Thuốc BVTV -0,103 0,671

8.Công lao động -0,525 0,947

N: Số mẫu quan sát 60

(Nguồn: Số liệu xử lý và tính toán).

Mô hình có dạng:

Y = 584,346 – 1.987X1 – 0,180X2 + 0,462X3 – 0,973X4 + 0,293X5 + 4,484X6 0,103X7 – 0,525X6+ ui

Nhìn vào bảng ta thấy, hệ số R2=0,078 (hệ số xác định), điều này có nghĩa là các biến đưa vào mô hình giải thích được 7,78% sự biến động của biến phụ thuộc vào năng suất hành tính trên một sào của địa bàn nghiên cứu.

- Ảnh hưởng của diện tích đến năng suất

Kết quả ước lượng cho thấy, trong điều kiện các yếu tố không thay đổi, nếu tăng 1% diện tích đất thì năng suất thay đổi ngược chiều, tức là giảm 1,987%. Điều này cho thấy là việc tăng diện tích, mở rộng sản xuất không đúng cách cũng không làm tăng năng suất. Nếu ta tập trung vào sản xuất một diện tích nhất định thì sẽ có thời gian chăm sóc nhiều hơn, năng suất cũng tăng, còn nếu mở rộng diện tích nhiều nhưng mức độ rủi ro cao hơn cũng dẫn tới năng suất giảm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Ảnh hưởng của giống đến năng suất

Để năng suất cao thì việc lựa chọn giống cũng rất quan trọng. Một loại giống được gọi là tốt khi loại đó có các phẩm chất như cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp với nhiều loại đất…từ đó tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân. Ngược lại, giống kém thì có năng suất và phẩm chất kém, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Kết quả hồi quy cho thấy, giá trị P-val=0,907 là có ý nghĩa với độ tin cậy 95% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng lượng giống lên 1 đơn vị (%) thì năng suất lạc thay đổi ngược chiều 0,180 đơn vị (%).

- Ảnh hưởng của phân chuồng và phân vô cơ tới năng suất hành

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng không kém đến năng suất lúa, đây được xem là thức ăn mà người nông dân bón cho cây trồng.

+Phân chuồng: Phân chuồng là một trong những loại phân hữu cơ tốt cho cây hành. Phân hữu cơ có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất, điều hòa nhiệt độ ở phần góc cho cây…Với P-val=0,094 có nghĩa là với độ tin cậy là 95% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng lượng phân chuồng lên 1 đơn vị (%)thì năng suất hành sẽ thay đổi cùng chiều tương ứng 0,462 đơn vị (%).

+Đạm là nguyên tố quan trọng giúp cho hành phát triển. Đạm là thành phần quan trọng trong các chất hữu cơ rất cơ bản và cần thiết cho sự phát triển của cây. Bón đủ đạm cây sinh trưởng nhanh, tích lũy nhiều chất, dẫn đến năng suất và chất lựợng hành cao. Nhưng khi bón thừa đạm thì cũng ảnh hưởng đến năng suất của hành.

+Lân: có vai trò quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hành. Lân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của rễ giúp cho hành có thể hút các chất dinh dưỡng từ đất. Lân giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết như hạn hán, …

+Kali: đóng vai trò trong việc phát triển của cây hành, ngoài ra còn có vai trò trong việc vận chuyển các chất, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh.

Kết quả ước lượng cho thấy, khi cố định các yếu tố đầu vào thì nếu đầu tư thêm 1% lượng đạm nguyên chất thì năng suất lúa của các hộ sẽ giảm 0,973%. Nếu cố định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

các yếu tố đầu vào khác thì nếu đầu tư thêm 1% lượng lân nguyên chất thì năng suất hành sẽ tăng thêm 0,293%. Nếu cố định các yếu tố đầu vào khác thì nếu đầu tư thêm 1% lượng kali thì năng suất sẽ tăng thêm 4,484%.

Tuy nhiên việc tăng lượng phân bón không phải là vô hạn, không phải cứ tăng thêm phân bón thì năng suất sẽ tăng lên mà đến một ngưỡng nào đó thì việc bón thêm đạm, lân, kali sẽ không có tác dụng tích cực nữa, nó sẽ không tăng năng suất nếu ta bón thêm vượt quá ngưỡng sinh học của cây hành, thậm chí sẽ có tác dụng ngược lại.

- Ảnh hưởng của chi phí thuốc bảo vệ thực vật và ngày công lao động đến năng suất hành lá

Thuốc hóa học là một trong những yếu tố giúp giảm nguy cơ phá hoại của sâu bệnh, tăng năng suất. Tuy nhiên trong mô hình này, thuốc hóa học không có ý nghĩa thống kê, điều này do các hộ trồng hành đã không có thông tin chính xác dự báo dịch hại nên việc bón thuốc hóa học không có tác dụng gì, gây lãng phí và tăng chi phí.

Trong mô hình, công lao động có ảnh hưởng ngược chiều đối với năng suất hành. Tại mức trung bình, nếu các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1% chi phí công lao động thì sẽ làm giảm năng suất trung bình tương ứng 0,525%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường hương an, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)