Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường hương an, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp. Tính chất của đất đai quyết định lớn đến năng suất cây trồng. Đất đai bao gồm các loại chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

Chúng ta xem xét thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phường Hương An qua bảng 2.1 dưới đây.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương An năm 2017.

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1101,36 100,00

1 Đất nông nghiệp 839,77 76,25

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 446,07 40,50

- Đất trồng hành 60,00 5,45

- Đất trồng cây hằng năm khác 386,07 35,05

1.2 Đất lâm nghiệp 359,10 32,60

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 25,62 2,33

1.4 Đất nông nghiệp khác 8,98 0,82

2 Đất phi nông nghiệp 246,14 22,35

2.1 Đất ở 51,36 4,66

2.2 Đất chuyên dùng 104,73 9,51

2.3 Đất phi nông nghiệp khác 90,05 8,18

3 Đất chưa sử dụng 15,45 1,40

(Nguồn: UBND phường Hương An).

Đất nông nghiệp của phường Hương An được sử dụng chủ yểu cho sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất để sản xuất nông nghiệp chiếm diện tich cao nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp là 446,07 ha, chiếm 40,5%. Diện tích đất lâm nghiệp của xã có diện tích là 359,10 ha chiếm tỷ lệ 32,6% tổng diện tích đất nông nghiệp của phường. Đất nuôi trồng thủy sản là 25,62 ha chiếm 2,33%.

Trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng hành trên địa bàn phường lên đến 60ha. Việc diện tích đất trồng rau tiếp tục tăng lên thể hiện sư quan tâm của người dân đối với nghề trồng rau, cũng như hiệu quả kinh tế của nó mang lại cho địa phương nơi đây góp phần nâng cao đời sống của họ.

Hiện trạng sử dụng đất cho thấy tiềm năng đất đai của phường Hương An đang còn có thể khai thác, đặc biệt là đất chưa sử dụng. Cần có những biện pháp cải tạo để

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đưa vào phát triển cơ sở hạ tầng, các mục đích công cộng, phát triển khu trồng trọt hay trang trại chăn nuôi nhằm đưa phường phát triển theo hướng đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn.

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùng cũng như của từng quốc gia. Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao động cũng như cơ cấu lao động trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá được tình hình kinh tế của một vùng hay một quốc gia. Đối với một phường đồng bằng thì việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động như hiện nay là một việc cần phải được quan tâm chú trọng thường xuyên hàng năm. Số liệu bảng 2.2 cho thấy biến động về tình hình dân số của phường Hương An qua 3 năm (2015-2017).

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của phường Hương An 2015-2017.

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

I.Tổng số hộ Hộ 1595 1615 1629 +20 +1,25 +14 +0,87

1.Hộ NN Hộ 1276 1292 1303 +16 +1,25 +11 +0,85

2.Hộ PNN Hộ 319 323 326 +4 +1,25 +3 +0,93

II.Tổng nhân khẩu

Khẩu 6598 6645 6684 +50 +0,76 +39 +0,59

III.Tổng lao động Người 4948 4983 5013 +35 +0,71 +30 +0,60 1.Lao động NN Người 3216 3238 3258 +22 +0,68 +20 +0,62 2.Lao động PNN Người 1732 1745 1755 +13 +0,75 +10 +0,57 IV.Chỉ tiêu BQ

1.Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,14 4,11 4,10 -0,03 -0,72 -0,01 -0,24 2.Lao động/hộ Người/hộ 3,10 3,09 3,08 -0,01 -0,32 -0,01 -0,32

(Nguồn: UBND phường Hương An).

Năm 2017 dân số toàn phường là 6684 người, với 1629 hộ và 5013 lao động.

Bình quân mỗi hộ có 4,10 nhân khẩu và 3,08 lao động.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Dân số của phường có xu hướng tăng qua các năm. So với năm 2015, dân số 2016 là 6645 người, tăng 50 người so với năm 2015. Năm 2017 có dân số là 6684 người, tăng 39 người so với năm 2016.. Từ năm 2015 đến năm 2017, số lao động của phường có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, tuy nhiên cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt. Số lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng nhưng không nhiều. Năm 2015, số lao động nông nghiệp là 3216 người, đến năm 2016 là 3238 người, tăng 22 người so với năm 2015, có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2017 có số lao động nông nghiệp là 3258 người, tăng 20 người so với năm 2016. Số lao động phi nông nghiệp năm 2015 là 1732 người, đến năm năm 2016 là 1745 người tăng 13 người so với năm 2015. Năm 2017 có số lao động phi nông nghiệp là 1755 người, tăng 10 người so với năm 2016. Qua đó, các chỉ tiêu bình quân cũng giảm qua các năm.

Năm 2015, chỉ tiêu nhân khẩu/ hộ là 4,14, của năm 2016 là 4,11, giảm 0,03 so với năm 2015. Năm 2017, chỉ tiêu nhân khẩu/ hộ là 4,10, giảm 0,01 so với năm 2016. Chỉ tiêu lao động/ hộ năm 2015 là 3,10, của năm 2016 là 3,09, giảm 0,01 so với năm 2015. Năm 2017 có chỉ tiêu bình quân lao động/ hộ là 3,08, giảm 0,01 so với năm 2016.

Gần đây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện nhiều khu công nghiệp, nhà máy nên lao động nông nghiệp có xu hướng chuyển qua làm các ngành nghề khác như công nhân, thợ xây, buôn bán.

2.1.2.3. Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng

Muốn phát triển kinh tế thì xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, như vậy mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của một vùng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc giảm nghèo. Trong những năm gần đây hệ thống điện, đường, trường, trạm của phường đã được tỉnh, thị xã quan tâm đầu tư cụ thể là:

* Hệ thống đường giao thông: Hương An có khoảng 64km trong đó đường giao thông nông thôn là 24,6km và giao thông nội đồng là 39,4km, đến nay đã được đầu tư 20 km đường nhựa và bê tông xi măng, hiện nay đang đầu tư 5,2km đường bê tông các xóm, còn lại đã được cứng hóa cấp phối. Hệ thống đường giao thông được xây dựng và kiện toàn sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của phường, góp phần không nhỏ vào công cuộc giảm nghèo ở địa phương hiện nay.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

* Hệ thống điện: Hiện nay có 100% hộ dân trong phường được sử dụng điện lưới quốc gia, đặc biệt trong năm 2013 địa phương đã tự bỏ kinh phí đầu tư 7km đường điện chiếu sáng trên tuyến đường giao thông của phường từ đường tránh Huế về đến cầu Cổ Bưu trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng để cho người dân đi lại được thuận lợi hơn.

* Y tế - văn hoá. Phường Hương An có 01 trạm y tế và 04 y sĩ đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được quan tâm đúng mức, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm mạnh. Phường được công nhận phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế từ năm 2012 và duy trì đạt chuẩn cho đến nay. Phường có hệ thống đài truyền thanh kịp thời phổ biến nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Bên cạnh đó còn làm tốt việc tuyên truyền nội dung thông báo mùa vụ, dịch hại, sâu bệnh, công tác xóa đói giảm nghèo, giáo dục nếp sống văn hoá mới cho nhân dân.

* Hệ thống kênh mương thuỷ lợi: Căn cứ vào đặc điểm địa hình thực tế ở địa phương hệ thống kênh mương thủy lợi trong những năm qua được xây dựng và cải tạo và ngày càng hoàn chỉnh. Nguồn nước tưới của phường được cung cấp từ hói 7 xã và từ đập hồ Đập Cửa Lăng nhằm đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho cây lúa và các loại cây rau màu như hành, ngò…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá của các nông hộ tại phường hương an, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)