CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN
2.3. Hiệu quả sản xuất hành lá của hộ nông dân tại phường Hương An năm 2017…
2.3.2. Kết quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra tại phường Hương An
Năng suất và sản lượng là hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả sản xuất của hộ. Đạt được năng suất cao đồng nghĩa với việc hộ nông dân đã đầu tư các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, …một cách hợp lí. Dưới đây là bảng diện tích, năng suất, sản lượng các hộ điều tra năm 2017.
Bảng 2.8: Diện tích, năng suất, sản lượng các hộ điều tra năm 2017.
Chỉ tiêu ĐVT Bình quân hộ
Diện tích Sào 2,15
Năng suất Tạ/sào 6,30
Sản lượng Tạ 13,545
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018).
Qua bảng cho thấy, kết quả điều tra của 60 hộ, trung bình mỗi hộ có 2.15 sào đất trồng hành. Năng suất trung bình của hộ đạt 6.30 tạ/sào. Năm nay, do cuối năm có đợt bão lụt lớn nên làm sản lượng hành của bà con giảm, với sản lượng bình quân hộ 11, tạ, nhưng qua đó giá hành lá trong năm cũng có đợt tăng cao lên đến 30.000- 35.000 đồng/kg, làm cho mức giá trung bình trong năm khoảng 15.000-18.000 đồng/kg, nên thu nhập của bà con cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bà con cũng cần phải thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hành lá trong nội địa và tìm kiếm nhiều thị trường mới để thu nhập được cao hơn nữa.
2.3.2.2. Chi phí đầu tư sản xuất của các hộ điều tra
Chi phí cho sản xuất hành lá gồm có chi phí trung gian, chi phí tự có của gia đình, và khấu hao tài sản cố định. Trong đó, chi phí trung gian cho sản xuất hành lá gồm có phân vô cơ ( đạm, NPK, lân, kali), vôi, thuốc BVTV, thủy lợi phí, phí cày đất;
chi phí tự có bao gồm phân chuồng, giống, công lao động của gia đình. KHTSCĐ của các loại TLSX mà các hộ sản xuất đầu tư ban đầu như bình bơm thuốc, cuốc cào…
Chi phí đầu tư sản xuất được các hộ nông dân rất quan tâm, đầu tư như thế nào cho hợp lý, đúng yêu cầu mà mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với trồng hành, đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
các yếu tố đầu vào vật chất là hết sức cần thiết, phải làm sao để cân đối về mặt dinh dưỡng, hợp lý về tình hình đất đai, điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Bảng 2.9: Chi phí đầu tư sản xuất của các hộ điều tra năm 2017 (BQ/hộ).
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Cơ cấu (%)
I.Chi phí trung gian 1000đ 1468,95 36,64
1.Phân vô cơ 1000đ 445,27 11,11
-Đạm 1000đ 79,80 1,99
-Lân 1000đ 165,97 4,14
-Kali 1000đ 32,34 0,81
-NPK 1000đ 167,16 4,17
2.Vôi 1000đ 72,10 1,80
3.Thuốc BVTV 1000đ 166,58 4,15
4.Thủy lợi phí 1000đ 65,00 1,62
5.Thuê cày đất 1000đ 170,00 4,24
6. Công lao động thuê 1000đ 550,00 13,72
II.Chi phí tự có 1000đ 2492,39 62,16
1.Giống 1000đ 896,60 22,36
2.Phân chuồng 1000đ 59,79 1,49
3.Công lao động tự có 1000đ 1.536,00 38,31
III.KHTSCĐ 1000đ 48,08 1,20
Tổng chi phí 1000đ 4009,42 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra từ hộ, 2018).
Qua điều tra thấy được, tổng chi phí bình quân bỏ ra của một hộ tính trên 1sào/1 vụ là 4009,42 nghìn đồng trong đó chi phí trung gian là 1468,95 nghìn đồng chiếm 36,64 % bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật , tiền thủy lợi, tiền thuê công lao động trồng hành và chi phí khác; chi phí tự có của hộ gia đình là 2492,39 nghìn đồng chiếm 62,16 %.
Lao động thuê chiếm một khoản chi phí khá lớn trong tổng chi phí trung gian, do khi đến thời vụ trồng hành nguồn lao động gia đình không đáp ứng đủ khối lượng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
công việc hiện có, để đáp ứng kịp thời vụ để cây hành sinh trưởng và phát triển tốt đòi hỏi người nông dân phải thuê thêm lao động ngoài, chi phí thuê lao động ngoài là 550,00 nghìn đồng chiếm 13,72 % tổng chi phí. Tuy nhiên, ngoài việc phải thuê lao động ngoài thì người dân ở địa phương cũng áp dụng hình thức đổi công nên tiết kiệm được chi phí thuê lao động. Đối với phân bón, chi phí cho phân bón là 517,37 nghìn đồng chiếm 12,91 % tổng chi phí, trong đó nhiều nhất là phân vô cơ (đạm, lân, NPK, Kali...) là 445,27 nghìn đồng chiếm 11,11 %. Chi phí cho phân chuồng cũng tương đối nhiều nhưng nông dân tận dụng các sản phẩm của nông nghiệp của gia đình (chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò) để tạo ra phân chuồng nên tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Phân chuồng đóng một vai trò rất lớn trong việc tăng năng suất hành lá và đảm bảo chất lượng an toàn cho người tiêu dùng.
Do sản xuất hành bắt đầu từ những năm 1999 nên đến nay diện tích đất bị nhiễm sâu bệnh là rất lớn, đặc biệt là hành lá vào vụ hè-thu. Do đó đòi hỏi người nông dân phải bỏ ra một phần chí phí rất lớn để phòng trừ dịch bệnh, trung bình là 166,58 nghìn đồng chiếm 4,15 % tổng chi phí. Riêng đối với giống, do có kinh nghiệm sản xuất nên người dân chủ động trong vấn đề giống, giống tự có là 896,60 nghìn đồng chiếm 22,36 % tổng chi phí. Chiếm một phần lớn trong chi phí tự có chỉ sau giống đó là lao động gia đình, do đặc điểm số lượng lao động của các hộ sản xuất tương đối lớn cộng thêm khả năng sử dụng, khai thác hết tiềm năng nguồn lực sẵn có nên tiết kiệm được lao động thuê ngoài, lao động tự có của gia đình sử dụng vào sản xuất hành là 1536,0 nghìn đồng chiếm 38,31 % trong tổng chi phí. Bên cạnh chi phí trung gian và chi phí tự có còn có chi phí khấu hao tài sản cố định, nhưng do đặc điểm của sản xuất hành với quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất thủ công không cần đến nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ nên chi phí này rất nhỏ chỉ là 48,08 nghìn đồng chiếm 1,2 % trong tổng chi phí.
Như vậy, tuy có sự khác nhau về diện tích và nguồn lực nên chi phí đầu tư của các hộ cũng khác nhau nhưng mong muốn của người dân là hạn chế được tối đa chi phí đầu tư vào sản xuất, sử dụng triệt để các nguồn lực tự có trong gia đình góp phần làm giảm chi phí, tăng thu nhập .
2.3.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Mọi hình thức đầu tư cho sản xuất đều hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra kết quả và hiệu quả sản xuất cao nhất. Hiệu quả sản xuất phản ánh mặt chất của hoạt động sản xuất, nó biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất hành lá của các hộ điều tra năm 2017.
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1 Năng suất Kg/sào 630,17
2 Tổng giá trị sản xuất GO 1000đ 9461,83
3 Chi phí trung gian IC 1000đ 1468,95
4 Giá trị gia tăng VA 1000đ 7992,88
5 GO/IC Lần 6,44
6 VA/IC Lần 5,44
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018).
Qua bảng số liệu cho thấy, với năng suất là 630,17kg/sào và giá bán trung bình là 15,01 nghìn đồng/kg thì tổng giá trị sản xuất tính trên sào/lứa là rất cao 9.461,83 nghìn đồng, bình quân một sào hành một lứa hộ phải chi ra 1.468,95 nghìn đồng chi phí trung gian, sau khi trừ đi chi phí trung gian sẽ cho giá trị tăng thêm là 7.992,88 nghìn đồng, đây là một kết quả khá cao so với những cây trồng khác ở địa phương.
Qua đây, ta thấy được cây hành là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính của người dân phường Hương An.
Đối với chỉ tiêu GO/IC, đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí trung gian bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, bình quân trong 2017, hệ số này là 6,44 lần, hiệu suất này rất cao phản ánh sản xuất hành rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, chỉ tiêu VA/IC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Chỉ tiêu VA/IC bình quân năm 2017 là 5,44 lần có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư sẽ tạo ra 5,44 đồng giá trị gia tăng.
Tóm lại, hoạt động sản xuất hành trên địa bàn phường Hương An trong năm vừa qua đã đạt kết quả tốt. Việc sản xuất hành góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên để có kết quả cao hơn nữa, trong thời gian tới, người nông dân cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao kinh nghiệm và cách
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ