CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH LÁ CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN
2.3. Hiệu quả sản xuất hành lá của hộ nông dân tại phường Hương An năm 2017…
2.3.1. Tình hình cơ bản sản xuất hành lá của các hộ điều tra
2.3.1.1. Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2017
Để nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hành lá trên địa bàn nghiên cứu, 60 hộ đã được lựa chọn điều tra. Các hộ được chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tình hình chung của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây.
Trong hộ gia đình, mọi hoạt động sản xuất phần lớn phụ thuộc vào ý kiến của chủ hộ. Do vậy, chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh. Sản xuất nông nghiệp là hoạt động phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, mà thông thường kinh nghiệm được phản ánh thông qua tuổi tác và số năm trồng hành lá của hộ. Qua bảng số liệu cho thấy độ tuổi chủ hộ bình quân toàn vùng là 53,38 tuổi, số năm trồng hành bình quân của các hộ điều tra là 5,43, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và vẫn còn nằm trong độ tuổi lao động.
Bảng 2.5: Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2017.
STT Chỉ tiêu ĐVT BQC
1 Số hộ Hộ 60,00
2 Tuổi chủ hộ Năm 53,38
3 Trình độ học vấn chủ hộ Năm 8,83
4 Số nhân khẩu bình quân/hộ Người 4,97
5 Số lao động bình quân/hộ Người 4,43
6 Số lao động nông nghiệp bình quân/hộ Người 2,23
7 Số năm trồng hành bình quân/hộ Năm 5,43
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018).
Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn trong việc nhận thức và áp dụng tiến bộ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chủ hộ đa phần là cấp I, cấp II, và một số ít là cấp III. Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ của các hộ điều tra là 8,83. Đây cũng là điều khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại hiện nay.
Lực lượng lao động có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong quá trình canh tác, thu hoạch, mở rộng diện tích sản xuất. Qua quá trình điều tra thực tế cho thấy, hiện nay ở các hộ nông dân, chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp là các chủ hộ, lao động lớn tuổi trong nhà, còn con cái, lao động trẻ phần lớn làm các ngành nghề phi nông nghiệp như công nhân may mặc, chuyển đi các thành phố khác làm.
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2017
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Trong điều kiện canh tác còn lạc hậu như ở nước ta, đất đai là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định năng suất cây trồng. Với một diện tích cố định, mỗi hộ gia đình sẽ sử dụng khác nhau theo mục đích của mình. Bảng 2.5 cho thấy quy mô đất đai và mục đích sử dụng của các hộ điều tra.
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2017.
STT Loại đất ĐVT BQC Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích đất sử dụng m2 4070,67 100,00
1 Diện tích đất vườn, nhà ở m2 499,17 12,26
2 Diện tích đất trồng lúa m2 2129,20 52,31
3 Diện tích đất trồng đậu m2 367,00 9,02
4 Diện tích đất trồng hành m2 1075,30 26,42
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018).
Diện tích đất bình quân mỗi hộ sử dụng là 4070,67m2. Trong đó, diện tích đất trồng lúa bình quân mỗi hộ là 2129,20m2 chiếm tỷ lệ lớn nhất 52,31%, chứng tỏ sản xuất lúa vẫn rất quan trọng đối với địa phương. Tiếp đến là diện tích trồng hành với 1075,30m2bình quân mỗi hộ chiếm 26,42%. Tiếp đến là diện tích đất vườn nhà ở, diện tích trồng đậu chiếm tỷ lệ không lớn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Qua đây, ta thấy trồng lúa và trồng hành là hai hình thức sản xuất nông nghiệp chính ở mỗi hộ nông dân của phường Hương An.
2.3.1.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Trang thiết bị tư liệu sản xuất cũng là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ)
Loại TLSX Số lượng
(Chiếc)
Thành tiền (Nghìn đồng)
Số năm đã sử dụng (năm)
Bình phun thuốc 1,82 872,50 5,32
Cào cuốc 2,15 149,00 5,32
Tổng giá trị TLSX - 1021,50 -
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018).
Từ thực tế điều tra cho thấy, các hộ ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp thuần túy nên trang thiết bị còn đơn giản. Mặc khác, ở đây, các hộ nông dân thông qua các dịch vụ hợp tác xã như cày đất, kênh tưới thủy lợi nên cũng không cần nhiều tư liệu sản xuất. Nhìn vào bảng trên ta thấy, mỗi hộ bình quân có 1,82 bình phun thuốc với giá tiền 872,5 nghìn đồng/chiếc, có 2,15 cào cuốc với giá 149 nghìn đồng/chiếc.
Nhìn chung, diện tích sản xuất hành lá của các hộ nông dân ở đây chưa nhiều, nên tình hình trang bị tư liệu sản xuất còn thô sơ, lạc hậu.
2.3.1.4. Nguồn vốn của các hộ điều tra
Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Hành là cây trồng ngắn ngày, nên quá trình huy động và sử dụng vốn sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
Qua số liệu điều tra 60 hộ sản xuất hành cho thấy, nguồn vốn của các hộ điều tra 100%
là nguồn vốn tự có của gia đình. Do quy mô sản xuất chưa lớn, nhỏ lẻ nên chi phí của các yếu tố đầu vào chưa nhiều, nên các hộ gia đình đều tự túc nguồn vốn của mình.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ