Tại Việt Nam, trước thực trạng ô nhiễm tại các vùng nông thôn việc áp dụng cácphương pháp canh tác hữu cơ sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất và người tiêu dùng, giảm tì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI PHƯỜNG KIM LONG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN NGỌC THỦY TIÊN
Huế 05/2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI PHƯỜNG KIM LONG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
Trang 3Lời Cảm Ơn
Thành công nào cũng gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ, đùm bọc, quan tâm,
dù trực tiếp hay gián tiếp nhận được từ người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầuhọc tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè
Được sự đồng ý của trường Đại Học Kinh Tế Huế, Khoa Kinh tế & Phát triển,
dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Thanh Xuân em đã thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế về sản xuất rau hữu cơ tại phường Kim Long, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn đến TS Phạm Thị Thanh Xuân
đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế, Khoa Kinh tế vàPhát triển đã truyền đạt những kiến thức bổ ích để em có thể áp dụng vào thực tế Vàxin chân thành cám ơn UBND phường Kim Long, đặc biệt là các anh chị trong cơquan đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để em có thể đạt được những yêu cầu, mụctiêu đề ra và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách hiệu quả nhất
Bài khóa luận được thực hiện sau quá trình thực tế tại đơn vị thực tập và khibước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu thực tế trong nghiên cứu khoa học, kiến thức còn hạnhẹp nên trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những sai sót Và bản thân emcòn nhiều bỡ ngỡ trong những ngày đầu đi thực tế nhưng nhờ có sự giúp đỡ tận tìnhcủa bà con nông dân, các cô, chú cán bộ địa phương, đặc biệt là cô Trần Thị Đào đãtận tình quan tâm, chỉ bảo
Cho đến giờ phút này cơ bản em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu cuả mình vàđang hoàn thiện để chuẩn bị báo cáo Em hứa sẻ cố gắng học tập, nghiên cứu để khôngphụ lòng mong đợi của gia đình, thầy cô, bạn bè
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo và toàn thể các cô chú ở UBND phường Kim Long luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình.
Em xin chân thành cám ơn!
Huế, ngày tháng năm Sinh viên Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
3.2 Phương pháp phân tích thống kê 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Một số vấn đề lý luận về rau hữu cơ 4
1.1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn chất lượng của rau hữu cơ 4
1.1.1.1 Khái niệm 4
1.1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng rau hữu cơ 4
1.1.1.3 Sự khác nhau giữa rau an toàn và rau hữu cơ 8
1.1.2 Vai trò rau hữu cơ 9
1.1.3 Quy trình sản xuất rau hữu cơ 11
1.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ 12
1.2.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế 12
1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 12
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 51.2.1.2 Bản chất hiệu quả kinh tế 15
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ 16
1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ 18
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất 18
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 19
1.3 Cơ sở thực tiễn 19
1.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở một số nước 19
1.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ ỞPHƯỜNG KIM LONG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 24
2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của phường Kim Long 24
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
2.1.1.1 Vị trí địa lý 24
2.1.1.2 Địa hình 24
2.1.1.3 Thời tiết khí hậu 24
2.1.1.4 Tài nguyên 25
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25
2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 25
2.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động 27
2.1.3 Tình hình phát triểm kinh tế 28
2.1.4 Tình hình cơ sở hạ tầng 29
2.1.3 Đánh giá chung 29
2.1.3.1 Thuận lợi 29
2.1.3.2 Khó khăn 30
2.2 Tình hình sản xuất rau hữu cơ ở phường Kim Long 30
2.2.1.Tình hình sản xuất 30
2.2.2 Chủng loại rau hữu cơ 31
2.3 Tình hình sản xuất rau hữu cơ của các hộ điều tra 32
2.3.1 Đặc điểm chung của các hộ điều tra 32
2.3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của hộ 33
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.3.3 Lịch thời vụ sản xuất rau hữu cơ 35
2.3.5 Tình hình đầu tư sản xuất rau hữu cơ của hộ điều tra 38
2.3.6 Kết quả và hiệu quả sản xuất rau hữu cơ 43
2.3.7 So sánh hiệu quả sản xuất rau hữu cơ với rau truyền thống tại phường Kim Long 49
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau hữu cơ 52
2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai 52
2.4.2 Ảnh hưởng mức độ đầu tư tới kết quả sản xuất rau hữu cơ 54
2.5 Tình hình tiêu thụ rau hữu cơ 55
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 59
3.1 Định hướng phát triển 59
3.2.Giải pháp 60
3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật 60
3.2.2 Giải pháp quy hoạch và sử dụng đất 61
3.2.3 Giải pháp thị trường 61
3.2.4 Giải pháp về vốn đầu tư cho sản xuất rau hữu cơ 62
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1.Kết luận 63
2.Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
HQKT: Hiệu quả kinh tế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của phường Kim Long giai đoạn 2015-2017 26
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường Kim Long giai đoạn 2015-2017 27
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của phường Kim Long 31
Bảng 4: Tình hình chung của hộ sản xuất rau hữu cơ 32
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng rau hữu cơ của hộ 33
Bảng 6: Chi phí sản xuất rau và rau hữu cơ 39
Bảng 7: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau hữu cơ 44
Bảng 8 : Giá bán, năng suất giữa các phương pháp sản xuất 50
Bảng 10: Ảnh hưởng của mức độ đầu tư tới kết quả sản xuất RHC của hộ 55
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Lịch thời vụ sản xuất rau hữu cơ 36
Sơ đồ 2 Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ 57
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Kim Long là một phường có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nóichung và sản xuất rau nói riêng Hòa mình cùng với sự thay đổi và phát triển sản xuấtcủa thị trường, các hộ nông dân cùng với ủy ban phường Kim Long đã áp dụng môhình sản xuất mới trong việc sản xuất rau Đó là mô hình sản xuất rau theo phươngpháp hữu cơ Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế về sản xuất rau hữu cơ tạiphường Kim Long, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng sảnxuất rau hữu cơ tại phường Kim Long Từ đó, tìm ra những biện pháp để nâng caonăng suất, hiệu quả sản xuất cho người dân, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế củađịa phương và sử dụng đất bền vững
Nội dung nghiên cứu chính là hiệu quả kinh tế sản xuất RHC tại phường KimLong Từ việc điều tra các hộ sản xuất RHC trên địa bàn phường để đưa ra kết quả nhưmong muốn đối với đề tài nghiên cứu Quá trình làm bài, biết được tình hình sản xuấtRHC ban đầu của các hộ gặp khá nhiều khó khăn và trở ngại Nhưng các hộ vẫn kiêntrì, cố gắng nên đã đạt được kết quả khá tốt Chất lượng và số lượng RHC ngày càngtăng Các hộ đã học hỏi, vận dụng những kiến thức, kỹ thuật học từ lớp tập huấn,chuyến tham quan thực tế ở một số tỉnh khác và áp dụng thành công các yêu cầu trongqui trình sản xuất RHC Được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và Trung tâmHành động vì sự phát triển đô thị (ACCB) tại Huế, sản lượng, năng suất sản xuất ngàycàng tăng Bên cạnh đó, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng nhiều nên địaphương cũng khuyên khích các hộ mở rộng quy hoạch sản xuất RHC
Để thực hiện đề tài, ngoài các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được trong quátrình thực tập, tôi còn tham khảo một số tài liệu trên internet và các khóa luận đã thựchiện trước đó Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để làm đề tài bao gồm:phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phương phápđiều tra phỏng vấn hộ nông dân và phương pháp chuyên gia tham khảo
Qua quá trình nghiên cứu, cho thấy đây là mô hình khá mới đối với tỉnh ThừaThiên Huế nên vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: thị trường tiêu thụ, sản lượngkhông ổn dịnh, Quá trình sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Vìvậy, cần đưa ra các giải pháp, kiến nghị để cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất RHC
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Rau xanh là một phần không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình vàcùng với đó nhu cầu sử dụng rau sạch luôn là vấn đề thiết yếu và được tất cả những bà nộitrợ quan tâm Vì vậy, sản xuất RHC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong sửdụng rau sạch, không có hóa chất độc hại nhằm bảo vệ sức khỏe Rau hữu cơ là tên gọicủa các loại rau được sản xuất theo phương pháp tự nhiên và không gây hại đến môitrường, nguồn nước Sản phẩm RHC an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng do
tuyệt đối không sử dụng: thuốc trừ sâu hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng
trưởng, phân bón hóa học NPK, giống biến đổi gen (MGO), hóa chất bảo quản
Tại Việt Nam, trước thực trạng ô nhiễm tại các vùng nông thôn việc áp dụng cácphương pháp canh tác hữu cơ sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất
và người tiêu dùng, giảm tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước do không sử dụng hóachất Ở Việt Nam, nhiều mô hình sản xuất RHC đã được áp dụng rộng rãi và mang lạihiệu quả kinh tế cao Ở miền Bắc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn là vùng RHC đầutiên của Hà Nội với diện tích sản xuất 36 ha, cung cấp cho thị trường Hà Nội từ 500 -
700 tấn rau sạch mỗi năm, với hơn 40 chủng loại rau, củ các loại Sản phẩm RHC ở xãThanh Xuân còn được xuất sang Pháp, Đức với sản phẩm rau gia vị và bí xanh Manglại nguồn thu nhập cao từ đó giúp các hộ cải thiện đời sống Ở phường Xuân Thọ, tỉnhLâm Đồng, thành phố Đà Lạt của miền Nam có diện tích sản xuất rau hữu cơ khoảng5ha với 150 chủng loại rau, củ các loại cung cấp cho các thành phố như Đà Nẵng, HồChí Minh,…và được xuất khẩu sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng Ởmiền Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An tập đoàn TH cũng đang áp dụng tiêuchuẩn hữu cơ quốc tế của Mỹ và châu Âu tại trang trại rau FVF với vùng rau gồm 37loại rau được trồng trên diện tích 14,7ha Doanh nghiệp này đã gặt hái những thànhtựu khi được Control Union cấp chứng nhận hữu cơ USDA-NOP và EC 834/2007 cho
37 loại rau sạch và 5 loại thảo dược của TH Và còn rất nhiều tỉnh, thành phố có môhình trồng rau theo hướng hữu cơ Qua đó, cho thấy sản xuất rau hữu cơ đang pháttriển rất tốt
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung vàsản xuất rau nói riêng Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhiều vùng sản xuấtrau, rau an toàn tại các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Hương Trà,… Bên cạnh pháttriển rau an toàn , trước nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm, tỉnh ThừaThiên Huế đã hoàn thành một số vùng sản xuất RHC ở thị xã Hương Thủy, phườngKim Long.
Tại phường Kim Long, hoạt động sản xuất RHC được bắt đầu thực hiện từ đầunăm 2016 với 2 hộ sản xuất và diện tích 2.050 m2 Qua thời gian sản xuất, thấy đượchiệu quả sản xuất RHC mang lại khá lớn nên phường đã mở rộng qui mô sản xuất.Hiện nay, phường có 8 hộ tham gia sản xuất với diện tích là 5.000 m2, tổng sản lượng10,8 tấn/ 1 năm mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ
Để thấy rõ hiệu quả sản xuất RHC, hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động nhằmtìm ra các giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau hữu cơ Xuất phát từ thực tế đó, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ tại phường Kim
Long, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau hữu cơ
- Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ của các hộ nông dân ở phườngKim Long
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau hữu cơcho các hộ nông dân ở phường Kim Long, thành phố Huế
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội,hoạt động sản xuất rau hữu cơ của phường Kim Long được thu thập từ UBND phường
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13Kim Long Ngoài ra còn có những tài liệu liên quan đến RHC và hiệu quả sản xuất RHC
từ bài báo cáo chuyên ngành, luận văn của các khóa trước và các nguồn trên internet
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Mô hình sản xuất RHC xuất hiện ở tỉnhThừa Thiên Huế vào cuối năm 2015 với 2 hộ sản xuất Tính đến thời điểm hiện nay đã
có 8 hộ tham gia sản xuất với diện tích từ 500 m2 đến 1200 m2 Và với quy mô sảnxuất chưa nhiều nên tôi tiến hành điều tra toàn bộ các hộ nông dân sản xuất
Các thông tin sơ cấp về hoạt động sản xuất RHC được thu thập thông qua điềutra khảo sát trực tiếp hộ nông dân theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn với những nộidung liên quan bao gồm: những thông tin về chủ hộ, thực trạng sản xuất RHC, hiệuquả sản xuất RHC và phỏng vấn về thuận lợi, khó khăn
3.2 Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp so sánh, số tương đối, số tuyệt đối
3.3 Phương pháp chuyên gia tham khảo
Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa phương, các chủ hộ sản xuất nông nghiệp,…
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là hiệu quả sản xuất rau hữu cơ
- Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ của các hộ nông dân
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số vấn đề lý luận về rau hữu cơ
1.1.1 Khái niệm và tiêu chuẩn chất lượng của rau hữu cơ
1.1.1.1 Khái niệm
Khái niệm rau hữu cơ
Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên ( Không bónphân hoá học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không phun thuốc kích thích sinhtrưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen)
Người trồng rau hữu cơ được đào tạo chuyên sâu về cách trồng, chăm sóc và bảoquản rau, Đất trồng và nguồn nước tưới được lựa chọn không bị ô nhiễm bởi các kimloại nặng (thủy ngân, asen ), không bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ởgần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý)
Các yêu cầu chất lượng của rau hữu cơ
- Về hình thức bên ngoài: rau hữu cơ nhìn bề ngoài còi hơn các loại rau trồngtheo phương pháp khác Kích thước rau cũng không hoàn toàn đồng đều
- Về cảm nhận khi ăn: rau hữu cơ khi ăn thấy ngọt, đậm, nhiều nhựa hơn Thấy
“vị rau” nhiều hơn hẳn, cảm giác như ăn rau rừng mọc tự nhiên
1.1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng rau hữu cơ
Tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ của Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế
(IFOAM)
Từ thập niên 70 các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sỹ,… bắt đầu xây dựng Tổ chứcNông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), đến nay đã có trên 100 nước và trên 1000 tổchức tham gia IFOAM Từ đó IFOAM đã lập ra các tiêu chuẩn cơ bản cho nôngnghiệp hữu cơ và chế biến Gồm 24 tiêu chuẩn :
1 Cấm sử dụng các loại phân bón hóa học
2 Cấm sử dụng chất hóa học bảo vệ thực vật
3 Cấm sử dụng các loại hoóc môn tổng hợp (thuốc kích thích)
4 Cấm sử dụng các loại thiết bị bình phun sử dụng trong ruộng truyền thốngĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15cho ruộng hữu cơ.
5 Các dụng cụ nông nghiệp sử dụng trong canh tác truyền thống phải được làmsạch trước khi đem sử dụng cho ruộng hữu cơ
6 Người nông dân phải ghi chép tất cả vật tư đầu vào của trang trại
7 Cấm sản xuất song song: cây trồng ở ruộng hữu cơ phải khác cây trồng ởruộng truyền thống
8 Nếu ruộng bên cạnh sử dụng các chất bị cấm thì ruộng hữu cơ phải có vùngđệm để ngăn cảm sự ô nhiễm hóa học Cây trồng hữu cơ phải cách vùng đệm ít nhấtmột mét
9 Nếu có sự ô nhiễm xảy ra qua đường không khí, thì cần phải có một loại câytrồng để tránh sự xâm nhiễm qua đường phun Cây trồng ở vùng đệm bắt buộc phảikhác với cây trồng hữu cơ Nếu ô nhiễm xảy ra theo đường nước thì phải có bờ đấthoặc mương rãnh để ngăn sự ô nhiễm chảy qua
10 Cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ
11 Cây trồng ngắn ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 12 tháng Cây trồngngắn ngày được gieo hạt sau giai đoạn chuyển đổi có thể được cấp chứng nhận là câytrồng hữu cơ
12 Cây trồng dài ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng Cây trồngdài ngày được gieo hạt sau giai đoạn chuyển đổi có thể được cấp chứng nhận là câytrồng hữu cơ
13 Cấm sử dụng tất cả các loại vật tư đầu vào trang trại có chứa sản phẩm biếnđổi gen
14 Trong điều kiện cho phép, nên sử dụng hạt giống và nguyên liệu thực vật hữu cơ
15 Cấm sử dụng thuốc BVTV để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng
16 Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại khác nhau như phân ủ, phân xanh
và các chất khoáng khác có nguồn gốc tự nhiên
17 Cấm đốt thân cây, cành lá, rơm rạ
18 Cấm dùng phân tươi, phân bắc (phân người)
19 Việc mua phân gia cầm (vịt, gà,…) chỉ mua phân gia cầm được nuôi ở cáctrang trại gia cầm chăn thả tự nhiên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 1623 Cấm sử dụng các loại thuốc diệt sinh vật hại trong kho chứa sản phẩm.
24 Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và thảo dược đã được phê chuẩn
Tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam
Các tiêu chuẩn PGS cơ bản, theo Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biếncác sản phẩm hữu cơ 10TCN 602-2006 được Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hànhngày 20 tháng 12 năm 2006:
1 Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch,không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCNV
5942 – 1995)
2 Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm nhưcác nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giaothông chính…
3 Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hoá học trong sản xuất hữu cơ
4 Cấm sử dụng các loại thuốc BVTV hoá học
Trang 17ruộng bên cạnh Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (1 m).Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây đượctrồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm Loại cây trồng trong vùngđệm là loại cây khác với cây trồng hữu cơ Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đườngnước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nướcbẩn tràn qua.
11 Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹnmột vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch có thể bán như sản phẩm hữu cơ
12 Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹnmột vòng đời từ khi kết thúc vụ thu hoạch trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụtiếp theo có thể được bán như sản phẩm hữu cơ
13 Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs
14 Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ có sẵn Nếu không cósẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được
xử lý bằng thuốc BVTV hoá học trước khi gieo trồng
15 Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống
16 Cấm sử dụng phân người
17 Phân động vật đưa vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi sử dụng
18 Cấm sử dụng phân ủ làm từ rác thải đô thị
19 Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng ô nhiễm đất
20 Túi và các vật dụng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mớihoặc làm sạch Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh táchữu cơ
21 Thuốc BVTV trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho cấttrữ sản phẩm hữu cơ
22 Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã đăng ký và được chấp thuận
Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã ban hành các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia tiêuchuẩn 10TCN 602-2006 áp dụng đối với sản xuất theo hình thức hữu cơ áp dụng làmquy chiếu cho các nhà sản xuất, chế biến và những người khác quan tâm đến các sảnphẩm hữu cơ dành cho thị trường trong nước
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 181.1.1.3 Sự khác nhau giữa rau an toàn và rau hữu cơ
Đất
- Được quy hoạch thành vùng và được trồng một vùng đệm thích
hợp để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài
- Đất trồng được xét nghiệm đảm bảo không ô nhiễm bởi kim loại
nặng và các hóa chất độc hại khác Được kiểm soát, độ màu mỡ
của đất ngày càng được cải thiện và duy trì
- Được quy hoạch thành vùng, có thể được cơ quan chức năng địaphương lấy mẫu xét nghiệm
- Khó kiểm soát, có nguy cơ bị ô nhiễm cao
Nước
- Lấy từ giếng khoan hoặc đào Được xét nghiệm để đảm bảo
nguồn nước đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ
- Được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo nguồn nước tưới
không bị nhiễm hóa chất và kim loại nặng
- Lấy từ sông, hồ, ao, suối hoặc giếng khoan Có thể được cơquan chức năng tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm
- Khó kiểm soát được nguy cơ ô nhiễm tiềm tàng.
Dinh
dưỡng
- Không được phép sử dụng phân hóa học, các chất kích thích
sinh trưởng và các sản phẩm biến đổi gen Chỉ được sử dụng
đầu vào hữu cơ
- Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng một cách tự nhiên
theo nhu cầu của cây trồng thông qua tiến trình hoạt động của
Bảo vệ
thực vật
- Không được phép sử dụng thuốc BVTV hóa học, các biện
pháp sinh học tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh
- Kiểm soát tốt, đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật tồn
dư trong rau
-Được phép sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa chất có trong danh mụccho phép của bộ nông nghiệp với thời gian cách ly nhất định
- Khó kiểm soát và nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩmcao
Chất
lượng
- Cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, thời gian sinh trưởng
dài hơn so với sản xuất thông thường nên tích lũy được nhiều
dinh dưỡng
- Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin cao
- Bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển nhanh để tăng năng suất.Tích lũy được ít dinh dưỡng do thời gian sinh trưởng bị rút ngắn
- Rau có hàm lượng chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin thấp, trữnhiều nước
Giám sát Kiểm soát và truy xuất được nguồn gốc, có thể quy trách
nhiệm tới từng cá nhân Có xử phạt nghiêm minh
Không có giám sát, không có khả năng quy trách nhiệm tới từng
cá nhân
Năng suất Thấp hơn 25%-40% so với sản xuất thông thường. Năng suất cao
(Nguồn: http://vietnamorganic)ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 191.1.2 Vai trò rau hữu cơ
Về giá trị dinh dưỡng:
- Thực phẩm hữu cơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn các loại thựcphẩm khác
+ Tỷ lệ hợp chất chống oxi hoá trong trái cây và rau quả hữu cơ ≥ 40% so vớiloại bình thường (theo các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh quốc )
+ Chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm…)
- Rau chứa không nhiều hàm lượng đạm và chất béo không đáng kể, tuy nhiênchúng cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu như muối khoáng có tính kiềm,các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đườngtan trong nước và lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho tiêu hóa và phòng chống các vấn
đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy
- Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như cácloại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit,chất xơ, Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô.Trong chất khô lượng cacbon rất cao Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượngđường chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làmtăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá nănglượng của các mô tế bào
- Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, cácxenlulozo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về timmạch áp huyết cao Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật nhưLinunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệuđối với cơ thể
- Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người Theo tính toán củacác nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi ngườitrên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90-110kg/người/năm Rau cung cấpcho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muốikhoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ Giá trị dinhdưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20thành phần cacbon Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thôngcủa máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào.
- Nhu cầu vitamin và muối khoáng của con người hầu như được cung cấp qua rautươi Các loại rau chúng ta thường dùng hầu như đều giàu các loại vitamin , trong đóvitamin A và vitamin C, đây là những vitamin hầu như không có hoặc chỉ có rất íttrong thức ăn động vật Bên cạnh đó thì các Vitamin nhóm B trợ giúp sản sinh nănglượng và điều tiết sự trao đổi nhiệt lượng, chống mệt mỏi Rau chứa các chất khoángchủ yếu như Canxi, Sắt, Photpho là thành phần cấu tạo của xương và máu Các chấtkhoáng trong rau tươi cũng rất dồi dào Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềmnhư kali, canxi, magiê, những chất cần thiết để duy trì độ pH ổn định Rau có nhiềudạng kali như kali cacbonat, muối kali và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịchtiêu hoá Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của đạm, do đó có tác dụnglợi tiểu Canxi duy trì chức năng bình thường của cơ, xương hệ thần kinh, Kẽm cầnthiết cho sự sinh trưởng, Những chất khoáng này có tác dụng trung hòa độ chua do
dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc
Tóm lại, rau đóng vai tò đặc biệt trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình và raurất tốt cho sức khỏe của chúng ta Tuy nhiên điều quan trọng là rau phải đảm bảo hợp
vệ sinh an toàn, không chứa dư lượng của các chất hóa học độc hại gây nguy hiểm đếnsức khỏe người tiêu dùng
Về kinh tế: sản xuất RHC giúp phát huy thế mạnh của vùng, tăng thêm nhunhập cho bà con nông dân Đồng thời, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, sửdụng có hiệu quả nguồn nhân lực
- Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm
Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng tươi,muối, làm tương, sấy khô, xay bột công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, ),công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, cà chua ), công nghiệp sản xuất nước giải khát (càchua, cà rốt ), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hươngliệu (ớt, tiêu ) Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa
- Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt
Rau được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinhĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21trưởng ngắn và có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồngchủ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo cho nông dânViệt Nam Mặt khác, rau có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồngxen hay gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sửdụng đất Trồng rau có hiệu quả cao hơn so với các cây trồng khác về khả năng khaithác năng suất/1 đơn vị diện tích/1 đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm sinh trưởng
và phát triển nhanh trong một thời gian ngắn
Về y học: Một số loại rau có khả năng làm thuốc, làm dược liệu quý dể chữa bệnh
Về xã hội: Các mô hình trồng RHC ngày càng được phát triển, nên diện tíchgieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng Đã góp phần làm tăng thu nhập cho ngườidân và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Việc quy hoạch diện tích để trồngRHC tạo nên niềm tin vào thực phẩm sạch của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng
để cạnh tranh với các nước trong khu vực và xa hơn là hướng ra xuất khẩu
Qua đó, cho thấy được tầm quan trọng của RHC trong đời sống, cần phải chútrọng đến việc mở rộng diện tích, tăng năng suất, sản lượng để có thể đáp ứng nhu cầungày càng nhiều của xã hội
1.1.3 Quy trình sản xuất rau hữu cơ
Bước 1: Lựa chọn nơi sản xuất
Khu vực sản xuất trồng RHC phải an toàn tuyệt đối về nguồn đất, nước theo quyđịnh của bộ nông nghiệp Không bị ô nhiễm bởi các rác thải, hóa chất từ nhà máy,bệnh viện, nghĩa trang và nước thải sinh hoạt của con người
Bước 2: Tạo vùng đệm cách ly
Tạo vùng cách lý riêng trồng cây, tránh bị xâm nhiễm ô nhiễm từ bên ngoài, câycối có thể phát triển bình thường ko bị tác động nhiều từ môi trường
Bước 3: Ủ phân hữu cơ
Phân hữu cơ được ủ nóng sẽ làm tăng tối đa các chất hữu cơ làm cho đất phụchồi và duy trì độ phì nhiêu Đất tốt sẽ cho cây trồng tốt và mạnh khỏe có khả năng chịusâu bệnh, thời tiết
Bước 4: Xử lý đất trồng cây
Đất trồng được xử lý bằng cách cho phơi nắng mặt trời hoặc sử dụng các côngĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22nghệ từ chế phẩm vi sinh nhằm mục đích tiêu diệt hết các nguồn bệnh có trong đấttrước khi gieo trồng.
Bước 5: Trồng rau và chăm sóc
Trồng luân canh, xen canh các cây họ đậu cùng nhiều loại cây khác trên cùngluống để đa dạng sinh học, điều hòa hệ thống sinh thái trong nơi trồng Tưới nước bìnhthường không pha hoặc dùng các chất kích thích tăng trưởng cho cây
Bước 6: Quản lý chống lại dịch hại
Sử dụng thuốc trừ sâu loại sinh học hoặc thảo mộc để chống sâu bệnh Làm cỏbằng tay không phun các loại thuốc diệt cỏ hay thuốc hóa học
Bước 7: Thu hoạch và sơ chế
Rau hữu cơ sau khi thu hoạch được sơ chế rửa sạch bằng nước sạch đảm bảo Đểriêng sản phẩm không để lẫn với các sản phẩm thông thường Chấp nhận thiệt hại tối
đa 10% sâu bệnh khi không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa học
1.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ
1.2.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả là kết quả mong muốn, kết quả mà con người mong đợi và hướng tới
Do nguồn tài nguyên có giới hạn nhưng nhu cầu của con người ngày càng cao nênngoài việc đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất còn phải đánh giá chất lượng cáchoạt động kinh doanh tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất lượng của hoạt động kinhdoanh chính là một nội dung đánh giá hiệu quả Việc đáp ứng nhu cầu của con người,bảo tồn tài nguyên và nguồn lực để phát triển bền vững chính là bản chất của hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh
tế Theo ngành thống kế thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện của sựtập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh mức độ khai thác các nguồn lực và chiphí các nguồn lực trong quá trình sản xuất Nâng cao hiệu quả kinh tế là một điều tấtyếu trong mọi nền sản xuất xã hội, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phát triển theo haichiều là chiều rộng và chiều sâu Phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lựcvào sản xuất, tăng đầu tư chi phí về vật chất, lao động, kỹ thuật,… Phát triển theochiều sâu là việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồnlực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- HQKT là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra,
nó được thể hiện bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận, tính trên lượng chi phí bỏ ra
Từ định nghĩa về HQKT như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quảkinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằmđạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định
Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phùhợp Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, phản ánhmối tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính trongmột chu kỳ sản xuất Do đó muốn xác định HQKT thì phải tính toán đầy đủ các lợi ích
và chi phí bỏ ra Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập Chi phí bỏ
ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, laođộng, nguyên nhiên liệu, vốn, Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi phí
bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạtđược và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tiền vốn, nguyên liệu, ) để đạt đượckết quả đó
Công thức:H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả đạt được
C là chi phí bỏ raQuan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được mộtđơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả Trên cơ sở đó người ta xemxét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, cácđịa phương khác nhau trong một thời điểm xác định
- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăngthêm với chi phí tăng thêm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Công thức: H = ∆Q/∆C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
∆Q là phần tăng lên của kết quả
∆C là phần tăng lên của chi phíQuan điểm này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu
tư thêm mang lại là bao nhiêu Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá trìnhsản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận
- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và sản xuất.Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm củakết quả và phần tăng thêm của chi phí
Công thức: H = %∆Q/%∆C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
∆Q là phần tăng thêm của kết quả
∆C là phần tăng thêm của chi phíQuan điểm thứ ba được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, HQKT đượcxác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêmcủa chi phí bỏ ra Nó xác định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay
là một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả tăng thêm
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh doanh,điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vịsản xuất trong từng giai đoạn phát triển nhất định Tuy nhiên, mọi quan điểm vềHQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khốilượng sản phẩm tối đa
Tóm lại, HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân phối Điều này cho chúng ta thấy rằng cả hai yếu tố giá trị và hiện vậtđều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh.Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả:Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào.Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuấtđem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sảnphẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồngchi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tínhđến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Hay còn có nghĩa làcác yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồnlực Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổthì khi đó sản xuất mới đạt được HQKT Nếu xét trên phương diện so sánh thì HQKT
là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra Mộtphương án hay một giải pháp kỹ thuật, quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương
án đạt được sự tương quan tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
Thực chất khái niệm HQKT là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinhdoanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng củacác hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận
1.2.1.2 Bản chất hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quanđiểm khác nhau nhưng đều thống nhất bản chất chung của nó Người sản xuất muốn cólợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực,vốn… Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinhdoanh với chi phí bỏ ra thì có HQKT Sự chênh lệch này càng cao thì HQKT càng lớn
và ngược lại
Bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động
xã hội Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt củamột vấn đề kinh tế Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liềnvới quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động vàquy luật tiết kiệm thời gian
Tóm lại, bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triểnĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọithành viên trong xã hội.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ
Nhân tố tự nhiên
- Điều kiện địa lý: Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệpnói chung và ngành sản xuất RHC nói riêng Sản xuất được tiến hành trên quy mô đấtđai rộng lớn, mỗi vùng đều gắn với mỗi điều kiện khí hậu khác nhau và phù hợp vớimỗi loại cây trồng nhất định
- Điều kiện đất đai: Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nôngnghiệp, nó gắn liền với mỗi vùng và tập tính canh tác của người dân trên vùng đó Đấtđai được phân thành nhiều loại, mang giá trị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong đấtgiữa các vùng cũng khác nhau, phù hợp với mỗi loại cây trồng nhất định Nước ta đadạng về tài nguyên thiên nhiên, ở trình độ kinh tế hiện nay thì đất đai vô cùng quý giá
và quan trọng Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nhờ đó mà nước ta có rấtnhiều thuận lợi trong sản xuất RHC
- Điều kiện khí hậu: Là yếu tố quyết định cho sản xuất nông nghiệp nói chung vàsản xuất RHC nói riêng Cần phải phân tích những yếu tố cơ bản của khí hậu như:nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, không khí… Đánh giá mức độ ảnh hưởng đếntừng loại cây trồng cụ thể đưa ra phương án sản xuất phù hợp
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có pha trộn tính chất ôn đới nhất là miềnBắc và được trải rộng trên bốn vùng rộng lớn: trung du, đồng bằng, miền núi và venbiển Đặc điểm đó đã mang lại nhiều thuận lợi như: lượng mưa hàng năm lớn cung cấpnước tưới cho sản xuất, khí hậu thuận lợi giúp cho việc đa dạng hóa các loại cây trồng.Đồng thời cũng gây rất nhiều khó khăn như: lũ lụt gây ngập úng trên diện rộng, mùanắng khô hạn thiếu nước ngọt trong sinh hoạt và sản xuất Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnhphát sinh và phát triển gây tổn thất cho mùa màng Bên cạnh đó, mỗi mùa chỉ có một
số loại rau nhất định nên vấn đề đặt ra là sản xuất RHC cả mùa vụ và trái vụ
Nhân tố kinh tế - xã hội
- Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất Nước ta làmột nước đông dân, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng đó
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27cũng là vấn đề trở ngại cho sự phát triển tìm kiếm việc làm đòi hỏi sự phân phối laođộng một cách hớp lý nhất Nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung phần lớn ở vùngnông thôn, làm thế nào để tận dụng triệt để và tối đa các lợi thế vào trong sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng là điều hết sức quan trọng trong việcphát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
- Vốn là một phần không thể thiếu trong sản xuất, thể hiện nguồn lực mức độ đầu
tư vào trong sản xuất như thế nào Nhà nước phải có các chính sách ưu đãi hỗ trợ chongười nông dân từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Trên thực tế cho thấyvốn trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vốn tự có của gia đình, hay đi vay các tổchức, ngân hàng có chính sách ưu đãi Nhà nước cần có các chính sách đầu tư vốnngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc các hình thức cho vayvốn ưu đãi khác nhau tạo điều kiện cho người nông dân phát triển các mô hình sảnxuất RHC
- Thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối hoạt động sản xuất và kinh doanh củacác cơ sở sản xuất kinh doanh RHC
Nhu cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực.Thu nhập tăng nhu cầu RHC cũng tăng lên, khi thu nhập tăng người tiêu dùng càng chú ýchăm lo sức khỏe của mình, vì vậy thị trường RHC ngày càng được mở rộng
Cung về RHC hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Sản xuấtcòn mang quy mô nhỏ lẻ chủ yếu là hộ gia đình chưa đáp ứng đủ và kịp thời các nhucầu lâu dần sẽ làm mất uy tín và lòng tin của khách hàng Mặt khác, thị trường rau tiêuthụ hẹp, kênh phân phối kém phát triển thiếu tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoàinước Bên cạnh đó giá cả là điều đáng được quan tâm, giá RHC thường cao hơn cácloại rau khác làm cho người tiêu dùng đắng đo khi lựa chọn Chi phí công chăm sóccao, thời gian sinh trưởng kéo dài nên giá bán sản phẩm RHC cao, vì vậy cơ sở sảnxuất và hộ nông dân cần phải có mức định giá hợp lý dung hòa vấn đề này
- Chính sách và cơ chế quản lý
Các chính sách hợp lý sẽ tạo nhiều lợi thế trong sản xuất RHC Nhà nước cần cócác chính sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp sản xuất RHC như: tăng tính cạnh tranhbảo vệ sản phẩm trong nước, chính sách hỗ trợ tạo đầu ra ổn định, hỗ trợ vốn, đầu tư
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách về giá và bảo vệ người sản xuất Bên cạnh đó, nhànước cần phải thực hiện quản lý quy trình sản xuất chặt chẽ, phổ biến cho người dânthực hiện và làm theo Nghiêm cấm các hành vi sản xuất không tuân thủ theo quy trìnhsản xuất RHC, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hà tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống các công trình đường xá giao thông,phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng nhà kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc Hệthống này đóng vai trò quan trọng trong lưu thông vận chuyển đến nơi bảo quản chếbiến và tiêu thụ Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng tăngkhả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ RHC Đối với các nước tiên tiếnngành sản xuất RHC mang lại giá trị rất cao, từ khâu sản xuất chế biến và tiêu thụ sảnphẩm được tiến hành khép kín và hiệu quả
1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ
Chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư cho hoạt động sản xuất:
Chi phí bằng tiền: Là các toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ bỏ ra trongmột chu kỳ sản xuất rau hữu cơ
Chi phí tự có: là những khoản mà hộ tự có và hộ dùng để đầu tư vào hoạt độngsản xuất, như công lao động gia đình, phân hữu cơ của gia đình,
Tổng chi phí sản xuất (TC): Là khoản chi phí mà các hộ bỏ ra đầu tư để tiến hànhhoạt động sản xuất của mình Bao gồm chi phí bằng tiền của hộ và chi phí tự có của hộ
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ
sở sản xuất thuộc tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đạt được trong một chu kỳthời gian nhất định thường là một năm Là kết quả hoạt động hữu ích từ các cơ sở sảnxuất kinh doanh đó
Công thức: GO= ΣQi *Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm
Trang 29Công thức: MI = GO – Chi phí bằng tiền
- Lợi nhuận (Pr): là khoảng chênh lệch giữa giá trị sản xuất (GO) trừ đi tổng chiphí đầu tư cho quá trình sản xuất (bao gồm chi phí bằng tiền và chi phí tự có)
Công thức: Pr = GO – TC
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận trên tổng chi phí (Lợi nhuận/TC): Phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ rathu được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho hộ trồng rau
- Lợi nhuận trên tổng chi phí (GO/TC): Phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thuđược bao nhiều đồng giá trị sản xuất
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở một số nước
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trongtiêu chuẩn của Liên đoàn các Phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ quốc tế(IFOAM), với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sảnphẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì vànâng cao độ màu mỡ của đất Đây là phương pháp trồng rau, quả… không được sửdụng hoá chất độc hại trong bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh, cỏ dại, cũng như các loạiphân hoá học, sản xuất chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên
- Chính họ là những người đã tìm tòi, khám phá những loại chất lượng mới màloài người mong muốn, và “đặt tên” cho sản phẩm mới của mình Dáng vẻ bên ngoàicủa sản phẩm đối với người Nhật cũng đặc biệt quan trọng, vì được dùng làm quà biếuxén trong các dịp lễ hội Tuy nhiên, cần phân biệt sự khác biệt giữa sản phẩm "Hữucơ" và "Thực phẩm xanh" ở thị trường Nhật Trận thiên tai động đất & sóng thần năm
2011 gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima đã có tác động tích cực trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30việc phát triển sản phẩm hữu cơ ở Nhật Bản.
Trung Quốc
Là một thị trường hữu cơ tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực Ở Trung Quốcthực phẩm an toàn và thân thiện môi trường được bán dưới nhãn “thực phẩm xanh”,gồm có "thực phẩm không bị ô nhiễm”, "thực phẩm xanh" và" thực phẩm hữu cơ”,trong đó giá trị nhất là thực phẩm hữu cơ Tuy nhiên vì có liên tục những vụ bê bối về
an toàn thực phẩm nên giới tiêu dùng Trung Quốc đã và đang rất lo ngại về tính antoàn thực phẩm, nhưng vì sức mua sản phẩm hữu cơ tăng nên đã thúc đẩy sự tăngtrưởng về doanh thu của thực phẩm hữu cơ
Australia
- Là nước có diện tích hữu cơ lớn nhất thế giới Hơn một nửa đất nông nghiệphữu cơ thế giới là đồng cỏ với 22 triệu ha, thì Úc đã chiếm hơn 30% Ngoài ra, nôngnghiệp hữu cơ Úc cũng có diện tích có chứng chỉ lớn nhất thế giới: 11.199.577,4 ha từ3.69 đơn vị kinh doanh trong tổng số 13.637.541,9 ha tổng diện tích nông nghiệp hữu
cơ (2012) Đó là chưa kể 253,392 ha đang trong thời kỳ “tiền chứng chỉ”
- Thị trường hữu cơ tại Úc có tổng giá trị khoảng $1,27 tỷ AUD (2012) Sảnphẩm hữu cơ nay đã trở thành một trong những ngành thuộc nhóm chủ đạo của thịtrường Úc, không còn là thị trường ngách nữa Trong năm 2012, đã có 92% doanh thusản phẩm hữu cơ là từ các cửa hàng bán lẻ/siêu thị
1.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn tài nguyên động thựcvật dồi dào phong phú, với diện tích đất đai trong tình trạng còn là hữu cơ tự nhiên khá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31lớn tập trung ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn (không hoặc rất ít
sử dụng hóa chất) thì cơ hội cho Việt Nam phát triển nông nghiệp hữu cơ là rất lớn.Trong lĩnh vực trồng trọt, 30/63 tỉnh, thành đã triển khai sản xuất NNHC và theohướng hữu cơ với 59 cơ sở sản xuất Diện tích canh tác hữu cơ năm 2016 đã tăng gấp3,6 lần so với năm 2010 và đạt khoảng 77.000 ha Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một con sốquá nhỏ so với 50,9 triệu ha canh tác hữu cơ của thế giới và 11,53 triệu ha đất sản xuấtnông nghiệp của Việt Nam
Đà Lạt
- Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt, tỉnh LâmĐồng là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ Chủ công ty làTS.Nguyễn Bá Hùng, bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ câygiống rau từ năm 1997, sản xuất rau trên đất thuê từ năm 2003 và mua đất lập trang tạisản xuất rau từ tháng 10-2006
- Công ty cho biết có khoảng 5 ha để trồng trọt, phần lớn diện tích này đã đượcxây dựng các nhà kính để sản xuất và hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại raucác loại, cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ ChíMinh, Đà Nẵng, Hà Nội, Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm RHC sang thịtrường Đài Bắc và một số nước láng giềng
- Organik Đà Lạt có trang thiết bị khá hiện đại cho sản xuất RHC, bao gồm nhà lưới,thiết bị xử lý rác thải và xử lý nước tưới Công ty sử dụng phân hữu cơ, hoàn toàn không
sử dụng hóa chất và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, thực hành tốt các nguyên lý vàphương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng để loại trừ cây ký chủnguồn bệnh, dùng các loại cây hoa có màu sắc để xua đuổi côn trùng… Công ty có hệthống sổ sách ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản phẩm, nhằm đảm bảo lòngtin cho khách hàng và độ an toàn của sản phẩm được cung ứng Công ty đã được cấpchứng chỉ HACCP cho sản phẩm RHC do HACCP của Hà Lan cấp
Hà Nội
- Giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 được sự hỗ trợ của tổ chức ADDA (ĐanMạch) và hướng dẫn của Ban điều phối PGS Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ đãtriển khai sản xuất RHC tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn Tổng diện tích sản xuất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32RHC của xã Thanh Xuân vào khoảng 34 ha được tổ chức sản xuất theo hai hình thức
là sản xuất làm tập trung và theo nhóm
- Theo thống kê, trung bình mỗi tháng các nhóm sản xuất RHC tại huyện Sóc Sơnđưa ra thị trường Hà Nội từ 40 đến 50 tấn sản phẩm Đặc biệt, các nhóm sản xuất RHC tạihuyện Sóc Sơn với giá thu mua ổn định trung bình 15.000 đồng/kg rau, củ, quả các loại,bình quân mỗi thành viên trong nhóm sản xuất trừ chi phí có mức thu nhập từ 4 đến 6triệu đồng/tháng Bên cạnh đó, để tiêu thụ RHC cho nông dân, đến nay trên địa bàn HàNội đã hình thành 29 chuỗi với 41 siêu thị, cửa hàng, đại lý bán RHC Hình thức tiêu thụsản phẩm chủ yếu thông qua hợp đồng thu mua với các siêu thị, công ty, cửa hàng bán rauđảm bảo an toàn theo đơn đặt hàng trực tiếp của các hộ gia đình
Nghệ An
- Trang trại rau hữu cơ FVF tại xóm Sơn Nam, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn,Nghệ An của công ty sữa TH true Milk với vùng RHC gồm 37 loại rau được trồng trêndiện tích 14,7 ha cùng với 5,4 ha vùng đệm xung quanh được trồng các loại rau tương
tự có tác dụng như “hàng rào” để cách ly hoàn toàn với bên ngoài Ngoài các sản phẩmrau sạch, hiện chúng tôi trồng cả một số loại cây dược liệu như gấc, rau má, lá hồng,quả hồng và lạc tiên Những dược liệu này sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ để sảnxuất dòng sản phẩm Total Happiness Naturals mang thương hiệu TH Đây là nhữngsản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên giúp phòng trị nhiều loạibệnh và làm đẹp cho mọi người
- Tất cả các loại rau, dược liệu tại trang trại FVF đều được trồng đúng quy địnhcủa Bộ tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ USDA-NOP và của châu Âu - EC 834/2007 Toàn
bộ đất trồng đều qua thời gian chuyển đổi 3 năm (không sử dụng hoá chất), sử dụngphân bón và thuốc BVTV hữu cơ Toàn bộ trang trại và dụng cụ sản xuất đều đượccách ly và có biện pháp phòng tránh nhiễm chéo hoá chất
- Các sản phẩm rau, dược liệu của TH true Milk được trồng ở trang trại rau hữu
cơ FVF đã được công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, châu Âu vào tháng 12 năm
2015 Mục tiêu của TH true Milk là tiến tới sữa hữu cơ, đem đến nguồn thực phẩmtinh khiết, an toàn nhất cho người tiêu dùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Hội An
- Thành phố Hội An qua hai năm triển khai đã thực hiện thành công mô hình
“Vườn rau hữu cơ sinh thái” Đầu năm 2014, trung tâm hành động vì sự phát triển môitrường đô thị Hội An đã tổ chức tập huấn về quy trình sản xuất RHC sinh thái cho 27
hộ nông dân, cán bộ xã Cẩm Thanh và các xã lân cận trong thành phố Hội An Từ đầutháng 6/2014, bà con nông dân bắt đầu cung ứng ra thị trường gần 4 tấn sản phẩm raucác loại đạt chuẩn sản phẩm RHC chất lượng
- Rau hữu cơ bán ra thị trường đều được Trung tâm hành động vì sự phát triển đôthị (PGS) kiểm tra và dán nhãn chứng nhận Ngoài ra, các hộ nông dân cũng tham giakiểm tra, giám sát việc trồng RHC đảm bảo các tiêu chí: không dùng phân hóa học,không dùng thuốc hóa học, không sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng và không biểnđổi gen”
- Giá bán rau hữu cơ ở thành phố Hội An được niêm yết rất cụ thể, như rau ăn lá,
củ quả 18.000 đồng/kg; rau gia vị 50.000 đồng/kg Giá rau hữu cơ đắt hơn so với raubình thường khoảng 30%, nhưng do sản lượng ít nên tiêu thụ rất tốt, cung không đủđáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng Thậm chí hiện có 300 địa chỉ trong và ngoài TPHội An đăng ký mua rau nhưng chưa đủ sản lượng để cung cấp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ Ở
PHƯỜNG KIM LONG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của phường Kim Long
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Kim Long là một phường nằm ở phía Tây Thành phố Huế, bên bờ của Bắc SôngHương Trước đây là thủ phủ của các Chúa Nguyễn Đàng Trong Trước đây là xãXuân Long, được tách ra từ xã Hương Long, huyện Hương Trà Phường Kim Long cótọa độ 107°31’45” kinh Đông và 16°30’45” - 16°24’ vĩ Bắc Toàn phường được chialàm 22 tổ dân phố với 7 khu vực dân cư, ranh giới hành chính được xác định như sau:Phía Bắc giáp: Phường An Hoà, thành phố Huế
Phía Đông giáp: Phường Phú Thuận, thành phố Huế
Phía Nam giáp: Sông Hương, Phường Đúc, thành phố Huế
Phía Tây giáp: Phường Hương Long, thành phố Huế
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình phường Kim Long tương đối bằng phẳng, độ nghiêng mặt đất phổ biến
từ 0,0005 đến 0,001 Do nằm ở vị trí nhiều con sông chảy qua nên đất đai màu mỡ,được bồi tụ phù sa hàng năm do những trận lũ lớn miền Trung
2.1.1.3 Thời tiết khí hậu
- Khí hậu phường Kim Long mang các đặc điểm của khí hậu miền Trung: nóng
ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 30-32°C Vàocác tháng này hạn hán thường xuyên xảy ra, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng
+ Mùa mưa: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh thường tập trung vào các tháng 9, 10, 11 chiếm trên50% lượng mưa của các năm nên thường gây ra ngập lụt
- Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đếntháng 3 năm sau, tháng 11 là tháng có lượng mưa lớn nhất, chiếm đến 30% lượng mưa
cả năm Độ ẩm trung bình từ 85% đến 86%, lượng mưa không đều và tăng dần từ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam, tập trung vào một số tháng với cường độ lớn do đó
dễ gây lũ lụt, xói lở Hiện tượng bão, lũ lụt thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 –
10, khu vực này chịu ảnh hưởng chủ yếu từ 2 hướng gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, gió khô nóng, bốc hơimạnh gây khô hạn kéo dài
+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèmtheo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt
2.1.1.4 Tài nguyên
Tài nguyên đất
Đất trên địa bàn chủ yếu là đất phù sa Đất được đồi đắp hàng năm từ các consông, có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ và trung bình, thích hợp cho việc trồnglúa và một số cây trồng hàng năm khác
Tài nguyên nước
- Nguồn nước ở khu vực này chủ yếu lấy từ sông Hương Nguồn nước hiện nayđảm bảo đáp ứng nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt Trên địa bàn có hai nguồn nướcchính là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
+ Nguồn nước mặt: nguồn nước giọt trên địa bàn được cung cấp chủ yếu từ sôngHương Tuy nhiên, lượng nước phân bố theo mùa, không đều trong năm, vào mùa khômức nước thấp nhưng lượng sử dụng lớn cho tưới tiêu, mùa lũ lượng nước quá lớn gây
lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân
- Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm có độ sâu 5 – 10m ở các khu vực gò đồi.Các khu vực khác mực nước ngầm có độ sâu 1,5 – 2m
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc sử dụng đất hợp lý sẽ đem lại nhiều hiệuquả Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, cần phải xác định các mụctiêu sử dụng đất và phân chia đất theo các ngành một cách hợp lý Với diện tích đất tựnhiên qua các năm tại phường vẫn không thay đổi là 247,95 ha
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của ph ường Kim Long giai đoạn 2015-2017
Diện tích
Tỷ lệ (%) Diện tích
Tỷ lệ (%)
2017/
2016
2016/ 2015 Tổng diện tích đất tự nhiên 247,95 100 247,95 100 247,95 100 100 100
(Nguồn: UBND phường Kim Long)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Qua số liệu ở bảng 1 cho thấy, việc phân chia mục đích sử dụng đất từ năm 2015đến năm 2017 không có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu đất đai của phường Trong đó,đất phi nông nghiệp có diện tích lớn nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất Diện tích đất phinông nghiệp tăng từ 163,49 ha chiếm 66,05% năm 2015 lên 165,39 ha chiếm 66,70%năm 2016 và đến năm 2017 có 166,27 ha chiếm 67,06% Diện tích phi nông nghiệptăng do trên địa bàn phường ngày càng có nhiều các công trình công cộng, công trìnhkinh doanh phi nông nghiệp,… được xây dựng lên.
Diện tích đất nông nghiệp giảm từ 79,79 ha chiếm 32,18% tổng diện tích đấtnăm 2015 xuống còn 77,85 ha chiếm 31,39% tổng diện tích đất năm 2016 Năm 2017
so với 2016 đã giảm 0,5 ha từ 77,85 ha xuống còn 77,35 ha Trong đó, cụ thể diện tíchđất sản xuất nông nghiệp giảm từ 78,4 ha chiếm 31, 61% xuống năm 2017 còn 77,05
ha chiếm 31,07% Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm mạnh từ 1,39 ha chiếm056% năm 2015 xuống năm 2017 chỉ còn 0,3 ha chiếm 0,12% tức giảm 1,27 ha Diệntích đất chưa sử dụng đã được quan tâm qua các năm, diện tích đất chưa sử dụng giảmxuống từ năm 2015, 2016 còn 4,67 ha, năm 2017còn 4,33 ha
2.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường Kim Long
2016
2016/ 2015
do sinh đẻ Tổng số hộ năm 2017 là 3.609 hộ tăng 34 hộ so với năm 2016 và tăng 57
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38hộ so với năm 2015 Tổng lao động năm 2017 là 6.446 người chiếm gần một nửa tổng
số nhân khẩu, mặc dù số người lao động tương đối nhiều nhưng tổng số lao động đang
có xu hướng giảm sút rõ rệt Năm 2015 là 8.735 lao động giảm xuống còn 6.446 laođộng năm 2017 tương ứng giảm 2.289 lao động Và lao động nông nghiệp chỉ chiếm
số ít trong tổng số lao động Lao động nông nghiệp năm 2017 giảm so với năm 2016
và 2015 Lao động phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng, nhưng mức độ tăng khôngnhiều, năm 2015 số lao động phi nông nghiệp lên đến 6.687 người trong tổng số 8.735lao động, điều này cho thấy hoạt động phi nông nghiệp có lực hút lớn hơn hoạt độngnông nghiệp Nhưng đến năm 2017 lao động phi nông nghiệp giảm còn 4.406 người,giảm 1.610 người so với năm 2016 Vì vậy, chính quyền địa phương cần đưa ra cácbiện pháp để người dân tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như thu hút cácnguồn đầu tư từ nơi khác, mở các lớp đào tạo tay nghề nông nghiệp, xuất khẩu laođộng đi nước ngoài để học hỏi các nước khác,
Nhìn chung, nguồn lao động trên địa phường khá dồi dào, ngoài sản xuất nôngnghiệp các lao động còn tham gia vào sản xuất các làng nghề Vì nó không đòi hỏitrình độ cao, người dân lại sống ở phường lâu năm nên địa phương có thể tận dụngnguồn lao động này Như vậy, nguồn lao động dồi dào có thể xem là một thế mạnhtrong việc phát triểm kinh tế - xã hội của phường
2.1.3 Tình hình phát triểm kinh tế
Phường Kim Long trong những năm qua đã có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - du lịch
Về thương nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - du lịch:
Tình hình buôn bán tại chợ Kim Long vẫn duy trì và phát triển thuận lợi, các mặtcác kinh doanh càng ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu đời sống củangười dân
Các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng trên địa bàn như: mộc dân dụng, cưa
xẻ gỗ, làm bánh in vẫn duy trì mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đã tạo việc làm
ổn định cho nhiều lao động Các cửa hàng ăn uống, giải khát hoạt động có hiệu quả,sức mua bán hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng Các loại hình kinh doanhdịch vụ phục vụ khách du lịch như ẩm thực, mè xững, nón lá, ngày càng phát triển,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39góp phần đa dạng, phong phú thu hút nhiều du khách đến với địa phương.
Về nông nghiệp:
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninhquốc phòng phường Kim Long năm 2017, phường đã thu hoạch được 2 vụ lúa ĐôngXuân và Hè Thu trên 21,5 ha, năng suất bình quân 12,5 tấn/ha/ năm và 6 ha rau màucác loại
- Về y tế: Toàn phường Kim Long có một bệnh viện tâm thần trực thuộc Tỉnh, 1trung tâm y tế thuộc thành phố Huế và một trạm y tế phường Kim Long nên rất thuậnlợi trong việc chăm sóc sức khỏe kịp thời cho người dân Phường cũng thường xuyênthực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân, công tácphòng chống các loại dịch bệnh trên địa bàn
- Về thủy lợi: Khu vực xung quanh phường có nhiều con sông bao quanh, nênthuận lợi trong việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, nguồn nước ở các con sônghiện nay rất dồi dào Hiện phường có trạm bơm nước và nước sinh hoạt của người dânkhu vực này chủ yếu lấy từ sông Bạch Yến
- Về giáo dục và đào tạo: Hiện nay phường có 8 trường học trong đó có 1 trườngtrung học cơ sở, 2 trường tiểu học, 2 trường mầm non công lập và 3 trường mầm non tưthục Năm học 2016 - 2017, các trường trên địa bàn phường đã hoàn thành tốt việc dạy học
Trang 40một số nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án kinh tế trong vùng tạo điều kiệntốt cho việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế xã hội của phường.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng
- Có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào từ các con sông sẽ thuận tiện trongviệc phát triển trồng trọt, đủ nước để tưới tiêu trong những mùa khô
2.1.3.2 Khó khăn
- Nguồn lao động dồi dào nên gặp phải những trở ngại lớn cho sự sắp xếp việclàm và nâng cao chất lượng cuốc sống của nhân dân nói chung
- Thu nhập người dân chỉ đạt mức trung bình nên thiếu vốn để sản xuất
- Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa được sâu rộng quản
lý còn lỏng lẻo, ý thức và sự hiểu biết của người dân về chính sách pháp luật còn kém lànguyên nhân dẫn đến việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất thường xuyên xảy ra
- Khả năng tiếp cận khoa học công nghệ của người dân còn nhiều hạn chế, cònnhiều phong tục, hũ tục lạc hậu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng, trình độ lao độngkém dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động thấp
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đồng ruộng còn tiến hành chậm nên việcsản xuất vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
- Phân bố tài nguyên nước không đồng đều giữa hai vụ, nước quá nhiều vào mùamưa và ít vào mùa khô
- Vào mùa đông nhiệt độ thấp, thường xuyên xuất hiện sương muối làm ảnhhưởng đến năng suất, thời vụ và làm kéo dài mùa vụ
2.2 Tình hình sản xuất rau hữu cơ ở phường Kim Long
2.2.1.Tình hình sản xuất
Mô hình trồng RHC tại phường Kim Long là một trong những ví dụ điển hìnhcủa mô hình đồng kiến tạo bởi sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự tham giatích cực của những người nông dân, cũng như các nhóm học thuật, tình nguyện viên,các tổ chức phát triển xã hội và nhiều bạn hữu ủng hộ nền nông nghiệp hợp tác vớithiên nhiên Được thành lập từ năm 2016, hiện mô hình Tổ hợp tác sản xuất rau hữu cơvới tên gọi “Niềm tin” có diện tích 3.000m2 Tính đến thời điểm hiện tại có 8 hộ thamgia sản xuất với diện tích là 5000 m2, đã được kiểm tra và được Chi cục quản lý chất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ