Tình hình đầu tư sản xuất rau hữu cơ của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ tại phường kim long, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ ỞPHƯỜNG

2.3. Tình hình sản xuất rau hữu cơ của các hộ điều tra

2.3.5. Tình hình đầu tư sản xuất rau hữu cơ của hộ điều tra

Chi phí cho sản xuất rau gồm có chi phí bằng tiền, chi phí tự có của gia đình và khấu hao tài cố định. Trong đó, chi phí bằng tiền cho sản xuất rau gồm giống, và các khoản chi phí khác; chi phí tự có gồm phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng của các hộ có được từ việc chăn nuôi) và công lao động gia đình (được tính từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch rau để tiêu thụ ra thị trường). Khấu hao tài sản cố định của các loại tư liệu sản xuất mà các hộ sản xuất đầu tư ban đầu. Trong quá trình tiến hành sản xuất nông nghiệp các yếu tố đầu vào là rất quan trọng. Làm thế nào để phối hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đảm bảo cho cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất chất lượng nhưng lại có thể tối thiểu hoá chi phí đến mức thấp nhất. Mặc khác, sản xuất RHC còn quan tâm đến mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất sao cho phù hợp với kỹ thuật sản xuất RHC, quy trình chế biến các chế phẩm sinh học để ngăn ngừa sâu bệnh mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Đầu tư chi phí là vấn đề rất được các hộ quan tâm, đầu tư thế nào để hợp lý, đúng yêu cầu mà mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với RHC đòi hỏi mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất phải có khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc mới được công nhận là RHC. Tuy nhiên, có một điều là RHC không phải đầu tư chi phí cho phân bón vô cơ, thuốc BVTV nhưng cây vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Đó là bởi vì nhờ vào phân bón hữu cơ mà các hộ tự sản xuất ra, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không làm ảnh hưởng độc hại đến môi trường như phương pháp sản xuất rau khác.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 6: Chi phí sản xuất rau và rau hữu cơ

(Tính bình quân sào)

Mùa nắng Mùa mư a

Rau dền

Rau mùng

tơi

Rau muống

Rau khoai

Bình quân chung

Rau cải Xà lách Rau tần ô

Rau khoai

Bình quân chung 1.Chi phí bằng tiền (1000đ) 1.277,48 1.063,66 1.014,87 816,02 1.043,01 994,63 784,33 650,58 609,63 759,79

- Giống 262,5 152,75 180,94 29,5 156,42 168,75 97,65 75,2 19,5 90,28

- Chi phí nước tưới 52,4 68,03 43,8 25,51 47,435 0 0 0 0 0

- Phân bón 555,2 435,5 382,75 353,63 431,77 418,5 279,3 168 182,75 262,14

- Chi phí khác 407,38 407,38 407,38 407,38 407,38 407,38 407,38 407,38 407,38 407,38

2. Chi phí tự có (1000đ) 987,63 916,5 950,59 908,34 940,77 926,5 913,6 884,5 907,85 908,11

-Lao động gia đình 987,63 916,5 950,59 908,34 940,77 926,5 913,6 884,5 907,85 908,11

Tổng chi phí (1000đ) 2.265,11 1.980,16 1.965,46 1.724,36 1.983,77 1.921,13 1.697,93 1.535,08 1.517,48 1.667,91

(Số liệu điều tra hộ 2017)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nhìn chung, tổng chi phí bình quân hộ bỏ ra để sản xuất rau hữu cơ trong hai mùa: mùa nắng và mùa mưa có sự chênh lệch tương đối. Vì mùa mưa điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên thời gian sản xuất, sản lượng thu hoạch ít hơn mùa nắng.

Tổng chi phí bình quân sản xuất RHC vào mùa nắng là 1.983,77 nghìn đồng/ sào, còn vào mùa mưa là 1.667,91 nghìn đồng/ sào. Ta thấy có sự chênh lệch tổng chi phí bình quân giữa mùa nắng và mùa mưa là 315,86 nghìn đồng/ sào. Do tổng chi phí bằng tiền bình quân của mùa nắng cao hơn mùa mưa. Và vào mùa nắng cây sinh trưởng, phát triển tốt nên sản lượng thu hoạch được nhiều hơn. Vì vậy hộ đầu tư nhiều chi phí sản xuất cho mùa nắng hơn. Đặc biệt, vào mùa mưa thì miền Trung hay có những trận mưa lớn, nặng hơn là bão, lũ lụt khiến vườn rau bị ngập úng làm các hộ phải ngừng sản xuất. Qua số liệu ở bảng 6, cho thấy chi phí trong sản xuất RHC của các hộ điều tra cụ thể như sau:

- Chi phí bằng tiền: Là các toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất RHC. Theo như bảng số liệu trên thì chi phí bằng tiền bao gồm:

chi phí phân bón, giống, nước tưới, chi phí khác. Trong đó, chi phí khác là các chi phí bổ sung cho tư liệu sản xuất như: chi phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất gồm cuốc, xẻng, ống nước, lưới che,…. Các công cụ, dụng cụ này có giá trị thấp, thời gian sử dụng không dài và giá trị của các tư liệu sản xuất không lớn. Do đó, trong bảng chi phí sản xuất của hộ gia đình không có khoản chi phí khấu hao tài sản.

+ Vào mùa nắng: chi phí bằng tiền bình quân cho các loại rau là 1.043,01 nghìn đồng/ sào. Chi phí bằng tiền cao nhất là rau dền với 1.277,48 nghìn đồng/

sào. Đây là loại rau được thị trường ưa chuộng nên được hộ gieo trồng nhiều và thời gian phát triển khá dài, thời gian thu hoạch rau phụ thuộc vào sự sinh trưởng của cây trồng nên chi phí giống, nước tưới và phân bón khá cao. Tiếp theo, là rau mùng tơi có chi phí trung gian 1.063,66 nghìn đồng/ sào. Loại rau này có chu kỳ sản xuất tương đối dài, đòi hỏi công chăm sóc và có chi phí nước tưới, phân bón cao nhất trong các loại rau. Tiếp đến là rau muống, với chi phí bằng tiền 1.014,87 nghìn đồng/ sào. Rau muống là loại rau có thời gian phát triển dài nhất trong các loại rau, sản lượng không cao nên không được hộ gieo trồng nhiều. Cuối cùng là rau khoai, có chi phí bằng tiền thấp nhất trong các loại rau 816,02 nghìn đồng/ sào.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nó là loại rau phát triển tốt không đòi hỏi công chăm sóc nên chi phí giống, nước tưới, phân bón cũng thấp nhất trong các loại rau.

+ Vào mùa mưa: chi phí bằng tiền bình quân cho các loại rau ít hơn mùa nắng, chi phí bằng tiền hộ bỏ ra vào mùa mưa là 759,79 nghìn đồng/ sào. Vì khí hậu miền Trung mưa nhiều, nên vào mùa mưa vườn bị ngập úng, hộ không sản xuất được nhiều như mùa nắng. Tuy nhiên, vào mùa mưa thì hộ sẽ tiết kiệm được phần chi phí nước tưới cho rau. Trong đó, cao nhất là rau cải với chi phí bằng tiền là 994,63 nghìn đồng/

sào. Tiếp theo là xà lách với chi phí bằng tiền cao thứ hai là 784,33 nghìn đồng/ sào.

Chi phí bằng tiền đúng thứ ba trong các loại rau là rau tần ô với 650,58 nghìn đồng/

sào. Rau khoai là loại rau có chi phí bằng tiền thấp nhất trong các loại rau 609,63 nghìn đồng/ sào. Do đặc thù của rau khoai là cây dễ gieo trồng, chi phí giống, phân bón cho cây lại thấp so với các loại rau khác.

- Chi phí tự có: là loại chi phí mà hộ gia đình tự bỏ ra để sản xuất. Qua quá trình điều tra thì chi phí tự có của hộ chỉ có chi phí lao động.

Ngoài chi phí trên thì còn có khoản chi phí khấu hao tài sản cố định, nhưng chi phí này rất nhỏ, thời gian sử dụng không kéo dài. Mặt khác, tình hình trang bị cho quá trình sản xuất của các hộ là vừa đủ cho sản xuất, và giá trị của các tư liệu sản xuất không lớn. Do đó, trong bảng chi phí đầu tư của hộ gia đình không có khoản chi phí khấu hao tài sản cố định.

Qua số liệu bảng 6 cho thấy, chi phí tự có trong sản xuất RHC có sự chênh lệch giữa mùa mưa và mùa nắng. Và chi phí mùa nắng cao hơn mùa mưa nhưng không đáng kể 32,65 nghìn đồng/sào. Do mùa nắng điều kiện khí hậu, thời thiết thuận lợi nên gieo trồng được nhiều hơn, công bỏ ra chăm sóc và tưới nước cũng vì vậy mà lớn hơn mùa mưa. Nên có sự chênh lệch chi phí tự có giữa mùa mưa và mùa nắng. Chi phí tự có cụ thể cho từng mùa như sau:

+ Vào mùa nắng: chi phí tự có bình quân của các loại rau là 940,77 nghìn đồng/sào. Mỗi loại cây trồng khác nhau đòi hỏi một chi phí lao động chăm sóc khác nhau. Chi phí tự có cao nhất là rau dền 987,63 nghìn đồng/sào, đây là loại rau có chu kỳ sản xuất dài, diện tích gieo trồng nhiều nhất trong các loại rau nên chi phí của nó cao nhất. Tiếp đến là rau muống với chi phí tự có cao thứ hai trong các loại rau với

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

950,59 nghìn đồng/sào. Vì rau muống là loại rau có thời gian sinh trưởng tương đối dài, cần công chăm sóc, thu hoạch cao nên chi phí tự có của nó cao. Tiếp đó là rau mùng tơi, với chi phí tự có là 916,5 nghìn đồng/sào. Chi phí tự có thấp nhất là rau khoai 908,34 nghìn đồng/sào. Vì rau khoai dễ trồng, lại phát triển tốt nên không cần nhiều công chăm sóc.

+ Vào mùa mưa: chi phí tự có bình quân của các loại rau là 908,11 nghìn đồng/sào. Tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi loại cây nên công sóc của chúng khác nhau. Chi phí tự có cao nhất là rau cải 926,5nghìn đồng/sào, đây là loại rau thích ứng tốt với mùa mưa nên được sản xuất nhiều nhất trong các loại rau nên chi phí tự có của nó cao hơn. Tiếp đến là xà lách với chi phí tự có cao thứ hai trong các loại rau với 913,6 nghìn đồng/sào. Chi phí tự có đứng thứ ba là rau khoai là 907,85 nghìn đồng/sào. Mặc dù, rau khoai được trồng với diện tích khá nhiều nhưng do rau khoai là loại cây dễ gieo trồng, lại phát triển tốt nên không cần nhiều công chăm sóc. Vì vậy chi phí tự có của nó thấp so với các loại rau. Cuối cùng là rau tần ô với chi phí tự có là 884,5 nghìn đồng/sào. Tuy mùa mưa các hộ sản xuất với thời gian ít nhưng chi phí tự có thấp hơn mùa nắng không đáng kể là do sâu bệnh và dịch hại phát triển tốt vào mùa mưa nên các hộ cần bơm lượng chế phẩm sinh học để diệt trừ sâu bệnh. Vì thế làm cho chi phí lao động vào mùa mưa tăng lên.

- Tổng chi phí: là bao gồm chi phí bằng tiền và chi phí tự có trong quá trình sản xuất RHC.

Nhìn chung, tổng chi phí bình quân của mùa nắng có cao hơn mùa mưa. Vì mùa nắng cây trồng phát triển tốt, điều kiện thới tiết, khí hậu thuận lợi hơn, thời gian sản xuất cũng nhiều hơn nên đầu tư chi phí sản xuất lớn hơn mùa mưa. Sự chênh lệch tổng chi phí mùa nắng so với mùa mưa tương đối nhỏ khoảng 315,86 nghìn đồng/sào.

Do chi phí bằng tiền mà hộ đầu tư vào sản xuất mùa nắng cao hơn mùa mưa nên có sự chênh lệnh về tổng chi phí.

+ Vào mùa nắng: tổng chi phí bình quân của các loại rau là 1.983,77 nghìn đồng/sào. Cao nhất là tổng chi phí của rau dền 2.265,11 nghìn đồng/sào, do diện tích sản xuất của rau dền nhiều nhất trong các loại rau nên chi phí tự có và chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra để sản xuất loại rau này nhiều hơn. Cao thứ hai trong tất cả các loại

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

rau là rau mùng tơi với tổng chi phí 1.980,16 nghìn đồng/sào. Tuy trồng với diện tích không nhiều nhưng rau mùng tơi có thời gian sinh trưởng dài cần công chăm sóc dẫn đến chi phí bằng tiền, chi phí tự có cao nên tổng chi phí cũng cao. Tiếp đó là rau muống với tổng chi phí bình quân là 1.965,46 nghìn đồng/sào. Cuối cùng rau khoai là rau có tổng chi phí bình quân thấp nhất .1724,36 nghìn đồng/sào.

+ Vào mùa mưa: tổng chi phí bình quân của các loại rau là 1.667,91 nghìn đồng/sào. Tổng chi phí cao nhất là rau cải 1.921,13 nghìn đồng/sào, tuy rau cải không tốn nhiều công chăm sóc, thu hoạch nhưng diện tích sản xuất của nó nhiều nhất nên chi phí tự có và chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra để sảm xuất là cao nhất. Xà lách có tổng chi phí cao thứ hai trong các loại rau 1.697,93 nghìn đồng/sào, do xà lách là loại cây gieo cây con, mật độ thưa nên đòi hỏi nhiều công lao động. Vì vậy chi phí tự có cao dẫn đến tổng chi phí cao. Tiếp đó là rau tần ô với tổng chi phí là 1.535,08 nghìn đồng/sào. Cuối cùng có tổng chi phí thấp nhất là rau khoai 1.517,48 nghìn đồng/sào.

Rau khoai được các hộ sản xuất với diện tích khá lơn, nhưng là loại cây dễ trồng không đòi hỏi công chăm sóc nhiều, chi phí giống cũng lại rất rẻ. Vì vậy tổng chi phí của rau khoai thấp nhất trong các loại rau.

Dù tổng chi phí sản xuất RHC nhìn chung có cao hơn, thời gian để thu hoạch rau cũng lâu hơn các loại rau khác. Nhưng RHC có giá bán rất cao, lại được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng sử dụng nhiều hơn các loại rau khác.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ tại phường kim long, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)