CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở một số nước
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn của Liên đoàn các Phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đây là phương pháp trồng rau, quả… không được sử dụng hoá chất độc hại trong bảo vệ thực vật để trừ sâu, bệnh, cỏ dại, cũng như các loại phân hoá học, sản xuất chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên.
Nhật Bản
- Thị trường hữu cơ Nhật Bản là thị trường lớn nhất, được tổ chức chặt chẽ và tinh vi nhất ở châu Á. Người tiêu dùng Nhật Bản cũng cực kỳ khắt khe, có thể nói đây là thành phần quan tâm một cách sâu sắc nhất về chất lượng sản phẩm so với bất kỳ giới tiêu dùng nào trên thế giới. Người Nhật đã từ lâu nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu.
- Chính họ là những người đã tìm tòi, khám phá những loại chất lượng mới mà loài người mong muốn, và “đặt tên” cho sản phẩm mới của mình. Dáng vẻ bên ngoài của sản phẩm đối với người Nhật cũng đặc biệt quan trọng, vì được dùng làm quà biếu xén trong các dịp lễ hội. Tuy nhiên, cần phân biệt sự khác biệt giữa sản phẩm "Hữu cơ" và "Thực phẩm xanh" ở thị trường Nhật. Trận thiên tai động đất & sóng thần năm 2011 gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima đã có tác động tích cực trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
việc phát triển sản phẩm hữu cơ ở Nhật Bản.
Trung Quốc
Là một thị trường hữu cơ tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực. Ở Trung Quốc thực phẩm an toàn và thân thiện môi trường được bán dưới nhãn “thực phẩm xanh”, gồm có "thực phẩm không bị ô nhiễm”, "thực phẩm xanh" và" thực phẩm hữu cơ”, trong đó giá trị nhất là thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên vì có liên tục những vụ bê bối về an toàn thực phẩm nên giới tiêu dùng Trung Quốc đã và đang rất lo ngại về tính an toàn thực phẩm, nhưng vì sức mua sản phẩm hữu cơ tăng nên đã thúc đẩy sự tăng trưởng về doanh thu của thực phẩm hữu cơ.
Hàn Quốc
Lấy trọng tâm là lúa, hiện nay Hàn Quốc cũng đang tiến hành vận động tích cực phát triển nông nghiệp hữu cơ trên nền tảng nông nghiệp truyền thống kết hợp cấy cày và chăn nuôi. Hàn Quốc có 32.000 cơ sở sản xuất hữu cơ và nông dân được chứng nhận (2000). Năm mươi phần trăm của các chứng nhận này sản xuất lúa gạo, và 50%
còn lại là cơ sở/nông dân trồng rau nhà kính. Đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây, sản lượng nông sản hữu cơ đã tăng gấp khoảng 60 lần, quy mô thị trường cũng tăng gấp gần 25 lần.
Australia
- Là nước có diện tích hữu cơ lớn nhất thế giới. Hơn một nửa đất nông nghiệp hữu cơ thế giới là đồng cỏ với 22 triệu ha, thì Úc đã chiếm hơn 30%. Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ Úc cũng có diện tích có chứng chỉ lớn nhất thế giới: 11.199.577,4 ha từ 3.69 đơn vị kinh doanh trong tổng số 13.637.541,9 ha tổng diện tích nông nghiệp hữu cơ (2012). Đó là chưa kể 253,392 ha đang trong thời kỳ “tiền chứng chỉ”.
- Thị trường hữu cơ tại Úc có tổng giá trị khoảng $1,27 tỷ AUD (2012). Sản phẩm hữu cơ nay đã trở thành một trong những ngành thuộc nhóm chủ đạo của thị trường Úc, không còn là thị trường ngách nữa. Trong năm 2012, đã có 92% doanh thu sản phẩm hữu cơ là từ các cửa hàng bán lẻ/siêu thị.
1.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn tài nguyên động thực vật dồi dào phong phú, với diện tích đất đai trong tình trạng còn là hữu cơ tự nhiên khá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lớn tập trung ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn (không hoặc rất ít sử dụng hóa chất) thì cơ hội cho Việt Nam phát triển nông nghiệp hữu cơ là rất lớn.
Trong lĩnh vực trồng trọt, 30/63 tỉnh, thành đã triển khai sản xuất NNHC và theo hướng hữu cơ với 59 cơ sở sản xuất. Diện tích canh tác hữu cơ năm 2016 đã tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010 và đạt khoảng 77.000 ha. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một con số quá nhỏ so với 50,9 triệu ha canh tác hữu cơ của thế giới và 11,53 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Đà Lạt
- Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng. là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ. Chủ công ty là TS.Nguyễn Bá Hùng, bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ cây giống rau từ năm 1997, sản xuất rau trên đất thuê từ năm 2003 và mua đất lập trang tại sản xuất rau từ tháng 10-2006.
- Công ty cho biết có khoảng 5 ha để trồng trọt, phần lớn diện tích này đã được xây dựng các nhà kính để sản xuất và hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại rau các loại, cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,.. Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm RHC sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng.
- Organik Đà Lạt có trang thiết bị khá hiện đại cho sản xuất RHC, bao gồm nhà lưới, thiết bị xử lý rác thải và xử lý nước tưới. Công ty sử dụng phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng hóa chất và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, thực hành tốt các nguyên lý và phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng để loại trừ cây ký chủ nguồn bệnh, dùng các loại cây hoa có màu sắc để xua đuổi côn trùng…. Công ty có hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản phẩm, nhằm đảm bảo lòng tin cho khách hàng và độ an toàn của sản phẩm được cung ứng. Công ty đã được cấp chứng chỉ HACCP cho sản phẩm RHC do HACCP của Hà Lan cấp.
Hà Nội
- Giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 được sự hỗ trợ của tổ chức ADDA (Đan Mạch) và hướng dẫn của Ban điều phối PGS Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ đã triển khai sản xuất RHC tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn. Tổng diện tích sản xuất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
RHC của xã Thanh Xuân vào khoảng 34 ha được tổ chức sản xuất theo hai hình thức là sản xuất làm tập trung và theo nhóm.
- Theo thống kê, trung bình mỗi tháng các nhóm sản xuất RHC tại huyện Sóc Sơn đưa ra thị trường Hà Nội từ 40 đến 50 tấn sản phẩm. Đặc biệt, các nhóm sản xuất RHC tại huyện Sóc Sơn với giá thu mua ổn định trung bình 15.000 đồng/kg rau, củ, quả các loại, bình quân mỗi thành viên trong nhóm sản xuất trừ chi phí có mức thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, để tiêu thụ RHC cho nông dân, đến nay trên địa bàn Hà Nội đã hình thành 29 chuỗi với 41 siêu thị, cửa hàng, đại lý bán RHC. Hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua hợp đồng thu mua với các siêu thị, công ty, cửa hàng bán rau đảm bảo an toàn theo đơn đặt hàng trực tiếp của các hộ gia đình.
Nghệ An
- Trang trại rau hữu cơ FVF tại xóm Sơn Nam, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An của công ty sữa TH true Milk với vùng RHC gồm 37 loại rau được trồng trên diện tích 14,7 ha cùng với 5,4 ha vùng đệm xung quanh được trồng các loại rau tương tự có tác dụng như “hàng rào” để cách ly hoàn toàn với bên ngoài. Ngoài các sản phẩm rau sạch, hiện chúng tôi trồng cả một số loại cây dược liệu như gấc, rau má, lá hồng, quả hồng và lạc tiên. Những dược liệu này sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ để sản xuất dòng sản phẩm Total Happiness Naturals mang thương hiệu TH. Đây là những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên giúp phòng trị nhiều loại bệnh và làm đẹp cho mọi người.
- Tất cả các loại rau, dược liệu tại trang trại FVF đều được trồng đúng quy định của Bộ tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ USDA-NOP và của châu Âu - EC 834/2007. Toàn bộ đất trồng đều qua thời gian chuyển đổi 3 năm (không sử dụng hoá chất), sử dụng phân bón và thuốc BVTV hữu cơ. Toàn bộ trang trại và dụng cụ sản xuất đều được cách ly và có biện pháp phòng tránh nhiễm chéo hoá chất...
- Các sản phẩm rau, dược liệu của TH true Milk được trồng ở trang trại rau hữu cơ FVF đã được công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, châu Âu vào tháng 12 năm 2015. Mục tiêu của TH true Milk là tiến tới sữa hữu cơ, đem đến nguồn thực phẩm tinh khiết, an toàn nhất cho người tiêu dùng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hội An
- Thành phố Hội An qua hai năm triển khai đã thực hiện thành công mô hình
“Vườn rau hữu cơ sinh thái”. Đầu năm 2014, trung tâm hành động vì sự phát triển môi trường đô thị Hội An đã tổ chức tập huấn về quy trình sản xuất RHC sinh thái cho 27 hộ nông dân, cán bộ xã Cẩm Thanh và các xã lân cận trong thành phố Hội An. Từ đầu tháng 6/2014, bà con nông dân bắt đầu cung ứng ra thị trường gần 4 tấn sản phẩm rau các loại đạt chuẩn sản phẩm RHC chất lượng.
- Rau hữu cơ bán ra thị trường đều được Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị (PGS) kiểm tra và dán nhãn chứng nhận. Ngoài ra, các hộ nông dân cũng tham gia kiểm tra, giám sát việc trồng RHC đảm bảo các tiêu chí: không dùng phân hóa học, không dùng thuốc hóa học, không sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng và không biển đổi gen”.
- Giá bán rau hữu cơ ở thành phố Hội An được niêm yết rất cụ thể, như rau ăn lá, củ quả 18.000 đồng/kg; rau gia vị 50.000 đồng/kg. Giá rau hữu cơ đắt hơn so với rau bình thường khoảng 30%, nhưng do sản lượng ít nên tiêu thụ rất tốt, cung không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng. Thậm chí hiện có 300 địa chỉ trong và ngoài TP Hội An đăng ký mua rau nhưng chưa đủ sản lượng để cung cấp.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ