CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ ỞPHƯỜNG
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc sử dụng đất hợp lý sẽ đem lại nhiều hiệu quả. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, cần phải xác định các mục tiêu sử dụng đất và phân chia đất theo các ngành một cách hợp lý. Với diện tích đất tự nhiên qua các năm tại phường vẫn không thay đổi là 247,95 ha.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của phường Kim Long giai đoạn 2015-2017
(ĐVT: Ha)
Loại đất
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (+/-)
Diện tích
Tỷ lệ (%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%) Diện tích Tỷ lệ (%)
2017/
2016
2016/
2015
Tổng diện tích đất tự nhiên 247,95 100 247,95 100 247,95 100 100 100
1.Đất nông nghiệp 79,79 32,18 77,85 31,39 77,35 31,19 99,36 97,57
-Đất sản xuất nông nghiệp 78,4 31,61 77,55 31,27 77,05 31,07 99,36 98,9
- Đất nuôi trồng thủy sản 1,39 0,56 0,3 0,12 0.3 0,12 100 21,58
2. Đất phi nông nghiệp 163,49 66,05 165,39 66,70 166,27 67,06 100,53 101,16
3. Đất chưa sử dụng 4,67 1,77 4,67 1,91 4,33 1,75 92,72 100
(Nguồn: UBND phường Kim Long)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Qua số liệu ở bảng 1 cho thấy, việc phân chia mục đích sử dụng đất từ năm 2015 đến năm 2017 không có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu đất đai của phường. Trong đó, đất phi nông nghiệp có diện tích lớn nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 163,49 ha chiếm 66,05% năm 2015 lên 165,39 ha chiếm 66,70%
năm 2016 và đến năm 2017 có 166,27 ha chiếm 67,06%. Diện tích phi nông nghiệp tăng do trên địa bàn phường ngày càng có nhiều các công trình công cộng, công trình kinh doanh phi nông nghiệp,… được xây dựng lên.
Diện tích đất nông nghiệp giảm từ 79,79 ha chiếm 32,18% tổng diện tích đất năm 2015 xuống còn 77,85 ha chiếm 31,39% tổng diện tích đất năm 2016. Năm 2017 so với 2016 đã giảm 0,5 ha từ 77,85 ha xuống còn 77,35 ha. Trong đó, cụ thể diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm từ 78,4 ha chiếm 31, 61% xuống năm 2017 còn 77,05 ha chiếm 31,07%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm mạnh từ 1,39 ha chiếm 056% năm 2015 xuống năm 2017 chỉ còn 0,3 ha chiếm 0,12% tức giảm 1,27 ha. Diện tích đất chưa sử dụng đã được quan tâm qua các năm, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống từ năm 2015, 2016 còn 4,67 ha, năm 2017còn 4,33 ha.
2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường Kim Long giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh (+/-) 2017/
2016
2016/
2015
Tổng số hộ Hộ 3.552 3.575 3.609 100,95 100,65
Tổng số nhân khẩu Người 15.536 15.673 15.813 100,89 100,88
Tổng lao động Lao động 8.735 8.061 6.446 79,96 92,28
Lao động nông nghiệp Lao động 2.048 2.045 2.040 99,76 99,85 Lao động phi nông nghiệp Lao động 6.687 6.016 4.406 73,23 89,97 (Nguồn: UBND phường Kim Long) Qua số liệu bảng 2 cho thấy, tổng số hộ và nhân khẩu của địa bàn phường không ngừng tăng qua các năm. Số hộ tăng do quá trình tách hộ, số nhân khẩu tăng chủ yếu do sinh đẻ. Tổng số hộ năm 2017 là 3.609 hộ tăng 34 hộ so với năm 2016 và tăng 57
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hộ so với năm 2015. Tổng lao động năm 2017 là 6.446 người chiếm gần một nửa tổng số nhân khẩu, mặc dù số người lao động tương đối nhiều nhưng tổng số lao động đang có xu hướng giảm sút rõ rệt. Năm 2015 là 8.735 lao động giảm xuống còn 6.446 lao động năm 2017 tương ứng giảm 2.289 lao động. Và lao động nông nghiệp chỉ chiếm số ít trong tổng số lao động. Lao động nông nghiệp năm 2017 giảm so với năm 2016 và 2015. Lao động phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng, nhưng mức độ tăng không nhiều, năm 2015 số lao động phi nông nghiệp lên đến 6.687 người trong tổng số 8.735 lao động, điều này cho thấy hoạt động phi nông nghiệp có lực hút lớn hơn hoạt động nông nghiệp. Nhưng đến năm 2017 lao động phi nông nghiệp giảm còn 4.406 người, giảm 1.610 người so với năm 2016. Vì vậy, chính quyền địa phương cần đưa ra các biện pháp để người dân tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như thu hút các nguồn đầu tư từ nơi khác, mở các lớp đào tạo tay nghề nông nghiệp, xuất khẩu lao động đi nước ngoài để học hỏi các nước khác,...
Nhìn chung, nguồn lao động trên địa phường khá dồi dào, ngoài sản xuất nông nghiệp các lao động còn tham gia vào sản xuất các làng nghề. Vì nó không đòi hỏi trình độ cao, người dân lại sống ở phường lâu năm nên địa phương có thể tận dụng nguồn lao động này. Như vậy, nguồn lao động dồi dào có thể xem là một thế mạnh trong việc phát triểm kinh tế - xã hội của phường.
2.1.3. Tình hình phát triểm kinh tế
Phường Kim Long trong những năm qua đã có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - du lịch.
Về thương nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - du lịch:
Tình hình buôn bán tại chợ Kim Long vẫn duy trì và phát triển thuận lợi, các mặt các kinh doanh càng ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu đời sống của người dân.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng trên địa bàn như: mộc dân dụng, cưa xẻ gỗ, làm bánh in vẫn duy trì mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Các cửa hàng ăn uống, giải khát hoạt động có hiệu quả, sức mua bán hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng. Các loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch như ẩm thực, mè xững, nón lá,... ngày càng phát triển,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
góp phần đa dạng, phong phú thu hút nhiều du khách đến với địa phương.
Về nông nghiệp:
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng phường Kim Long năm 2017, phường đã thu hoạch được 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu trên 21,5 ha, năng suất bình quân 12,5 tấn/ha/ năm và 6 ha rau màu các loại
2.1.4. Tình hình cơ sở hạ tầng
- Về giao thông: Hệ thống giao thông của phường Kim Long đang ngày được mở rộng và không ngừng cải thiện. Phường cũng đã mở rộng được một số đường kiệt và đổ bê tông với mức đầu tư khá lớn nhằm mở rộng con đường đi lại và vận chuyển hàng hóa. Phường có các cây cầu như cầu Vạn Xuân, cầu Bạch Yến, đường Kim Long được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Hệ thống điện công cộng cũng được phủ kín khắp các tuyến đường.
- Về y tế: Toàn phường Kim Long có một bệnh viện tâm thần trực thuộc Tỉnh, 1 trung tâm y tế thuộc thành phố Huế và một trạm y tế phường Kim Long nên rất thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe kịp thời cho người dân. Phường cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân, công tác phòng chống các loại dịch bệnh trên địa bàn.
- Về thủy lợi: Khu vực xung quanh phường có nhiều con sông bao quanh, nên thuận lợi trong việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, nguồn nước ở các con sông hiện nay rất dồi dào. Hiện phường có trạm bơm nước và nước sinh hoạt của người dân khu vực này chủ yếu lấy từ sông Bạch Yến.
- Về giáo dục và đào tạo: Hiện nay phường có 8 trường học trong đó có 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học, 2 trường mầm non công lập và 3 trường mầm non tư thục. Năm học 2016 - 2017, các trường trên địa bàn phường đã hoàn thành tốt việc dạy học.
2.1.3. Đánh giá chung 2.1.3.1. Thuận lợi
- Phường có nguồn lao động dồi dào là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Chính sách ưu tiên của nhà nước đầu tư phát triển vùng kinh tế đã thu hút được
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
một số nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án kinh tế trong vùng tạo điều kiện tốt cho việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế xã hội của phường.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào từ các con sông sẽ thuận tiện trong việc phát triển trồng trọt, đủ nước để tưới tiêu trong những mùa khô.
2.1.3.2. Khó khăn
- Nguồn lao động dồi dào nên gặp phải những trở ngại lớn cho sự sắp xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuốc sống của nhân dân nói chung.
- Thu nhập người dân chỉ đạt mức trung bình nên thiếu vốn để sản xuất.
- Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa được sâu rộng. quản lý còn lỏng lẻo, ý thức và sự hiểu biết của người dân về chính sách pháp luật còn kém là nguyên nhân dẫn đến việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất thường xuyên xảy ra.
- Khả năng tiếp cận khoa học công nghệ của người dân còn nhiều hạn chế, còn nhiều phong tục, hũ tục lạc hậu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng, trình độ lao động kém dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động thấp.
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đồng ruộng còn tiến hành chậm nên việc sản xuất vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Phân bố tài nguyên nước không đồng đều giữa hai vụ, nước quá nhiều vào mùa mưa và ít vào mùa khô.
- Vào mùa đông nhiệt độ thấp, thường xuyên xuất hiện sương muối làm ảnh hưởng đến năng suất, thời vụ và làm kéo dài mùa vụ.