CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ ỞPHƯỜNG
2.3. Tình hình sản xuất rau hữu cơ của các hộ điều tra
2.3.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau hữu cơ
Để hiểu rõ hơn về kết quả sản xuất RHC của các hộ tại phường Kim Long, thì ngoài phân tích năng suất và sản lượng, giá bán ta tiến hành nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác cũng như phản ánh kết quả trồng rau như: giá trị tổng sản xuất( GO), chi phí bằng tiền. Sau đó tổng hợp và đưa ra bảng kết quả hoạt động sản xuất RHC của các hộ điều tra được tính bình quân trên sào.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 7: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau hữu cơ
(Tính bình quân 1vụ /sào)
ĐVT
Mùa nắng Mùa mưa
Rau dền
Rau mồng
tơi
Rau muống
Rau khoai
Bình quân chung
Rau cải Xà lách Rau tần ô
Rau khoai
Bình quân chung 1. Năng suất Kg/sào 1.037,18 1.570 1.482,27 1.300 1.347,36 981,11 958,33 753,57 1.254,81 986,96 2. Giá trị sản xuất 1000đ 14.157,5 6.217,2 3.597 6.318 7.572,43 8.830 3.795 2.637,5 6.098,4 5.340,23 3. Tổng chi phí 1000đ 2.265,11 1.980,16 1.985,46 1.724,36 1.988,77 1.921,13 1.697,93 1.535,08 1.517,48 1.667,91 Chi phí bằng tiền 1000đ 1277,48 1.063,66 1.014,87 816,02 1.043,01 993,88 784,33 650,58 609,63 759,61
Chi phí tự có 1000đ 987,63 916,5 950,59 908,34 940,77 926,5 913,6 884,5 907,85 908,11
4. Thu nhập hỗn hợp 1000đ 12.880,02 5.153,54 2.582,13 5.501,98 6.529,42 7.836,12 3.010,67 1.986,92 5.488,77 4.580,62 5. Lợi nhuận 1000đ 11.892,39 4.237,04 1.611,54 4.593,64 5.583,65 6.908,87 2.097,07 1.102,42 4.580,92 3.672,32
6. Lợi nhuận/TC Lần 5,25 2,14 0,81 2,66 2,72 3,59 1,24 0,72 3,02 2,14
7. GO/TC Lần 6,25 3,14 1,81 3,66 3,72 4,59 2,24 1,72 4,02 3,14
(Số liệu điều tra hộ năm 2017)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Theo nghiên cứu, tuy quá trình phát triển của RHC kéo dài hơn so với các loại rau khác. Nhưng giá bán lại cao, sản lượng làm ra đảm bảo an toàn nên được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng. Vì vậy mà mang lại thu nhập cao cho các hộ sản xuất.
Qua bảng số liệu 7 cho thấy:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Nhìn chung tổng giá trị sản xuất bình quân chung các loại rau ở mùa nắng cao hơn khá nhiều so với mùa mưa là 2.232,2 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn này do giá trị sản xuất của các loại rau ở mùa nắng cao hơn so với mùa mưa.
+ Mùa nắng: Giá trị sản xuất bình quân các loại rau là 7.572,43 nghìn đồng/sào.
Trong đó giá trị sản xuất cao nhất là rau dền 14.157,5 nghìn đồng/sào, tiếp đến là rau khoai 6.318 nghìn đồng/sào, đứng thứ ba là rau mùng tơi với giá trị sản xuất là 6.217,2 nghìn đồng/sào. Thấp nhất là rau muống 3.597 nghìn đồng/sào. Sở dĩ trong mùa nắng có sự chênh lệch giá trị thu được của bốn loại rau như vậy do giá bán và nhu cầu của thị trường khác nhau. Giá bán và sản lượng của rau dền đều cao hơn các loại rau còn lại nên giá trị sản xuất lớn. Đồng thời vì rau dền là loại rau được người tiêu dùng ưa chuộng nên được các hộ gieo trồng nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Mùa mưa: Giá trị sản xuất bình quân vào mùa mưa khá thấp 5.340,23 nghìn đồng/sào. Do mùa mưa điều kiện sản xuất không thuận lợi, có những tháng hộ phải ngừng sản xuất vì lũ lụt hoặc mưa lớn dẫn đến ngập úng nên sản lượng mà hộ thu hoạch được bị giảm sút một phần. Giá trị sản xuất cao nhất là rau cải 8.830 nghìn đồng/sào, vì rau cải là cây sinh trưởng và thích ứng tốt vào mùa mưa nên được gieo trồng với diện tích lớn, giá bán tương đối cao nên giá trị sản xuất mà nó đem lại cũng lớn. Tiếp đến là rau khoai 6.098,4 nghìn đồng/sào, đứng thứ ba là xà lách với giá trị sản xuất đạt được là 3.795 nghìn đồng/sào. Cuối cùng là rau tần ô 2.637,5 nghìn đồng/sào, tuy rau tần ô thích ứng tốt vào mưa nhưng không được người tiêu dùng sử dụng nhiều nên các hộ chỉ sản xuất với diện tích nhỏ nên giá trị sản xuất của nó thấp nhất. Mỗi loại cây trồng sẽ có giá trị sản xuất thu được không giống nhau.
- Tổng chi phí: Bao gồm chi phí bằng tiền và chi phí tự có, khi xét đến yếu tố chi phí tự có chỉ có chi phí lao động gia đình. RHC cần rất nhiều công chăm sóc vì thời gian sinh trưởng của các loại rau dài, nên công lao động sẽ khá nhiều. Tổng chi phí bình quân mùa mưa và mùa nắng có sự chênh lệch không nhiều 320,86 nghìn đồng/sào. Tổng chi phí bình quân của mùa nắng là 1.988,77 nghìn đồng/sào, còn của
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
mùa mưa 1.667,91 nghìn đồng/sào. Do sự chênh lệch chi phí bằng tiền của mùa nắng cao hơn mùa mưa nên dẫn đến tổng chi phí bình quân của hai mùa chênh lệch nhau.
+ Mùa nắng: Tổng chi phí bình quân của mùa nắng 1.988,77 nghìn đồng/sào.
Trong đó, tổng chi phí bình quân cao nhất là rau dền 2.265,11 nghìn đồng/sào, tiếp đến là rau muống 1.985,46 nghìn đồng/sào . Do thời gian sinh trưởng của rau muống kéo dài nên trồng với diện tích nhỏ nhưng tổng chi phí bỏ ra lớn. Tổng chi phí cao thứ ba là rau mùng tơi 1.980,16 nghìn đồng/sào, tổng chi phí bình quân thấp nhất là rau khoai 1.724,36 nghìn đồng/sào. Do tính chất của mỗi loại rau mà công chăm sóc hay giá mua giống khác nhau nên tổng chi phí cũng sẽ khác nhau.
+ Mùa mưa: Tổng chi phí bình quân của các loại rau là 1.667,91 nghìn đồng/sào.
Cao nhất là rau cải 1.921,13 nghìn đồng/sào, đứng thứ hai là xà lách 1.697,93 nghìn đồng/sào, tiếp đến là rau tần ô 1.535,08 nghìn đồng/sào. Và thấp nhất là rau khoai 1.517,48 nghìn đồng/sào. Rau khoai là loại rau phát triển tốt không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, nên tổng chi phí mà hộ bỏ ra để sản xuất rau khoai thấp nhất trong các loại rau. Có sự chênh lệch tổng chi phí bình quân giữa các loại rau là do chênh lệch chi phí bằng tiền và chi phí tự có.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Phản ánh thu nhập ròng mà người nông dân thu được chưa tính đến công lao động gia đình đã bỏ ra. Qua bảng số liệu cho thấy, thu nhập hỗn hợp bình quân của các loại rau vào mùa nắng cao hơn mùa mưa tương đối nhiều 1.678,80 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do sự chênh lệch sản lượng và giá trị sản xuất của mùa nắng cao hơn mùa mưa.
+ Vào mùa nắng: Thu nhập hỗn hợp bình quân giữa các loại rau có sự chênh lệch khá lớn, mùa nắng có thu nhập bình quân 6.529,42 nghìn đồng/sào. Trong đó, thu nhập hỗn hợp cao nhất là rau dền 12.880,02nghìn đồng/sào, do rau dền là loại rau được người tiêu dùng ưa chuộng vì vậy được các hộ sản xuất nhiều. Và giá bán, sản lượng của rau dền cao nhất, làm cho giá trị sản xuất cũng cao nên có sự chệnh về thu nhập hỗn hợp giữa các loại rau. Tiếp đến là rau khoai 5.501,98 nghìn đồng/sào, thứ ba là rau mùng tơi 5.153,54 nghìn đồng/sào, cuối cùng là rau muống 2.582,13 nghìn đồng/sào, vì rau muống là loại rau có thời gian sinh trưởng khá dài, đòi hỏi nhiều công chăm sóc hơn các loại rau khác nên các hộ chỉ gieo trồng với diện tích khá ít nên thu nhập hỗn hợp của rau muống thấp nhất trong các loại rau. Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch là do giá bán và sản lượng của mỗi loại rau khác nhau.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Vào mùa mưa: Thu nhập hỗn hợp bình quân là 4.580,62 nghìn đồng/sào, vì vào mùa mưa sản lượng thu hoạch và thời gian gieo trồng ít hơn nên thu nhập hỗn hợp khá thấp. Trong đó, thu nhập hỗn hợp của rau cải cao nhất với 7.836,12 nghìn đồng/sào, thứ hai rau khoai 5.488,77 nghìn đồng/sào. Tuy rau khoai được các hộ sản xuất với diện tích khá nhiều, sản lượng thu được cũng rất cao, nhưng giá bán của rau khoai thấp nhất trong các loại rau. Nên thu nhập hỗn hợp nó mang lại đứng thứ hai trong các loại rau. Thu nhập hỗn hợp đứng thứ ba là xà lách 3.010,67nghìn đồng/sào và thấp nhất là rau tần ô 1.986,92 nghìn đồng/sào. Có sự chênh lệch đó là do lượng cung và cầu có sự thay đổi, giá bán khác nhau từ đó có sự khác biệt trong thu nhập hỗn hợp của các loại rau.
- Lợi nhuận bình quân thu được tính trên sào: Lợi nhuận bình quân mà hộ thu được từ hoạt động sản xuất RHC vào mùa nắng cao hơn tương đối nhiều so với mùa mưa 1.911,33 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch là do sản lượng, chi phí bằng tiền và thời gian gieo trồng của hai mùa khác nhau.
+ Mùa nắng: Lợi nhuận bình quân mùa nắng thu được là 5.583,65 nghìn đồng/sào.
Mùa nắng điều kiện thời tiết, khi hậu thuận lợi, rau phát triển tốt nên hộ sản xuất và thu hoạch được nhiều sản lượng. Vì thế thu nhập bình quân vào mùa nắng khá cao. Cao nhất là rau dền với 11.892,39 nghìn đồng/sào, do rau dền được thị trường tiêu dùng nhiều và giá bán lại cao nhất trong các loại rau nên thu nhập bình quân mang lại khá lớn. Tiếp đến là rau khoai 4.593,64nghìn đồng/sào, tuy rau khoai dễ gieo trồng, được hộ trồng với diện tích cũng tương đối nhiều nhưng giá bán lại thấp nhất trong các loại rau. Vì vậy mà lợi nhuận bình quân rau khoai mang lại không cao. Thứ ba là rau mùng tơi 4.237,04 nghìn đồng/sào, cuối cùng là rau muống lợi nhuận bình quân thấp nhất 1.611,54 nghìn đồng/sào. Vì rau muống có thời gian sinh trưởng dài, công chăm sóc lại nhiều, diện tích sản xuất ít nên lợi nhuận bình quân đem lại thấp nhất. Sự chênh lệch lớn giữa các loại rau chủ yếu là do khác biệt giá bán, năng suất, mức đầu tư giống và phân bón làm cho giá trị sản xuất và tổng chi phí thay đổi, dẫn đến lợi nhuận thay đổi.
+ Mùa mưa: Do điều kiện thời tiết đặc trưng vào mùa mưa của miền Trung là mưa nhiều dẫn đến vườn rau bị ngập úng, hay mưa lớn kéo dài dẫn đến lũ lụt làm cho cây trồng không sống được, sản lượng thu hoạch thấp nên lợi nhuận bình quân cũng vì thế mà thấp. Trong đó, lợi nhuận bình quân mang lại nhiều nhất là rau cải 6.908,87 nghìn đồng/sào. Do rau cải phát triển rất tốt vào mùa mưa, giá bán khá cao nên hộ dành nhiều diện tích để sản xuất. Vì vậy mà lợi nhuận bình quân mà rau cải đem lại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cao nhất trong các loại rau. Thứ hai là rau khoai 4.580,92 nghìn đồng/sào, thứ ba là xà lách 2.097,07 nghìn đồng/sào. Lợi nhuận bình quân thấp nhất là rau tần ô 1.102,42 nghìn đồng/sào. Do rau tần ô đòi hỏi nhiều công chăm sóc, không được thị trường tiêu thụ nhiều nên hộ dành ít diện tích để sản xuất. Nên lợi nhuận bình quân thu được thấp nhất trong các loại rau. Nguyên nhân có sự khác biệt về lợi nhuận bình quân do giá trị sản xuất và tổng chi phí tự có của mỗi loại rau khác nhau.
- Chỉ tiêu GO/TC: cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Qua số liệu của bảng 8 cho thấy, bình quân chung mùa nắng đạt được cao hơn mùa mưa 0,58 lần, có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra vào mùa nắng sẽ mang lại giá trị sản xuất cao hơn mùa mưa 0,58 đồng. Do mùa nắng thời tiết thuận lợi, hộ gieo trồng được liên tục, sản lượng thu hoạch cũng nhiều hơn mùa mưa.
+ Vào mùa nắng: Chỉ tiêu GO/TC bình quân của mùa nắng là 3,72 lần, phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất rau tạo ra 3,66 đồng giá trị sản xuất. Trong đó, sản xuất rau dền vào mùa nắng đạt hiệu quả nhất trong các loại rau 6,25 lần, có nghĩa một đồng chi phỉ bỏ ra sản xuất rau dền vào mùa nắng thì sẽ đem lại 6,25 đồng giá trị sản xuất cho hộ. Tương tự như vậy, hiệu quả thứ hai là rau khoai 3,72 lần, thứ ba là rau mùng tơi 3,14 lần và cuối cùng là rau muống 1,81 lần. Tùy thuộc vào nhu cầu thị trường nên mỗi loại rau được sản xuất với diện tích nhiều hay ít và do giá bán của mỗi loại cũng khác nhau. Từ đó mang lại giá trị sản xuất khác nhau cho hộ sản xuất từ một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất RHC.
+ Vào mùa mưa: Chỉ tiêu GO/TC đạt được là 3,14 lần cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được 3,14 đồng giá trị sản xuất. Mùa mưa giá trị sản xuất không cao là do có những tháng lũ lụt vườn rau ngập úng, hộ phải ngừng sản xuất. Bên cạnh đó, thì mùa mưa sâu bệnh phát triển nhanh nên sản lượng thu hoạch cũng giảm sút. Rau cải là rau đạt hiệu quả cao nhất với 4,59 lần. Tức là một đồng chi phí bỏ ra sản xuất rau cải vào mùa mưa mang lại 4,59 đồng giá trị sản xuất. Tương tự như vậy cho các loại rau còn lại, tiếp đến là rau khoai 4,02 lần, thứ ba là rau mùng tơi đạt 2,24 lần và cuối cùng thấp nhất là rau muống với 1,72 lần.
- Chỉ tiêu Lợi nhuận/ TC: cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bình quân chung Lợi nhuận/ TC của mùa nắng cao hơn mùa mưa 0,58 lần, phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra vào mùa nắng thu sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với mùa mưa là 0,58 đồng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Mùa nắng: Chỉ tiêu Lợi nhuận/TC bình quân vào mùa nắng là 2,72 lần, phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất sẽ thu được 2,72 đồng lợi nhuận. Trong đó, sản xuất rau dền vào mùa nắng đạt hiệu quả nhất trong các loại rau 5,25 lần, có nghĩa một đồng chi phỉ bỏ ra sản xuất rau dền vào mùa nắng thì sẽ đem lại 5,25 đồng lợi nhuận cho hộ. Tương tự như vậy với các loại rau khác, hiệu quả thứ hai là rau khoai 2,66 lần, thứ ba là rau mùng tơi 2,14 lần và cuối cùng là rau muống 0,81 lần. Do các hộ dành diện tích sản xuất các loại rau khác nhau nên sản lượng thu hoạc được sẽ khác nhau. Dẫn đến lợi nhuận mà các loại rau mang lại từ một đồng chi phí bỏ sẽ có sự chênh lệch trong hoạt động sản xuất RHC.
+ Mùa mưa: Chỉ tiêu Lợi nhuận/ TC bình quân vào mùa mưa đạt được 2,14 lần, tức là một đồng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất RHC mang lại 2,14 đồng lợi nhuận. Trong đó, rau cải đạt hiệu quả nhất trong các loại rau sản xuất vào mùa mưa 3,59 lần, phản ánh một đồng chi phí bỏ ra sản xuất rau cải vào mùa mưa sẽ thu được 3,59 đồng lợi nhuận. Tương tự như vậy cho các loại rau khác, đạt hiệu quả thứ hai là rau khoai 3,02 lần, tiếp đến là xà lách 1,24 lần và thấp nhất là rau tần ô 0,72 lần. Tùy vào mỗi tính chất đặc trưng của rau mà hộ đầu tư chi phí sản xuất nhiều hay ít dẫn đến lợi nhuận mà mỗi loại rau mang lại sẽ có sự chênh lệch.
Như vậy, kết quả thu được từ hoạt động sản xuất RHC của các hộ là khá cao, mặc dù các hộ chỉ mới đưa mô hình hữu cơ vào gieo trồng. Tuy diện tích sản xuất còn nhỏ nhưng cũng mang lại một phần thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình và phần nào đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.