Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ tại phường kim long, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ

1.2.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả là kết quả mong muốn, kết quả mà con người mong đợi và hướng tới.

Do nguồn tài nguyên có giới hạn nhưng nhu cầu của con người ngày càng cao nên ngoài việc đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh chính là một nội dung đánh giá hiệu quả. Việc đáp ứng nhu cầu của con người, bảo tồn tài nguyên và nguồn lực để phát triển bền vững chính là bản chất của hiệu quả.

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kế thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh mức độ khai thác các nguồn lực và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một điều tất yếu trong mọi nền sản xuất xã hội, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều là chiều rộng và chiều sâu. Phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí về vật chất, lao động, kỹ thuật,…. Phát triển theo chiều sâu là việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- HQKT là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó được thể hiện bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận, ...

tính trên lượng chi phí bỏ ra.

Từ định nghĩa về HQKT như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.

Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù hợp. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định HQKT thì phải tính toán đầy đủ các lợi ích và chi phí bỏ ra. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, nguyên nhiên liệu, vốn,... Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tiền vốn, nguyên liệu,...) để đạt được kết quả đó.

Công thức:H = Q/C

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả đạt được C là chi phí bỏ ra

Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.

- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Công thức: H = ∆Q/∆C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

∆Q là phần tăng lên của kết quả

∆C là phần tăng lên của chi phí

Quan điểm này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.

- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và sản xuất.

Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.

Công thức: H = %∆Q/%∆C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

∆Q là phần tăng thêm của kết quả

∆C là phần tăng thêm của chi phí

Quan điểm thứ ba được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, HQKT được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Nó xác định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay là một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả tăng thêm.

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh doanh, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, mọi quan điểm về HQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa.

Tóm lại, HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều này cho chúng ta thấy rằng cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh.

Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả:

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế.

+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào.

Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.

+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Hay còn có nghĩa là các yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được HQKT. Nếu xét trên phương diện so sánh thì HQKT là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra. Một phương án hay một giải pháp kỹ thuật, quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sự tương quan tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.

Thực chất khái niệm HQKT là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của các hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế

Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất bản chất chung của nó. Người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có HQKT. Sự chênh lệch này càng cao thì HQKT càng lớn và ngược lại.

Bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian.

Tóm lại, bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ tại phường kim long, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)