ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ tại phường kim long, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.1 Định hướng phát triển

Hiện nay, UBND phường Kim Long đang từng bước khuyến khích thêm nhiều hộ tham gia vào mô hình sản xuất RHC. Đặc biệt, từ khi ủy ban tiến hành vận động các hộ tiến hành sản xuất RHC thì thành quả đạt được vượt kỳ vọng mà họ mong muốn. Đây được xem là một bước tiến quan trọng của tập thể sản xuất nông nghiệp ở phường Kim Long.

- Tiến hành tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyển giao những ứng dụng khoa học - kỹ thuật, kiến thức về canh tác nông nghiệp hữu cơ để giúp hộ chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức canh tác mới.

- Tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ, để sản phẩm mà các hộ sản xuất ra luôn bán được giá cao và được người tiêu dùng ở nhiều nơi biết đến. Bởi vì, khi sản xuất ra sản phẩm mà có thị trường tiêu thụ ổn định, sản xuất được bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu.

Giúp các hộ phấn khởi, hăng hái sản xuất để có thể có thêm nhiều sản phẩm.

- Thực hiện mở rộng toàn bộ diện tích sản xuất RHC trên địa bàn phường, phấn đấu nâng diện tích trồng rau hữu cơ trên toàn bộ diện tích trồng rau trong địa bàn và mở rộng vùng rau lên từ 0,6 - 1 ha trong năm 2019.

- Phối hợp các hộ sản xuất với trung tâm để nghiên cứu, tìm thêm các loại giống sản xuất mới đưa vào mô hình sản xuất RHC. Từ đó đa dạng, phong phú sản phẩm sản xuất để phục vụ nhu cầu ngày càng nhiều trên thị trường.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng RHC như hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu nhất là hỗ trợ cho các hộ tham gia lắp đặt hệ thống tưới tự động, nhà lưới, xây dựng hệ thống tường rào bảo vệ. Đầu tư xây dựng nhà ủ phân hiện đại hơn, đồng thời đầu tư xây dựng nhà sơ chế và đóng gói sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Phát triển trang web facebook.com/huuco054/ để quảng bá sản phẩm, liên doanh với các đơn vị phân phối để cung ứng sản phẩm rau đảm bảo chất lượng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.2.Giải pháp

3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật

Đưa những giống rau đạt chất lượng cao vào sản xuất, khuyến khích các hộ trồng RHC áp dụng phương pháp luân canh cây trồng để tạo ra được sản phẩm rau đa dạng, phong phú hơn cũng như tạo môi trường sản xuất mới giúp cây trồng tránh được bệnh lây truyền từ vụ này sang vụ khác.

Uỷ ban phường Kim Long cùng với Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị (ACCB) cần tạo điều kiện, quan tâm hỗ trợ về giống, ứng dụng các giống rau mới có năng suất, chất lượng để các hộ áp dụng và thực hiện có hiệu quả cao. Đặc biệt cùng với các hộ tìm ra thêm nhiều các chế phẩm sinh học để có thể phòng trừ sâu bệnh hại tốt hơn, để tránh làm giảm sản lượng sản xuất của hộ. Bên cạnh đó, cần xác định các loại rau phù hợp với đất trồng tại địa phương. Áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thêm cơ sở vật chất cho việc sản xuất RHC. Tại địa phương điều tra, cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà lưới đầu tư cho việc sản xuất còn sơ xài. Uỷ ban nên có chính sách hỗ tợ vốn hoặc cho vay vốn không có lãi suất để hộ có thể mạnh dạn đầu tư cho sản xuất RHC.

Tăng cường các công tác khuyến nông, thường xuyên phối hợp với các Trung tâm, chi cục,… để được hướng dẫn, đào tạo tập huấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật mới cho các hộ sản xuất RHC, để họ hiểu rõ hơn về các kỹ thuật, quy trình sản xuất RHC,… Từ đó, các hộ sản xuất sẽ thực hiện được đúng và kịp thời những gì mình đã nắm bắt. Đồng thời mở các khóa đào tạo sản xuất RHC cho các hộ sản xuất để nâng cao tay nghề cho người sản xuất.

Tìm hiểu kỹ về đặc điểm của mỗi loại rau cũng như điều kiện khí hậu đặc thù của địa phương và quy luật của một số hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, để có thể trồng các loại rau phù hợp, bố trí thời vụ thích hợp nhất, đem lại kết quả, hiệu quả cao.

Chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ: ứng dụng cơ giới hóa phù hợp với sản xuất rau của phường và thành phố, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật hiệu quả cao:

nhà kính, phủ bạt, khay gieo hạt, …

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.2.2. Giải pháp quy hoạch và sử dụng đất

Quy hoạch thêm diện tích trồng RHC, đẩy mạnh xây dựng và mở rộng khu vực sản xuất RHC tập trung, trang bị thêm cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt cho sản xuất RHC để đạt được hiệu quả cao. Quy hoạch thêm diện tích giúp cho các hộ gieo trồng tập trung sản xuất, quá trình sản xuất đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác gây cản trở cho việc sản xuất RHC. Để các hộ có thể ứng dụng những tiến bộ khoa học trên diện rộng, tránh sự lan truyền sâu bệnh từ những vùng sản xuất không an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, thu gom sản phẩm.

Sử dụng đất hợp lý, đất trồng RHC phải được cày bừa kỹ, phơi ải, kiểm tra chất lượng đất trước khi tiến hành gieo trồng. Không nên để đất trống, không sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất RHC không sử dụng phân bón hóa học, thước BVTV nên khi sản xuất thì đất càng màu mỡ và tươi xốp.

3.2.3. Giải pháp thị trường

Tập trung các giải pháp để cải thiện nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tăng sản lượng rau quả của địa phương, tổ hợp tác tiêu thụ tại các chợ đầu mối, siêu thị.

Thành lập và củng cố các liên kết, hợp tác sản xuất - tiêu thụ RHC giữa các cá nhân, các doanh nghiệp, cửa hàng: đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong sản xuất như tổ hợp tác, và phân phối tiêu thụ RHC như các chủ trang trại, chợ,… hay tiêu thụ rau với người trồng RHC, tăng cường liên kết giữa người trồng rau với các doanh nghiệp, công ty chuyên ngành cung ứng vật tư nông nghiệp.

Đăng ký xây dựng nhãn hiệu, nâng cao uy tín sản phẩm trong lòng người tiêu dùng tạo tiền đề nâng cao giá bán sản phẩm.

Tăng cường hợp tác giữa cá nhân, các hộ trồng RHC với các nhà khoa học về giống rau và kỹ thuật canh tác nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng các giống rau mới, kỹ thuật, khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất rau tại địa phương.

Hỗ trợ, hướng dẫn hệ thống thu mua rau, tạo điều kiện kinh doanh RHC, tạo điều kiện để liên kết các hộ với các tổ chức, doanh nghiệp với các hộ sản xuất.

Vận động, tuyên truyền sử dụng RHC cho người tiêu dùng vì sức khỏe cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông. Thông qua đó để tăng cường công tác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tuyên truyền về chất lượng của RHC, giới thiệu rõ những ưu điểm của RHC cho người tiêu dùng thấy được hiệu quả, tác dụng và lợi ích của việc sử dụng RHC. Tăng cường tiếp thị RHC ra thị trường tiêu dùng chung.

Củng cố thị trường tiêu thụ RHC đã có. Cần tìm ra phương pháp để đưa RHC vào bày bán tại các siêu thị. Bởi thị trường tiêu thụ này vừa lớn, lại có tác động cho việc tạo uy tín của RHC đến người tiêu dùng.

Uỷ ban cần tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các hộ sản xuất, kinh doanh RHC tham gia hội chợ, triển lãm và ký kết các hợp đồng tiêu thụ RHC. Ngoài ra, nên thiết kế logo và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm RHC mà các hộ tại địa phương sản xuất được.

3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư cho sản xuất rau hữu cơ

Việc sản xuất RHC hiện nay có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Theo đó, nhân rộng các mô hình RHC là hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại, cộng với việc nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không tránh khỏi khó khăn khi hiện vẫn còn nhiều nội dung phải bàn xung quanh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tập quán canh tác nhỏ lẻ, thủ công của các hộ sản xuất rau cũng như khó khăn trong phát triển hạ tầng thương mại.

Vì vậy, Nhà nước nói chung và UBND phường Kim Long, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần ban hành các chính sách ưu đãi tín dụng cho các hộ sản xuất để họ được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi để đầu tư vật tư và chi phí sản xuất cho RHC. Bên cạnh đó các hộ sản xuất rau cũng mạnh dạn đi huy động vốn tự có của mình để thực hiện. Hiện nay có rất ít hộ tham gia vào sản xuất và tiêu thụ RHC nên cần thu hút sự tham gia hơn nữa của các hộ vào sản xuất RHC.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ tại phường kim long, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)