CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ ỞPHƯỜNG
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau hữu cơ
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RHC nói riêng quy mô sản xuất đai thể hiện mức độ sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong thực tế ta thấy những hộ sản xuất với diện tích lớn hơn thường đạt được hiệu quả hơn các hộ có diện tích trồng trung bình và nhỏ. Do hộ mạnh dạn đầu tư hơn vào quy mô diện tích lớn, chú trọng kỹ thuật trong các bước, các yêu cầu cho công tác chăm sóc. Bên cạnh đó các hộ còn có kinh nghiệm trồng rau lâu năm. Tuy nhiên không phải cứ đầu tư quy mô lớn thì sẽ mang lại hiệu quả cao, còn có các yếu tố khác như: thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán,… sẽ giúp tăng nhu nhập và phát triển hiệu quả kinh tế cho sản xuất. Để hiểu hơn về ảnh hưởng diện tích đến kết quả sản xuất RHC ta nghiên cứu bảng sau.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 9: Ảnh hưởng của quy mô diện tích tới kết quả sản xuất RHC ở các hộ
(Tính bình quân sào) Phân tổ theo diện tích
(sào) Số hộ Tổng chi phí (1000đ)
Giá trị sản xuất
(1000đ)
Thu nhập hỗn hợp
(1000đ)
Lợi nhuận (1000đ)
GO/TC (Lần)
Lợi nhuận/
TC(Lần) Mùa nắng
1 6 3.288,16 7.703,63 6.656,88 5.445,28 2,34 1,66
1,7 1 3.121,08 11.924,84 9.421,01 8.712,45 3,82 2,79
2,4 1 4.031,62 15.887,27 14.235,52 11.860,62 3,94 2,94
Bình quân chung 3.510,62 11.838,58 10.104,47 8.672,78 3,37 2,46
Mùa mưa
1 6 2.784,67 5.710,19 3.836,40 2.855,25 2.05 1,03
1,7 1 3.455,47 8.973,31 6.471,11 4.316,84 2.60 1,25
2,4 1 3.368,21 11.888,47 9.561,16 6.502,25 3,53 1,93
Bình quân chung 3.202,78 8.857,32 6.622,89 4.568,11 2,73 1,40
(Số liệu điều tra hộ 2017)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Số liệu bảng 9 cho thấy, quy mô tổng diện tích của các hộ tác động đến hiệu quả sản xuất RHC như sau:
+ Mùa nắng: Lợi nhuận bình quân chung mùa nắng cho 8 hộ là 8.672,78 nghìn đồng/sào/hộ. Và bình quân một đồng chi phí bỏ ra thu 3,37 đồng giá trị sản xuất và 2,46 đồng lợi nhuận.
Có 6 hộ có quy mô diện tích 1 sào đạt lợi nhuận 5.445,28 nghìn đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ thu được 2,34 đồng giá trị sản xuất và 1,66 đồng lợi nhuận. Đối với quy mô sản xuất 1,7 sào có 1 hộ, đạt lợi nhuận 8.712,45 nghìn đồng/sào/hộ, một đồng chi phí bỏ ra mang lại cho hộ 3,82 đồng giá trị sản xuất và 2,79 đồng lợi nhuận. Với quy mô 2,4 sào có 1 hộ với lợi nhuận đạt được là 11.860,62 nghìn đồng/sào/hộ, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ thu được 3,94 đồng giá trị sản xuất và 2,94 đồng lợi nhuận. Từ phân tích trên, thì vào mùa nắng với ba quy mô sản xuất đều mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất. Sự chênh lệch về lợi nhuận thu được của ba quy mô khá lớn, chủ yếu do chênh lệch diện tích nhiều. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đang cố gắng mở rộng quy hoạch diện tích cho các hộ, để các hộ tăng diện tích sản xuất.
+ Mùa mưa: Lợi nhuận bình quân của mùa mưa thu được là 4.568,11 nghìn đồng/sào/hộ. Nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 2,73 đồng giá trị sản xuất và 1,40 đồng lợi nhuận. Do mùa mưa có những tháng mưa lớn vườn rau bị ngậy úng, bão, lũ lụt khiến các hộ phải ngừng sản xuất. Nên giá trị sản xuất và lợi nhuận vào mưa của hộ khá thấp.
Với quy mô sản xuất 1 sào có 6 hộ, đạt lợi nhuận là 2.855,25 nghìn đồng/sào/hộ.
Với một đồng chi phí bỏ ra sản xuất thì hộ thu về 2,05 đồng giá trị sản xuất và 1,03 đồng lợi nhuận. Có 1 hộ có quy mô diện tích là 1,7 sào, lợi nhuận mà hộ đạt được là 4.316,84 nghìn đồng/sào/hộ, một đồng chi phí bỏ ra mang lại cho hộ 2,60 đồng giá trị sản xuất và 1,25đồng lợi nhuận. Đối với quy mô sản xuất 2,7 sào có 1 hộ, lợi nhuận thu được 6.502,25 nghìn đồng/sào/hộ. Một đồng chi phí bỏ ra với quy mô như vậy sẽ mang về 3,53 đồng giá trị sản xuất và 1,93 đồng lợi nhuận. Có thể thấy, vào mùa mưa thời gian gieo trồng, sản xuất của hộ bị mất đi nên lợi nhuận thu được không cao.
Tóm lại, diện tích gieo trồng RHC ảnh hưởng khá lớn đến kết quả và hiệu quả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
sản xuất RHC. Qua phân tích số liệu điều tra được từ bảng trên, các loại rau sản xuất đều mang lại hiệu quả nhưng diện tích sản xuất nhỏ, cần mở rộng quy mô đất đai. Và việc mở rộng quy mô sản xuất đang được chính quyền địa phương chú ý, tạo điều kiện đầu tư thâm canh, tư đó tăng năng suất…
2.4.2. Ảnh hưởng mức độ đầu tư tới kết quả sản xuất rau hữu cơ
Mức độ đầu tư ban đầu như chi phí giống, phân bón… ảnh hưởng đến kết quả sản xuất RHC và quyết định trực tiếp đến năng suất, sản lượng của từng loại rau.
Bảng 10: Ảnh hưởng của mức độ đầu tư tới kết quả sản xuất RHC của hộ (Tính bình quân sào)
Phân tổ theo mức độ đầu tư (1000đ/sào)
Số hộ
Tổng chi phí (1000đ)
Giá trị sản xuất
(1000đ)
Thu nhập hỗn hợp
(1000đ)
Lợi nhuận (1000đ)
GO/ TC (Lần)
Lợi nhuận/
TC (Lần) Mùa nắng
<1000 6 3.288,16 7.703,63 6.656,88 5.445,28 2,34 1,66
<2000 2 5.576,35 13.428,06 10.472,26 9.589,56 2,41 1,72
Bình quân chung 4.432,26 10.365,85 8.564,57 7.517,42 2,38 1,69 Mùa mưa
<500 6 2.784,67 5.710,19 3.836,40 2.855,25 2.05 1,03
<1000 2 3.259,34 8.363,89 8.168,64 5.171,04 2,57 1,59
Bình quân chung 3.022,01 7.902,04 6.502.52 4.013,15 2,31 1,31 (Số liệu điều tra hộ 2017) Bảng số liệu 10 cho thấy, mỗi hộ có mức đầu tư khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Vào mùa nắng: Lợi nhuận bình quân chung mùa nắng cho 8 hộ là 7.517,42 nghìn đồng/sào/hộ. Bình quân một đồng chi phí bỏ ra thu 2,38 đồng giá trị sản xuất và 1,69 đồng lợi nhuận.
Với mức độ đầu tư <1.000 nghìn đồng/sào có 6 hộ, lợi nhuận đạt được là 5.445,28 nghìn đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,34 đồng giá trị sản xuất và 1,66 đồng lợi nhuận. Đối với mức độ đầu tư <2.000 nghìn đồng/sào/hộ có 2 hộ, lợi nhuận đạt được là 9.589,56 nghìn đồng/sào/hộ. Một đồng chi phí bỏ ra thì các hộ sản xuất nhận được 2,41 đồng giá trị sản xuất và 1,72 đồng lợi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nhuận. Nhìn chung, ở mỗi mức độ đầu tư đều đem lại kết quả và lợi nhuận cho các hộ, nhưng có sự chênh lệch khá cao giữa các mức độ đầu tư. Tuy nhiên, các hộ đều đầu tư đầy đủ những nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất RHC.
+ Vào mùa mưa: Lợi nhuận bình quân chung mà mùa mưa nhận được của 8 hộ là 4.013,15 nghìn đồng/sào/hộ. Bình quân một đồng chi phí bỏ ra thu 2,31 đồng giá trị sản xuất và 1,31 đồng lợi nhuận. Do đặc trưng khí hậu thời tiết của miền Trung, nên vào mùa mưa thường hay xuất hiện lũ lụt, vườn rau gieo trồng gần đến lúc thu hoạch thì ngập chìm trong nước. Các hộ xem như mất trắng, không thể thu hoạch được. Vì thế mà lợi nhuận cũng như thu nhập vào mùa mưa sẽ thấp.
Với mức độ đầu tư <500 nghìn đồng/sào có 6 hộ, lợi nhuận hộ đạt được là 2.855,25 nghìn đồng/sào/hộ. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ sản xuất thu được 2,05 đồng giá trị sản xuất và 1,03 đồng lợi nhuận. Đối với mức độ đầu tư <1.000 nghìn đồng/sào có 2 hộ, lợi nhuận đạt được là 5.171,04 nghìn đồng/sào/hộ. Một đồng chi phí bỏ ra thì các hộ sản xuất nhận được 2,57 đồng giá trị sản xuất và 1,59 đồng lợi nhuận.
Tuy là lợi nhuận và thu nhập vào mùa mưa của hộ có giảm xuống. Nhưng ở mỗi mức độ đầu tư đều đạt kết quả và hiệu quả.
Tóm lại, các hộ cần cân nhắc lựa chọn các mức độ đầu tư phù hợp, kết hợp với nguồn lực sản xuất để có thể đem lại kết quả và hiệu quả cao. Từ đó tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho bản thân hộ và cho việc sản xuất RHC.