KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ N
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
Niên khóa: 2014-2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Anh ThS Lê Sỹ Hùng
Trang 3Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và dạy bảo của nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bài khóa luận.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo ThS.
Lê Sỹ Hùng, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi chân thành cảm ơn đến UBND xã Quảng Thành cùng đoàn thể các hộ gia đình ở xã Quảng Thành đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cần thiết.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy Cô
để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 1 năm 2018 Sinh viên thực hiện
NguyễnThị Phương Anh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
4.2 Phương pháp phân tích: 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.Khái niệm và vai trò của rau an toàn 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò của sản xuất rau và rau an toàn 5
1.2 Đặc điểm của sản xuất rau an toàn 6
1.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn 8
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 8
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn 9
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư cho hoạt động sản xuất 9
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất rau an toàn 9
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 9
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn 10
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 51.3.3.1 Nhân tố tự nhiên 10
1.3.3.2 Nhân tố kinh tế xã hội 10
1.4 Tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế giới và Việt Nam 12
1.4.1 Tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế giới 12
1.4.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 13
1.4.3 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Thừa Thiên Huế 17
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 19
2.1 Tình hình cơ bản của xã Quảng Thành 19
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 19
2.1.1.1 Vị trí địa lý 19
2.1.1.2 Địa hình, đất đai 19
2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu 19
2.1.1.4 Nguồn nước và thủy văn 21
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 21
2.1.2.1 Tình hình đất đai 21
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 24
2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế 24
2.1.2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc, y tế và giáo dục 26
2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành 28
2.2.1 Cơ cấu diện tích đất trồng RAT ở xã Quảng Thành 28
2.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng RAT ở xã Quảng Thành 28
2.3 Tình hình sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra 29
2.3.1 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 29
2.3.2 Mức độ đầu tư TLSX phục vụ cho sản xuất rau an toàn 30
2.3.3 Quy mô cơ cấu sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra 31
2.3.3.1 Diện tích sản xuất rau an toàn 31
2.3.3.2 Năng suất và sản lượng rau an toàn 32
2.3.3.3 Thời vụ sản xuất rau an toàn 33
2.3.4 Tình hình đầu tư sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra 34
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.3.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn 38
2.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn 43
2.3.6.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai 43
2.3.6.2 Ảnh hưởng của chi phí sản xuất 45
2.3.6.3 Ảnh hưởng các nhân tố khác 47
2.3.7 Tình hình tiêu thụ rau an toàn 48
2.3.7.1 Phân tích chuỗi cung 48
2.3.7.2 Chênh lệch giá bán trong chuỗi cung 49
2.3.8 Đánh giá chung hoạt động sản xuất rau an toàn 50
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ QUẢNG THÀNH 52
3.1 Định hướng 52
3.2 Giải pháp 52
3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật 52
3.2.2 Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất 53
3.2.3.Giải pháp thị trường 54
3.3.4 Giải pháp về cơ chế, chính sách đối với việc phát triển RAT 54
3.3.5 Công tác quản lý nhà nước 55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
1 Kết luận 56
2 Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BVTV : Bảo vệ thực vậtBQC : Bình quân chungĐVT : Đơn vị tínhHTX : Hợp tác xãNN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thônTLSX : Tư liệu sản xuất
UBND : Ủy ban nhân dânRAT : Rau an toàn
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
VA : Giá trị gia tăng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m21ha = 10000 m2
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các đơn vị sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 18
Bảng 2: Tình hình đất đai của xã Quảng Thành năm 2014 – 2016 22
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của xã Quảng Thành năm 2016 24
Bảng 4: Quy mô cơ cấu tổng giá trị sản xuất xã Quảng Thành năm 2014 - 2016 25
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của xã Quảng Thành năm 2014-2016 28
Bảng 6: Tình hình chung của hộ sản xuất RAT 29
Bảng 7: Mức độ trang bị TLSX phục vụ cho sản xuất RAT 30
Bảng 8: Quy mô, cơ cấu sản xuất RAT theo vụ của các hộ điều tra 31
Bảng 9: Năng suất và sản lượng RAT của các hộ điều tra 32
Bảng 10: Chi phí sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra 36
Bảng 11 : Kết quả sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra 39
Bảng 12: Hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra 42
Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả sản xuất RAT của các hộ 44
Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả sản xuất RAT của các hộ 46
Bảng 15 : Chênh lệch giá bán trong chuỗi cung 49
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản xuất RAT 48
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
-Rau xanh là thức ăn cần thiết không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, ăn đủcác loại rau không chỉ làm tăng sự hấp dẫn cho bữa ăn mà còn là nguồn dinh dưỡngcân đối cho cơ thể con người Hiện nay xu hướng sản xuất rau hàng hóa ngày càngtăng, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng rau bị nhiễm các hóa chất ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng Vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm đối vớisản phẩm nông sản đang được xã hội đặc biệt quan tâm Từ những lý do đó tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩnVIETGAP tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làmkhóa luận tốt nghiệp
-Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất RATtheo tiêu chuẩn VIETGAP Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất RAT theo tiêu chuẩnVIETGAP của các hộ nông dân ở xã Quảng Thành Đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất RAT
-Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phântích số liệu
-Kết quả nghiên cứu: Từ việc điều tra các hộ sản xuất RAT tại địa bàn đưa rađược kết quả mong muốn của đề tài Qua quá trình nghiên cứu, biết được tình hình sảnxuất RAT có điều kiện thuận lợi về đất đai, kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời, các hộtrồng rau học tập và vận dụng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn VIETGAP chotrồng RAT Năng suất, sản lượng rau ngày càng tăng mang lại hiệu quả kinh tế cao,giúp cho người dân có thu nhập ổn định hơn Bên cạnh đó còn có mặt hạn chế như giá
cả biến động lớn, thị trường tiêu thụ không ổn định
Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuấtRAT
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là thức ăn cần thiết không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, ăn đủ cácloại rau không chỉ làm tăng sự hấp dẫn cho bữa ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng cânđối cho cơ thể con người Rau cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin (A, B, C,PP,…), các khoáng chất (Ca, P, K, ), năng lượng và các loại axit hữu cơ khác Rauxanh cũng như những loại cây trồng khác, để có giá trị kinh tế cao ngoài yêu cầu vềgiống tốt, chủng loại đa dạng thì vấn đề về kỹ thuật canh tác góp phần không nhỏ vàoviệc nâng cao năng suất, sản lượng Tuy nhiên, hiện nay xu hướng sản xuất rau hànghóa ngày càng tăng, chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng rau bị nhiễm các hóa chấtnhư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và chất độc sinh học (vi khuẩn,nấm, virut, kí sinh trùng) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng Vìvậy, vấn đề an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản đang được xã hội đặc biệtquan tâm
Ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số379/QD-BNN-KHCN ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn (VIETGAP) tại Việt Nam Quy trình này được áp dụng nhằm đảmbảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất
và người tiêu dùng đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất
Từ những lợi ích mà quy trình VIETGAP mang lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn đã khuyến khích ứng dụng rộng rãi trong sản xuất Ở Việt Nam sản xuất rau
an toàn đầu tiên được triển khai ở thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội sau đó mởrộng ra một số tỉnh lớn như: Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đồng Nai,…
Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương cótruyền thống sản xuất rau từ lâu đời, có điều kiện đất đai thổ nhưỡng, nguồn nước dồidào, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của mô hình trồng rau xanh Hiện nay, xãQuảng Thành được xác định là vùng sản xuất rau an toàn trọng điểm của tỉnh ThừaThiên Huế Trên địa bàn xã có khoảng 750 hộ tham gia sản xuất rau an toàn theo tiêuchuẩn VIETGAP với tổng sản lượng 1.500 tấn Tuy nhiên quá trình sản xuất rau antoàn của các hộ nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như năng suất rau chưa cao, giá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12bán rau an toàn còn thấp, thị trường tiêu thụ chưa ổn định Xuất phát từ thực tế đó, tôi
đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP
ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận
tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VIETGAP ở
xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất một số giảipháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất RAT trên địa bàn xã
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất RAT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VIETGAP ở xãQuảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: nghiên cứu hoạt động sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VIETGAP ở
xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Thời gian: số liệu thứ cấp thu thập 3 năm từ 2014 – 2016, số liệu sơ cấp về sảnxuất RAT được điều tra năm 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: các tài liệu về hoạt động sản xuất RAT ở xã, báo cáo tình hìnhkinh tế - xã hội của xã được thu thập tại UBND xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền,
Sở nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Các tài liệu liên quan đến sản xuất rau an toànđược thu thập từ các bài báo, internet
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Số liệu sơ cấp: Thu thập qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất RATtheo tiêu chuẩn VIETGAP theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Các thông tin liênquan đến hoạt động sản xuất RAT được điều tra thông qua thống kê bảng hỏi.
4.2 Phương pháp phân tích:
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập
được qua các bảng số liệu
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu kinh tế, các điều kiện sản xuất, kếtquả, hiệu quả các loại rau
- Phương pháp hoạch toán kinh tế: Hệ thống quan sát, đo lường, tính toán, ghichép các quá trình kinh tế - xã hội nhằm quản lý quá trình đó ngày càng chặt chẽ
- Phương pháp phân tổ thống kê: Căn cứ vào một số tiêu thức để tiến hành phânchia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vịtrong cùng một tổ giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm và vai trò của rau an toàn
1.1.1 Khái niệm
“Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân,
lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc
và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm antoàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn” (Theo Quyết định số 04/ 2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn:
-Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từngloại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫntạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp
-Chỉ tiêu về nội chất: được quy định cho rau tươi bao gồm:
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
+Hàm lượng nitrat (NO3)
+Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,
+Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E coli, Samonella ) và kí sinh trùngđường ruột (trứng giun đũa Ascaris)
Tất cả 4 chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép.Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến: Nga,
Mỹ , Việt Nam
VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) cónghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt,chăn nuôi
VIETGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sảnxuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thờibảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
1.1.2 Vai trò của sản xuất rau và rau an toàn
Đối với rau xanh
Việt Nam là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thể trồng rauquanh năm, ngành rau có sự phong phú, đa dạng về chủng loại và đem lại nguồn thunhập lớn cho các hộ nông dân
Trong cuộc sống con người rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp cácloại vitamin A, B, C, E, P, các loại axit hữu cơ và khoáng chất Ca, K, P rất cần thiếtcho sự phát triển của con người nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được.Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnhtim mạch, huyết áp và bệnh đường ruột Chất xơ trong rau có tác dụng làm tăng nhanhhoạt động của đường ruột, giúp cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng khác tốt hơn,ngoài ra chất xơ còn có thể phòng và chữa được bệnh táo bón Vitamin D giàu caroten cóthể hạn chế những biến cố về ung thư phổi, Vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày
Đặc biệt khi lương thực và nguồn đạm động vật đã được đảm bảo thì nhu cầu về
số lượng và chất lượng rau xanh ngày càng tăng Người ta xem rau xanh như một nhân
tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ
Phát triển ngành rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội, tạo ra việc làm, tận dụnglao động, đất và nguồn nguyên liệu cho hộ gia đình Rau là loại cây ngắn ngày nên mộtnăm có thể trồng được 2-3 vụ, có nơi trồng được 4-5 vụ Cây rau là loại cây dễ trồngxen, trồng gối vì vậy trồng rau tận dụng được đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.Trong quá trình thâm canh, một số khâu như chăm sóc, xới đất có thể sử dụng laođộng phụ nên trồng rau không chỉ tận dụng được đất đai, lao động mà còn tận dụngđược các tư liệu lao động khác Cây rau có giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập lớn chonông hộ Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho ngànhcông nghiệp chế biến Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế,góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16Đối với rau an toàn
Thực hiện quy hoạch phát triển rau an toàn làm thay đổi cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn, góp phần thực hiên thắng lợi chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tếcủa Đảng và nhà nước
Phát triển sản xuất rau an toàn góp phần giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm,bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và cho chính người sản xuất
Người nông dân được trang bị thêm các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất RAT Tạocho nông dân có thói quen khi tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới Đáp ứng yêu cầucủa nền sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
Sản xuất RAT theo đúng quy trình kỹ thuật không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêudùng, người sản xuất mà còn có tác dụng bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, làmcho đất, nước, không khí không bị ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấpthực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu chế biến và sảnphẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo an ninh lươngthực cho quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người laođộng, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái
1.2 Đặc điểm của sản xuất rau an toàn
RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, yêu cầu chặt chẽ về điều kiệnsản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc BVTV và tổ chức sử dụng laođộng trong sản xuất) Đặc điểm kỹ thuật quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩnVIETGAP được tiến hành theo các bước:
- Chọn đất trồng
+ Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau
+ Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, vớichất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m
+Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại
-Nguồn nước tưới
+Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý
+ Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17+ Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
-Giống
+Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống Giống nhập nội phải qua kiểm dịch
+Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mangnguồn sâu bệnh
+Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâubệnh
-Phân bón
+ Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau
+Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươipha loãng nước để tưới
+Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau Cần kếtthúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày
-Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated PestManagement)
+Luân canh cây trồng hợp lý
+Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh
+Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe)
+Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng
+ Sử dụng nhân lực bắt giết sâu
+Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý
+Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đốivới sâu, bệnh
+Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau
Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các độngvật khác và con người
Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thuhoạch.
- Sử dụng một số biện pháp khác
+ Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chếsâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùngthuốc bảo vệ thực vật
+ Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nướctưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
-Thu hoạch
+ Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá giàhéo, trái bị sâu bệnh và dị dạng
+Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng
-Sơ chế và kiểm tra
Sau khi thu hoạch rau sẽ được sơ chế, ở đây rau được phân loại, làm sạch rữa kỹbằng nước sạch và vận chuyển đi tiêu thụ
1.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điềuđược tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Chỉ khi nàoviệc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì sản xuất mớiđạt hiệu quả kinh tế Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự sosánh giữa một bên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra Một phương ánhay một giải pháp kỹ thuật, quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được
sự tương quan tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
Hiệu quả kinh tế rau an toàn chỉ đạt được khi thỏa mãn cả hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ
Cụ thể về hiệu quả kỹ thuật là sản lượng trên một sào rau có thể thu được trênmột đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện
cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào hoạt động sản xuất RAT
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá rau an toàn và giáđầu vào được tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phíthêm về đầu vào hay nguồn lực.
Công thức tính hiệu quả kinh tế là: H=K/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế của hoạt đọng sản xuất RAT (chỉ tiêu GO/IC,VA/IC…)
K là kết quả thu được từ hoạt động trồng RAT (chỉ tiêu GO,VA…)
C là chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (chỉ tiêu IC, TC)
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư cho hoạt động sản xuất
-Tổng chi phí sản xuất (TC) là chỉ tiêu bao gồm chi phí trung gian, lao độngđầu tư cho quá trình sản xuất RAT, thuế và các khoản lệ phí phát sinh khác
- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài
mà hộ sản xuất RAT phải bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất rau an toàn
- Tổng giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo
ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm
- Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sảnxuất tạo ra trong một thời kỳ nhất định Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuấtcòn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian, bằng phần chênh lệch giữa tổng doanh thu(GO) và chi phí trung gian (IC) đầu tư trên một đơn vị diện tích
VA = GO – IC
- Lợi nhuận (Pr) là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi tổngchi phí sản xuất (TC)
Pr = GO – TC
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC) phản ánh cứ một đồng chi phítrung gian bỏ vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ nhất định
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) phản ánh một đồng chi phí trunggian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20- Giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/TC) phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ rathu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên tổng chi phí (VA/TC) phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ratạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng
- Lợi nhuận trên tổng chi phí (Pr/TC) phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn
1.3.3.1 Nhân tố tự nhiên
-Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất rau nói riêng Tính chất của đất và độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng đến quy
mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố của cây trồng Nước ta có sự đa dạng về tàinguyên thiên nhiên Ở trình độ kinh tế như hiên nay, tài nguyên đất giữ vị trí quantrọng trong sản xuất nông nghiệp Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuấtđặc biệt không thể thay thế được Nhờ tài nguyên đất dồi dào nước ta có nhiều thuậnlợi trong sản xuất RAT tạo bước tiến và cơ hội cho người sản xuất trong việc tiêu thụRAT trong nước cũng như xuất khẩu
-Thời tiết, khí hậu
Yếu tố khí hậu mang tính quyết định cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuấtRAT nói riêng Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêuthụ sản phẩm Tùy vào điều kiện thời tiết từng vùng mà trồng các loại rau phù hợpđồng thời cũng trồng cho đúng thời vụ Thời tiết thuận lợi kết hợp với các yếu tố khác
sẽ cho năng suất cao và ngược lại Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc điểmnày mang lại nhiều thuận lợi như: lượng mưa hằng năm nhiều cung cấp nước tưới chosản xuất, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, khí hậu thuận lợi giúp đa dạng hóacác loại cây trồng Bên cạnh đó cũng còn gặp nhiều khó khăn như: lũ lụt gây ngập úng,mùa nắng thì khô hạn thiếu nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt Khí hậu ẩm ướt, sâubệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây những tổn thất lớn đối với mùa màng
1.3.3.2 Nhân tố kinh tế xã hội
-Lao động
Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển nền kinh tế Nước ta là
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21một nước đông dân, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng đâycũng là vấn đề gây trở ngại cho sự phát triển cũng như ổn định đời sống dân cư.
Trong sản xuất rau muốn mang lại hiệu quả cao đòi hỏi lao động phải nắm vữngquy luật sinh trưởng của từng loại rau, phải mất nhiều công chăm sóc theo từng giaiđoạn phát triển của cây rau Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rauthì có khả năng ứng phó với những khó khăn trong hoạt động trồng rau Còn người laođộng có trình độ cao sẽ nhanh chóng nắm bắt những công nghệ, kỹ thuật mới đưa vàosản xuất để đạt dược hiệu quả kinh tế cao Nói tóm lại, người lao động ngoài nhữngkinh nghiệm, họ còn phải được trang bị các thêm các kiến thức về khoa học kỹ thuậtmới có thể tiến hành sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đảmbảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn
-Vốn
Bên cạnh nguồn lực về lao động, vốn cũng là vấn đề không thể thiếu trong pháttriển sản xuất RAT Trong nông nghiệp thì vốn tác động vào quá trình sản suất khôngphải trực tiếp mà là gián tiếp thông qua cây trồng ,vật nuôi, đất đai Những hộ có vốn
sẽ chủ động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trongsản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những hộ thiếu vốn Đặc biệt là trongsản xuất RAT thì yêu cầu cũng như nhu cầu về vốn lớn bao gồm các khoản đầu tư banđầu như nhà lưới, cọc bê tong, giếng khoan, công chăm sóc giống đến chi phí choviệc bảo quản, đây là một trong những vấn đề cần được hỗ trợ cho bà con Nhà nướccần có các chính sách đầu tư vốn cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc cáchình thức cho vay ưu đãi khác nhau để mở rộng, phát triển các mô hình sản xuất RAT
-Thị trường và giá cả, đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của sản xuất Để cóthể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì mỗi nhà sản xuất phải đặt ra
và trả lời được ba câu hỏi đó là sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất choai? Để làm được việc “cần sản xuất cái gì” thì nhà sản xuất phải tìm kiếm được thịtrường cần gì, giá cả như thế nào Nếu sản xuất thì có phù hợp hay không? từ đó hìnhthành mối quan hệ cung cầu toàn diện Trong sản xuất rau, nhất là RAT thì thị trườngđóng vai trò quyết định vì cây rau là sản phẩm dễ hư hỏng, lại thu hoạch dồn vào mộtthời điểm, do vậy việc mở rộng thị trường, ổn định giá cả là hết sức cần thiết chongành trồng rau
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22-Ngoài ra còn có yếu tố như cơ sở hạ tầng, chính sách và cơ chế quản lý của nhànước… cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất RAT.
1.4 Tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế giới và Việt Nam
1.4.1 Tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế giới
Trong vòng hai thập kỷ qua thương mại rau quả trên thế giới có bước phát triểnmạnh mẽ Theo tổ chức Nông nghiệp Quốc tế (FAO), giá trị sản lượng của sản xuấtrau toàn thế giới tăng trưởng mạnh, bình quân hằng năm tăng 11,7%
Châu Á là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất trên thế giớihiên nay Tiêu biểu là Trung Quốc – quốc gia phát triển rộng nhất châu lục, tốc độ tăngtrưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này Trong vòng
20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm,
so với mặt bằng chung của các nước đang phát triển trên thế giới, tốc độ tăng trưởngngành rau của Trung Quốc cao hơn tới 3%/năm
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/năm sovới cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so với cây họ đậu
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng 1,8%/năm, các nước phát triển như Pháp,Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau an toàn Các nước đang phát triểnđặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn đóng vai trò cung cấprau tươi trái vụ chính Do nhu cầu thị trường thế giới những năm tới sẽ rất lớn, vì vậy
sẽ tạo động lực cho các nước phát triển rau an toàn đồng thời phải nâng cao việc đảmbảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sảnxuất rau như: kỹ thuật thủy canh, trồng rau trong điều kiện có thiết bị che chắn (nhàlưới, nhà nilon, màng phủ mỏng nông nghiệp) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theoquy trình sản xuất nghiêm ngặt đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái
Ở Singapore các loại rau diếp, cải bắp, cà chua, su hào và một số loại rau ôn đớikhác được trồng với kỹ thuật Aeropnic Trước đây loại rau ôn đới trồng ở Singaporerất khó khăn, nhưng với kỹ thuật mới này thì các loại rau hiện nay được trồng tươngđối dễ dàng, chỉ tốn một nữa thời gian sinh trưởng so với trồng đất tự nhiên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23Tại Mỹ công nghệ sản xuất RAT trồng rau không dùng đất đã được áp dụngnhiều tiểu bang Cà chua có thể trồng quanh năm với diện tích khoảng 266,4 ha, năngsuất đạt 500 tấn/ha/năm, thời gian cho thu hoạch từ 7-8 tháng Dưa chuột đạt 700tấn/ha/3vụ/năm.
Sản xuất rau theo công nghệ cao chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn rất nhiều lần sovới sản xuất rau ở ngoài đồng nhưng sản phẩm theo công nghệ cao có lợi thế hơn Sảnxuất rau trong nhà lưới, nhà kính không gian được thu hẹp hơn nhiều lần nên người ta
dễ dàng hơn trong công tác BVTV, chăm sóc tốt hơn, hệ số vòng quay của đất cao dẫnđến năng suất rau trong nhà kính, nhà lưới cải thiện hơn nhiều đẩy lùi nguy cơ ô nhiễmtrong rau, tránh xa các tác nhân gây ô nhiễm do nước thải, khói bụi và các vi sinh vậtgây bệnh cho người
Nói như vậy, không phải sản xuất rau theo kỹ thuật công nghệ cao chiếm ưu thếtuyệt đối Hiện nay, sản xuất rau ở ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn diện tích và sảnlượng rau của thế giới Sản xuất rau trong nhà kính chỉ thực sự có ý nghĩa trong mùađông ở các nước xứ lạnh, trong khi sản xuất rau ở ngoài đồng vẫn có thể cho năng suấtcao với chất lượng được đảm bảo an toàn và giá thành hạ nếu được áp dụng các quytrình sản xuất nghiêm ngặt
1.4.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, việc sản xuất RAT theo hướng công nghệ cao đãđược các tỉnh thành cả nước chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong pháttriển nông nghiệp Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính đếnnăm 2016, diện tích sản xuất rau trên cả nước ước đạt 900 nghìn ha, năng suất ước đạt177,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt gần 16 triệu tấn So với năm 2015 diện tích tăng 10nghìn ha (tương đương 1,1%), năng suất tăng gần 7 tạ/ha (3,9%), sản lương tăngkhoảng 672 nghìn tấn (4,2%) Tuy nhiên diện tích sản xuất rau an toàn chỉ đạt khoảng10% tổng diện tích sản xuất rau cả nước, khoảng 90 nghìn ha Hiện vẫn còn nhiều địaphương chưa triển khai quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, nhiều nơi sản xuất cònnhỏ lẻ, khó kiểm soát
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Một số vùng sản xuất rau an toàn trên cả nước:
và 64 cơ sở sơ chế nhỏ của các hợp tác xã, doanh nghiệp công suất 200-1.000kg/ngày.Hiện nay hầu hết các sản phẩm RAT đều được dán tem, nhãn nhận diện, truyxuất nguồn gốc rõ ràng Nhờ đó, chất lượng RAT Hà Nội được người tiêu dùng đánhgiá cao và tin dùng Sản lượng RAT được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xãcung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể, hệ thống siêu thịvới sản lượng gần 200.000 tấn/năm
Sản lượng rau Hà Nội đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng của người dân trongThành phố còn lại 40% cung cấp từ các địa phương khác như: Hải Dương, Hòa Bình,Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích sảnxuất rau toàn là 16.276,7 ha, trong đó các vùng sản xuất rau tập trung là 151 vùng vớitổng diện tích là 6.644,7 ha
Vĩnh Phúc
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do đem lại hiệu quảkinh tế, những năm qua, diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng Hiện toàntỉnh có hơn 9.000 ha trồng rau, cho sản lượng khoảng 200 nghìn tấn/năm Năng suất
và lợi nhuận từ các giống rau, quả chủ lực cũng khá cao, bình quân 1 ha cà chua chothu nhập 80 triệu đồng, nếu trồng trong nhà lưới cho năng suất khoảng 80-100 tấn, cóthể thu từ 200 đến 250 triệu đồng; bí xanh đạt hơn 70 triệu đồng/ha; su su Tam Đảođạt 75 triệu đồng/ha
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh rau, trong đó có hơn
100 cơ sở đăng ký sản xuất rau an toàn với diện tích canh tác hơn 80ha; trên 50 cơ sở
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích trên 500 ha Sản lượng rau an toàn
và rau được cấp giấy chứng nhận VietGAP đạt khoảng 4 vạn tấn//năm, chiếm 25%tổng sản lượng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh
đã chú trọng phát triển các dự án rau an toàn, quan tâm hỗ trợ kỹ thuật, đầu ra để sảnphẩm rau an toàn của tỉnh khẳng định chỗ đứng trên thị trường
Thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển diện tích, mở rộng đầu ra cho rau an toàn, rau đạt chuẩn VietGAP đượcxem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các sở, ngành chức năng tại ThànhPhố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2020
Tính đến đầu năm 2016, diện tích sản xuất rau an toàn ước đạt 15.800ha, tăng18,94% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch Năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha Sảnlượng rau bình quân đạt 375.000 tấn/năm, tăng 33,79% so với năm 2011 Về sản xuấttheo tiêu chuẩn VietGAP, hiện TPHCM đã cấp chứng nhận cho 721 tổ chức, cá nhânsản xuất rau, quả trên địa bàn, gồm xã viên của 7 HTX và tổ hợp tác như HTX Ngã BaGiồng, HTX Phú Lộc, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, HTX Nhuận Đức, HTX Nôngnghiệp Xanh, 10 công ty và các nông hộ Tổng diện tích trồng rau VietGAP là 448 ha,sản lượng ước đạt 47.082 tấn/năm
Thực hiện đề án phát triển rau an toàn tại các xã nông thôn mới, tính đến năm
2016, tổng số mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã triển khai được 178
mô hình, trên diện tích 741,3ha với 2.106 hộ tham gia gồm các mô hình sản xuất theotiêu chuẩn VietGAP, cánh đồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất rautheo hướng hữu cơ sinh học…
Theo Sở NN&PTNT, các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm giảm chi phíthuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống bình quân 30 triệu đồng/ha/năm Một số vùngchuyên canh mới được hình thành tại Thành phố Hồ Chí Minh tập trung tại các xãNhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (Củ Chi); xã Tân Quý Tây, Hưng Long,Bình Chánh, Quy Đức (Bình Chánh); xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, ThớiTam Thôn (Hóc Môn)
Lâm Đồng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, năm
2016 toàn tỉnh có trên 12.000 ha rau ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chiếmgần 22,1% tổng diện tích rau đang canh tác toàn tỉnh Trong đó, diện tích chủ yếu tậptrung tại thành phố Đà Lạt và một số vùng lân cận như huyện Lạc Dương, Đức Trọng
và Đơn Dương Nhờ ứng dụng công nghệ cao đã nâng thu nhập bình quân trên mộtđơn vị diện tích lên 450-500 triệu đồng/ha/năm
Toàn tỉnh có 33 cơ sở sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện antoàn thực phẩm với tổng diện tích 201ha, sản lượng hơn 7.000 tấn/năm Ngoài ra, toàn
Đà Lạt và vùng phụ cận có 82 cơ sở sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận sản xuấtrau an toàn theo hướng VietGAP với tổng diện tích 678,6ha, sản lượng 1.263 tấn/năm,
5 cơ sở sản xuất rau an toàn theo hướng GlobalGAP, Organik với tổng diện tích 22 ha,sản lượng 543 tấn/năm
Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 15.433ha rau sản xuất ứng dụngcông nghệ cao như phương pháp thủy canh, công nghệ canh tác đảm bảo an toàn thựcphẩm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch…
Đặc biệt, từ nay đến năm 2020, Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng và phát triển
5-7 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao Trong đó, thành phố Đà Lạt có 1-2 vùng,Lạc Dương 1 vùng, huyện Đơn Dương có 2-3 vùng và Đức Trọng từ 1-2 vùng sản xuấtrau công nghệ cao
Thực tế, hiện nay nước ta đã và đang phấn đấu để đạt đươc 100% diện tích trồngrau an toàn, nhưng sức canh tranh sản phẩm của nước ta với các nước không cao.Nguyên nhân chủ yếu là do:
-Quy trình sản xuất rau an toàn ở nước ta còn sử dụng nhiều hóa chất, ngườinông dân chưa có đủ trình độ nhận thức được Trình độ khoa học kỹ thuật ở nước tachưa có thể sánh bằng với các nước khác trên thế giới
-Sản xuất RAT ở nước ta còn phân tán nhỏ lẻ, khó khăn trong quy hoạch vùngRAT và chứng nhận đạt tiêu chuẩn Kỹ thuật sản xuất không cao ảnh hưởng đến năngsuất, sản lượng, chi phí bỏ ra nhiều hơn, khâu đóng gói, bảo quản còn hạn chế ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm và giảm sức thu hút đối với người tiêu dùng
Ngành sản xuất RAT ở nước ta đã và đang hội nhập cùng với các nước khác trênthế giới, có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua Nhưng vẫn còn nhiều hạn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27chế cần phải khắc phục, đẩy mạnh kỹ thuật sản xuất để rau quả nước ta không chỉ tiêudùng trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu.
1.4.3 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Thừa Thiên Huế
Theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2016 diện tích sảnxuất rau trên địa bàn tỉnh là 4.355,1 ha, năng suất 102,1 tạ/ha, sản lượng 44.475,1 tấn.Diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, mang tính tự cung tự cấp, chỉtập trung ở một số vùng chuyên canh như: thành phố Huế và một số xã vùng ven nhưQuảng Thành, Quảng Thọ thuộc huyện Quảng Điền; Hương An, Hương Xuân, HươngChữ thuộc huyện Hương Trà; Phú Mậu, huyện Phú Vang
Trước nhu cầu tiêu dùng RAT của con người đang ngày càng tăng cao, ngườitrồng rau đã dần nâng cao được ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuấtRAT, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Nắm được tình hình đó UBND tỉnhThừa Thiên Huế và Sở NN&PTNN tỉnh đã định hướng và quy hoạch các vùng sảnxuất RAT trên địa bàn tỉnh
Năm 2009, thông qua một số các đề tài, dự án, chương trình của Trung tâmKhuyến Nông Lâm Ngư, của trường Đại học Nông Lâm Huế, và một số tổ chức khác,một số mô hình sản xuất rau an toàn đã được triển khai tại các địa phương như: HTXHương Long - TP Huế (0,5 ha), HTX Kim Thành - Quảng Thành (1,1 ha), HTX LaChữ - Hương Trà (1 ha),…
Từ năm 2009 đến nay, các dự án được ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnhThừa Thiên Huế đầu tư hỗ trợ như dự án nông thôn miền núi cấp nhà nước ủy quyềnđịa phương quản lý “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để
tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Quảng Điền, tỉnh ThừaThiên Huế” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền chủ trìthực hiện với diện tích 3,4 ha; 6 loại rau: cải xanh, xà lách, cải cúc, rau thơm, rau má
và mướp đắng, được thực hiện tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ; dự án khoa họccông nghệ “Hỗ trợ phát triển rau an toàn” do truờng Đại học Nông Lâm Huế chủ trìvới quy mô diện tích là 2,4208 ha thực hiện tại các HTX Hương Long và Hương An.Đến nay đã cho một số kết quả khả quan
Đến 2011 đã có 5 đơn vị được Sở NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy đủđiều kiện sản xuất kinh doanh rau quả an toàn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28Bảng 1: Các đơn vị sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011
Đơn vị DT (ha) Chủng loại
rau quả Số QĐ-ngày
577/ QĐ-NNPTNTngày 11/8/2010HTX Quảng Thọ 2, xã
Hương An, huyện
Hương Trà
0,9893
Rau cải, hành lá,
xà lách, kiệu,rau thơm
737/ QĐ-NNPTNTngày 7/10/2010HTX Hương Chữ, xã
Hương Chữ, huyện
Hương Trà
1,075
Xà lách, hànhhoa, kiệu, dền
đỏ, rau thơm
05/ QĐ-NNPTNTngày 06/01/2010
HTX Hương Long,
Rau cải, hành lá,
xà lách, kiệu,nưa, paro
768/QĐ-NNPTNTngày 03/12/2010
Tổng cộng 6,8958 ha
(Nguồn Sở NN &PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)
Tính đến năm 2016 diện tích RAT tại Quảng Thành được chứng nhận theo tiêuchuẩn VietGAP là 30,7 ha (8 loại rau ăn lá), Quảng Thọ là 40ha (rau má), Hương An
là 8,1 ha (hành lá) và đang tiếp tục hỗ trợ thực hiện để chứng nhận VietGAP thêm 9ha
Sau nhiều năm thực hiện mô hình sản xuất RAT ngày càng được mở rộng, kỹthuật sản xuất và ý thức của người dân đã được nâng cao Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tạimột số hạn chế như diện tích trồng rau phân bố không đều, manh mún, nhỏ lẻ, khókhăn trong việc quy hoạch vùng RAT, làm cản trở công tác chứng nhận chất lượng,giá bán còn thấp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ
QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Tình hình cơ bản của xã Quảng Thành
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Quảng Thành là một xã đồng bằng nằm cuối hạ lưu sông Bồ và sông Hương,cách trung tâm huyện Quảng Điền 7 km về phía Đông Nam, có ranh giới hành chínhđược xác định như sau:
-Phía Bắc giáp với xã Quảng An, huyện Quảng Điền
-Phía Nam giáp với xã Hương Vinh, huyện Hương Trà
-Phía Đông giáp với xã Hương Phong, huyện Hương Trà
-Phía Tây giáp với xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền
Với vị trí địa lý này đã đem lại cho xã nhiều thuận lợi trong quá trình giao lưu,phát triển văn hóa xã hội và sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó thì xã cũng gặp không
ít khó khăn như đây là một vùng thấp, trũng của huyện, thường bị ngập úng về mùamưa, hạn hán về mùa khô, hằng năm thương bị lũ lụt đe dọa, đây là những yếu tố ảnhhưởng rất lớn đến việc sản xuất rau của vùng
2.1.1.2 Địa hình, đất đai
Xã Quảng Thành có địa hình tương đối thấp trũng, bằng phẳng, ít bị chia cắt Đấtđai khá màu mỡ chủ yếu là đất thịt pha cát và đất phù sa, chiếm vị trí quan trọng trongsản xuất nông nghiệp Sau những đợt lũ lụt đất đai ở đây được bù đắp một lượng phù
sa khá lớn làm tăng độ phì cho đất, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinhtrưởng và phát triển tốt, tăng năng suất
2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu
Xã Quảng Thành nằm trong đồng bằng ven biển miền Trung nên khí hậu thời tiếttương đối khắc nghiệt Một năm có hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3năm sau, khí hậu lạnh, ẩm; mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nắng nóng và khôhạn Với khí hậu như vậy đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp vànhất là trong ngành sản xuất rau quả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30-Nhiệt độ: nhiệt độ thay đổi theo các tháng trong năm và trung bình cả năm là23,20C, những tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 với nhiệt độ trungbình là 290C, cao nhất lên đến 400C – 420C Nhiệt độ cao và nóng gây thiếu nước,lượng phân bón bị bốc hơi và nảy sinh ra một số sâu bệnh làm giảm năng suất và phẩmchất cây trồng, gây khó khăn cho nghề trồng rau vì loại cây trồng này đòi hỏi lượngnước và độ ẩm không khí cao Vì vậy cần hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảocông tác tưới nước kịp thời bảo vệ thành quả lao động Ngược lại thì từ tháng 1 đếntháng 3 năm sau lại có nhiệt độ thấp, trung bình tháng lạnh nhất là 190C, các tháng nàythích hợp để phát triển các loại rau vụ đông xuân.
-Độ ẩm: trung bình tháng cao nhất là 92% vào tháng 12 và tháng 2 Tháng 7 vàtháng 8 độ ẩm thấp nhất là 77% Với độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi đểphát triển một số loại rau ưa thích độ ẩm cao nhưng đồng thời nó cũng phát sinh một
số loại sâu bệnh phá hoại mùa màng Do đó cần chú ý đến công tác theo dõi phòng trừsâu bệnh kịp thời, vào các tháng có độ ẩm cao này thích hợp cho các loại sâu ăn lá, rệptrắng, bệnh thổi rễ Còn các tháng khô hạn có độ ẩm thấp thì cần chú ý che đậy chốngthoát hơi nước, đồng thời có biện pháp tưới tiêu kịp thời
-Mưa: lượng mưa ở đây cũng thay đổi theo tháng, lượng mưa trung bình cả năm
là 2.955mm, năm cao nhất lên đến 4.927mm, năm thấp nhất khoảng 1.820mm Mưa lànguồn nước tưới cho cây trồng tuy nhiên với lượng mưa cao quá sẽ gây xói mòn rửatrôi đất và làm dập nát thân lá, thối rễ Do đó vào các thàng này thường có lũ lụt vàvào các tháng 9,10 thì thường không sản xuất được Trong đó vào các tháng 5,6 lượngmưa tập trung ít vào khoảng 9,3mm cùng với nhiệt độ cao làm cho sản xuất nôngnghiệp gặp nhiều khó khăn
-Nắng: nắng và ánh sáng là điều kiện để cây trồng quang hợp, tổng hợp chất diệplục chất hữu cơ và năng lượng sống Mật độ nắng bình quân khoảng 1.952 giờ/năm, có
sự chênh lệch giữa hai mùa khoảng 100-120 giờ chiếu sáng, số giờ chiếu sáng bìnhquân mùa nắng cao hơn mùa mưa là 3-4 giờ Từ tháng 4 đến tháng 7 thì nắng nhiều vàgây khô hạn cho cây trồng, nên cần có các biện pháp che tủ, làm nhà lưới cho rau
-Gió, bão: chế độ gió diễn biến theo mùa, mùa khô gió tây nam xuất hiện từ tháng
4 đến tháng 8 trong năm gây khô hạn, mùa mưa gió đông bắc ẩm lạnh kéo theo mưa từ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31tháng 10 đến tháng 3 năm sau Bão tập trung trong hai tháng 9 và 10 bão kèm mưa to,
lũ lụt gây hại đến mùa màng và cả đời sống người dân
Xã Quảng Thành chịu ảnh hưởng phức tạp của diễn biến thời tiết khí hậu nhưtrên Do đó cần phải xây dựng mạng lưới tưới tiêu, chống ngập úng, ngập mặn đồngthời vận động bà con nông dân xuống đồng đúng thời vụ nhằm hạn chế thấp nhấtnhững thiệt hại do thiên tai gây ra
2.1.1.4 Nguồn nước và thủy văn
Xã Quảng Thành nằm cuối hạ lưu sông Bồ nên nguồn nước dồi dào, bên canh đó
xã còn xây dựng thêm nhiều hệ thống kênh mương, các trạm bơm phục vụ cho việctưới tiêu được thuận lợi và kịp thời cho sản xuất cây trồng Nguồn nước máy được dẫnđầy đủ đến các vùng sản xuất RAT và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thaythế được Sử dụng đất đai một cách hợp lý và tận dụng đúng cách, triệt để là một trongnhững giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Bảng 2: Tình hình đất đai của xã Quảng Thành năm 2014 – 2016
Trang 33Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1.073,09 ha Trong đó đất nông nghiệpchiếm tỷ lệ lớn nhất, năm 2014 chiếm 63,70%, năm 2015 chiếm 63,66%, năm 2016chiếm 63,52% Tuy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đấttoàn xã nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm Cụ thể, năm 2015 giảm 0,43 ha sovới năm 2014 tương ứng 99,94%, năm 2016 giảm 1,53 ha so với năm 2015 tương ứng99,78% Diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2014 là550,00 ha, đến năm 2015 giảm 1,23 ha tương ứng 99,78% so với năm 2014, năm 2016giảm 2,43 ha tương ứng 99,56% so với năm 2015 Diện tích đất trồng cây hằng nămtăng lên qua các năm, năm 2014 là 41,18 ha, đến năm 2015 tăng 0,80 ha so với năm
2014 tương ứng 101,94%, năm 2016 tăng 0,90 ha tương ứng 102,14% so với năm
2015 Diện tích đất trồng lúa giảm do có nhiều ruộng lúa thiếu nước vào mùa nắng,năng suất thấp nên không được người dân tiếp tục trồng nữa Nhận thấy được tiềmnăng của việc trồng cây hằng năm, trong đó chủ yếu là trồng rau bà con nông dân đãchuyển qua sản xuất rau màu đem lại năng suất cao hơn và thu nhập thường xuyên cho
hộ gia đình Đất nuôi trồng thủy sản thì diện tích qua 3 năm không đổi với 92,38ha(8,61%)
Đất phi nông nghiệp tăng lên qua các năm, năm 2014 là 386,38 ha chiếm36,01% Cụ thể đất ở năm 2014 là 99,68 ha (9,29%), đến năm 2015 là 99,94 ha(9,31%) tăng 0,26 ha tương ứng 100,26% so với năm 2014, năm 2016 là 100,69 ha(9,38%) tăng 0,75 ha tương ứng 100,75% so với năm 2015 Đất chuyên dùng cũng có
xu hướng tăng, năm 2014 là 286,70 ha (26,72%), đến năm 2015 là 286,89 ha (26,73%)tăng 0,19 ha tương ứng 100,07% so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục tăng 0,88 ha sovới năm 2015 tương ứng 100,31% Diện tích đất ở và đất chuyên dùng tăng lên vì tạiđịa bàn ngày càng có nhiều nhà ở, trụ sở cơ quan, công trình, kinh doanh phi nôngnghiệp được xây dựng lên
Đất chưa sử dụng trên địa bàn xã chiếm diện tích không nhiều và chuyển đổi rất
Trang 34cao chất lượng đất, phát huy hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho sản xuất và đời sốngcủa người dân trên địa bàn xã.
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
- Dân số: Toàn xã Quảng Thành gồm 9 thôn với 3.145 hộ với 12.433 nhân khẩu.
Trong đó nam có 6.256 người, nữ 6.177 người, hộ nghèo có 135 hộ chiếm 4,29%, hộcận nghèo là 176 hộ chiếm 5,59% Nhìn chung toàn xã hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn
ở mức cao, chính quyền địa phương đang có chủ trương, chính sách chuyển dần các hộnghèo lên hộ cận nghèo, đưa các hộ cận nghèo thoát khỏi nghèo, phấn đấu trong cácnăm tới trên địa bàn xã không còn hộ nghèo
- Lao động: Tổng số lao động là 5.444 lao động, chiếm 43,79% dân số, trong đó
có 2.895 lao động nam và 2549 lao động nữ Cơ cấu lao động theo ngành nghề của các
hộ dân trên địa bàn xã
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của xã Quảng Thành năm 2016
(Nguồn: UBND xã Quảng Thành)
Ta thấy cơ cấu lao động theo ngành nghề có sự chênh lệch rất lớn Trong đóngành nông nghiệp chiếm số lượng lao động lớn nhất 3.048 lao động tương ứng55,99% , đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của xã Tiếp đến là ngành côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1.187 người chiếm 21,80% trong tổng số lao động, dịch
vụ 1.019 người chiếm 18,72% và thấp nhất là ngư nghiệp với 190 người chiếm 3,49%trong tổng số lao động
2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế xã Quảng Thành tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực, cơ cấukinh tế chuyển dịch đúng hướng Tổng giá trị sản xuất nhìn chung tăng liên tục quacác năm từ 2014 – 2016
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Bảng 4: Quy mô cơ cấu tổng giá trị sản xuất xã Quảng Thành năm 2014 - 2016
(Nguồn: UBND xã Quảng Thành)
Năm 2014: UBND xã tập trung chỉ đạo xây dựng và huy động các thành phầnkinh tế đầu tư mạnh vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộkhoa học kỹ thuật nên nền kinh tế tăng trưởng theo hướng tích cực Tổng giá trị sảnxuất là 146,51 tỷ đồng Trong đó,với mục đích chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu laođộng, UBND xã đã khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn bỏ vốn đầu tư đểphát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhờ vậy mà năm 2014 TTCN-XD đạt55,66 tỷ đồng tương ứng 37,99%, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế Vớiquyết tâm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh, bảo đảm cơcấu phù hợp về diện tích và khai thác có hiệu quả các điều kiện sản xuất của từngvùng, từng địa bàn dân cư, tiến tới sản xuất theo hướng hàng hóa nên giá trị sản xuấtcủa Nông lâm - ngư nghiệp đạt 49,61 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thứ hai với 33,86% trong
cơ cấu kinh tế Với chủ trương phát triển các dịch vụ trong nông nghiệp như cung ứngvật tư, tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giá trị sản xuất củaThương mại- Dịch vụ đạt 41,24 tỷ đồng tương ứng 28,15%, chiếm tỷ trọng thấp nhấttrong cơ cấu kinh tế
Năm 2015: Tiếp tục bám sát cơ cấu kinh tế, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoahọc kỹ thuật, quan tâm phát triển các mô hình sản xuất mới, khuyến khích các thành
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36phần kinh tế mạnh dạn bỏ vốn đầu tư để phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,nhờ vậy đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tếchuyển dịch đúng hướng Tổng giá trị sản xuất là 155,32 tỷ đồng cao hơn năm 2014 là8,81 tỷ đồng tương ứng 106,01% Trong đó, nông lâm - ngư nghiệp đạt 47,84 tỷ đồngthấp hơn năm 2014 là 1,77 tỷ đồng, tương ứng với 96,43% và chiếm 30,08% trong cơcấu kinh tế TTCN-XD đạt 62,09 tỷ đồng cao hơn năm 2014 là 6,43 tỷ đồng, tươngứng 111,55% và chiếm 39,98% trong cơ cấu kinh tế Thương mại, dịch vụ đạt 45,39 tỷđồng cao hơn năm 2014 là 4,15 tỷ đồng, tương ứng 110,06% và chiếm 29,22% trong
cơ cấu kinh tế Ta thấy rằng trong cơ cấu kinh tế cao nhất là TTCN-XD, tiếp đến lànông lâm - ngư nghiệp và thấp nhất là Thương mại- Dịch vụ So với năm 2014, cơ cấungành TTCN-XD và Thương mại- Dịch vụ đang có xu hướng tăng, cơ cấu ngành nônglâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm Điều này cho thấy xã đã thực hiện mục tiêuchuyển đổi giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
Năm 2016: Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế theo định hướng phát triển củavùng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng Tổng giá trị sản xuất là 166,93
tỷ đồng tăng 11,61 tỷ đồng năm 2015, tương ứng 109,67% Trong đó, nông lâm - ngưnghiệp đạt 46,12 tỷ đồng thấp hơn năm 2015 là 1,72 tỷ đồng, tương ứng với 96,40%
và chiếm 27,63% trong cơ cấu kinh tế TTCN-XD đạt 71,03 tỷ đồng cao hơn năm
2015 là 8,94 tỷ đồng, tương ứng 114,40% và chiếm 42,55% trong cơ cấu kinh tế.Thương mại- dịch vụ đạt 49,78 tỷ đồng cao hơn năm 2015 là 4,39 tỷ đồng, tương ứng109,67% và chiếm 29,82% trong cơ cấu kinh tế Ta thấy rằng trong cơ cấu kinh tế caonhất là TTCN-XD, tiếp đến là Thương mại- Dịch vụ và thấp nhất là nông lâm - ngưnghiệp Cơ cấu ngành TTCN-XD và Thương mại- Dịch vụ tiếp tục tăng so với năm
2015, do thực hiện tốt các chiến lược định hướng sản xuất, tập trung đầu tư phát triểndich vụ Cơ cấu ngành nông lâm - ngư nghiệp tiếp tục giảm Điều này cho thấy mụctiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã có hướng chuyển biến tích cực, góp phần nângcao chất lượng đời sống của nhân dân trong địa bàn xã
2.1.2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc, y tế và giáo dục
- Giao thông: Với chủ trương “ Xây dựng nông thôn mới và kết cấu hạ tầng đôthị” nên hệ thống giao thông trong xã được đầu tư khá lớn, các tuyến đường đã được
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ