Kết quả nghiên cứu: Thông qua thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu tại địa phương đã cho thấy lợithế về điều kiện sản xuất rau ở xã Điền Lộc đồng thời cho thấy được năng suất, sảnlượng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU TẠI
XÃ ĐIỀN LỘC, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
Huế, 5/2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU TẠI
XÃ ĐIỀN LỘC HUYỆN PHONG ĐIỀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
Lớp: K48A KTNN
Niên khóa: 2014 – 2018
Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS HOÀNG HỮU HÒA
Huế, 5/2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3Lời Cám ƠnSau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế và thời gian thực tập tốt nghiệp tại Uỷ ban Nhân dân xã Điền Lộc tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau tại xã Điền Lộc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” Để đạt được kết quả đó ngoài sự nỗ lực của bản thân còn
nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển cùng quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập,nghiên cứu và hoàn thành tốt nghiệp khóa luận.
Tôi xin gửi lời đến UBND xã Điền Lộc và bà con nông dân tại địa phương đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Do kinh nghiệm bản thân còn non yếu nên nội dung đề tài còn nhiều thiếu sót kính mong sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC BIỂU vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI viii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin: 3
1.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4
1.4.3 Phương pháp phân tích 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU 5
1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 5
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 5
1.1.2 Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 5
1.1.3 Vai trò và đặc điểm sản xuất rau 7
1.1.3.1 Vai trò, giá trị của rau 7
1.1.3.2 Đặc điểm sản xuất rau 8
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau 11
1.1.4.1 Các yếu tố tự nhiên 11
1.1.4.2 Các yếu tố kinh tế- xã hội 12
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất rau 13
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 51.1.5.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 13
1.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam và thế giới 14
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới 14
1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 14
1.2.3 Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế 16
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ ĐIỀN LỘC, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20
2.1 Đặc điểm địa bàn bàn nghiên cứu 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
2.1.1.1 Vị trí địa lý 20
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình 20
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết 20
2.1.1.4 Tài nguyên 21
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 23
2.1.2.1 Dân số và lao động 23
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 25
2.1.2.3 Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã Điền Lộc năm 2017 25
2.2 Thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất rau của xã Điền Lộc 27
2.2.1 Tỉnh hình sản xuất rau của xã Điền Lộc từ 2015-2017 27
2.2.2 Hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra tại xã Điền Lộc 32
2.2.2.1 Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra 32
2.2.2.2 Quy mô cơ cấu sản xuất rau của các hộ điều tra 35
2.2.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của hộ điều tra 39
2.2.2.4 Hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra 40
2.2.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra .41
2.2.2.6 Tình hình tiêu thụ rau ở các hộ điều tra 44
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế sản xuất rau tại xã Điền Lộc 45
2.3.1 Kết quả đạt được 45
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.3.3 Nguyên nhân 46
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ ĐIỀN LỘC 48
3.1 Định hướng phát triển sản xuất rau ở xã Điền Lộc 48
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã Điền Lộc 48
3.2.1 Giải pháp về đất đai 48
3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 49
3.2.3 Giải pháp về khoa học kĩ thuật, khuyến nông: 49
3.2.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 50
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
1.Kết luận 51
2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7UBND Uỷ Ban Nhân dân
NN VÀ PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTX Hợp tác xã
KT- XH Kinh tế xã hội
RAT Rau an toàn
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
KH Kế hoạch
NN Nông nghiệp
SXNN Sản xuất nông nghiệp
CN-XD Công nghiệp- xây dựng
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
VH- TT-DL Văn hóa- Thông tin – du lịch
TLSX Tư liệu sản xuất
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8Sơ đồ 1: Sơ đồ mô tả quy trình sản xuất sản xuất rau VietGAP 30
Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ rau của các hộ điều tra 44
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1: Gía rau củ quả tại Đà Lạt, Lâm Đồng tháng 4/2016 15
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9Bảng 1:Diện tích,năng suất, sản lượng rau của Việt Nam giai đoạn 2015-2017 15
Bảng 2: Tình hình sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2017 16
Bảng 3: Các đơn vị sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế 18
Bảng 4: Diện tích các loại đất xã Điền Lộc năm 2017 22
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã Điền Lộc qua các năm 2016-2017 24
Bảng 6: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2015-2017 26
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của xã Điền Lộc giai đoạn 2015-2017 27
Bảng 8: Dự án sản xuất RAT theo quy trình VietGAP ở xã Điền Lộc 29
năm 2016-2017 29
Bảng 9 : Đặc điểm nhân khẩu và lao động của hộ điều tra 32
Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của hộ năm 2017 33
Bảng 11:Tình hình trang bị TLSX (BQ/hộ) 34
Bảng 12: Quy mô diện tích các loại rau của các hộ điều tra ( BQ/hộ) 35
Bảng 13: Năng suất, sản lượng của các loại rau 36
Bảng 14: Chi phí sản xuất các loại rau của các hộ (BQ/hộ/sào) 37
Bảng 15: Kết quả sản xuất rau của các hộ điều tra 39
Bảng 16: Hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra 40
Bảng 17: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau 42
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Rau có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người, cung cấp nguồn dinhdưỡng thiết yếu cho mỗi gia đình Sản xuất rau không chỉ phát triển ở Việt Nam nóichung mà còn ở xã Điền Lộc, huyện Phong Điền nói riêng Trồng rau đem lại nguồnthu nhập lớn cho các hộ nông dân, tạo công ăn việc làm cho các lao động
Từ những lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Hiệu quả kinh tế sản xuấtrau tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”
Mục tiêu nghiên cứu : Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất rau.Đánh giá hiệu quả sản xuất rau ở xã Điền Lộc Đề xuất giải pháp nâng cao hiệuquả sản xuất rau tại xã Điền Lộc.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phântích, tổng hợp và xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu:
Thông qua thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu tại địa phương đã cho thấy lợithế về điều kiện sản xuất rau ở xã Điền Lộc đồng thời cho thấy được năng suất, sảnlượng và diện tích trồng rau của các hộ tăng lên và ngày càng được đầu tư phát triển.Hiệu quả và kết quả sản xuất rau có tính khả quan, thu nhập lợi nhuân đạt được khácao
Hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn
mà nguyên nhân có thể từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan Sựbiến động bất thường của thời tiết, sâu bệnh phá hoại Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ
và vẫn mang tính chất thủ công Gía cả đầu ra chưa ổn định Sản phẩm chưa có
thương hiệu, nhãn mác nên thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp Người sản xuất phần lớn
bị hạn chế về kĩ thuật, kĩ năng sản xuất và kiến thức về thị trường Diện tích rau antoàn theo tiêu chuẩn VietGap còn ít, mới trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa đem lạihiệu quả kinh tế cao cho nhà sản xuất.Từ đó đưa ra một số giải pháp về đất đai, cơ sở
hạ tầng, khoa học kĩ thuật, khuyến nông , thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất rau trên địa bàn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Rau là một món ăn hằng ngày trong mỗi gia đình, là loại thực phẩm có ý nghĩa
vô cùng to lớn đối với sức khỏe con người Ngày nay, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến
bộ, đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đặc biệt là raungày một tăng về số lượng lẫn chất lượng Nhờ đó sản xuất rau được phát triển rộngkhắp không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới
Nước ta là một nước nông nghiệp với đặc điểm khí hậu đa dạng, nguồn lao độngdồi dào thuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau, đưa ngành sản xuất rau trở thànhmũi nhọn của nền sản xuất nông nghiệp nước ta Hiện nay do nhu cầu hội nhập kinh tếquốc tế cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của dất nước,hoạt động sản xuất rau càngđược đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người và đảm bảo an toàn sức khỏecho con người
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung,là khu vực giao thoa giữa hai miền Nam - Bắc nên có thể trồng rau quanh năm,mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao Hiện nay nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngàycàng tăng lên phổ biến ở các thành phố lớn và khu công nghiệp vì vậy, để đáp ứng nhucầu này, đã có nhiều dự án, mô hình rau an toàn và rau an toàn theo hướng VietGAPđược thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức nước ngòai, đã
mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho sản phẩm rau an toàn ngày càng tiến xa hơn,đáp ứng yêu cầu của mọi người
Xã Điền Lộc thuộc huyện Phong Điền là vùng đất có nhiều thuận lợi để pháttriển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nghề trồng rau với kinh nghiệm trồng rau từ thời
xa xưa không những đem lại hiệu quả sản xuất cao mà còn góp phần tạo công ăn việclàm cho người dân lao động và cho sự phát triển nền kinh tế của Điền Lộc
Xuất phát từ đặc điểm và qua quá trình thực tế tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 131.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất rau, khóa luận đề xuất một sốgiải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau trên địa bàn xã Điền Lộc, huyệnPhong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất rau;
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất rau tại xã Điền Lộc giai đoạn 2015- 2017;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau tại xã Điền Lộc
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
-Nội dung nghiên cứu: hiệu quả kinh tế sản xuất rau
-Đối tượng khảo sát : hộ nông dân trồng rau tại xã Điền Lộc
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu :
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ Phòng NN và PTNN, các báo cáo tình hìnhkinh tế xã hội của xã và các tài liệu khác liên quan thông qua văn phòng thống kê xãĐiền Lộc
Số liệu sơ cấp
- Điều tra 60 hộ trồng rau trên địa bàn xã trong năm 2017
- Phương pháp chọn mẫu: Cách chọn hộ nông dân điều tra trên địa bàn xã dựavào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
- Thiết kế bảng hỏi: bảng hỏi được thiết kế sẵn bao gồm 2 phần:
I Thông tin chung về đối tượng điều tra
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14II Nội dung điều tra ( tình hình đất đai của hộ,tình hình đầu tư sản xuất,diện tích,sản lượng các loại rau mà hộ đã canh tác,tình hình đầu tư chi phí sản xuất,thuận lợi,khó khăn trong sản xuất rau).
- Dùng phương pháp phân tổ thống kê và các phương pháp tương thích để phântích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau của các hộ trồng rau
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU
1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng sản xuất Là thước đo quan trọng làm tiêu chuẩn đánh giá sản xuất của hoạt độngkinh tế- xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
Theo GS.TS Ngô Đình Giao thì “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước”
Còn theo TS.Nguyễn Tiến Mạnh “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả
khách quan phản ánh trình độ lợi dụng để đạt được mục tiêu đã xác định.”
Theo Farrell lại cho rằng : “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó
sản xuất phải đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ.”
Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phíđầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuậthay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp Nó phản ánh trình độ tay nghề của người laođộng trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giáđầu vào được tính đến Phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chithêm về đầu vào hay nguồn lực
Hiệu quả kinh tế là phạm trù mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kĩ thuật
và hiệu quả phân bổ
1.1.2 Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Có ba phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được
và kết quả bỏ ra
H= Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết, một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêuđồng sản lượng Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lưc của quá trìnhsản xuất kinh doanh nhất định
Phương pháp 2: HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm và chiphí tăng thêm, nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêuđơn vị đầu ra
H= Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là khối lượng sản phẩm tăng thêm
C là chi phí tăng thêm
Phương pháp này giúp ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tưthêm mang lại Nó được sử dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt làxác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp
Phương pháp 3:Ngoài các phương pháp trên, còn có quan điểm cho rằng hiệuquả kinh tế có thể xác định bằng mức chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được vớichi phí bỏ ra để đạt kết quả đó
Dạng thuận ( toàn phần ): H = Q – C ;
Dạng thuận (cận biên ) H = Q - C
Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là baonhiêu Tuy nhiên cách tính này không cho biết chi phí trả cho quy mô hiệu quả là baonhiêu và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vịsản xuất có quy mô khác nhau
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17 Bản chất cuả hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu củadoanh nghiệp đề ra chính là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệmlao động xã hội
Ý nghĩa của việc đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nóiriêng, việc đánh giá HQKT sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và không thểthiếu Khi đánh giá HQKT chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực trongquá trình sản xuất dã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa các chi phí chưa Đồng thời,biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả để từ đó có biện pháp khắcphục hợp lý Đánh giá HQKT còn là căn cứ để xác định mục tiêu, phương hướng sảnxuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng caotrong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được Xét đến cùng, đánh giá HQKT là căn cứthực hiện tái sản xuất mở rộng và có hiệu quả hơn
1.1.3 Vai trò và đặc điểm sản xuất rau
1.1.3.1 Vai trò, giá trị của rau
Việt Nam là một nước nhiệt đới vì thế có thể trồng rau quanh năm, bên cạnh đóngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trịngành nông nghiệp Cũng như trong đời sống hằng ngày, rau xanh là nguồn dinhdưỡng không thể thiếu đối với con người
Gía trị dinh dưỡng của rau : Rau là nguồn vitamin phong phú, cung cấp cho cơthể nhiều chất xơ và chất có hoạt tính sinh học Rau tươi là nguồn cung cấp vitamin vàmuối khoáng quan trọng Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người đượccung cấp trong bữa ăn hàng ngày qua rau tươi Hầu hết các loại rau tươi thường dùngcủa nhân dân ta đều giàu vitamin, nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu nhưkhông có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật
Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng Trong rau có nhiều chấtkhoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18và cần thiết để duy trì kiềm toan Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự docần thiết để trung hoà các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạothành.
Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu
cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá Các muối kali làm giảm khảnăng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu Lượng magiêtrong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg% Đặc biệt là các loại rauthơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê
Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơnsắt ở các hợp chất vô cơ Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan tốt Tóm lại rautươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thểthiếu rau Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh vàcác hoá chất độc nguy hiểm
Về kinh tế- xã hội: Sản xuất rau nâng cao thu nhập cho người nông dân đồngthời giải qyết công ăn việt làm cho hàng ngàn người lao động ở nông thôn Bên cạnhđó,rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng
kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao
Về y học: Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, đặc biệt cây tỏiđược xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền như Ai Cập, Trung Quốc, ViệtNam,
1.1.3.2 Đặc điểm sản xuất rau
Rau là loại cây ngắn ngày, một số loại rau trồng một lần có thể thu hoạch trongnhiều lứa
- Rau chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố ngoại cảnh, vì vậy yêu cầu việc bố trí mùa
vụ, có chế độ chăm sóc hợp lý
- Sản xuất rau đòi hỏi nhiều công lao động
- Rau được trồng dưới nhiều dạng khác nhau như trồng thuần, trồng xen, trồnggối Đây là biện pháp kỹ thuật rất thích hợp đối với cây rau và đem lại hiệu quả kinh tếcao
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19- Rau có khả năng tạo thu nhập cao hơn một số cây hằng năm khác Sản phẩmcủa rau có thể chế biến, xuất khẩu.
- Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hóa Sản phẩm rau chứa hàm lượng nướccao, khối lượng cồng kềnh, dễ bị hư hỏng, dập nát, khó vận chuyển, khó bảo quản
Quy trình kỹ thuật sản xuất rau
1.Chọn đất
Các loại rau đặc biệt là rau ăn lá rất sợ ngập úng nhưng lại rất cần nước Do vậycần chọn các vùng không bị ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước tưới trong mùakhô.Các vùng đất cao, triền chủ động tưới tiêu rất phù hợp cho việc phát triển các loạirau
Về đất chúng ta cần chú ý chọn các loại đất cát pha, thịt nhẹ tức là các loại đất có
sa cấu nhẹ dễ thoát nước, đất có độ chua từ hơi chua đến trung tính (pH của đất biếnđộng từ 5 – 7) là tốt nhất
Rau là một loại cây trồng cho năng suất cao, thời gian gieo trồng ngắn, đòi hỏi sựluân canh thường xuyên trong quá trình gieo trồng Do vậy, cần bố trí quy hoạch theotừng ô, thửa, từng khu vực Kết hợp hế thống tưới tiêu và giao thông nội đồng nhằm ápdụng cơ giới hoá, vận chuyển vật tư và sản phẩm thu hoạch Tránh trường hợp bốc dỡnhiều lần làm dập nát, thất thoát, giảm giá trị của sản phẩm
2 Chuẩn bị giống:
Giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là tư liệu sản xuất quan trọng trong việctrồng rau ăn lá Đủ hạt giống , hạt giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được thờiđiểm gieo trồng, chủ động tạo sản phẩm đáp ứng tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay phần lớn các loại rau đều được các công ty sản xuất trong nước hoặcnhập từ nước ngoài Tuy nhiên cần phải chú ý các yếu tố sau đây:
- Chất lượng hạt giống được quyết định bởi: tỷ lệ nảy mầm phải trên 85%, độsạch phải trên 98%, ẩm độ hạt nhỏ hơn 10%, không có hiện tượng bị sâu mọt
- Có rất nhiều giống rau tuy vậy cần phải chọn giống rau cho phù hợp, vì cógiống phù hợp gieo trồng trong mùa mưa, có giống phù hợp gieo trồng trong mùanắng Do vậy cần nắm bắt thông tin về giống thật chính xác để quyết định chọn lựa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20- Số lượng hạt giống cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện kế hoạch sảnxuất, bên cạnh lượng hạt giống cần gieo nên tính toán lượng hạt giống dự phòng.
3.Chuẩn bị phân bón
Rau là loại cây ngắn ngày nhưng cho khối lượng sản phẩm khá lớn Do vậy, đểlấy ra một sản lượng lớn, cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng tương ứng.Lượng dinh dưỡng cây lấy từ đất là do quá trình phân giải của vi sinh vật cungcấp, phần lớn còn lại thông qua con đường phân bón
Trong sản xuất rau, phân hữu cơ chiếm một vai trò rất quan trọng.Ngoài việccung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng NPK cho cây, phân hữu cơ còn là nguồn cungcấp các nguyên tố vi lượng mà cây trồng không thể thiếu trong quá trình phát triển vàtạo năng suất.Phân hữu cơ còn đóng một vai trò quan trọng khác là làm tơi xốp đất,tăng độ mùn,góp phần cải tạo đất, giữ ẩm cho đất trong mùa khô
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh rất tốt để
sử dụng cho rau, đặc biệt có những loại phân hữu cơ vi sinh có chứa các loại vi sinhvật đối kháng khi bón vào đất chúng sẽ phát triển hạn chế sự phát triển của các loại visinh vật gây bệnh cho cây
Phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, nên bón phân đã được ủhoai và bón lót trước khi trồng
Phân hoá học: là các loại phân cung cấp các nguyên tố đa lượng cho cây chủ yếuNPK Có loại phân đơn chỉ chứa một chất như Urê chứa đạm, KCl chỉ chứa kaly,Super lân chỉ chứalân…
Khi bón phân cho rau cần lưu ý bón đúng lượng, đúng loại, đúng thời điểm, đúngcách
4 Công tác Bảo vệ thực vật
Rau là một nhóm cây trồng chứa rất nhiều dinh dưỡng nên có rất nhiều sâu bệnhhại Chúng phá hoại quanh năm, vì rau có nhiều chất dinh dưỡng nên có tính hấp dẫncôn trùng
Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, nếu gặp điều kiên bất thường, chúng sẽ pháttriển kém và khă năng phục hồi chậm so với sự tái sinh của sâu bệnh Phần lớn rauđược sản xuất quanh năm nên sâu bệnh dễ lây lan không thể xử lý triệt để được, chúng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21ẩn náu, tồn tại lâu dài, nếu có điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển một cách nhanhchóng Vì vậy trang bị kiến thức về BVTV cũng như nắm bắt các thông tin về các loạithuốc BVTV phục vụ cho sản xuất để phòng trừ kịp thời chủ động là cần thiết.
Khi sử dụng thuốc BVTV cho rau cần chú ý đến 4 đúng :
5 Lao động
Sản xuất rau đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức về khoahọc kĩ thuật nhất định, mới có thể tiến hành sản xuất theo hướng thâm canh tăng năngsuất, chất lượng đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, sạch
Các nôị dung kiến thức nông dân cần trang bị :
- Hiểu biết về giống
- Hiểu biết về dinh dưỡng cây trồng
- Kiến thức về phòng trừ sâu bệnh
- Biết sử dụng các thiết bị phục vụ sản xuất rau an toàn, hợp lý, tiết kiệm
- Biết tổ chức sản xuất
- Hiểu biết về thị trường
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau
1.1.4.1 Các yếu tố tự nhiên
Đất đai
Đất đai là điều kiện không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp nói chung vàsản xuất rau nói riêng.Đất là nguồn dinh dưỡng quý báu của rau xanh.Đất trồng rauphải tơi xốp, phù hợp với từng loại rau Đất phải có độ dinh dưỡng cao thì mang lạinăng suất hiệu quả rau cao, vì vậy phải có biện pháp canh tác hợp lý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22Khí hậu, thời tiết
Rau là loại cây trồng có phản ứng rất nhạy đối với các yếu tố khí tượng, nhất lànhiệt độ, độ ẩm Một số loại rau có phản ứng mạnh với điều kiện ánh sáng Mỗi vùngkhác nhau sẽ phù hợp với mỗi loại rau khác nhau nên điều kiện khí hậu thời tiết thuậnlợi cùng với việc bố trí sắp xếp thời vụ, thời gian gieo trồng phù hợp sẽ đem lại năngsuất cao
Thủy văn
Rau là loại cây trồng có khả năng chịu hạn thấp, vì thế những vùng khô hạnkhông thể trồng hoặc trồng với diện tích thấp phải có quy trình chăm sóc đặc biệt, tướitiêu hợp lý Nguồn nước luôn được đảm bảo đầy đủ để rau sinh trưởng và phát triển
1.1.4.2 Các yếu tố kinh tế- xã hội
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ rau có ý nghĩa lớn đối với việc sản xuất rau của các hộ sảnxuất rau Thông qua thị trường các hộ có thể điều chỉnh quy mô, cơ cấu chủng loại rau.Sản xuất rau gắn liền với thị trường và giá cả Gía cả ảnh hưởng đến doanh thu củangười sản xuất, giá cao và ổn định sẽ kích thích nhà sản xuất phát triển sản xuất
Lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu đối với ngành nghề sản xuất nào.Sự hiểu biếtcủa người lao động có vai trò quan trọng trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào haykhông, việc sản xuất có mang lại hiệu quả hay không Trồng rau đòi hỏi người laođộng phải có kinh nghiệm, có kĩ thuật trồng rau, nắm bắt được quy luật sinh trưởng vàphát triển của từng loại rau mới đem lại hiệu quả cao
Cơ sở hạ tầng- kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng- kĩ thuật bao gồm các yếu tố như giao thông, thủy lợi, các dịch vụ
về vấn đề sản xuất kĩ thuật, tác động đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau Ngày nay khikhoa học kĩ thuật phát triển cần đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu của thị trườngđặc biệt là vấn đề rau an toàn
Chính sách kinh tế của nhà nước
Chính sách đất đai, thuế, tín dụng ,khuyến nông là những yếu tố luôn được ngườidân quan tâm vì ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư sản xuất của các hộ nông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23dân, nhờ có các chương trình khuyến nông mà người nông dân mạnh dạn đầu tư pháttriển mở rộng diện tích đem lại hiệu quả trong việc sản xuất.
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất rau
1.1.5.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
a.Diện tích trồng rau (S)
b.Sản lượng rau (Q)
c Tổng gía trị sản xuất (GO): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất
và dịch vụ lao động được tạo ra trong một thời kỳ nhất định
GO =ΣQiPi
Trong đó:
Qi: Lượng sản phẩm i được sản xuất ra
Pi: Gía của sản phẩm loại i
d Gía trị gia tăng (VA): Là giá trị còn lại của sản xuất sau khi trừ đi chi phí
trung gian
VA= GO – IC
Chi phí trung gian (IC): Bao gồm những khoảng chi phí vật chất và dịch vụ
được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp
e Lợi nhuận (Pr): là phần thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí
đầu tư trong quá trình sản xuất
Pr = GO – TC
Tổng chi phí (TC) : Bao gồm chi phí trung gian, chi phí tự có của gia đình và
chi phí khấu hao tài sản cố định
1.1.5.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
a Năng suất: Q/S
Trong đó: Q là tổng sản lượng
S là diện tích trồng rau
b Gía trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC) : Gía trị sản xuất trên chi
phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra baonhiêu đồng giá trị sản xuất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24c Gía trị gia tăng trên chi phí trung gian ( VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ
một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí trung gian
d Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí (Pr/TC): Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi
phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam và thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Hiện nay, ngành sản xuất rau được đẩy mạnh sản xuất tại nhiều nước như: TrungQuốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản trong đó Việt Nam có nghề trồng rau được phát triểnmạnh
Theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng khoảng 3,6%/năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/ năm có nghĩa là cung chưa đủcầu
- Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập nội rau quả ngày càngtăng, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu rau quả tươi ngày càng lớn, giá cảngày càng cao
- Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với sốdân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớnnhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10
tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi,trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%
1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Ở nước ta, sản xuất lương thực chiếm tỉ trọng lớn bên cạnh đó ngành sản xuất raucũng đã biết đến từ lâu đời, góp phần quan trọng trong nền sản xuất của nước ta
Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người được nâng cao nhucầu về thực phẩm sạch ngày một tăng lên đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Bảng 1:Diện tích,năng suất, sản lượng rau của Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Biểu đồ 1: Gía rau củ quả tại Đà Lạt, Lâm Đồng tháng 4/2016
Trong tháng qua, thị trường rau củ tại Đà Lạt, Lâm Đồng nhìn chung biến độngtăng giảm theo tùy loại rau Cụ thể, những loại rau như hoa lơ, khoai tây, cải bó xôi có
xu hướng tăng giá từ 2.000-3.000đ/kg do sản lượng giảm vì gần hết vụ trong khi nhucầu
không giảm Tuy nhiên, một số loại rau đang chính vụ lại có giá giảm với nguồncung tăng như bắp cải, cà chua, với mức giảm từ 500-1.000đ/kg
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Tại một số tỉnh ĐBSCL và các tỉnh Tây Nguyên, do đợt hạn, mặn lịch sử nên giámột số rau màu, củ quả đang tăng cao Cụ thể bắp cải đang được thương lái lùng muatại ruộng với giá từ 10.000 – 14.000 đ/kg (tùy loại), dưa leo cũng từ 10.000 – 12.000đ/kg… cao gần gấp đôi so thời điểm đầu năm 2016 Với giá này, nông dân trồng bắpcải có lợi nhuận 20 – 25 triệu đồng/công, cao gấp nhiều lần so trồng lúa Tuy nhiên, tại
Đà Lạt, Lâm Đồng, với điều kiện thời tiết thuận lợi nguồn cung rau lại tăng khiến thịtrường một số loại rau có dấu hiệu giảm với mức giảm 1.000-2.000đ/kg Hiện giá raubắp cải là 5.500đ/kg (giảm 1.500đ/kg); cà chua 8.000đ/kg (giảm 2.000đ/kg)
Tại Bình Định, giá ớt trái đang khá cao nên người trồng ớt lãi lớn Được biết, sauTết Bính Thân, giá ớt chỉ thiên tại đây chỉ khoảng 10.000 đ/kg, nông dân không có lãi
gì mấy Sau đó, giá ớt nhích dần với mức giá bán hiện là 20.000 đ/kg Tuy nhiên, thịtrường mặt hàng này chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu từ phía Trung Quốc, do đó giáluôn thay đổi
1.2.3 Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Toàn tỉnh có diện tích sản xuất rau trên 4000 ha, song phân bố không đều, manhmún, nhỏ lẻ mang tính thời vụ, tự cung tự cấp Chỉ có một số vùng trồng tập trung,chuyên canh chủ yếu ở thành phố Huế và một số xã vùng ven như Quảng Thành,Quảng Thọ - huyện Quảng Điền, Hương An, Hương Xuân, Hương Chữ -huyện HươngTrà, Phú Mậu - huyện Phú Vang,
Bảng 2: Tình hình sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2017
(Nguồn : Cục thống kê Thừa Thiên Huế)
Diện tích trồng rau hàng năm trên toàn tỉnh từ năm 2015 đến năm 2017 giảm dầnqua các năm.Năm 2016 tổng diện tích rau đạt 98,64%, giảm 1,36% tức giảm 59,9 ha
so với năm 2015 và tổng diện tích sản xuất rau năm 2017 so với năm 2016 chỉ đạt99,29% giảm 0,71% , tức là giảm 31 ha so với năm 2016 Do diện tích giảm xuốngnên năng suất và sản lượng của giảm theo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27Năm 2016 năng suất đạt 102, 5 tạ/ha giảm 1,7 tạ/ha,tức giảm 1,63% so với năm
2015 Đến năm 2017 năng suất đạt 102,1 tạ/ha giảm 0,4 tạ/ha tức giảm 0,39% so vớinăm 2016
Về sản lượng, năm 2016 sản lượng rau toàn tỉnh đạt 44482,8 tấn, giảm 1361tấntức giảm 2,97% so với năm 2015 Đến năm 2017 lại tiếp tục giảm còn 44018,8 tấngiảm 464 tấn, tức là giảm 1,04 %
Nguyên nhân làm cho diện tích, năng suất, sản lượng rau toàn tỉnh giảm xuống làtình hình thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất rau của bàcon.Bên cạnh đó các hộ gia đình còn chuyển từ làm nông nghiệp sang làm trong cáckhu công nghiệp, dịch vụ làm cho diện tích giảm xuống
Những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn được phát triển ở một số huyệnđem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân
Năm 2009, thông qua một số các đề tài, dự án, chương trình của Trung tâmKhuyến Nông Lâm Ngư, của trường Đại học Nông Lâm Huế, và một số tổ chức khác,một số mô hình sản xuất rau an toàn đã được triển khai tại các địa phương như: HTXHương Long - TP Huế ( 0,5ha), HTX Kim Thành - Quảng Thành (1,1 ha), HTX LaChữ -Hương Trà (1 ha),…
- Từ năm 2009 đến nay, các dự án được ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnhThừa Thiên Huế đầu tư hỗ trợ như dự án nông thôn miền núi cấp nhà nước ủy quyềnđịa phương quản lý“Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học
để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền
chủ trì thực hiện với diện tích 3,4 ha; 6 loại rau: cải xanh, xà lách, cải cúc, rau thơm,rau má và mướp đắng, được thực hiện tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ; dự ánkhoa học công nghệ“Hỗ trợ phát triển rau an toàn”do truờng Đại học Nông Lâm
Huế chủ trì với quy mô diện tích là 2,4208 ha thực hiện tại các HTX Hương Long vàHương An Đến nay đã cho một số kết quả khả quan
- Tính đến nay đã có 5 đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN
& PTNT) tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy đủ điều kiện sản xuất kinh doanh rau quả antoàn, cụ thể như sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28Bảng 3: Các đơn vị sản xuất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị DT (ha) Chủng loại rau quả Số QĐ-ngày HTX Kim Thành, xã
05/ QĐ-NNPTNTngày 06/01/2010
HTX Hương Long, TP
Huế 1,4315 Rau cải, hành lá, xà
lách, kiệu, nưa, paro
768/QĐ-NNPTNTngày 03/12/2010
Tổng cộng 6,8958 ha
(Sở NN và PTNN Thừa Thiên Huế)
Nhìn chung, tình hình sản xuất rau an toàn vẫn còn dừng lại ở mức độ sản xuấtthử nghiệm với quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ rau an toàn chưa nhiều Các đơn vị sảnxuất mới chỉ thực hiện đăng ký đủ điều kiện sản xuất, chưa có đơn vị nào công bố sảnphẩm rau quả sản xuất được áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt chorau, quả tươi an toàn theo Quyết định số 379/QĐ/BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNN
Những lợi thế và tồn tại trong sản xuất rau an toàn ở Thừa Thiên Huế
Trang 29sống ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng chứng tỏ tiềm năng rất lớn về thịtrường tiêu thụ của các sản phẩm ra, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng cao, antoàn trong hiện tại cũng như trong thời gian tới.
- Có nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo đóng trên địa bàn (các trường đại học,cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật) đây là điều kiệnthuận lợi trong việc tiếp cận, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất
- Nhiều chương trình, dự án đã và đang đầu tư đáng kể cho phát triển nôngnghiệp, nông thôn
- Cơ hội tiếp cận thông tin tại nông thôn được tăng cường và mở rộng đã tạođiều kiện cho nhận thức của nông dân chuyển biến đáng kể, tập quán sản xuất tự cung,
tự cấp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị và hiệu quả
Những hạn chế, tồn tại:
- Diện tích sản xuất rau của từng hộ nông dân phân tán, manh mún, năng suấtrau còn thấp, chưa xứng với tiềm năng đất đai Chất lượng rau vẫn chưa được theo dõikiểm định đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định
- Thiếu cơ sở chế biến, thông tin thị trường còn thiếu và yếu, chưa hình thànhđược hệ thống tiêu thụ sản phẩm ổn định phục vụ người sản xuất
- Việc sơ chế, bảo quản rau để cung cấp cho thị trường chưa được quan tâm nênảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ
- Sản phẩm kém đa dạng về chủng loại nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thịtrường, giá cả bấp bênh, không chủ động trong tiêu thụ sản phẩm
- Điều kiện thời tiết khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt, đặc biệt có mùa mưavới lượng mưa lớn rất khó khăn cho việc bố trí đa dạng thành phần các loại rau quả,
củ Trong các mùa thuận lợi như xuân hè chỉ thuận lợi để phát triển một số loại rau ăn
lá, rau gia vị Đây cũng là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận các thị trường lớn
- Năng suất, sản lượng rau còn thấp và không ổn định Nguyên nhân do nông dân
sử dụng giống tại chỗ, mua giống không đảm bảo chất lượng, mặt khác sản xuất trongmùa nắng hạn thường thiếu nước và thiếu vật liệu che phủ nên rau sinh trưởng và pháttriển kém dẫn đến năng suất thấp Chất lượng rau vẫn chưa được theo dõi kiểm địnhđánh giá theo các tiêu chuẩn quy định
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ ĐIỀN LỘC, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Đặc điểm địa bàn bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý: Điền Lộc là một xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên- Huế, cách trung tâm huyện lị chừng 16km về hướng Tây theo đườngTỉnh lộ 4 Ranh giới chính được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp biển Đông ;
+ Phía Tây giáp xã Phong Chương ;
+ Phía Nam giáp xã Điền Hoà ;
+ Phía Bắc giáp xã Điền Môn
- Diện tích tự nhiên: 1363,46ha Toàn xã gồm có 8 thôn gồm: Nhất Đông, Nhì
Đông, Nhì Tây, Nhất Tây, Giáp Nam, Hoà Xuân, Tân Hội, Mỹ Hoà
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Xã Điền Lộc có địa hình kéo dài theo hướng Bắc-Nam, xã có Quốc lộ 49B chạyqua theo hướng Bắc- Nam nối liền các xã trong vùng Ngũ điền Địa hình của xã chủyếu là vùng bãi ngang ven biển, thấp trũng Dựa vào đặc điểm địa hình của xã đượcchia làm hai bộ phận chính đó là:
- Vùng ven biển chạy dọc bờ biển dài 1,5km
- Vùng đồng bằng chiếm diện tích lớn, được phân bố đều dọc theo vùng hạ lưusông Ô Lâu
Với đặc điểm địa hình nói trên nên luôn có nguy cơ chịu nhiều ảnh hưởng lớn vớibão lũ hàng năm
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Là xã nằm trong khu vực Bắc miền Trung nên khí hậu của xã nói riêng và toànhuyện nói chung thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thời tiết tương đối khắcnghiệt, khí hậu trong năm được phân thành 2 mùa rõ rệt đó là: mùa khô bắt đầu từtháng 3 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Nhiệt độ: về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) mang theo hơinóng nên gây khô hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt, về mùa mưa
do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trời lạnh, mưa nhiều, gây ngập úng và lũ lụt
- Về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình trong năm 25,0oC ;
+ Nhiệt độ cao nhất trong năm 39,2oC vào tháng 7 ;
+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm 10,0oC vào tháng 1
- Độ ẩm:
+ Cao nhất vào mùa mưa bình quân 95 % ;
+ Thấp nhất vào mùa khô 75 % ;
Nhìn chung khí hậu ở xã Điền Lộc có nền nhiệt độ tương đối cao và khá ổn định,
do đó rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
2.1.1.4 Tài nguyên
Đất đai:
Diện tích tự nhiên 1363,46 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp 705,51 hachiếm 51,74% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất trồng lúa: 322,77 ha, đất trồngcây hàng năm khác: 41,04 ha, đất trồng cây lâu năm: 17,31 ha, đất lâm nghiệp 199,22
ha chiếm 14,61% tổng diện tích đất tự nhiên ( trong đó đất rừng phòng hộ 142,75 ha,rừng sản xuất 56.47 ha), đất nuôi trồng thủy sản 122,17 ha chiếm 8.96% tổng diện tíchđất tự nhiên, đất phi nông nghiệp 411,44 ha chiếm 30,17% tổng diện tích đất tự nhiên,đất bằng chưa sử dụng: 226,88 ha (chủ yếu là cát trắng) chiếm 16,64%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Cụ thể diện tích các loại đất xã Điền Lộc:
Bảng 4: Diện tích các loại đất xã Điền Lộc năm 2017
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 56,471.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 142,751.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 122,17
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 44,682.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dùng CDG 139,482.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 4,082.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 20,682.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 114,712.3 Đất tín ngưỡng tôn giáo TTN 11,132.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 144,282.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 71,872.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 226,88
4. Đất có mặt nước ven biển MVB
(Số liệu thống kê của xã Điền Lộc)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33 Tài nguyên nước:
Nguồn nước của xã Điền Lộc chủ yếu từ sông Ô Lâu và nguồn nước ngầm đảmbảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt; nguồn nước biển phục vụ cho nuôitrồng thuỷ sản Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản (bao gồm: hồ, ao,sông,…) là 71,87 ha; diện tích hiện đang nuôi trồng thuỷ sản là 129,22 ha, trong đónuôi cá nước ngọt 26 ha, nuôi tôm trên cát 103,22ha
Rừng:
Tổng diện tích đất rừng 199,22 ha, trong đó rừng phòng hộ 142,75 ha, rừng sảnxuất 56,47 ha Địa phương, các tổ chức và các hộ được giao trồng rừng quản lý, bảo vệrừng
Khoáng sản
Chủ yếu của địa phương là đất cát dùng để san lấp mặt bằng Đất đai trên địa bàn
đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả
Trang 34Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã Điền Lộc qua các năm 2016-2017
II.Tổng nhân khẩu Khẩu 6458 6514 56 100,87
III Tổng lao động Người 2679 3155 476 117,77
1 Lao động NN Người 1187 1576 389 132,77
2 Lao động phi NN Người 1492 1579 87 105,83
IV Một số chỉ tiêu bình quân
1 BQNK/hộ Khẩu/hộ 4,28 4,32 0,04 100,93
2 BQLĐ/hộ LĐ/hộ 1,77 2,09 0,32 118,08
(Số liệu thống kê của xã năm 2017)Qua bảng số liệu ta có thể thấy, số hộ vẫn ổn định qua hai năm, cả hai năm vẫngiữ 1508 hộ Trong đó, hộ nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất lớn, tuy có xu hướng giảmdần.Cụ thể năm 2016, số hộ trong nông nghiệp là 1294 hộ đến năm 2017 giảm xuốngcòn 1156 hộ tức là giảm 156 hộ tương ứng giảm 10,66% Sự giảm xuống này là domột số hộ bỏ nghề nông chuyển sang làm phi nông nghiệp như may mặc, buôn bán,
Về tổng lao động, từ bảng số liệu ta thấy lao động của xã cũng khá dồi dào.Năm2016
Tổng lao động là 2679 người đến năm 2017 có 3155 người, số lao động tăngthêm là 476 người, tức tăng 32,27% Trong đó lao động nông nghiệp tăng 389 ngườităng 32,77% so với năm 2016, lao động phi nông nghiệp tăng 87 người tức tăng5,83%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ