1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HIỆU QUẢ NUÔI THỦY sản XEN GHÉP tại xã PHÚ XUÂN HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

93 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 755,65 KB

Nội dung

Trên cơ sở tổng hợp lý luận về lý luận về hình thức nuôi trồng thúy sản xenghép và nghiên cứu thực trạng của hộ điều tra tại xã Phú Xuân năm 2016, luận văn đã đánh giá hiệu quả kinh tế c

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được

sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Khoa Huy Sơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình học củamình và luận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Hữu Tuấn đã truyền đạt kinhnghiệm và tận tình giúp đỡ trong quá trình tôi hoàn thành luận văn, nhờ vậy mà tôi

đã học hỏi được rất nhiều kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu

Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè đã giúp tôi điều tra và thu thập dữ liệucũng như cung cấp thông tin, số liệu cho đề tài này

Tôi xin cảm ơn các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện Phú Vang đãcung cấp cho tôi các số liệu liên quan đến luận văn

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo xã Phú Xuân cùng các đồng

nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt chương trình họctập cũng như thực hiện luận văn

Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2017

Nguyễn Khoa Huy Sơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Họ và tên học viên: Nguyễn Khoa Huy Sơn

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2015 – 2017

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Tên đề tài:

Hiệu quả nuôi thủy sản ghép tại xã Phú Xuân huyện Phú Vang tỉnh

Thừa Thiên Huế

1 TÍNH CẤP THIẾT

Thừa Thiên Huế với lợi thế có đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tíchrộng gần 22.000 ha mặt nước Do đó, nuôi trồng thủy sản nước lợ cũng phát triểntrong nhiều năm nay với nhiều đối tượng nuôi, hình thức nuôi khác nhau Trongnhững năm gần đây, việc nuôi độc canh tôm sú không còn thuận lợi như trước nữa,

đặc biệt trong năm 2004, hầu hết diện tích nuôi tôm toàn tỉnh bị nhiễm bệnh đốm

trắng Việc tìm ra một hình thức nuôi thích hợp như đa dạng hóa các đối tượng nuôitrong cùng một ao để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, giảm suy thoái môi trường,hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế là một trong giải pháp Xuất phát từ những vấn

đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả nuôi thủy sản ghép tại xã Phú Xuân

huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ.

2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Phương pháp thu thập số liệu: sơ cấp, thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả,

phương pháp chuyên gia, sử dụng phương pháp hàm hồi quy đa biến để phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hộ điều tra

3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Trên cơ sở tổng hợp lý luận về lý luận về hình thức nuôi trồng thúy sản xenghép và nghiên cứu thực trạng của hộ điều tra tại xã Phú Xuân năm 2016, luận văn

đã đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ điều tra với hình thức nuôi thủy sản ghép BTC

và QCCT Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Từ đó luận văn

đã đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi thủy sản ghép tại xãPhú Xuân huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.TÍNH CẤP THIẾT 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI THỦY SẢN GHÉP 6

1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản ghép 6

1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế 6

1.1.2 Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh tế 8

1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản ghép 17

1.2 Vai trò của nghề nuôi trồng thủy sản ghép 19

1.2.1 Vai trò của nuôi trồng thủy sản 19

1.2.2 Vai trò của nuôi thủy sản ghép trên đầm phá 19

1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi thủy sản ghép 20

1.3.1 Đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi thủy sản ghép 20

1.3.2 Các hình thức nuôi 23

1.3.3 Yêu cầu kỹ thuật của việc nuôi thủy sản ghép trên đầm phá 24

1.4 Khái quát tình hình nuôi thủy sản ghép trong nước và trên thế giới 28

1.4.1 Tình hình nuôi thủy sản ghép trên thế giới 28

1.4.2 Tình hình nuôi thủy sản ghép tại Việt Nam 29

1.4.3 Tình hình nuôi thủy sản ghép ở Thừa Thiên Huế 32 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI THỦY SẢN GHÉP TẠI XÃ PHÚ

XUÂN HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 34

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 34

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 38

2.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản ghép tại xã Phú Xuân - Phú Vang 41

2.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản 41

2.2.2 Tình hình nuôi thủy sản ghép 43

2.2.3 Kết quả nuôi thủy sản ghép tại xã Phú Xuân 44

2.2.4 Kết quả lãi lỗ của các hộ điều tra 53

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế các hộ điều tra 53

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế 53

2.3.2 Những nhân tố bên ngoài hình thức nuôi 57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI THỦY SẢN GHÉP TẠI PHÚ XUÂN 60

3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển nuôi thủy sản ghép tại xã Phú Xuân 60

3.1.1 Phương hướng 60

3.1.2 Mục tiêu 60

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản ghép xã Phú Xuân 61

3.2.1 Tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi thủy sản ghép 61

3.2.2 Giải pháp nâng cao trình độ kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản 62

3.2.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 62

3.2.4 Giải pháp về củng cố và phát triển hạ tầng 63

3.2.5 Chính sách sử dụng diện tích mặt nước 63

3.2.6 Chính sánh lao động việc làm 63

3.2.7 Chính sách về khuyến ngư 63

3.2.8 Giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lý vùng nuôi ghép 64

3.2.9 Giải pháp về khoa học công nghệ 64

3.2.10 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong phạm vi từng hộ nuôi thủy sản ghép 65 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 KẾT LUẬN 66

2 KIẾN NGHỊ 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 74

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

điếu tra hình thức nuôi BTC 54

Bảng 2.14 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ

điếu tra hình thức nuôi QCCT 56

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.TÍNH CẤP THIẾT

Thừa Thiên Huế với lợi thế có đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tíchrộng gần 22.000 ha mặt nước Do đó, nuôi trồng thủy sản nước lợ cũng phát triểntrong nhiều năm nay với nhiều đối tượng nuôi, hình thức nuôi khác nhau Trongnhững năm gần đây, việc nuôi độc canh tôm sú không còn thuận lợi như trước nữa,

đặc biệt trong năm 2004, hầu hết diện tích nuôi tôm toàn tỉnh bị nhiễm bệnh đốm

trắng Việc tìm ra một hình thức nuôi thích hợp như đa dạng hóa các đối tượng nuôitrong cùng một ao để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, giảm suy thoái môi trường,hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế là một trong giải pháp

Từ năm 2004 đến năm 2007 toàn tỉnh có 1500 ha bỏ hoang không tiếp tụcnuôi tôm sú nữa, một số diện tích nuôi tôm Sú ở vùng hạ triều ô nhiễm trước đây đãchuyển sang nuôi ghép tăng lên một cách nhanh chóng, năm 2008 diện tích nuôithủy sản ghép là 1000 ha đến năm 2009 là 2200 ha đến năm 2014 tổng diện tíchnuôi ghép toàn tỉnh là 3925 ha [22]

Hình thức nuôi thủy sản ghép với nhiều đối tượng ở mức đầu tư thấp, quản lý

ao nuôi dễ dàng, chất lượng sản phẩm cao Hình thức này rất thích hợp để phát triển

cho người dân vùng ven đầm phá ở Thừa Thiên Huế

Năm 2014, tiếp tục thực hiện chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đa

dạng hóa đối tượng nuôi, chuyển đổi từ hình thức nuôi chuyên tôm sang nuôi ghépnhiều đối tượng bảo đảm nuôi trồng thủy sản bền vững có hiệu quả Diện tích nuôighép nhiều đối tượng, tôm, cua, cá: 3925 ha chiếm 85,6% diện tích nuôi nước lợ,diện tích nuôi tôm Sú tiếp tục giảm chỉ thả nuôi 223 ha chiếm 4% tổng diện tích

nuôi nước lợ Diện tích nuôi tôm chân Trắng, cá chiếm 10,4% [22] Phú Xuân là xãtrước đây có diện tích nuôi độc canh tôm sú rất lớn, nhưng từ năm 2004 dịch bệnh

tôm xảy ra trên địa bàn toàn xã Để giảm bớt giảm ro thiệt hại từ năm 2006 thựchiện chủ trương của huyện Phú Vang, xã Phú Xuân đã chuyển đổi từ nuôi đơn sangTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

nuôi ghép các đối tượng nuôi thủy sản Đến nay diện tích nuôi ghép của xã chiếm

27% trong tổng số diện tích nuôi ghép của huyện Phú Vang và lớn nhất toàn huyện.Tổng diện tích nuôi thủy sản ghép trong 2016 của xã Phú Xuân là 627,7 ha chiếm93,5% tổng diện tích nuôi toàn xã.Vì vậy, nhằm phân tích hiệu quả mô hình nuôighép của các hộ dân tại xã Phú Xuân để đưa ra những giải pháp nhằm khai thác hếttiềm năng nuôi thủy sản ghép trên địa bàn nghiên cứu một cách có hiệu quả, gópphần nâng cao đời sống của người dân, làm mô hình nhân rộng cho người dân vùng

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung vàhiệu quả nuôi thủy sản ghép nói riêng

- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi thủy sản ghép, xác

định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hình thức này

- Đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tếhình thức nuôi thủy sản ghép ở Phú Xuân – Phú Vang từ nay đến năm 2025

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Địa bàn nghiên cứu: xã Phú Xuân huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thừa Huế

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình nuôi thủy sản ghép trên đầmphá Tam Giang thuộc xã Phú Xuân từ năm 2014-2016, đưa ra định hướng và giảiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

pháp cho thời kỳ này từ nay đến 2025.

- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nuôi thủy sản ghép ở đầm phá Tam Giangthuộc xã Phú Xuân huyện Phú Vang

- Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản ghép trên đầm pháthuộc xã Phú Xuân huyện Phú Vang

Hiệu quả có nhiều cách nhìn, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi

trường.Tuy nhiên, nội dung của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của

các hộ dân nuôi thủy sản ghép trên đầm phá ở xã Phú Xuân huyện Phú Vang và cóxem xét trong mối quan hệ với các hiệu quả xã hội và môi trường

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Dựa vào các số liệu đã được xử lý ở các bản quy hoạch tổng thể tỉnh ThừaThiên Huế, huyện Phú Vang, xã Phú Xuân

- Dựa vào các số liệu thống kê của xã Phú Xuân, phòng thống kê huyện,phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, số liệu niên giám thống kê các ban ngành cấp tỉnh

- Dựa vào số liệu đã được đăng ở các tạp chí, các loại sách báo có liên quan

4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Tổng số mẫu điều tra: chọn 50 mẫu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Bảng 1 Mô tả hộ điều tra

- Cơ sở chọn mẫu điều tra: căn cứ tổng diện tích từng thôn để chọn mẫu Trên

địa bàn xã có 6 thôn: Diên Đại, Xuân Ổ, Ba Lăng, Quảng Xuyên, Thủy Diện loại

trừ một thôn nuôi cá nước ngọt không tính đến

- Phương pháp chọn mẫu theo hệ thống: tiến hành lập danh sách từng thôn,

sau đó chọn 5 hộ chọn 1 hộ đến khi đủ số hộ theo quy định là 50 hộ

4.2 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt trình bày, tính

toán và mô tả đặc trưng khác nhau nhằm phản ánh một cách tổng quát đối tượngnghiên cứu

4.3 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của c

án bộ cũng như người nuôi ở các doanh nghiệp, địa phương có liên quan và amhiểu sâu về các vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung hoàn thiện nội dung, đồng thờikiểm chứng kết quả nghiên đề tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

4.4 Sử dụng phương pháp hàm hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hộ điều tra.

- X2:Chi phí cải tạo ao bao gồm vôi, thuê trâu cày

- X3: Nhiên liệu phục vụ bơm nước, thay nước, quạt khí

- X4: Giống các loại

- X5: Thức ăn bao gồm thức ăn công nghiệp

- X6: Công lao động thuê ngoài

- X7: Hóa chất phòng trị bệnh cho tôm cá

- X8: Chi khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ

KINH TẾ NUÔI THỦY SẢN GHÉP1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản ghép

1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

Việc đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế thì có nhiều quan điểm khác nhau nhưng

đều thống nhất bản chất của nó Người sản xuất muốn thu được kết quả thì phải bỏ ra

một khoản chi phí nhất định nào đó Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa đầu

ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu hóa chi phí với lượng đầu ra nhất định.Theo Nguyễn Tiến Mạnh [15] thì: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế kháchquan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạc được mục tiêu đã đề xác định”Còn theo tác giả Hồ Vinh Đào [34] thì: Hiệu quả kinh tế còn gọi là “Hiệu ích kinh tế”

là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật

hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếpvới nền sản xuất hàng hóa và với tất cả phạm trù và các quy luật kinh tế khác

Để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế cần phân biệt rõ 3 phạm trù: Hiệu quả

kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt

được và lượng chi phí bỏ ra Một phương án hay một giải pháp kỹ thuật quản lý có

hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đemlại và chi phí sẽ đầu tư

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thương ít nhấn mạnh quan

hệ so sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến so sánh tuyệt đối và chưa xem xét đầy đủmối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra được khả

năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như: năng suất cây trồng, vật nuôi,năng xuất lao động, sản phẩm thu được nhiều hơn, chất lượng cao hơn, giá thành

thấp hơn, thu nhập của người sản xuất cao hơn Bên cạnh đó cũng tạo ra những hiệuquả xã hội khác như: thay đổi điều kiện làm việc, cải thiện đời sống, tăng thêm việclàm, cải tạo môi trường

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chiphí xã hội bỏ ra

Hiệu quả kinh tế - xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả

thu được cả về mặt kinh tế và xã hội

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và làphạm trù thống nhất

Do vậy, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải dựa trên quan điểm hiệu quảkinh tế - xã hội

Qua nội dung đã trình bày ở trên, có thể kết luận rằng:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triểnkinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí cácnguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao

động xã hội

Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và pháttriển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về mặt vật chất và nhu cầu vềmặt tinh thần của mọi thành viên trong xã hội

Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của

một vấn đề về hiệu quả kinh tế Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền vớihai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động vàquy luật tiết kiệm thời gian Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quảTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu(chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo năng lực và chi phí

để sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm chi phí cơ hội) [27]

Để nhận thức rõ bản chất của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối

liên hệ giữa “kết quả” và “hiệu quả”

Kết quả là một đại lượng vật hoá tạo ra do mục đích con người, được biểuhiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể xác

định Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên

của con người mà người ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chiphí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Theo quan điểm kinhdoanh hiện đại, trong cơ chế thị trường cái mà người ta quan tâm nhất không phải làtạo ra được bao nhiêu sản phẩm mà là phương cánh để tạo ra sản phẩm đó Chính vìvậy, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ dừng lại ở việc

đánh giá kết quả mà còn phải đánh gía chất lượng của hoạt động đó.Việc đánh giá

chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả Trênphạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xãhội Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội và được xác

định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả có ích thu được với lượng hao phílao động xã hội, còn tiêu chuẩn hiệu quả là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hoá chiphí trong điều kiện nguồn lực hữu hạn

Việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu

tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung

1.1.2 Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được vớichi phí kinh tế bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh tế nhất định Quan hệ so sánh ở đây

là quan hệ so sánh tương đối Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm

vi rất hạn chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Hiệu quả kinh tế được xem xét ở cả trên giác độ vĩ mô (hiệu quả kinh tế nềnsản xuất xã hội) và cả trên giác độ vi mô (hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp) Vì vậy, kết quả và chi phí kinh tế có thể được xem xét dưới góc độ khácnhau tuỳ thuộc vào mục đích tiếp cận Mặc khác theo quan điểm hệ thống hoạt độngsản xuất là một quá trình tái sản xuất thống nhất giữa đầu vào và đầu ra Các chỉtiêu hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa đầu vào và đầu ra Đầu ra

là kết kinh tế và đầu vào là chi phí kinh tế

1.1.2.1 Kết quả kinh tế

Kể từ năm 1993 trở lại đây nước ta bắt đầu áp dụng hệ thống tài khoản quốcgia (Systemm of National Accounts - SNA) Theo quyết định số 183/QĐ-TTg ngày25-12-1992 của Thủ tường Chính phủ và tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tương

ứng Theo hệ thống này thì kết quả thu được có thể là giá trị sản xuất (Gross Output

- GO), có thể là giá trị gia tăng (Value Added - VA), có thể là thu nhập hỗn hợp(Mix Income - MI), hoặc có thể là lợi nhuận (Total Profit - TPr) [27 ]

Tuỳ thuộc vào từng gốc độ mà người ta quan tâm đến kết quả thu được là cáigì? Trên gốc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kết quả kinh tế thu được cần quantâm là tổng sản phẩm trong nước Trên góc độ doanh nghiệp thì kết quả thu được

mà họ mong muốn hướng đến là thuận lợi Còn kết quả kinh tế thu được mà một hộ

gia đình cần quan tâm lại chính là thu nhập Cụ thể kết quả kinh tế được biểu hiện

bằng hệ thống các chỉ tiêu sau:

a Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Sản lượng: Là toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ của doanh nghiệp

được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là một năm) Sản lượng tôm nuôi là

toàn bboj số lượng tôm thu hoạch được sau một vụ nuôi

* Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ củadoanh nghiệp được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Tổng giá trị sản Tổng giá trị Tổng giá trị nhữngxuất của doanh = những sản + hoạt động dịch vụ

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong kì nghiên cứu và là cơ sở để tính nhiều chỉ tiêu kinh tế khác

Về mặt giá trị, GO của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận cấu thành là:

c+v+m Trong đó:

c: là chi phí vật chất và dịch vụ (Gồm cả chi phí trung gian (c2) và khấu hao

TSCĐ (c1))

v: là thu nhập của người lao động

m: là lãi gộp của doanh nghiệp

GO của doanh nghiệp chỉ bao gồm thành quả lao động có ích của doanhnghiệp trong kỳ nghiên cứu và có thể tính theo giá hiện hành hay giá so sánh (cố

định) tuỳ theo mục đích nghiên cứu

* Giá trị gia tăng (VA)

Giá trị gia tăng là toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong thời kì nhất định, thường là 1 năm

Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn nhất, tổng hợp nhất của sản xuất cuối

cùng của doanh nghiệp, là cơ sở thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống

cho người lao động, là cơ sở để tính thuế giá trị gia tăng (VAT)

Có hai phương pháp để tính giá trị gia tăng của doanh nghiệp

- Phương pháp sản xuất:

VA = GO - IC

Trong đó:

IC : là chi phí trung gian (Intermediate Cost)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

- Phương pháp phân phối:

VA = c1 + v + m

Trong đó:

c1: Khấu hao tài sản cố định

v: Thu nhập lần đầu của người lao động

m: Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp

Hay:

VA = Thu nhập của người lao động + Khấu hao TSCĐ + Thuế sản xuất +Thặng dư sản xuất

Chi phí trung gian bao gồm:

+ Chi phí vật chất: (Nguyên liệu chính, phụ; bán thành phẩm; nhiên liệu,

động lực; giá trị công cụ lao động nhỏ được phân bổ trong năm; sữa chữa thườngxuyên TSCĐ (sữa chữa nhỏ), thiệt hại tài sản lưu động trong định mức và chi phí

vật chất khác)

+ Chi phí dịch vụ: công tác phí (không kể phụ cấp đi đường, lưu trú); cướcphí vận tải, bưu điện; chi phí quảng cáo; chi phí dịch vụ pháp lý; chi phí đào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học; chi phí bảo vệ, vệ sinh môi trường; chi phí

phòng cháy chữa cháy; chi phí thường xuyên về y tế, văn hoá, thể dục thể thao, nhàtrẻ mẫu giáo, các chi phí dịch vụ khác)

* Giá trị gia tăng thuần (Net Value Added - NVA)

Là chỉ tiêu biểu thị toàn bộ giá trị lao động mới được sáng tạo ra của doanhnghiệp nhà nước trong một kỳ nhất định, thường là một năm

NVA = VA - C1

* Thu nhập hỗn hợp (MI)

Là một bộ phận của giá trị gia tăng thuần sau khi đã trừ đi thuế sản xuất VềTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

mặt giá trị MI gồm :

MI = NVA - Thuế sản xuất

Chỉ tiêu này thường dùng đối với các cơ sở sản xuất nhỏ như hộ gia đình vì

họ vừa là chủ doanh nghiệp, đồng thời là người lao động nên không thể tách riêngtiền lương và lãi ra được, thu nhập này chính là thu nhập hỗn hợp

* Doanh thu kinh doanh

Là tổng sản giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ giátrị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ Chỉ tiêu này được

tính như sau:

Trong đó: D : Là doanh thu bán hàng

pịj : Là giá bán đơn vị sản phẩm i tại thời điểm j

qij : Là số lượng sản phẩm i bán ở thời điểm j

Doanh thu kinh doanh có thể phân thành các cấp độ khác nhau như:

- Doanh thu bán hàng thuần: là doanh thu bán hàng đã trừ thuế giá trị gia

tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản giảm trừ khác

- Doanh thu thuần: Là doanh thu bán hàng thuần cộng thêm các khoản hoàn trả

dự kiến nhưng không phát sinh Đây là chỉ tiêu để tính lãi (lỗ) trong kinh doanh và để

đánh giá toàn diện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ

* Lợi nhuận:

Là phần chênh lệch giữa doanh thu từ kinh doanh và chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp

Đây là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp Đồng thời trong phạm vi tiếp cận nhất định còn có thể phản ánh hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Lợi nhuận được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận = Doanh thu kinh doanh - Chi phí kinh doanh

Nếu: Lợi nhuận > 0: Thì gọi là lãi

Lợi nhuận < 0: Thì gọi là lỗ

- Lãi bao gồm:

+ Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

+ Lãi ròng = Doanh thu thuần - Giá thành sản phẩm tiêu thụ

= Lãi gộp - (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)

b Kết quả sản xuất của nền kinh tế

* Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế (GO)

Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo

ra trong một kỳ nhất định, thường là 1 năm

Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế là tổng hợp giá trị sản phẩm vật chất vàdịch vụ do lao động sản xuất của ngành đó tạo ra, được tính theo phạm vi và

phương pháp phù hợp với đặc thù của từng ngành

* Giá trị tăng thêm về các ngành kinh tế (VA)

Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ratrong lãnh thổ kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm)

Giá trị tăng thêm phản ánh sự đóng góp của các ngành, các thành phần kinh

tế vào tổng sản phẩm trong nước trong kỳ nghiên cứu

* Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product GDP):

Là tổng giá trị tăng thêm của tất cả các đơn vị thường trú thuộc lãnh thổ kinh

tế trong nước và thuế nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định,

thường là 1 năm

GDP là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kếtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

quả cuối cùng các hoạt động của nền sản xuất xã hội của mỗi quốc gia Nó là mộttrong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia;

để nghiên cứu khả năng tích lũy, huy động vốn, để tính chính các chỉ tiêu đánh giá

mức sống dân cư, để so sánh quốc tế, để xác định trách nhiệm của mỗi nước đối với

- Phương pháp phân phối:

GDP = của người + tài sản + sản xuất + sản xuất

Trang 23

* Chi phí để tạo ra nguồn lợi: là các điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh

doanh, hay các yếu tố đầu vào như:

- Vốn: vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định bình quân,tài sản lưu động bình quân, số lượng máy móc, thiết bị

- Lao động: Số lao động bình quân

- Diện tích đất sử dụng cho sản xuất kinh doanh

* Chi phí sử dụng nguồn lực: Là sự tiêu hao và chi phí các yếu tố sản xuất(nguồn lực) theo không gian và thời gian được gọi là chi phí thường xuyên gồm:

- Tổng chi phí sản xuất (giá thành, tổng chi phí trung gian)

- Chi phí vật chất, chi phí lao động, chi phí dịch vụ

- Khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu

- Diện tích gieo trồng, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

- Tổng thời gian làm việc của lao động (ngày - người), của máy móc thiết bịsản xuất (ngày - máy, ca - máy, giờ - máy)

1.1.2.3 Hiệu quả kinh tế

Trên cơ sở kết quả thu được và chi phí bỏ ra có thể xác định được hiệu quả

kinh tế Hiệu quả kinh tế có thể được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳthuộc vào mục tiêu phân tích và phương pháp tính toán

Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ làquan hệ so sánh giữa đầu vào (chi phí kinh tế) và đầu ra (kết quả kinh tế) Hay hiệuquar kinh tế được xác định bằng lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạngthuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch)

Ta có công thức sau:

- Dạng thuận:

H =

Trong đó: H: hiệu quả; Q: kết quả; C: chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vịkết quả.

- Dạng nghịch:

h =

Trong đó: h: hiệu quả; Q: kết quả; C: chi phí

Công thức này nói lên để đạt được một kết quả cẩn tiêu tốn bao nhiêu đơn vịchi phí

Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với

nhau, cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu tên gọi là các chỉ

tiêu toàn phần

Ngoài các chỉ tiêu toàn phần trên còn có các chỉ tiêu cận biên như sau:

- Dạng thuận:

=

Trong đó: Hb: Hiệu quả cận biên

ΔQ : Lượng tăng giảm của kết quả

ΔC : Lượng tăng giảm của chi phí

Công thức này thể hiện: Cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao

nhiêu đơn vị kết quả

- Dạng nghịch:

hb =

Trong đó: hb: Hiệu quả cận biên

ΔQ: Lượng tăng giảm của kết quả

ΔC: Lượng tăng giảm của chi phí

Công thức này thể hiện: Để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

bao nhiêu đơn vị chi phí.

Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá hiệuquả kinh tế Bởi vì nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế họchiện đại Nó là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào, cho việc phân phối sản phẩm

và thu nhập

1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản ghép

1.1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất

- Giá trị ao nuôi, công trình XDCB bình quân trên một hộ nuôi (trđ/hộ):Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng ao nuôi thủy sản ghép

- Mức khấu hao TSCĐ trên một đơn vị diện tích (tr.đ/ha)

- Chi phí xử lý, cải tạo hồ nuôi trên một đơn vị diện tích (tr.đ/ha): chỉ tiêu nàyphản ánh giá trị dịch vụ, vật tư đầu tư vào việc xử lý, cải tạo ao nuôi

- Mật độ con giống (con/m2): Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng con giống

được thả vào ao nuôi trên một đơn vị diện tích

- Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích (tr.đ/ha): Chỉ tiêu này không tính

lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi

- Chi phí lao động tính trên một đơn vị diện tích (tr.đ/ha): Chỉ tiêu này phảnánh mức đầu tư lao động sống trên một đơn vị diện tích nuôi thủy sản ghép

- Chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích (ha) (tr.đ/ha): Chỉ tiêu nàyphản ánh toàn bộ chi phí vật chất (trừ chi phí khấu hao TSCĐ) và dịch vụ đã sửdụng trong quá trình sử dụng

1.1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả nuôi thủy sản ghép

- GO bình quân một hộ nuôi

- VA bình quân một hộ nuôi

- MI bình quân một hộ nuôi

- Lợi nhuận bình quân một hộ nuôi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nuôi thủy sản ghép

- Năng suất (tấn/ha): Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một năm Một đơn vịdiện tích mặt nước sản xuất được bao nhiêu tấn thủy sản

Năng suất nuôi thủy sản W = ổ ả ượ ℎủ ả ệ í ℎ ặ ướ ô ô ộ ă

- GO hay doanh thu trên một đơn vị diện tích (tr.đ/ha)

Do đặc thù của nghề nuôi thủy sản ghép hiện nay là các cơ sở nuôi thủy sản

nhằm để bán chứ không để lại tiêu dùng, do vậy GO trên một đơn vị diện tích chính

là bằng doanh thu trên một đơn vị diện tích

- Giá trị gia tăng (VA) bình quân trên một đơn vị diện tích (VA/S) (tr.đ)

- MI bình quân trên một ha (tr.đ)

- Lợi nhuận bình quân một hecta (tr.đ)

- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC) (lần)

- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) (lần)

Chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồnggiá trị gia tăng

- Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC) (lần)

- MI bình quân một ngày - người (trđ)

- Lợi nhuận bình quân một ngày - người (trđ)

- Doanh lợi/ chi phí sản xuất (Pc) (%)

Pc (%) = 100

Trong đó: P: Lợi nhuận bình quân một đơn vị diện tích

TC: Tổng chi phí bình quân một đơn vị diện tích

Chỉ tiêu này phản ánh nếu đầu tư 100 đơn vị chi phí sản xuất có thể thu được bao

nhiêu đơn vị lợi nhuận

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

1.2 Vai trò của nghề nuôi trồng thủy sản ghép

1.2.1 Vai trò của nuôi trồng thủy sản

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia vàvới sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực

lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức

ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước Số lao động của ngành thủy sản

tăng lên liên tục, mỗi năm tăng hơn 100 ngàn người [2]

Ngành thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng cho việc đảm bảo an ninh lươngthực, nguồn chất dinh dưỡng, sinh kế, tạo thu nhập và việc làm cho người dân nông thôn.Theo số liệu của các cuộc điều tra về tiêu dùng thực phẩm, ước tính các sảnphẩm thuỷ sản cung cấp 50% lượng protein trong bữa ăn của người Việt Nam

Lượng tiêu dung các sản phẩm thuỷ sản tính trên đầu người đã tăng từ 13,2 kg vàonăm 1990 lên 18,7 kg vào năm 2000 và 19,4 kg năm 2020 Tuy nhiên, theo kết quảđiều tra của Uỷ ban Sông Mêkông, có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng địa lýkhác nhau như con số này ở Miền Bắc chỉ là 12kg/người/năm trong khi số bình

quân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 30 kg/người/năm và ở tỉnh Long Anthì lên tới 60kg/người/năm [3]

Theo ước tính, nước ta có khoảng 4 triệu người làm việc thường xuyên trong

ngành thủy sản, và ước khoảng 8,5 triệu người (tương đương 10% dân số) có nguồnthu nhập chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ lĩnh vực thuỷ sản Ngoài ra, ít nhất 10triệu người tham gia đánh bắt thuỷ sản trên biển, trong nội địa và từ cả đồng lúa [3]

1.2.2 Vai trò của nuôi thủy sản ghép trên đầm phá

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên Huế là một trong những đầm

phá ven biển lớn nhất ở Đông Nam Á Nó đóng một vai trò kinh tế và sinh thái quantrọng đối với đời sống mưu sinh của người dân địa phương cũng như sự phát triểncủa tỉnh Tuy nhiên những năm gần đây thì suy giảm tài nguyên đầm phá và dịchbệnh ở tôm là những vấn đề mà cộng đồng người dân vùng đầm phá gặp phải[SNN2013]

Giải pháp cho vấn đề này là nuôi ghép Đây là một mô hình phù hợp cho phátTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

triển nuôi trồng thủy sản, ổn định cuộc sống của người dân ở vùng phá Tam Giang Cầu Hai Nuôi ghép là một hình thức khai thác tổng hợp sử dụng nhiều đối tượng ăn ởnhững tầng khác nhau nhằm tạo ra hệ sinh thái cân bằng, giảm rủi ro cho người nuôi[12] Trước đây, mô hình này đã phát triển ở phá Tam Giang tuy nhiên chỉ là hình thứcnuôi trồng tự phát dựa trên kinh nghiệm của người dân và chưa được hệ thống Trong 3

-năm trở lại đây, được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các tổ chức phi

chính phủ (NAV, IMOLA) và sự phối hợp của các cơ quan nghiên cứu, mô hình nuôighép đã được chuyển giao cho người dân dưới nhiều hình thức khác nhau, từ đó số

lượng và quy mô nuôi ghép phát triển rất nhanh

1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi thủy sản ghép

1.3.1 Đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi thủy sản ghép

1.3.1.1 Tôm Sú (Penaeus monodon)

- Đặc điểm phân bố: Tôm Sú phân bố ở Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông

và Đông Nam Châu Phi, đặc biệt phân bố tập trung ở Đông Nam Á như Indonexia,

Malaysia, Thái Lan và Việt Nam Ở nước ta, tôm Sú phân bố tập trung ở duyên hảimiền Trung, miền Bắc và rất ít ở miền Nam

- Đặc điểm môi trường sống: Tôm Sú thuộc loại rộng nhiệt, có thể sống ở

nhiệt độ 12 - 370C, thích hợp nhất từ 25 - 300C, độ mặn 15 - 38 ‰, khoảng sống tốt

nhất 20 - 25 ‰ Hàm lượng oxy hòa tan 3 - 15mg/l, tốt nhất 5 - 10 mg/l, pH 5 - 9 vàthích hợp nhất từ 7,5 - 8,5

- Dinh dưỡng và sinh trưởng: Tôm Sú là loài ăn tạp, cường độ bắt mồi lớn,

đặc biệt thích ăn giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, các mãnh

vụn hữu cơ Trong ao nuôi chúng bắt mồi mạnh vào sáng sớm và chiều tối[19]

1.3.1.2 Cua Xanh (Scylla paramamosain)

- Tên gọi: Cua Xanh có tên tiếng Anh là Mud Crab, Green Crab, hay

Mangrove Crab Tên tiếng Việt là cua Biển, cua Sú, cua Xanh, cua Bùn, loài phân

bố chủ yếu ở vùng biển nước ta là loài Scylla parapamosain mà trước đây thường hay gọi nhầm là Scylla serrata.

- Hình thái cấu tạo: Cua Xanh là một trong những loài cua biển có kích

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

thước lớn Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng Toàn bộ cơ thể được bao

bọc trong lớp vỏ kitin dày có tẩm vôi và có màu xanh lục hay vàng sẫm Cơ thể cua

được chia thành hai phần: phần đầu ngực và phần bụng

- Sinh trưởng: Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm qua mỗi lần lột xác

khối lượng cua tăng trung bình 20 - 50% Kích thước tối đa của cua biển có thể từ

19 - 28 cm với khối lượng từ 1 - 3 kg/con Thông thường trong tự nhiên cua có kích

cỡ trong khoảng 7,5 - 10,5 cm Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài haychiều rộng, cua đực thường nặng hơn cua cái

- Sinh sản: Cua biển thành thục sau 1 - 1,5 năm tuổi Kích cỡ cua thành thục

lần đầu có khác nhau nhiều Khi đến tuổi thành thục, cua phải di cư thành đàn ra

vùng ven biển có độ mặn thích hợp để giao phối và sinh sản (mùa hôi cua) Mùa di

cư khác nhau tùy theo điều kiện môi trường từng nơi Vùng biển phía Nam nước ta

cua thường di cư vào tháng 7, tháng 8 và mùa sinh sản chính thức từ tháng 10 đến

tháng 12 năm sau Miền Bắc cua thường di cư sớm vào tháng 2, tháng 3 và ôm

trứng nhiều vào tháng 4 đến tháng 7 Trong quá trình phát dục của cua biển, ngoài

sự biến đổi về tập tính sống (di cư sinh sản), cua còn có sự biến đổi lớn về màu sắc,

độ lớn của bụng, phát triển tuyến sinh dục và những cơ quan liên quan[19]

1.3.1.3 Cá Dìa

Tên gọi: Khoa học: Siganus guttatus Bloch, 1978 có tên gọi Tiếng Anh:

Orange - spotted spinefoot, golden rabbitfish

- Hình thái và kích cỡ: Thân hình thoi cao, dẹt, chiều dài thân bằng 1,8 - 2,4

lần chiều cao, miệng bé, lưng có màu xanh thẫm, phía dưới màu bạc, có một chấmmàu vàng sáng, nằm gần kề gốc của một số vây tia vây lưng cuối cùng Đầu có cácvạch mờ và trên thân có nhiều chấm màu vàng, nâu sắp xếp đều đặn Chiều dài lớnnhất 50 cm, thường gặp 15 - 25 cm, cân nặng tối đa 1760 gam

- Đặc điểm môi trường sống: cá Dìa là loài rộng muối, sống từ vùng nước lợ

đến biển, nhiệt độ: 24 - 280C, độ sâu: 1,6 m, sống ở những nơi có nhiều thức ăn là

rong Biển hay rêu mọc trên đá, chất đáy: cát, cát bùn hay rạn đá ven bờ

- Sinh trưởng: Cá Dìa là loài cá ăn thực vật Thức ăn ưa thích là rong biển, rêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

đá, cỏ biển Giai đoạn ấu trùng, cá Dìa ăn động vật phù du, sang giai đoạn còn non vàcon trưởng thành dinh dưỡng hoàn toàn bằng rong cỏ thủy sinh và mùn bã hữu cơ.

Nguồn thức ăn trong đầm có vai trò quan trọng Thành phần thức ăn của cá Dìa

chấm (S gustatus) trưởng thành tại đầm Ô Loan xác định được 30 loài thuộc năm ngành thực động vật gồm: Cyanophyta (3 loài), Chlorophyta (4 loài), Heterokonto phyta (16 loài), Magnoliophyta (3 loài), Asrthopoda (3 loài) Cá có kích thước bé

phổ thức ăn hẹp hơn cá có kích thước lớn

Cá một năm tuổi có kích thước 152 cm, 2 năm đạt 229 cm, 3 năm trung bình

272 cm Trong mỗi nhóm tuổi, con cái có tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm hơn cá

đực Cá cái chỉ lớn nhanh vào thời kỳ đầu, sau đó tăng truởng về chiều dài giảm, cá

bắt đầu tăng khối lượng để tích lũy chất dinh dưỡng cho mùa sinh sản

- Sinh sản: Kích thước thành thục từ 20-24 cm, thời gian trứng nở ở nhiệt độ 26

- 300C, độ mặn 22 - 24 ‰ Ấu trùng phát triển tốt nhất ở 22 - 260C Với đặc tính sinhhọc trên, cá Dìa đã được người dân chọn làm đối tượng nuôi đơn và nuôi ghép trong ao

nuôi vùng đầm phá Những ao có nuôi cá Dìa, thường giảm đáng kể lượng rongđáy[12]

1.3.1.4 Cá Kình

Tên gọi: Khoa học: Siganus oramin, thuộc bộ cá Vược

Ở Việt Nam, cá Kình xuất hiện ở tất cả các vùng biển, cửa sông, đầm phá,

tập trung nhiều nhất ở Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ như đầm Thị Nại; tỉnh Bình Định,

đầm Ô Loan; tỉnh Phú Yên, Nha Phu; tỉnh Khánh Hòa và đặc biệt vùng đầm phá

Tam Giang - Cầu Hai; Lăng Cô; tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đặc điểm môi trường sống: Cá Kình là loài rộng muối, sống từ vùng nước

lợ đến biển, nhiệt độ từ 24 - 280C, độ sâu 1,6m, sống ở những nơi có nhiều thức ăn

là rong biển hay rêu mọc trên đá, chất đáy: cát, cát bùn hay rạn đá ven bờ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

- Dinh dưỡng và sinh trưởng: là loài cá ăn thực vật Thức ăn ưa thích là rong

biển, rêu đá, cỏ biển và mùn bã hữu cơ Trong mỗi nhóm tuổi, cá cái có tốc độ tăng

trưởng chiều dài chậm hơn cá đực Cá cái chỉ lớn nhanh vào thời kỳ đầu, sau đó để

tích lũy chất dinh dưỡng cho mùa sinh sản

- Sinh sản: Kích thước thành thục của cá từ 15 - 18 cm, trứng nở ở nhiệt độ từ

26 - 300C, độ mặn 22-24 ‰, ấu trùng phát triển tốt nhất ở 22 - 260C Cá Kình đã được

người dân chọn làm đối tượng nuôi ghép trong ao nuôi vùng đầm phá Những ao có

nuôi cá Kình thường giảm lượng rong đáy và cải thiện chất lượng môi trường

nước[12]

1.3.2 Các hình thức nuôi

1.3.2.1 Nuôi quảng canh

Là hình thức nuôi đơn giản nhất và còn mang tính chất sơ khai, ít tốn kém nhất

vì người nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên, từ nguồn tôm giống đến thức ăn, ngườinuôi tốn ít công chăm sóc, không phải thả thêm giống nhân tạo, năng suất đạt từ 30-

300kg/ha/năm Họ chỉ tiến hành đắp đê khoanh vùng tạo thành những ao hồ có diện

tích khá lớn (thường trên 2 ha), rồi lợi dụng thủy triều để đưa giống và thức ăn vàokhu vực nuôi, đến kỳ thu sẽ tiến hành thu hoạch Vì thế tôm thu hoạch đa dạng vềchủng loại và kích cỡ[9]

1.3.2.2 Nuôi quảng canh cải tiến

Là hình thức nuôi thuỷ sản kết hợp với một số đối tượng khác trong ao đầm:cua Xanh, cá, tôm tự nhiên và rong câu chỉ vàng Là loại hình dựa vào điều kiện

môi trường tự nhiên là chính, mật độ tôm Sú thả 5-7 con P15/m2bổ sung một lượngthức ăn Quy mô đầm nuôi thường 2-5 ha, năng suất đạt 0,5-0,8 tấn/ha/vụ [9]

1.3.2.3 Nuôi bán thâm canh

Là loại hình phù hợp với điều kiện nuôi có diện tích từ 0,5-1 ha, độ sâu

0,8-1,2m, điều kiện kinh tế của ngư dân chưa mạnh, mật độ thả giống P15 10- 15

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

con/m2, năng suất thường đạt 1,5-2 tấn/ha/vụ[9].

1.3.2.4 Nuôi thâm canh

Là loại hình cần đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật của ngư dân cao, nhiều kinhnghiệm thực tế Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo, thức ăn côngnghiệp, người quản lý có thể khống chế tốt sự biến đổi của môi trường nước ao

nuôi Quy mô ao nuôi thường 0,5-1 ha, tốt nhất là 1 ha/ao Mật độ thả giống: 25-40

con/m2 Năng suất từ 3 tấn trở lên [9]

1.3.3 Yêu cầu kỹ thuật của việc nuôi thủy sản ghép trên đầm phá

1.3.3.1 Ao nuôi thủy sản

Cải tạo ao:

Đối với ao mới xây dựng: Cho nước vào đầy ao ngâm 2-3 ngày, sau đó xả

hết nước để tháo rửa 2-3 lần

- Khi xả hết nước cuối thì rải vôi khắp đáy ao và bờ ao để khử chua

- Đất bình thường: pH= 6-7 dùng 300-600kg/ha

- Đất ít chua: pH = 4,5-6 dùng 600- 1.000kg/ha

- Kiểm tra thấy pH đất bằng pH nước tiến hành phơi ao 7-10 ngày

- Lấy nước đầy ao qua lưới lọc

- Gây màu nước, nuôi thức ăn tự nhiên và chuẩn bị thả giống

Đối với ao cũ:

- Sau khi thu hoạch, xã hết nước ao cũ,

- Ao có thể tháo cạn nước: Nạo vét ao bằng máy hay thủ công, bón vôi, cày lật

phơi đáy 10-15 ngày

- Vôi cải tạo nên dùng: Vôi nông nghiệp số lượng: 500-1000kg /ha tùy theo

pH đất đáy ao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

- Lấy nước vào ao qua lưới lọc mức nước: 1,2-1,4 m để xử lý, bón phân và

gây màu nước

Diệt tạp:

- Nước được lấy vào ao qua lưới lọc, để 2-3 ngày cho các loại trứng theo

nước vào ao nở ra hết rồi tiến hành diệt tạp

- Có thể dùng: Saponin liều lượng: 10-15 g/ m3, hòa tan vào nước tạt xuống

ao và bờ ao

Bón phân gây màu nước:

- Bón phân gây màu nước để động vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy ao

- Ngăn cản sự phát triển của các loại rong có hại, kích thích tảo phát triển tạo

môi trường ổn định cho ghép

- Dùng phân vô cơ với liều dùng như sau: có 2 loại URE: 2kg/1000m3, NPK:2kg/1000m3

Sau khi bón phân, sinh vật phù du sẽ phát triển, nước có màu xanh, đo độ

trong đạt 40-50 cm thì tiến hành thả tôm

1.3.3.2 Hệ thống cấp thoát nước

* Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước được chia thành hai phần riêng là

hệ thống cấp nước ngọt và hệ thống cấp nước mặn Thường công trình phục vụ việccấp ngọt được trang bị ít hơn so với nước mặn Mỗi hecta nuôi có 2-3 máy bơm

nước mặn công suất từ 12-22 HP (mã lực), còn nước ngọt chỉ sử dụng 1-2 máy bằng

mô tơ bơm điện công suất 1 HP Hoặc là cống cấp làm bằng bê tông

* Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước được sử dụng bằng ống cement

hoặc ống nhựa, cống thoát được làm bê tông

1.3.3.3 Hệ thống quạt nước

Hệ thống quạt nước cho các hồ nuôi thuỷ sản ghép được sử dụng phổ biến từTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

2-3 máy/ 1 hồ 0,5 ha với công suất từ 5-7HP, mỗi guồng có thẻ có từ 10-15 cánhquạt.

1.3.3.4 Giống và mật độ thả

Chọn tôm giống:

- Tôm đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ không có chất bẩn bám

- Tôm có màu xám hoặc nâu đen lưng xám bạc, bụng xanh bạc, nếu tôm cómàu trắng đục, đỏ hồng là tôm có hiện tượng bệnh

- Ruột tôm đầy thức ăn, tạo thành một đường màu nâu nằm dọc theo sống lưng

- Tôm hoạt động, bơi lội linh hoạt ngược lại với dòng nước khi bị khuấy động,phản ứng nhanh với kích thước bên ngoài

Chọn Cá giống:

Cá Kình, cá Dìa được thu gom từ tự nhiên đảm bảo cá giống có kích cở đồng

đều.Cá giống phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cá khoẻ, không bị bệnh, không bị

tróc vẩy và mất nhớt trong quá trình vận chuyển Tỷ lệ sống đạt trên 95%

Chọn cua giống.

Nguồn cua giống cung cấp chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên và các cơ

sở giống sản xuất giống nhân tạo Nguồn cua giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ởcác cửa sông Tốt nhất nên mua giống ở vùng lân cận Đối cua giống mua ở các cơ

Trang 35

• Cua: 0,5 con/m2.

Phương pháp thả giống :

- Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát Không nên thả tôm lúc trời

mưa hoặc gió mùa Đông Bắc

- Trước khi thả ngâm các túi đựng tôm trong ao 10-15 phút để cân bằng nhiệt

độ, sau đó mở túi giống để nước trong ao hòa cùng nước trong túi để tôm giốngthích nghi trước khi thả tôm giống ra ao nuôi

- Thả tôm sú trước, sau 20 đến 25 ngày để tôm Sú giống có điều kiện thíchnghi và phát triển, mới tiến hành thả cá Kình giống và cua giống

1.3.3.5 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Thức ăn và cách cho ăn:

– Tôm sú: Sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho tôm, hoặc thức ăn chế biến.– Cua: Sử dụng thức ăn cá tạp, giai đoạn nhỏ có thể sử dụng thức ăn công

nghiệp của tôm để cho cua ăn

– Nuôi ghép, tuy theo giai đoạn phát triển của tôm cua và cá đối trong ao có

thể kết hợp 2 hoặc 3 loại thức ăn trên để cho ăn

– Giai đoạn đầu: Lượng thức ăn công nghiệp hàng ngày 5 - 10% trọng lượng

Thức ăn của tôm được cho ăn vào buổi chiều tối nhiều hơn cho ăn vào buổi

sáng, ngược lại thức ăn dành cho cá cho ăn vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

1.3.3.6 Công tác chăm sóc, quản lý

Định kỳ 7 - 10 ngày thay nước hoặc cấp nước thêm cho ao, lượng nước thay

20 - 30% Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm,

DO và độ mặn để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

Thu hoạch:

Đối với hình thức nuôi ghép nên áp dụng hình thức thu tỉa bớt sản phẩm rồi

mới tiến hành thu toàn bộ

Sau thời điểm nuôi 3 - 4 tháng tiến hành thu tỉa đối với tôm cua đạt kích cỡ thươngphẩm Có thể tiến hành thả thêm cua giống để nuôi tiếp đợt mới

Nên thu vào lúc trời mát tránh gây ảnh hưởng đến lượng đến tôm, cá nuôi và lựachọn thời điểm thu hoạch để giá bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao

1.4 Khái quát tình hình nuôi thủy sản ghép trong nước và trên thế giới

1.4.1 Tình hình nuôi thủy sản ghép trên thế giới

Theo số liệu của Cơ quan nông nghiệp và thực phẩm của Liên Hiệp Quốc

(FAO) hai thập niên qua sản lượng Cua khai thác của thế giới tăng gấp hai lần: Năm

1970 là 390.000 tấn, năm 1989 là 1.146.000 tấn Trong đó Trung Quốc có 528.000tấn, Mỹ: 203.000 tấn, Liên Xô cũ: 42.000 tấn, Thái Lan: 25.000 tấn, Philippine:17.000 tấn, Việt Nam: 15.000 tấn Điều đó làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợinhiều loài cua, thậm chí một số loài có nguy cơ diệt chủng, từ đó một số nước Châu

Á như: Đài Loan, Philippine, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam nuôi loài cua biển (Scylla

serrata) theo hình thức nuôi đơn trong ao và trong lồng đã nuôi ghép với cá (cá

măng biển - Chanos chanos) với rong câu (Gracilaria) có hiệu quả kinh tế cao[17].

Nuôi ghép một số đối tượng khác nhau trong cùng một ao đã được nghiêncứu và thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt trên lĩnh vực nuôi trồngthủy sản nước ngọt Trên cơ sở đó họ đã đưa ra 5 - 7 loài cá khác nhau như cá Chép,

cá Rô phi, cá Trắm, cá Mè trắng và cá Mè hoa vào nuôi trong cùng một ao, kết quả

mô hình là tăng khả năng sử dụng có hiệu quả của các tầng nước khác nhau làmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

tăng hiệu quả sử dụng khối nước Quan trọng hơn là sự tương hỗ của các đối tượng

nuôi trong chuỗi dinh dưỡng thức ăn, tận dụng tối đa lượng thức ăn đưa vào [9]

Ở Hawaii, việc nuôi ghép cũng đã được thực hiện trong một vài năm trở lạiđây, Wyban (1982) đã xây dựng mô hình nuôi mới ở môi trường nước lợ, kết hợp

cá Đối, cá Măng sữa, cá Rô phi đỏ, cá Hồi [37]

Ở Mexico, Kevin Fitzsim mon, 2004 đã đề cập đến tính khả thi của việc nuôi

ghép tôm và cá Rô phi ở phía Tây Bắc Mexico và nuôi kết hợp nhiều đối tượng

khác nhau trong ao nuôi tôm để tăng tính bền vững cho vùng sản xuất, giảm bớt rủi

ro thua lỗ người nuôi tôm Nhóm tác giả này đã đề xuất mô hình nuôi ghép cá Rô

phi và tôm để tăng tính bền vững, đồng thời thay thế cho hệ thống các ao nuôi đơntôm Sú đang gặp phải khó khăn về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường [38]

1.4.2 Tình hình nuôi thủy sản ghép tại Việt Nam

Mô hình nuôi ghép các đối tượng thủy sản trong cùng một ao ở Việt Namxuất hiện khá sớm Ban đầu hình thức này chủ yếu được áp dụng trên các đối

tượng nước ngọt như các mô hình: Nuôi ghép cá chép, cá mè, cá trắm cỏ; mô

hình lúa - cá kết hợp…Nhìn chung mô hình nuôi này đã đem lại hiệu quả kinh tế

cao hơn so với mô hình nuôi đơn [35]

Bùi Huy Cộng và ctv, 1997 với mô hình lúa cá kết hợp tại huyện Phú Thịnh(Yên Bình, Yên Bái), Đại Bái (Gia Lương, Bắc Ninh), Yên Chính (Ý Yên, Nam

Định) Kết quả cho thấy năng suất lúa ở mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ cá tăng 12,2% và năng suất cá đạt 475- 640kg/ha, hiệu quả kinh tế tăng gấp 5 lần so với

1,7-cấy lúa đơn thuần Năng suất lúa ở mô hình 1vụ lúa bằng 1 vụ cá tăng 17,3%

năng suất cá đạt 1,173 - 1,377kg/ha, hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với cấylúa đơn thuần Bên cạnh lợi ích kinh tế, các mô hình này còn góp phần làm sạchmôi trường [26]

Trong lĩnh vực mặn lợ, các đối tượng nuôi còn thiếu tính đa dạng nên tính rủi

ro cao, đặc biệt là trong thời gian gần đây dịch bệnh liên tục xảy ra ở các đối tượng

tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm cho ngư dân bị thua lỗ nghiêm trọng trong nhiềuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

năm Trên cơ sở nhu cầu thực tế, nhiều nghiên cứu khác nhau theo hướng nuôi hỗn

hợp nhiều đối tượng đã được thực hiện ở nhiều vùng nhằm phát triển nuôi trồngthuỷ sản bền vững hơn Cụ thể:

Thái Ngọc Chiến và ctv, (2003) đã tiến hành xây dựng 5 mô hình nuôi kết hợp

cá - rong biển - động vật thân mềm trong cùng một ao nuôi, kết quả cho thấy các

đối tượng nuôi ghép có tốc độ tăng trưởng tốt và làm tăng hiệu quả trên một dơn vị

diện tích mặt nước [5]

Nguyễn Khắc Lâm (2002), đã thử nghiệm nuôi sò huyết (Anadara granosa)

theo hai hình thức nuôi trong ao đất và nuôi bãi triều tại đầm Thị Nại – Bình Định.Kết quả nghiên cứu sò huyết tại vùng bãi triều là 3,5 tấn/ha, trong khi đó nuôi trong

ao là 1,3 tấn /ha Tuy nhiên khi nuôi trong ao thì nước trong ao có độ trong lớn hơn

do sò huyết đã lọc các chất vởn làm thức ăn Điều này làm giảm độ tích tụ của cácchất hữu cơ trong ao nuôi [10]

Nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thức Tuấn (2007) đã xây dựng mô hình: “NuôiHàu cửa sông trong ao nuôi tôm sú thâm canh” nhằm cải thiện chất lượng môi trường

nước trong ao nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy khi so sánh tốc độ tăng trưởng của

tôm và hàu trong ao nuôi ghép tương đương với sự phát triển của chúng trong những

ao đối chứng, nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn giảm chi phí quản lý ao nuôi

[26]

Kết quả nghiên cứu của Khoa thủy sản, đại học Nông Lâm Huế, 2011 đã xác

định được 3 loài cá có thể nuôi ghép trong các mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh và

quảng canh cải tiến thân thiên với môi trường tại vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định Đó

là các loài: cá đối mục (Mugil cephalus), cá măng (Chanos chanos) và cá rô phi đơn

tính dòng gift (Oreochromis niloticus) Lợi nhuận mang lại đạt 69.591.394 vnđ/1 ha.

Đồng thời, việc sử dụng chế phẩm sinh học và các đội tượng xem ghép đã góp phần cải

thiện đáng kể chất lượng nước thải từ hệ thống và vùng đầm Thị Nại Mô hình đang

được tiếp tục phát triển và nhân rộng trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận [11],

[10]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Theo Trung tâm khuyến nông lâm ngư tỉnh Bạc Liêu, muốn mô hình tôm - cua

- cá hay các mô hình khác phát triển, bà con phải tập trung đảm bảo các yêu cầu kỹthuật của công trình nuôi Diện tích nuôi khuyến cáo không quá 1ha Mật độ thả ghépthích hợp tính cho 1ha/vụ là 20.000 con tôm, 300 con cua, 10.000 con cá Đối vớitôm thả định kỳ 30 - 60 ngày/lần, cua và cá Rô phi 1lần/năm Ngoài ra, để góp phần

tăng hiệu quả và hướng đến sự bền vững của mô hình bà con nên trồng cỏ lông tượng

(năn tượng) hoặc cây đước, cây mắm chiếm khoảng 30 % diện tích nuôi Không sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bị cấm trong nuôi trồng thủy sản Mô hình luâncanh tôm - lúa, tôm - cua - cá đều áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi tương tự như

mô hình quảng canh cải tiến trong đó tôm Sú vẫn là đối tượng nuôi chính Hiện nay,các mô hình này đang phát triển mạnh mẽ và đã có thành công nhất định Bà con

nông dân đã tận dụng tối đa diện tích canh tác kết hợp nuôi các đối tượng có giá trị

kinh tế làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm thiểu rủi ro [19]

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đã phát triển diện tích NTTS gần 108.600 ha, trong

đó diện tích nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến chiếm 90 % Điều đáng nói là

trong thời gian qua, nông ngư dân trong tỉnh đã hình thành được nhiều mô hìnhNTTS kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình luân canh lúa -tôm, mô hình tôm - cua - cá Đây là 2 mô hình sinh thái bền vững, phù hợp với trình

độ canh tác và nguồn vốn đầu tư của đa số ngư dân

Theo Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu mô hình tôm - cua - cá tiếp tục

được các địa phương phát triển trên cả 3 vùng nước mặn, lợ, ngọt Đây là mô hình

bổ sung thức ăn mà chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính Trong môhình tôm - cua - cá, nông dân thả ở mật tôm độ từ 1 - 2 con/m2, cua từ 1 - 2 con/20

m2, mật độ thả cá (rô phi, cá kèo) từ 0,5 - 1 con/m2 Năng suất chung của các đốitượng trên 1 mô hình từ 300 - 500 kg/ha/1 vụ Riêng năng suất tôm Sú đạt từ 80 -

100 kg/ha/vụ, lãi từ 10 - 30 triệu đồng/ha/vụ Năm 2005 có trên 90 % số hộ thành

công Đây cũng là mô hình sản xuất có chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện

canh tác của đa số nông dân ít vốn sản xuất Các đối tượng nuôi ghép hỗ trợ lẫnnhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thu được nhiều sản phẩm trên cùngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

diện tích, dễ tiêu thụ sản phẩm và hạn chế được rủi ro [33].

Năm 2006 huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã thử nghiệm thành công mô hình

nuôi cá Chình trong ao nuôi tôm Sú, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tác giả đã đề ra

mô hình nuôi tôm - cua kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho các vùng thường dịchbệnh ngày càng tăng, một số tác giả đã nêu lên những suy nghĩ về vấn đề nuôi tôm

Sú bền vững ở Việt Nam trong đó đã đề cập đến định hướng đa dạng hoá đối tượngnuôi [33]

Nhóm Nghiên cứu của Kiều Thị Huyền và CTV (2015) đã xây dựng 6 mô hìnhnuôi ghép với hình thức QCCT và BTC Kết quả cho thấy sự có mặt của các loài cátrong ao nuôi tôm sú bán thâm canh và quảng canh cải tiến ngoài vai trò sinh tháitrong cải thiện và duy trì chất lượng nước của hệ thống Các đối tượng này còn cóvai trò tích cực trong nâng cao tốc độ tăng trưởng, nâng cao tỷ lệ sống và làm tănggiá trị lợi nhuận của hệ thống sản xuất Người nuôi nên lựa chọn cá dìa và cá kìnhnuôi ghép trong ao nuôi tôm sú BTC để đạt tỉ suất lợi nhuận cao nhất (30% và 41%

tương ứng) Ở phương thức nuôi QCCT, lựa chọn mô hình nuôi ghép tôm sú với cá

dìa, cá đối để có tỉ suất lợi nhuận cao nhất với 34% và 49% [12]

1.4.3 Tình hình nuôi thủy sản ghép ở Thừa Thiên Huế

Năm 2005 Trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện mô hìnhnuôi cá Dìa, tôm Sú và rong câu kết hợp ở xã Phú An - Phú Vang, kết quả cho thấy

các đối tượng nuôi đều sinh trưởng tốt, lợi nhuận đạt 9 triệu đồng/0,5 ha ao nuôi.Năm 2006, trung tâm khuyến ngư tiếp tục thực hiện mô hình nuôi kết hợp cá Dìa,rong Câu, cá Đối, cá Rô phi và Trìa tại xã Phú Hải - Phú Vang, kết quả mô hìnhđem lại lợi nhuận 26 triệu đồng /ha ao nuôi [18]

Từ năm 2006, việc chuyển đổi sang nuôi ghép tôm, cua, cá, rong Câu là mộttrong những hướng đi đúng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định và bền vững cho

người nuôi Năm 2010 là 2.002,5 ha, đến tháng 12/2012 là 3.144 ha Đến nay đa số

diện tích hạ triều và một số diện tích nuôi cao triều đều được đưa vào nuôi ghép,luân canh với nhiều đối tượng thủy sản khác nhau như: tôm Sú, tôm Rảo, cua, cáTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 06/10/2017, 13:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể (2012). Các nhân tố ảnh hưởng đến siêu hiệu quả của nông hộ nuôi ghép tôm Sú cá Kình phá Tam Giang Khác
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000). Chiến lược phát triển nông thôn trong Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010. Hà Nội Khác
3. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009). Thủy sản phát triển và Hội Nhập. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Khác
4. Tôn Thất Chất, Hoàng Nghĩa Mạnh, Lê Tất Uyên Châu, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008). Dự án quản lý tổng hợp đầm phá (IMOLA). Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng mô hình nuôi ghép tôm Sú, tôm Rằn, cá Kình, cá Dìa Khác
5. Thái Ngọc Chiến và ctv (2005). Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng trên biển để đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững, đề tài khoa học cấp nhà trường Khác
6. Hoàng Hữu Hòa (2001). Phân tích số liệu thống kê, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Khác
7. Hoàng Hữu Hòa (2001). Thống kê doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Khác
8. Nguyễn Thị Xuân Hồng (2009). Dự án quản lý tổng hợp đầm phá (IMOLA), Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng của môi trường nuôi ghép tôm sú, cá đối, cá dìa, cua và rong câu trong ao đất Khác
9. Nguyễn Văn Huy, Lê Văn Dân (2016). Giáo trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Huế Khác
10. Kiều Thị Huyền, Nguyễn Quang Linh, CTV , 2011. Báo cáo tổng kết Xây dựng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và bán thâm canh thân thiện môi trường bằng việc nuôi xen cá rô phi đơn tính đực dòng gift, cá đối, cá măng. Dự án ACP Bình Đinh (World bank).Trường Đại học Kinh tế Huế Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w