đánh giá mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

60 1.5K 3
đánh giá mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nghề nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Thừa Thiên Huế bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1990, đến nay đã trở thành thế mạnh và mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá, Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh các ngành khai thác tài nguyên đầm phá mà chủ yếu là nghề nuôi tôm với nhiều hình thức, mức độ thâm canh và trình độ khác nhau đã làm thay đổi diện mạo của toàn vùng đầm phá ven biển. Một bộ phận dân cư trong vùng có đời sống tăng đáng kể, bên cạnh đó một số vấn đề về kinh tế, hội và môi trường sinh thái nảy sinh cần được tiếp tục nghiên cứu. Sự bùng nổ nuôi tôm một cách ồ ạt và tự phát sau năm 1999 đã làm cho không gian đầm phá bị chia cắt manh mún, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản đang giảm sút. Những điều này sẽ để lại hậu quả nặng nề cho vùng đầm phá hiện tại và trong tương lai. Xã Quảng An, Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 33 xã thuộc khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích mặt nước đầm phá là 400 ha. Đây là một trong những vùng đi đầu trong phong trào nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở huyện Quảng Điền. Trước đây Quảng An là vùng phát triển mạnh việc nuôi tôm trên Đầm Phá, đặc biệt sau trận lũ lịch sử năm 1999 tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Vì vậy có rất nhiều hộ gia đình trở thành nhà tỷ phú nuôi tôm, xong do lợi nhuận lớn, việc nuôi tôm diễn ra một cách ồ ạt, người nuôi chạy theo lợi nhuận cá nhân, phát triển tự phát, kinh nghiệm sản xuất nuôi trồng còn non trẻ, thiếu sự quy hoạch của chính quyền địa phương trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên vùng đầm phá. Sau năm 2001 tình trạng môi trường tại các hồ nuôi bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến năng suất và hiệu quả nuôi tôm, nhiều hộ gia đình thất thu, thua lỗ, nợ nần chồng chất làm cho người dân nơi đây vốn đã nghèo nay lại còn nghèo hơn. 1 Trước tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dịch bệnh, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm… trên địa bàn Quảng An. Có nhiều chủ trương và chính sách mới nhằm giải quyết những khó khăn cho người nuôi tôm. Một hướng đi khác là phải tạo ra các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mới ổn định và bền vững cho người dân yên tâm sản xuất. Để làm tốt được điều nay trước hết cần phải khắc phục và tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn nghề nuôi tôm gặp phải, và có biện pháp giải quyết một cách phù hợp với tình hình nuôi tôm ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Việc đưa hình thuỷ sản nuôi xen ghép vào thay thế cho hình thức nuôi tôm đơn canh là một giải pháp được nhiều nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Có thể nói hình nuôi xen ghép được coi là hiệu quả và bền vững hơn so với nuôi đơn canh tôm sú. Đa số những hộ làm hình nuôi xen ghép ở vùng nghiên cứu đều có lãi hoặc hoà vốn, số hộ lỗ là rất ít, thị trường tiêu thụ đa dạng và thuận tiện, loài nuôi chính trong nuôi xen ghép đa dạng “tôm - cá - cua - rong câu” nên giảm bớt rủi ro trong quá trình sản xuất, môi trường tại các hồ nuôi dần được cải thiện, mặc dù thu nhập đem lại cho người dân chưa cao nhưng tạo ra sự ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất nuôi. Xuất phát trước tình hình thực tế đó tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản tại Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại Quảng An trên các khía cạnh kinh tế, hội và môi trường. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề về hìnhnuôi xen ghép 2.1.1. Khái niệm về hình Trong thực tế, để khái quát hoá các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng hình. Có nhiều loại hình khác nhau mỗi laọi hình chỉ dặc trưng cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có hinh chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau. Theo quan điểm của nhiều cơ quan chuyển giao, hình cần có các đặc trưng sau: -Là hình mẫu tối ưu cho một giả pháp sản xuất -Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự -Phải có tính hiệu quả: về kinh tế, hội, môi trường 2.1.2. Khái niệm về nuôi xen ghép Nuôi xen ghéphình thức nuôi một số đối tượng hỗn hợp trong cùng một ao nuôi. Đây là một phương thức đầy hứa hẹn trong việc làm giảm sự lệ thuộc của người nuôi vào nguồn thức ăn cá tạp. Phương pháp này là sự kết hợp đơn giản giữa một loài làm thức ăn với loài nuôi chính trong ao.Việc lựa chọn đối tượng nuôi phụ nên chọn những đối tượng không đối kháng với loài nuôi chính về tính ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt cho các đối tượng trong ao. 2.1.3. Phương pháp đánh giá hình. Đánh giá hình là cuối cùng trong quá trình thực hiện hình, đánh giá là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công và những tác động về kinh tế, hội, môi trường… của hình so với mục tiêu đã đề ra. Trên thực tế có nhiều phương pháp đánh giá về hình: - So sánh giữa thực tế đạt được với mục tiêu của hình đề ra. 3 Đây là phương pháp rất thông dụng trong việc đánh giá hình hay dự án, khi só sánh cần xem xét trong bối cảnh cụ thể, chú ý đến mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giả thiết quan trọng đã được xác định khi lập kế hoạch triển khai hình. Các chỉ tiêu dùng để so sánh phải đồng nhất giữa kế hoạch và thực tế thực hiện hình. - So sánh lợi ích và chi phí Chi phí ở đây là những gì cá nhân hay hội bị mất đi hay phải chi tốn khi tiến hành thực hiện hình, khi xem xét phần chi phí cần phải chú ý đến cả ba loại chi phí: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động và chi phí duy trì. Ngoài ra cần quan tâm đến chi phí khác như chi phí về hôi và môi trường. Lợi ích của hình là những gì cá nhân hay hội đựoc lợi khi tiến hành hình. Lợi ích cũng có thể phân ra ba loại đó là lợi ích kinh tế, hội và môi trường. Có lợi ích trực tiếp ( là những sản phẩm hay kết quả trực tiếp) và lợi ích gián tiếp ( là những kết quả tổng thể lâu dài có thể thấy ngay sau khi kết thúc hình hoặc có thể phải một thời gian lâu sau mới phát huy tác dụng). - So sánh trước và sau khi thực hiện hình Cần phải tìm hiểu rõ cộng động trước khi thực hiện hình về tất cả các mặt như kinh tế, hội và môi trường để làm cơ sở để so sánh với kết quả thực hiện hình có gì thay đổi. - So sánh vùng thực hiện hình và vùng không thực hiện hình Theo dõi, giám sát, đánh giá những kết quả đạt được ở vùng thực hiện hình với vùng không thực hiện hình có điểm gì khác biệt về kinh tế, hội cũng như môi trường để rút ra kết quả so sánh. 2.1.4. Các nghiên cứu về hình thuỷ sản nuôi xen ghép các loài trong cùng một ao nuôi Nuôi xen ghép một số loài khác nhau trong cùng một ao đã được nghiên cứu và thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đi đầu trong lĩnh vực này là Trung Quốc, các nhà nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản đã biết kết hợp nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao và phát triển nguyên lý chọn đối tượng cho việc 4 nuôi ghép là: (i) không có mâu thuẫn đối kháng về môi trường sống, và (ii) không mâu thuẫn đối kháng về tập tính dinh dưỡng. Trên cơ sở đó họ đã họ đã đưa từ 5 - 7 loài cá khác nhau như cá chép, cá rô phi, cá Wuchang, cá trắm, cá mè trắng, và cá mè hoa,…vào nuôi trong cùng một ao (Zhong Lin, 1991). Kết quả của hình nuôi này là đã tận dụng được các tầng nước khác nhau làm tăng hiệu quả sử dụng khối nước. Quan trọng hơn là sự tương hỗ của các đối tượng nuôi trong dinh dưỡng, tận dụng tối đa lượng thức ăn đưa vào. Cụ thể, cá trắm cỏ ăn một lượng cỏ rất lớn nên nếu nuôi riêng đối tượng này sẽ thải một lượng lớn phân vào ao gây ô nhiễm môi trường. Khi nuôi ghép phân thải của cá trắm cỏ là thức ăn trực tiếp cho cá rô phi, cá trôi và cá mè. Bên cạnh đó phân thải có tác dụng như việc bón phân chuồng khi phân giải thành các muối dinh dưỡng sẽ kích thích cho thực vật phù du phát triển, là loại thức ăn chính cho cá mè trắng. Cá chép có tập tính ăn đào bới nền đáy giúp cho việc khoáng hóa các chất dinh dưỡng vào nước và đồng thời tạo điều kiện cho các chất khí độc thoát ra ngoài dễ dàng (Zhong Lin, 1991). Ở nước ta hiện nay các hình nuôi ghép này đã và đang được áp dụng ở hầu hết các tỉnh thành trong toàn quốc và cho kết quả tốt. Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn có lịch sử phát triển muộn hơn so với nghề nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, do gíá trị kinh tế cao của các đối tượng nuôi, người sản xuất đã tập trung phát triển quá mạnh theo hướng chuyên canh nên đã làm cho chất lượng môi trường nước trong các ao nuôi bị suy thoái nghiêm trọng và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh phát triển, đặc biệt trong nuôi tôm. Trước tình hình như vậy nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu theo một số hướng khác nhau. Một hướng nghiên cứu nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước là nuôi kết hợp nhiều đối tượng trong cùng một ao, làm tăng tính bền vững trong nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ - nước mặn. Như vậy hình nuôi xen ghép có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững. Nó không chỉ làm tăng hệ số an toàn trong việc tham gia nuôi trồng thuỷ sản mà còn có khả năng cải tạo môi trường đảm bảo và tốt hơn so với một số hình thức nuôi khác như chuyên canh tôm. 5 Nhìn chung có nhiều kết quả nghiên cứu đều cho rằng việc nuôi xen ghép nhiều đối tượng trong cùng một ao sẽ làm giảm mức độ rủi ro trong sản xuất, chất lượng môi trường nước được cải thiện theo hướng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm của vật nuôi an toàn hơn do việc giảm thiểu việc sử dụng chất kháng sinh và chế phẩm sinh học. Chính vì vậy mà hình thức xen ghép này đã ngày càng càng được áp dụng ở nhiều nước có nghề nuôi thủy sản lợ - mặn phát triển. Ở Việt Nam, trước áp lực của dịch bệnh bùng phát trong việc nuôi tôm làm cho người sản xuất bị thua lỗ nghiêm trọng trong nhiều năm. Vì vậy, nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn đã có sự thay đổi và điều chỉnh đáng kể từ việc nuôi chuyên tôm với mật độ cao, chủ động sử dụng thức ăn công nghiệp sang nuôi với mật độ thưa hơn và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Trên cơ sở nhu cầu của thực tế, nhiều nghiên cứu khác nhau theo hướng nuôi nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng khác nhau đã được thực hiện ở nhiều vùng. Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển NTTS, đặc biệt sau năm 1999 nghề NTTS thực sự phát triển mạnh với việc nuôi tôm sú. Tuy nhiên do việc người dân ra nuôi một cách ồ ạt không theo quy hoạch chung, chạy theo lợi nhuận cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng nuôi, dịch bệnh bùng phát nhanh, kết quả nuôi bị thua lỗ nhiều năm liền. Vì vậy tỉnh đã có chủ trương về Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản, phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi, mà động lực thúc đẩy là kỹ thuật nuôi ghép, nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng có giá trị kinh tế và ý nghĩa môi trường. Bên cạnh đó, PTNTTS gắn với phát triển kinh tế – hội – môi trường của các vùng, các địa phương (nhất là các huyện ven phá và biển), góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho các thành phần tham gia nuôi trồng thủy sản. Đây là yếu tố quan trọng để ổn định an ninh lương thực và tiến tới xuất khẩu các mặt hàng nuôi trồng thủy sản có chất lượng, sản lượng ổn định. Đặc biệt là đối với những hộ hoạt động sinh kế chủ yếu từ NTTS. Ngành Thủy sản cũng tăng cường sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại mặt nước, ưu tiên nuôi trồng thuỷ sản biển, nuôi mặt nước lớn trên các hồ chứa và đầm phá. Khuyến 6 khích mọi thành phần kinh tế: kinh tế hợp tác, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, hộ gia đình đầu tư vào nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nuôi trồng, tạo ra nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu lớn, ổn định cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 2.2. Tình hình phát triển thủy sản ở Việt Nam Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gần một triệu kilômét vuông. Vùng biển nước ta được bao bọc bởi nhiều hòn đảo lớn nhỏ tạo nên đới chuyên tiếp giữa đất liền với biển đặc biệt là ó nhiều đầm phá vùng vịnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu với cơ sở hạ tầng thấp nước ta chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Nếu như năm 1981, tổng sản lượng thuỷ sản chỉ đạt 596.356 tấn (trong đó khai thác đạt 416.356 tấn, nuôi trồng đạt 180.000 tấn), giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 triệu USD. Năm 1986 tổng sản lượng đạt 840.906 tấn (khai thác đạt 598.040 tấn, nuôi trồng đạt 242.866 tấn), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 100 triệu USD. Năm 2003 ngành thủy sản Việt Nam đã đạt tổng sản lượng khoảng 2,53 triệu tấn trong đó nuôi trồng thủy sản là 1,11 triệu tấn góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt hơn 2,24 tỉ USD và tỉ trọng giá trị thủy sản trong nông nghiệp chiếm 21,3% (tăng 4,80 % so với năm 2002) (Bộ Thủy sản, 2004). Các số liệu này cho thấy ngành thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là một trong những lĩnh vực đang được Chính phủ đầu tư phát triển. Tháng 12/1999, Chính phủ đã thông qua chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000- 2010, trong đó chỉ ra rằng, đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản phải đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỉ đô-la. Đồng Bằng Sông Cửu Long được đánh giá là vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản của Việt Nam với hơn 1 triệu hec-ta diện tích mặt nước ngọt và lợ. Năm 2003, ĐBSCL sản xuất khoảng 0,67 triệu tấn thủy sản chiếm 64,6% sản lượng thủy sản nuôi cả nước và hơn 55% tổng giá trị xuất khẩu (Bộ Thủy sản, 2004). Định hướng phát triển chung của nuôi trồng thủy sản Việt Nam là thúc đẩy sự phát triển của nhiều hình nuôi với các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Kinh nghiệm của 7 nhiều quốc gia như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,… cho thấy một khi nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng năng suất cao thì luôn đi kèm theo sự phát sinh của dịch bệnh và đó luôn là một trong những khó khăn của nuôi trồng thủy sản. Ở Việt Nam, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trong vài năm qua đã cho thấy đây là một trong những yếu tố giới hạn rất quan trọng mà cần phải có các giải pháp khắc phục nhằm đưa nghề nuôi thủy sản phát triển theo hướng bền vững. Bệnh đốm trắng và đầu vàng trong nuôi tôm sú hay bệnh mủ gan và ký sinh trùng trên cá da trơn là những bệnh nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng trong nghề nuôi thủy sản. Đặc biệt trong vài năm qua mức độ thiệt hại trên tôm cá nuôi do dịch bệnh ngày càng tăng và càng trở thành mối lo lớn của người sản xuất. Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở việt nam phát triển mạnh và nhanh từ năm 1981 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng từ năm 1981 tới nay với diện tích từ 230.000 ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986 và đến nay đã đạt hơn 1 triệu ha. Diện tích nuôi mặn, lợ tăng lên, nhất là nuôi tôm thì sản lượng nuôi, nhất là sản lượng nuôi đưa vào xuất khẩu đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt. Năm 1991, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 520.000 ha, sản lượng đạt 335.910 tấn, đến năm 1996 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 585.000 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 411.000 tấn. Năm 2000 diện tích nuôi là 652.000 ha, sản lượng đạt 723.110 tấn. Năm 2003 sản lượng nuôi trồng đã đạt hơn 1 triệu tấn. Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sảnThừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống đầm phá ven biển rộng lớn gần 22.000 ha được xếp vào loại lớn của thế giới. Hệ thồng đầm phá Tam Giang Cầu Hai Lăng Cô chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế, từ Phong Điền đến Phú Lộc, là một vùng đầm phá nước lợ với hệ sinh thái sông biển phong phú và đặc sắc là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nhiều loại thủy sinh phát triển, một lợi thế cho nhiều ngành nghề nông lâm, ngư nghiệp, mà đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển nhanh 8 của nghề NTTS được thể hiện qua sản lượng NTTS hàng năm của tỉnh đặc biệt là sản lượng từ NTTS của tỉnh năm 2007. Biểu đồ 1: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của các huyện đầm phá năm 2007 Nguồn: Báo cáo tổng kết NTTS Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007 Năm 2007, tổng sản lượng nuôi trồng đạt 8179,58 tấn, trong đó sản lượng thuỷ sản nước lợ là 4697,2 tấn bằng 57,43% tổng sản lượng NTTS. Sản lượng tôm các loại đạt 3771,3 tấn chiếm 46,1% tổng sản lượng NTTS(Trong đó tôm chân trắng: 800 tấn, Tôm rảo 20,8 tấn), sản lượng cá nước lợ đạt 582,7 tấn chiếm 7,12% tổng sản lượng nuôi trồng; sản lượng cua đạt 128,2 tấn chiếm 1,6% tổng sản lượng nuôi trồng. Có thể nói tổng sản lượng tôm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thu NTTS nói chung, điều này cho thấy sự phát triển nhanh của nghề nuôi tôm của tỉnh trong những năm gần đây. Biểu đồ 2: Diện tích NTTS của các huyện ven phá năm 2007. Nguồn: Báo cáo tổng kết về nuôi xen ghép của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007 (Ghi chú: S1 là diện tích NTTS, S2 là diện tích nuôi xen ghép) 9 Diện tích NTTS của tỉnh tiếp tục được mở rộng từ sau năm 1999, năm 2007 tổng diện tích NTTS của toàn tỉnh là 5.447,3 ha trong đó diện tích của 5 huyện ven phá là 3.712,1 ha chiếm 68,1% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn tỉnh, diện tích nuôi đơn canh tôm của 5 huyện là 3.712,1 ha chiếm 75,75% tổng diện tích NTTS, diện tích nuôi xen ghép là 417 ha chiếm 11,23% tổng diện tích NTTS. Có thể nói diện tích nuôi độc canh tôm chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng diện tích NTTS và diện tích nuôi xen ghép của 5 huyện. Sở dĩ diện tích nuôi độc canh tôm của 5 huyện nhiều hơn so với nuôi xen ghép là do từ sau trẫn lũ lịch sử năm 1999 làm cho diện tích và bề mặt đầm phá đựoc mở rộng thuận tiện cho việc NTTS nước lợ, có nhiều hộ đã ra nuôi tôm độc canh và hiệu quả kinh tế đem lại rất cao, làm cho một số người dân cũng ùa nhau ra nuôi không theo chủ trương và qui định chung gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và dịch bệnh bùng phát. Năm 2006 hình thức nuôi xen ghép được ứng dụng và nhân rộng trên toàn tỉnh nhằm thay thế dần cho hình thức nuôi tôm độc canh vì vậy diện tích nuôi xen ghép vẫn còn hạn chế và chiếm tỷ lệ ít trong tổng số diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện. Biểu đồ 2 cho thấy diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Phú Vang là lớn nhất so với 5 huyện thuộc đầm phá, diện tích NTTS của huyện Quảng Điền là 606,6 ha chiếm 16,34% tổng diện tích NTTS. Trong đó diện tích nuôi xen ghép của huyệ Quảng điền là 147,1 ha chiếm 35,28% tổng diện tích nuôi xen ghép. Diện tích NTTS của huyện là thấp hơn so với một số huyện khác như Phú Vang, Phú Lộc nhưng diện tích nuôi xen ghép của huyện có khuynh hướng tăng lên. Sự tăng lên về diện tichs nuôi xen ghép của huyện Quảng điền là cơ sở để thay thế hình thức nuôi độc canh tôm trên địa bàn của huyện và các thuộc Huyện Quảng Điền. 2.4. Khó khăn của việc nuôi trồng thuỷ sản vùng phá Tam Giang 2.4.1. Môi trường vùng nuôi trồng bị suy thoái Vùng phá Tam Giang - Cầu Hai chủ yếu tồn tại các phương thức nuôi trồng thuỷ sản: quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh do đó chưa chủ động điều hoà được các yếu tố môi trường trong ao nuôi, chất lượng và số lượng nước còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mặt khác, trong các phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến thì nguồn thức ăn nhân 10 [...]... phí vừa tăng được lợi nhuận mà còn giữ cho môi trường nuôi tốt hơn 4.4 Kết quả nuôi xen ghép 4.4.1 Hiệu quả của mô hình thuỷ sản nuôi xen ghép Nuôi xen ghéphình thức nuôi mới được triển khai rộng rãi trên địa bàn xã, kết quả của việc nuôi xen ghép so với hình thức nuôi đơn canh năm 2007 được thể hiện ở bảng sau 34 Bảng 10: Kết quả của hình thức nuôi xen ghép năm 2007 % hộ khảo sát Nhóm hộ Năm 2005... quản lý thì nuôi trồng thuỷ sản sẽ phát triển bền vững cả về kinh tế, hội và môi trường 4.3.2 Mùa vụ, con giống và biện pháp kỹ thuật nuôi xen ghép Trên cơ sở điều tra thời gian thả giống và thu hoạch của các hộ có thực hiện mô hình nuôi xen ghép, lịch thời vụ của các hình nuôi xen ghép được thể hiện qua bảng sau Bảng 8: Lịch thời vụ của các hình thuỷ sản nuôi xen ghép Đối tượng nuôi Thời gian... một số hộ vẫn nuôi thả tôm với mật độ quá dày từ 10-12 con/m 2 làm cho môi trường nuôi trồng ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến năng suất và chất luợng nuôi trồng thuỷ sản Sự khác biết về loài nuôi giữa hai nhóm hộ nuôi xen ghépnuôi đơn đó là loài nuôi hình thuỷ sản nuôi xen ghép đa dạng hơn, không như ở nuôi đơn loài nuôi chính chỉ có tôm sú, còn ở hình thức nuôi xen ghép loài nuôi chính mà... hiệu quả sản xuất: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở Quảng An, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế của Mai Văn Xuân Tuy nhiên tình hình nuôi tôm vẫn không khả quan vì tôm vẫn bị dịch bệnh và môi trường vùng nuôi suy thoái dần Với sự khuyến khích của một số ban ngành như Huyện Quảng Điền, Dự án do NAV tài trợ….nghiên cứu và đưa hình thức nuôi xen ghép thay đổi dần hình thức nuôi độc... tượng nghiên cứu Nông hộ NTTS và tham gia làm hình nuôi xen ghép tại Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Vùng nghiên cứu: là Quảng An- Quảng Điền - Thừa Thiên Huế, đây là vùng nằm trong khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích mặt nước 400 ha tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản - Thời gian:Thực hiện từ 2/1/2008-5/5/2008... hộ 3.3.5 Kết quả cải thiện môi trường của hình thức nuôi xen ghép tại các ao nuôi - Một số ý kiến phản hồi của người dân trong vùng về vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Thái độ và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường đối với các hình thức nuôi - Đánh giá của chuyên gia về tác động của mô hình nuôi xen ghép đối với tài nguyên và môi trường tại các hồ nuôi và khu vực vùng đầm phá... thể yên tâm sản xuất vì gánh nợ luôn cheo lơ lửng trên đầu họ 29 4.3 Phát triển nuôi thuỷ sản xen ghép Quảng An 4.3.1 Tình hình nuôi xen ghép Quảng An Thực trạng NTTS (mà thực chất là nuôi tôm sú) trong những năm gần đây ở đầm phá Thừa Thiên Huế cho thấy hầu hết các hộ gia đình đều chuyển đổi phương thức nuôi Trước đây người sản xuất chủ yếu nuôi theo hình thức đơn canh tôm sú là nuôi chính... nhiễm môi trường gây khó khăn cho các 27 hộ nuôi trồng thuỷ sản, vì vậy số hộ bỏ hoang các ao nuôi tôm ngày càng nhiều làm giảm số lượng hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản trên toàn Việc đưa hình thuỷ sản nuôi xen ghép thay thế hình thức nuôi độc canh giúp người dân giải quyết những khó khăn và cấp bách trước mắt là giảm rủi ro trong NTTS và cải tạo môi trường vùng nuôi, bước đầu triển khai làm hình. .. 3.3.4 Nhận thức của người dân về nuôi xen ghép - Mức độ thâm canh của người dân trong nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi - Sự thay đổi nhận thức của người dân trong nuôi trồng thủy sản với từng hình thức nuôi - Sự hưởng ứng và đồng tình của người dân với mô hình nuôi xen ghép 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chọn mẫu Mẫu là 20 hộ đã thực hiện nuôi xen ghép và 10 hộ nuôi độc canh theo phương pháp... số hộ nuôi xen ghép 24 37 53 83 Hộ nuôi tôm xen ghép 30 30 30 26 Hộ nuôixen ghép 6 19 19 25 Hộ nuôi cua xen ghép 3 12 12 12 Nguồn: Báo cáo tổng kết NTTS của và số liệu phỏng vấn nông hộ năm 2008 Kết quả bảng trên cho thấy số hộ thực hiện và áp dụng nuôi xen ghép ngày càng tăng, trong 3 năm 2005 - 2008 số hộ tham gia nuôi xen ghép đã tăng từ 24 hộ lên 83 hộ, có thể nói nuôi xen ghép không đem . tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã Quảng An trên các khía cạnh kinh tế, xã hội. tâm sản xuất nuôi. Xuất phát trước tình hình thực tế đó tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: Đánh giá mô hình nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế . và tham gia làm mô hình nuôi xen ghép tại xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Vùng nghiên cứu: là Xã Quảng An- Quảng Điền - Thừa Thiên Huế, đây là vùng

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Huyện

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan