1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

56 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 490 KB

Nội dung

Trong hệ thống này, đầm phá Tam Giang được xem là đầm phá lớn nhất ở Châu Á về diện tích mặt nước và là nơi cư trú củanhiều loài sinh vật thủy sinh, cung cấp thực phẩm, đóng một vai trò

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngành NTTS đã cónhững bước phát triển nhảy vọt, tạo ra giá trị kinh tế cao với kim ngạch xuấtkhẩu hằng năm đạt hơn 1 tỷ USD, phát triển NTTS đã và đang được coi nhưmột trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế,góp phần giải quyết việc làm cho đại đa số người dân ven biển, tăng hiệu quảthu nhập, đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển thuộc miền Trung Việt Nam, có bờbiển dài với diện tích hơn 22.000ha mặt nước (chiếm khoảng 20% tổng diệntích mặt nước toàn quốc) và một hệ thống đầm phá rộng lớn, là một tiềm năng

to lớn để phát triển NTTS Trong hệ thống này, đầm phá Tam Giang được

xem là đầm phá lớn nhất ở Châu Á về diện tích mặt nước và là nơi cư trú củanhiều loài sinh vật thủy sinh, cung cấp thực phẩm, đóng một vai trò kinh tế,sinh thái quan trọng trong sinh kế của người dân sống dọc treo vùng đầm phá.Tuy nhiên, sức ép gia tăng dân số, bùng nổ dân số, sự khai thác quá mức và

sự phát triển không cân đối giữa các hoạt động kinh tế trong cùng một khuvực dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi ở hệ đầm phá Thừa Thiên Huế nói chung

và phá Tam Giang nói riêng

Xã Hương Phong là một xã bãi ngang nằm phía Tây Bắc huyện HươngTrà, tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích mặt nước là 532,08ha phục vụcho việc đánh bắt và NTTS Đây được xem như là ngành kinh tế chính để cảithiện sinh kế của xã trong những năm gần đây[8] Trước năm 2007, hình thứcNTTS chủ yếu ở đây là nuôi tôm chuyên canh Tuy nhiên, do các nguyênnhân như: thời tiết không thuận lợi, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phátngày càng nhiều, số lượng cũng như chất lượng thủy sản ở đây ngày càng suygiảm…Từ thực trạng đó, một vấn đề đang đặt ra là làm thế nào vừa khai tháchợp lý tiềm năng vùng đầm phá, vừa bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi sinh học, cảnhquan môi trường và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững Một trong nhữnghướng giải quyết đặt ra cho vấn đề này và đã được sự nhất trí cao giữa các tổchức nghiên cứu quốc tế và trong nước là áp dụng hình thức nuôi xen ghép

Trang 2

(nuôi ghép nhiều đối tượng) Hình thức nuôi này sẽ giúp người dân quản lý aonuôi dễ dàng hơn và tận dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có cho đối tượngnuôi, đồng thời đảm bảo tốt bền vững trong NTTS

Trong những năm trước đây, mô hình này đã được phát triển trên địa bàntuy nhiên chỉ là phương thức nuôi trồng mang tính tự phát, dựa trên kinhnghiệm của người dân, chưa được hệ thống và tương xứng với tiềm năng của

nó Do đó, việc xem xét hình thức nuôi này có thực sự là giải pháp cho việcphát triển NTTS, đáp ứng mục tiêu trong quản lý, khai thác hiệu quả, tiềmnăng của địa phương trong những năm tới hay không thì rất cần phải đánh giáhiệu quả kinh tế của hình thức nuôi này Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi thủy sản xen ghép

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm xenghép tại xã Hương Phong

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Nuôi trồng thủy sản

1.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tàinguyên thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…để sảnxuất ra các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của conngười Căn cứ vào độ mặn của vùng nước người ta phân ngành nuôi trồngthủy sản thành nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi trồng thủy sản nước lợ vànuôi trồng thủy sản nước mặn; căn cứ vào đối tượng nuôi trồng mà người tachia thành các ngành: Nuôi cá, nuôi giáp xác, nuôi nhuyễn thể và trồng cácloại rong biển Ngành nuôi trồng thủy sản có khả năng sản xuất nhiều loạithực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhân loại, cung cấp nhiều loại nguyên liệu,dược liệu cho các ngành công nghiệp, làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc Pillay, 1990, NTTS là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thứcnuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ, mặn.[1]The FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (tiếng anh: aquaculture) là nuôicác thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụngcác kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cánhân hay tập thể

Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canhtác động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) + culture(nuôi)

Như vậy, NTTS là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyênthiên nhiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…để sảnxuất ra các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.[2]

1.1.2.2 Vai trò và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản

1.1.2.2.1 Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản

- Cung cấp thực phẩm.

Sản phẩm thủy sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất được mọi ngườiyêu thích Từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thủy sản là thực phẩm

Trang 4

lý tưởng nhất Trong đó, có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng

mỡ va cholesteron thấp, có nhiều loại vitamin, dễ tiêu hóa và hấp thụ đối vớicon người, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất Đây là đặc điểm khiến cho cácloại thịt không thể so sánh được với sản phẩm thủy sản

Hơn nữa sản phẩm thủy sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợp nhấtcho sức khỏe của con người Rất nhiều nước trên thế giới luôn coi việc sử dụngmặt nước biển là khởi nguồn quan trọng để cung cấp protein cho con người.Theo tính toán của khoa học, trong các loại protein của động vật mà con người

dễ hấp thu nhất, khoảng một nữa có nguồn gốc từ sản phẩm thủy sản

Theo kết quả phân tích, cứ mỗi cân cá Trắm đen chứa 195 gram hàmlượng protein, trong khi 1kg thịt lợn chỉ chứa 95 gram hàm lượng protein; 1kgthịt gà có chứa 163 gram hàm lượng protein; 1kg thịt vịt có chứa 147 gramhàm lượng protein Các loại tôm và sinh vật nhuyễn thể, tảo cũng đều lànhững loại thực phẩm thủy sản hàm lượng protein cao và hàm lượng chất béothấp Trong các loại sinh vật nhuyễn thể thì loại Hàu được coi là “ sữa bòbiển” Hàm lượng protein có trong thịt của loài Hàu lên đến 45%- 57% Một

số động vật thủy sản kinh tế khác như: ba ba, rùa, tôm, cua, ếch….là nhữngthực phẩm bổ dưỡng

Việt Nam là một nước đang phát triển, đất chật, người đông, tài nguyên

ít Lương thực vẫn là thức ăn chính cho người dân Việt Nam, tỷ lệ chấtprotein và lipid động vật trong thức ăn vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mứcbình quân trên thế giới

Hiện nay mức tiêu dùng của người Việt Nam đối với các loại thủy sảnước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa Prôtêin Riêng về

cá đã cung cấp khoảng 8kg/người /năm, trong đó nuôi trồng chiếm khoảng30% Những năm tới xu thế đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêudùng thực phẩm sẽ tăng Điều đáng quan tâm là ngày nay nhân dân có xu thếthiên về sử dụng thực phẩm ít béo Do đó, tôm, cá và các sản phẩm có nguồngốc thủy sản được dùng làm thực phẩm chiếm phần quan trọng Trong đó cácsản phẩm cá nuôi cung cấp tại chỗ, chi phí vận chuyển ít, đảm bảo được tươisống lại càng có vai trò quan trọng hơn

Trang 5

Theo chiến lược phát triển kinh tế– xã hội của ngành thủy sản, đến năm

2010 tổng sản lượng thủy sản Việt Nam sẽ đạt khoảng trên 3,5 triệu tấn.Trong đó ưu tiên cho xuất khẩu khoảng 40% và theo số liệu của FAO sảnphẩm thủy sản dành cho chăn nuôi 30%, thì sản lượng còn lại dành cung cấpthực phẩm cho người Nếu so với lượng tiêu dùng thủy sản bình quân đầungười trên thế giới theo ước tính của FAO là 19,1 kg/người vào năm 1994 và

so với mức 27 kg/người /năm của các nước đang phát triển hiện nay thì ởnước ta chưa đáp ứng được

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho công nghiệp.

Sản phẩm phụ của nghành nuôi trồng thủy sản ( các loại tôm cá tạp ), cácphụ, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho cácnhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá

và theo số liệu của FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng30% Hàng năm ở Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 40000- 50000 tấn bột cálàm cho nguyên liệu các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc cho cácngành công nghiệp

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp nguyên vật liệu chocác ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốcphòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan

Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ngoài chức năng làm thựcphẩm cho con người còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác Rấtnhiều mặt hàng thủy sản là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnhnhư: tôm, cá, nhuyễn thể, v.v…, nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩmnhư: rong mơ, rong câu, rong thuốc giun.v.v…sản xuất keo alginate, Aga aga,Iod, cồn, thuốc tẩy giun sán Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là nguồn dược liệuquý và nổi tiếng, rất nhiều loại sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu đểsản xuất đồ mỹ nghệ xuât khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi mồi.Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao thì các sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướngđược sử dụng rộng rãi hơn Đồng thời, sự phát triển của ngành NTTS cũngkéo theo sự phát triển của các ngành liên quan Phát triển nghề nuôi trồng

Trang 6

thủy sản không chỉ hoàn thiện được cơ cấu sản xuất nông nghiệp, duy trì cânbằng hệ sinh thái mà còn hình thành lên chiến lược khai thác, sử dụng tổnghợp tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khuyến khích các vùng nông thônven biển thực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: nông- lâm- chăn nuôi- nuôitrồng thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất,nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng kéo theo sựphát triển của các ngành liên quan như công nghiệp chế biến thức ăn, côngnghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh vàcác hoạt động dịch vụ v v…

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Sản phẩm thủy sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng củaViệt Nam, có tỉ suất thu đổi ngoại tệ cao Theo dự tính của các ngành hữuquan, nếu thu đổi được 1 USD đối với các sản phẩm công nông nghiệp bìnhthường giá thành bình quân thu đổi từ 0,7- 0,9 USD Trong khi đó, giá thànhthu đổi các mặt hàng nuôi trồng thủy sản tương đối thấp từ 0,3- 0,5 USD.Cùng với các chính sách cải cách và mở cửa của nền kinh tế, mối quan hệgiữa sự phát triển ngành thủy sản việt Nam và thị trường quốc tế ngày càngtrở nên mật thiết Các ngành NTTS địa phương đã chủ trương phát triển kinh

tế hướng ngoại để tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnhngành nuôi trồng thủy sản phát triển tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước

Hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưachuộng ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Năm 1997 đã xuất khẩusang 46 nước, năm 1998 là 50 nước, năm 2004 là 60 nước, năm 2005 là 105nước, năm 2007 là 150 nước Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thịtrường lớn cũng ngày một tăng Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của ngànhthủy sản đạt 761,5 triệu USD, năm 2005 đạt 2.650 triệu USD và năm 2006 đạt3.400 triệu USD

Đáng quan tâm trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, nhóm sản phẩmtôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ lệ ngày càng cao, trong đó tôm nuôichiếm tỷ trọng tương đối cao Năm 2004 tỷ lệ tôm chiếm 27,5% về khốilượng và 53% về giá trị kim ngạch xuất khẩu

Trang 7

Các đối tượng khác như: nhuyễn thể, cá song, cá hồng, cá ba sa, cá sặcrằn, cá quả, lươn, ba ba, ếch v v… xuất sống, phi lê đông lạnh cũng được cácthị trường ưa chuộng.

Ở Nhật xu thế tiêu dùng hàng thủy sản thay cho thịt bình quân 71,5kg/người và còn tiếp tục tăng Thị trường Mỹ và EU cũng có xu thế như vậy:

Bảng 1: Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch

761.457.413817.989.276938.871.6971.478.609.5491.777.485.7542.022.820.9162.199.576.8062.400.781.1142.650.000.0003.400.000.000

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Dự kiến năm 2005-2010 cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuấtsang Nhật sẽ là 3234%, châu Á (kể cả Trung Quốc) là 2022%, Bắc Mỹ2022%, EU 1618%, thị trường khác là 810%

Dưới góc độ biến động về giá hàng thủy sản trên thế giới cho thấy giátôm và các loài cá này dự kiến tiếp tục tăng vào năm 2005 và 2010.[2]

1.1.2.2.2 Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản

- Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng và tương đối phức tạp hơn so vơi các ngành sản xuất vật chất khác.

Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là các loại động vật máu lạnh, sốngtrong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môitrường như thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôitrồng phát triển tốt con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho

Trang 8

từng đối tượng Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với cácyêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển và sinh sản củacác đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt đượcnăng suất, sản lượng cao và ổn định Hơn nữa, hoạt động NTTS là hoạt độngsản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tốmôi trường… và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đồng thờiluôn có sự biến đổi khôn lường Sức lao động cùng bỏ ra như nhau nhưng chỉgặp năm thời tiết thuận lợi (mưa thuận, gió hòa) mới có thể đạt được năngsuất, sản lượng cao Mặt khác bờ biển Việt Nam khá dài, điều kiện khí hậuthời tiết của từng vùng có sự khác nhau do đó cùng một đối tượng nuôi nhưng

ở những địa phương khác nhau thì mùa vụ sản xuất khác nhau và hiệu quảkinh tế của nó cũng không giống nhau, hơn nữa mức độ đầu tư cơ sở hạ tầngcũng quyết định khả năng sản xuất và trình độ thâm canh của nghề nuôi trồngthủy sản Vì vậy, trong quá trình sản xuất, ngành nuôi trồng thủy sản vừa chịu

sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sự chi phối của quy luật kinh

tế Do đó nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất rất phức tạp

Tính chất rộng khắp của ngành nuôi trồng thủy sản thể hiện nghề nuôitrồng thủy sản phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du,miền núi cho đến các vùng ven biển, ở đâu có đất đai diện tích mặt nước là ở

đó có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản: từ hồ ao sông ngòi đến đầm phá

eo, vịnh … Mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do

đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa

vụ sản xuất Do đó trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cầnlưu ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉtiêu kế hoạch, chính sách giá cả, đầu tư cho phù hợp đối với từng khu vực,từng vùng lãnh thổ

- Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.

Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác vớicác tư liệu sản xuất khác là: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng

cố định, sức sản xuất của chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp

lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn (tức là

Trang 9

độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước ngày một tăng) mặtkhác đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chấtlượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai ,diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau Chính vì vậy, khi sửdụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽtrên cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật

+ Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai diện tích mặtnước có khả năng nuôi trồng thủy sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuấttheo hướng thâm canh và chuyên canh

+ Về mặt kỹ thuật: Cần xác định đúng đắn các đối tượng nuôi trồng, cho

phù hợp với từng vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng

và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước

+ Về mặt kinh tế: Mọi biện pháp quản lý sử dụng đất đai diện tích mặt

nước phải đưa đến kết quả đất đai diện tích mặt nước cho năng xuất cao vàkhông ngừng được cải tạo

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không những không chiếm dụng đấtnông nghiệp mà còn có thể tác động trợ giúp cho sự phát triển của các ngànhkhác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc Những năm gần đây,các tỉnh thuộc vùng duyên hải Việt Nam đã áp dụng cách thức “đào ao, cảitạo ruộng” để tiến hành khai thác tổng hợp Việc làm này không phải lấnchiếm đất canh tác mà còn tạo ra đất canh tác, coi việc phát triển ngành nuôitrồng thủy sản làm động lực kéo theo các ngành khác cùng phát triển như:ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả, ngành chăn nuôi giasúc và công nghiệp phụ trợ Những bãi bồi ven biển và những vùng đất trũngphèn sau một số năm được cải tạo để nuôi trồng thủy sản đã biến thành nhữngđồng ruộng màu mỡ, phì nhiêu có thể phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao.

Trong NTTS ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượngcòn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên Vì vậy trong NTTS , quá trìnhtái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian laođộng không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nghề NTTS mang

tính thời vụ rất rõ rệt Theo Lê- nin: “Thời gian mà lao động có tác dụng đối

Trang 10

với sản phẩm, thời gian đó gọi là thời gian lao động, còn thời gian sản xuất tức là thời gian mà sản phẩm đang trong lĩnh vực sản xuất, nó bao hàm cả thời gian mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm ”.

Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và pháttriển của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụtrong nuôi trồng thủy sản là:

- Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triểndiễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất đòi hỏi thờigian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khácnhau Có thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng

- Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những vùng có điềukiện khí hậu thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau

- Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác nhau có mùa vụ sản xuấtkhác nhau

Tính thời vụ của nuôi trồng thủy sản có su hướng dẫn tới tính thời vụtrong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động

và đất đai diện tích mặt nước

Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biếnbất thường, tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản càng gây lên nhiều vấn đềphức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh Để giảm bớt tính chấtthời vụ trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

- Nghiên cứu đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết từng vùng để bố trí sắpxếp các đối tương nuôi trồng cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả đất đaidiện tích mặt nước, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật …

- Mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho người laođộng để thực hiện việc chuyên môn hóa sản xuất đi đôi với viêc phát triểntổng hợp các ngành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản

- Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đăc biệt các thành tựu tronglĩnh vực sinh học như: Vận dụng quy luật tổng nhiệt cho cá đẻ tái phát dục, kỹthuật nuôi tôm cắt mắt, kỹ thuật cấy ghép tinh cho tôm mẹ… để tăng thời giansản xuất trong năm

Trang 11

Mặt khác tính thời vụ của ngành nuôi trồng thủy sản còn ảnh hưởng và đòihỏi mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu hoạch,tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa cho phù hợp).

- Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trông thủy sản là những cơ thể sống.

Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống, là các loạiđộng thực vật thủy sản, chúng sinh trưởng, phát triển, phát sinh và phát dụctheo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phùhợp cho từng đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và pháttriển của nó Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của con người chỉ khi nào phùhợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động thực vật thủysản mới có thể thu được năng suất và sản lượng cao Do đó trong quá trìnhsản xuất các đối tượng nuôi luôn luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của conngười và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển Vì thế có hàng loạt các vấn đềcần nghiên cứu, giải quyết để nâng cao năng xuất các đối tượng nuôi trồngthủy sản như: Nâng cao chất lượng con giống, quản lý tốt các yếu tố môitrường và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao.[2]

1.1.2 Các hình thức nuôi trồng thủy sản

1.1.2.1 Nuôi thủy sản chuyên canh

- Nuôi thủy sản siêu thâm canh.

Nuôi thủy sản siêu thâm canh là nuôi có năng suất cao, trung bình hơn

200 tấn/ha/năm; sử dụng tức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡngđáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi; giống được sản xuất từ các trại (hay làgiống nhân tạo); không dùng phân bón và loại bỏ hết địch hại; kiểm soát hoàntoàn các điều kiện nuôi (nước được bơm hay tự chảy, thay nước hoàn toànchủ động và kiểm soát chất lượng nước, có sục khí…) Nuôi chủ yếu trong aonước chảy, trong lồng, bể hay trong hệ thống máng nước chảy

- Nuôi thủy sản thâm canh.

Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm;kiểm soát tốt các điều kiện nuôi; chi phí đầu tư ban đầu; kỹ thuật áp dụng và hiệuquả sản xuất đều cao và có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điềukiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước); các hệ thống nuôi có tính nhân tạo

Trang 12

- Nuôi thủy sản bán thâm canh.

Nuôi thủy sản bán thâm canh là hình thức nuôi có năng suất từ 2- 20 tấn/ha/năm; lệ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên nhờ vào bón phân hay cho

ăn bổ sung; giống được sản xuất từ trại (hay là giống nhân tạo); bón phânđịnh kỳ, trao đổi nước hay sục khí định kỳ; cấp nước bằng máy bơm hay tựchảy Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản

- Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến.

Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến là hình thưc nuôi có năng suất từ

0,5-5 tấn/ha/năm; có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp; giống đượcsản xuất từ các trại (giống nhân tạo) hay thu gom ngoài tự nhiên; bón phân vôhay hữu cơ thường xuyên; quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản.Nuôi ao, lồng đơn giản (ví dụ nuôi cá lồng dựa vào thức ăn tự nhiên và có bổsung thức ăn)

- Nuôi thủy sản quảng canh.

Nuôi thủy sản quảng canh là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệthống nuôi thấp (môi trường, thức ăn, dịch hại, bệnh, ); mức độ đầu tư banđầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều thấp (năng suất < 500kg/ha/năm); phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước; nuôi tận dụngmặt nước tự nhiên (ví dụ: đầm phá, vịnh, eo nghách) và không chủ động đượcloại thức ăn tự nhiên cho cá.[5]

1.1.2.2 Nuôi thủy sản xen ghép

Nuôi thủy sản xen ghép là hình thức nuôi kết hợp nhiều loại nuôi trêncùng một diện tích trong cùng một thời vụ nhằm tận dụng sự tương tác có lợicủa các loài nuôi giống nhau; giống được sản xuất tại các giống hoặc thu từ tựnhiên; kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn tự nhiên; ao nuôi đơn giản.Các mô hình nuôi thủy sản xen ghép phổ biến ở các khu vực nước lợ là:+ Tôm sú, cá dìa, rong câu

+ Tôm sú, cá đối

+ Tôm sú, tôm rằn, cá rô phi, cá kình, cá dìa

+ Tôm sú, cá kình, cua xanh

+ Tôm sú, cá dìa, cá đối, cua xanh, rong câu.[4]

Trang 13

1.1.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong đề tài tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất như diện tích nuôi, diện tích nuôibình quân/hộ, mức đầu tư trang thiết bị, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất:

+ Giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích: do đặc điểm của ngànhnuôi tôm hiện nay, sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ chứ không phải để sử dụngtrong gia đình nên tồng giá trị sản xuất cũng chính là doanh thu của hộ

 1

*

i n

i

Q

Trong đó GO: Giá trị sản xuất

Qi: Sản lượng sản phẩm i (tôm, cua, cá)

Pi: Giá bán trung bình của sản phẩm i

+ Thu nhập hỗn hợp (GM) trên một đơn vị sản xuất

GM = GO – Chi phí trực tiếp – Chí phí tài chính – Thuế, lệ phí

Trong đó chi phí trực tiếp trên một đơn vị diện tích bao gồm chi phí về nạovét, xử lý ao trước khi nuôi, chi phí về con giống, thức ăn cho tôm, chi phíphòng trừ bệnh, nhiên liệu dầu mỡ, chi phí thuê lao động ngoài và chi phí khác.Chi phí tài chính là chi phí trả tiền lãi vay từ các nguồn khác nhau phục

vụ cho nuôi tôm

+ Lợi nhuận kinh tế (EP) trên một đơn vị diện tích

EP = Thu nhập hỗn hợp - Chi phí lao động – Khấu hao TSCĐ – Chi phíhiện vật của hộ

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất:

+ GO/ Chi phí: thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất tao ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất này càng lớn phản ánh sản xuất càng cóhiệu quả

+ EP/ Chi phí: thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra bao nhiêuđộng lợi nhuận

Trang 14

năm 1884 tới nay, tỷ lệ tăng trưởng của NTTS trung bình đạt trên 11%,3,1%

so với tăng trưởng của chăn nuôi gia súc và 0,8% so với tăng trưởng của khaithác thủy sản (Albert G.J Tacon, 2001) Trong thập niên 70, 80, tỷ lệ sảnlượng thủy sản nuôi trồng chiếm khoảng trên dưới 10% trong tổng sản lượngthủy sản, nhưng vào những năm cuối của thập niên 90, tỷ lệ này đã nâng lêntrên 30% Các thống kê của FAO trong các năm mốc 1970, 1980, 1990, 2000cho thấy, xu thế tăng tỷ lệ của sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong sản lượngthủy sản của cả thế giới là rất đáng kể

Bảng 2: Sản lượng và giá trị sản phẩm nuôi trổng thủy sản thế giới

106,2106,8106,2108,5106,0106,3105,6105,4

-52884357.6554381376.4556311981.9160329844.1466190154.0972463540.7381350475.3097280022.82105989649.90

102,8103,6107,1109,7109,5112,3119,6109,0

-(Nguồn: www.fao.org/figis)

Với 3260km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạchhàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịtcùng với các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, tạo cho nước ta có một tiềmnăng lớn về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản- hàng triệu ha

Từ một lĩnh vực sản xuất bé nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, ngành thủy sản đãtrở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độtăng trưởng cao, có tỷ trọng GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quantrọng trong nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng, bìnhquân 6,37% về diện tích, 19.5% về sản lượng và 26.4% về giá trị trong 1 năm

Trang 15

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tiềm năng diện tích mặt nước NTTSlớn nhất chiếm hơn 70% tổng diện tích mặt nước NTTS của cả nước [12]

Bảng 3: Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta

117,1105,6108,8106,1103,5102,5104,3103,3

-589595709891844810100309512024861477981169386021232802465691

120,4119,0118,7119,9122,9114,6125,4116,1

-11761,216842,221282,621684,834271,140778,349194,960098,676895,1

143,2126,4123,0130,9119,0120,6122,2128,0

-(Nguồn: Niên giám thống kê)

1.2.2 Khái quát về tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Hương Trà

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở Thừa Thiên Huế nổi tiếng vì nhiều

lý do, nhưng lí do trực tiếp và quan trọng nhất là hệ đầm phá có diện tích mặtnước lớn (21,594 ha), rất có tiềm năng phát triển ngành NTTS Nhờ nhữngđiều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng đầm phá, nghề NTTS nước lợ đã vàđang phát triển mạnh mẽ ở đây Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, diện tích, sản lượng cũng như giá trị thủy sản nuôi trồng tại Thừa Thiên Huếcũng tăng trong những năm trở lại đây Diện tích, sản lượng cũng như giá trịthủy sản được thể hiện ở bảng sau :

Trang 16

Bảng 4 : Tình hình phát triển NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế

117,3133,3108,3117,9110,9101,9101,9101,8101,9

146725513242500156476296773783359251

135,3173,8127,0154,2112,9111,4122,8107,7110,9

158,1208,5264,8290,9309,1322,1373,6359,5395,6

119,5131,9127,0109,8106,3104,2116,096,2110,0(Nguồn: Niên giám thống kê)

Nằm trong vùng đầm phá Tam Giang, huyện Hương Trà có những thuậnlợi nhất định trong việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản Nhờ đó ngànhNTTS đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH của huyện.Theo báo cáo tổng kết tình hình KT-XH của huyện, năm 2010 tổng sản lượngthủy sản khai thác khoảng 1,456 tấn trong đó khai thác biển đạt 720 tấn, khaithác sông đầm 736 tấn Tổng diện tích NTTS 401,6 ha, trong đó diện tíchnuôi ao hồ nước lợ 261,9 ha, nuôi nước ngọt 139,7 ha và nuôi lồng Ước tínhsản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 642 tấn

Trong các loài NTTS hiện nay ở trên địa bàn huyện Hương Trà thì tôm

sú là loài chiếm ưu thế trong tổng số diện tích nuôi trồng Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây do việc nuôi tồm thua lỗ, gây ô nhiễm môi trường vàđược sự hỗ trợ của dự án NAV, đa số hộ nuôi đã chuyển từ hình thức nuôichuyên tôm sang hình thức nuôi xen ghép ở tất cả các xã.[11]

Trang 17

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hộ ngư dân nuôi trồng thủy sản xen ghép ở xã Hương Phong

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên

3.2.2 Hoạt động NTTS tại vùng nghiên cứu

- Sự suy giảm diện tích và hiệu quả nuôi tôm chuyên canh

- Sự xuất hiện và phát triển hình thức nuôi xen ghép

3.2.3 Đặc điểm của các hộ khảo sát

- Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ VH

- Diện tích, thu nhập, chi tiêu

3.2.4 Kết quả và hiệu quả NTTS

- Chi phí NTTS của các hộ khảo sát

- Hiệu quả NTTS của các hộ khảo sát

- Sự thay đổi qua 2 thời kỳ nuôi chuyên tôm và nuôi xen ghép

- Thị trường tiêu thụ

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả NTTS xenghép ở xã Hương Phong

Trang 18

- Nhận thức của người dân về cải tiến tài nguyên môi trường khi áp dụng

mô hình nuôi thủy sản xen ghép

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

- Chọn điểm nghiên cứu.

Điểm nghiên cứu được chọn là xã Hương Phong thuộc vùng ven pháTam Giang Đảm bảo các tiêu chí:

+ Mang tính đại diện cho hoạt động nuôi tôm xen ghép tại vùng phá TamGiang

+ Là xã có hoạt động nuôi trồng thủy sản khá phát triển, có tiến hànhtriển khai và áp dụng hình thức nuôi tôm xen ghép trong những năm gần đây.+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu

đề tài

- Chọn mẫu nghiên cứu.

Mẫu được chọn bao gồm 40 hộ, gồm những hộ hiện đang NTTS theohình thức xen ghép và trước đây nuôi theo hình thức chuyên canh Hộ chuyêncanh ở tại điểm nghiên cứu được chọn là những hộ nuôi chuyên tôm, vì tạiđây còn có thêm các hình thức nuôi chuyên khác như: nuôi cá nước ngọt, nuôiCua… tuy nhiên con số này rất ít Vì vậy để tiện cho việc nghiên cứu, tôi đãdùng phương pháp so sánh NTTS trước đây và hiện tại trên cùng một loại hộ.Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại theo danh sách đãđược xác định trước trong danh sách thôn của xã

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin cấp cộng đồng.

+ Loại thông tin thu thập.

Thu thập các số liệu về ĐKTN: Đất đai, thời tiết, khí hậu, tài nguyênthiên nhiên

Thu thập các số liệu về KT-XH của xã, một số thông tin về các ngư dânsinh sống dựa vào NTTS

+ Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu đã được công bố:Niên giám thống kê của các cấp, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên

Trang 19

ngành và các cấp chính quyền như: UBND tỉnh, phòng NN&PTNN huyện, sởThủy Sản, UBND xã Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số kết quả nghiên cứucủa nhiều tác giả.

Phỏng vấn người am hiểu, những người cung cấp thông tin và các cán bộ

xã, chi hội trưởng chi hội nghề cá nhằm hiểu rõ thêm tình hình NTTS của xã

và kiểm tra được thông tin

- Thu thập thông tin cấp hộ.

Phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi được chuẩn bị trước, tiến hành phỏngvấn các hộ có tham gia hoạt động NTTS, đang NTTS xen ghép và NTTS làsinh kế chính của họ

3.3.3 Phương pháp xử lý thông tin

Dùng phần mềm xử lý số liệu Excel để tổng hợp, phân tích và xử lý các

số liệu được điều tra

Trang 20

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu

4.1.1 Thông tin chung tại vùng nghiên cứu

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý điểm nghiên cứu: Xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnhThừa Thiên Huế

Xã Hương Phong là một xã bãi ngang nằm phía Tây Bắc, huyện HươngTrà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 12Km với hình tam giác thếchân kiềng

Phía Bắc giáp xã hải Dương, huyện Hương Trà

Phía Đông giáp thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang

Phía Tây giáp xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền

Phía Nam giáp xã Hương Vinh, huyện Hương Trà

Xã nằm ở vị trí đặc biệt, hai mặt giáp sông, một mặt giáp phá TamGiang Đây là tiền đề cơ bản để phát triển ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệpnhư sửa chữa tàu thuyền, sơ chế thuỷ hải sản, chế biến thức ăn phục vụ nuôithuỷ hải sản

Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

Mùa khô: từ tháng 3-8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng,nhiệt độ cao, trung bình lớn hơn 230C, tháng nóng nhất thường là tháng 6 hoặctháng 7, nhiệt độ trung bình 290C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 390C- 400C

Mùa mưa: Từ tháng 9- 2 năm sau, chịu ảnh hưỏng của gió mùa ĐôngBắc nên mưa nhiều, trời lạnh Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh từ 170C- 220C,tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) xuống 150C

Do mùa mưa trùng với mùa có bão nên hay gây ra lũ lụt, ngập úng ởnhiều vùng trong xã Mùa mưa kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khônóng nên mực nước các con sông xuống thấp làm khô cạn nguồn nước ảnhhưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân

4.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Trang 21

khai thác thủy sản và các ngành nghề phụ khác Xã lại nằm ở vùng ven biểnđầm phá nên mang đặc điểm của địa hình ven biển, chia diện tích đất thànhvùng ven phá với diện tích chiếm 1/3 đất nông nghiệp, vùng này thường bịnhiễm mặn và thiếu nước ngọt vào mùa hè, mùa mưa bị ngập úng Đây làvùng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thường chỉ cấy được một vụ,năng suất thấp hoặc bỏ hoang Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước được thểhiện qua bảng 1.

Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Hương Phong

(ha)

Tỷ lệ(%)

xã khác ở ven phá Tam Giang nhưng được xác định là ngành kinh tế mũinhọn của xã, nguồn lợi và là nguồn sinh kế quan trọng của ngư dân

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu các loại đấtnông nghiệp của xã, chỉ là 0,2%, nhưng lại có giá trị kinh tế và giá trị sinh họcrất cao Đặc biệt, có rừng ngập mặn Rú Chá, một nguồn lợi quí giá cho việcphát triển KT-XH và chuyển đổi sinh kế cho người dân, một tiềm năng đểphát triển du lịch sinh thái trong tương lai

Trang 22

- Tình hình dân số và lao động.

Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tếcủa địa phương, một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sựphát triển khi vấn đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảmbảo, để thấy được tình hình dân số và lao động của xã ta xem xét bảng sau:

Bảng 6: Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của xã Hương Phong

+ Lao động phi nông nghiệp Lao động 1961

Nhìn chung nguồn lao động của xã là rất dồi dào, chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp và chiếm 47,5% trong tổng số lao động Lao độngtrong lĩnh vực thuỷ sản và các hoạt động khác bao gồm các nghề phụ theomùa vụ như làm gạch, thợ nê, chằm nón, buôn bán và người đi xa làm ăn,

Trang 23

chiếm tỷ lệ tương ứng là 12,4% và 40,1% Mặc dù diện tích đất nông nghiệptương đối lớn nhưng với dân số và lao động dồi dào như vậy nên không thểgiải quyết hết việc làm tại chỗ Cho nên, tỷ lệ lao động đi làm ăn xa rất lớn(chủ yếu là vào thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) Điều này giúp đem lạithu nhập cho người dân Để đảm bảo tính bền vững và ổn định lâu dài thì bêncạnh đó cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, thực hiện cácdịch vụ nhằm nâng cao khả năng sản xuất của mỗi hộ, có các biện pháp hạnchế tốc độ gia tăng dân số đồng thời tập trung các ngành nghề để cải thiện thunhầp cho mỗi hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.

4.1.2 Hoạt động NTTS tại vùng đầm phá nghiên cứu

4.1.2.1 Sự suy giảm diện tích và hiệu quả nuôi tôm chuyên canh

NTTS ở xã Hương Phong được xem là hoạt động sản xuất chính và đónggóp lớn vào tổng thu ngân sách của địa phưong Ở đây, hoạt động NTTS mà

cụ thể là nuôi chuyên canh tôm có lịch sử phát triển từ rất lâu Theo các tàiliệu thống kê thì hình thức nuôi này xuất hiện trên địa bàn từ những năm

1986, thế kỷ XX và không ngừng phát triển, nhất là giai đoạn từ 1999-2006.Trong số các loài thủy sản, tôm Sú được chọn làm loài nuôi chính vì phù hợpvới điều kiện nước lợ vùng đầm phá và mang lại giá trị kinh tế cao

Những năm đầu thí điểm với sự tăng trưởng chậm trong diện tích nuôitôm Ngành nuôi tôm đã nở rộ tại địa phương này vào những năm 1998, 1999với hơn 90% số hộ trong xã tham gia NTTS và thực sự đã làm thay đổi bộmặt của vùng nông thôn nơi đây Sau trận lũ lịch sử 1999, môi trường đầmphá được trong sạch hơn, độ mặn thích hợp hơn, thuận lợi cho việc NTTS màđặc biệt là nuôi chuyên tôm Kết quả là 3 năm 1999, 2000, 2001, hơn 90% số

hộ nuôi trồng có lãi (trung bình từ 40-50 triệu đồng/hộ/năm)

Chính vì thế mà trong những năm tiếp theo, diện tích nuôi tôm khôngngừng tăng lên Tuy nhiên diện tích nuôi trồng đó lại tăng lên một cách ồ ạt,không chú ý đến quy hoạch dẫn đến tình trạng xây dựng ao hồ với mật độ caotrong khi điều kiện hạ tầng phục vụ nghề nuôi tôm (đê, hồ xử lý, hệ thống dẫnnước…) chưa đáp ứng đầy đủ Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến

sự ô nhiễm môi trường nuôi và môi trường đầm phá Mặc khác, với tâm lýnóng vội, cách làm mang tính tự phát theo phong trào và thiếu quản lý, kiểm

Trang 24

soát Các hộ nuôi không tuân thủ theo yêu cầu kỷ thuật, theo quy hoạch làmcho tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng, vùng đầm phá lâm vào tình trạng

ô nhiễm nghiêm trọng Đặc biệt là giai đoạn từ năm 2003-2006

Trong những năm này, tình hình dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều

Cụ thể, các bệnh như: đốm trắng, đầu vàng, đóng rêu, vân mang…phát triểnrất mạnh Trong đó, bệnh đốm trắng là bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lanmạnh nhất Đến năm 2006, gần 80% số ao nuôi chuyên tôm trên địa bàn xã bịnhiễm bệnh đốm trắng dẫn đến thua lỗ trầm trọng Chính điều này đã làmgiảm năng suất nuôi tôm trong xã Dịch bệnh phát triển nhiều, chi phí nuôi vàkhắc phục dịch bệnh quá lớn đã khiến không ít người dân ở đây, buộc phảithay đổi loài nuôi khác với giá trị thấp hơn hoặc bỏ hồ đề chuyển sang cácngành nghề khác như: trồng lúa, chăn nuôi và các ngành nghề phi nôngnghiệp khác

4.1.2.2 Sự xuất hiện và phát triển hình thức nuôi xen ghép

Năm 2006, thời điểm mà tình hình hình dịch bệnh đang diễn biến phứctạp và nghiêm trọng, các hộ NTTS không còn khả năng đầu tư và bắt đầu nợnần chồng chất, nhiều hộ không thể tiếp tục sản xuất.Cũng trong thời gian đó,cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ: NAV, Imola, IDRC…vàchính quyền địa phương, các chi hội nghề cá được thành lập nhằm hỗ trợ chongười dân NTTS Lần đầu tiên người dân tại xã biết đến hình thức nuôi thủysản xen ghép Hình thức này không những giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môitrường mà còn góp phần cải tạo môi trường do ít sử dụng các chất hóa học vàthức ăn công nghiệp hơn so với nuôi chuyên tôm

Tại đây, được sự hỗ trợ của tổ chức Nav, các hộ dân đã được tập huấn kỷthuật và phát triển mô hình nuôi xen ghép Đến năm 2010, hầu như các diệntích ao hồ đã được phục hồi sử dụng cho NTTS, Qua năm 5 thí điểm và thựchiện mô hình nuôi xen ghép đã có sự chuyển biến rõ rệt trong NTTS Diệntích nuôi thâm canh tôm sú giảm (từ 178ha năm 2006 xuống còn 3ha năm2010), kèm theo đó là diện tích nuôi xen ghép tăng (37ha năm 2006 lên 181hanăm 2010) Năng suất nuôi cũng đã được cải thiện So với các hộ nuôi chuyêntôm, các hộ nuôi xen ghép thu nhập năng suất cao hơn nhờ cá Kình và Cuathu được khi thả nuôi cùng với tôm Chính nguồn thu nhập từ các sản phẩm

Trang 25

này đã giúp họ thu lãi và giảm tỷ lệ lỗ trong thời gian vừa qua.

Trong năm đầu tiên, được sự hỗ trợ về giống, loài được đưa vào nuôicùng với tôm là cá Dìa Tuy nhiên, đây là loài cá khó nuôi, lại có giá bán caonên gặp khó khăn trong việc tiềm kiếm thị trường đầu ra Trong những nămsau đó thì cá Kình, một loài cá dễ sống và giá cả thấp hơn đã được đưa vàonuôi thay thế cho cá Dìa Đến nay, mô hình nuôi xen ghép phổ biến nhất ởđây là tôm Sú- Cua- cá Kình

Theo kết quả điều tra cho thấy, dịch vụ con giống trên địa bàn hầu nhưkhông có, nguồn giống được lấy từ Thuận An với số lượng ít (20%) còn đa sốphải lấy giống tôm Pots ở tận Đà Nẵng, do phải vận chuyển xa, chất lượngcon giống giảm sút lại chưa qua ươm thả nên một số hồ nuôi sau khi mới thảmấy ngày thì bị dịch bệnh, để giải quyết vấn đề này thì chính quyền địaphương đã đưa ra khuyến cáo là nên thả tôm thịt, nghĩa là tôm đã qua ươmnuôi, không nên thả thẳng giống tôm Post xuống hồ khi mới lấy về

Giống cá Kình thì được xem là chủ động nhất (90%), được khai thác từ

tự nhiên, chi phí thấp và có ngay trong xã, còn giống Cua thì không được chủđộng và phải mua ở các địa phương khác Một khó khăn nữa trong nguồngiống nuôi xen ghép tại địa phương đó là giống rong câu, nguồn giống nàychủ yếu lại phải đi mua hoặc lấy nơi khác về vì đa số các hồ nuôi ở đây là hồcạn nên rong câu không phát triển Do đó, khi tiến hành nuôi xen ghép thìphải cấy thêm một lượng rong câu nhất định để làm thức ăn cho cá đồng thờigiúp làm sạch môi trường

Thời vụ nuôi thủy sản xen ghép tại xã Hương Phong thường được bắtđầu vào tháng 2 Dương lịch, cuối tháng 2 thì bắt đầu thả giống, nếu thả muộnhơn thì đi kèm với kích cỡ giống lớn Tháng 8 là thời điểm thu hoạch, vàothời điểm độ mặn phù hợp và thu hoạch trước mùa lũ (9-11) Số vụ nuôi cóthể giao động từ một đến 2 vụ Qua quá trình điều tra và thảo luận cho thấy,nếu vụ đầu thu hoạch thành công, người dân có thể không làm thêm vụ thứ 2

vì đây là thời điểm dễ chịu rủi ro do mưa lũ Ngược lại, nếu vụ đầu thua lỗ thìmột tháng sau khi thu hoạch vụ thứ nhất thì người nuôi sẽ đầu tư cho vụ thứ 2

mà thực tế thì đây là vụ thứ 1 Người dân thu hoạch theo hình thức “ đánh tỉathả bù” tức là chỉ đánh bắt những con to, đủ trọng lượng để bán, sau đó muahoặc bắt thêm giống ngoài tự nhiên để thả vào hồ nuôi tiếp Hình thức này giúp

Trang 26

cho người dân có thu nhập từ hồ nuôi một cách thường xuyên đồng thời tránhđược việc thu hoạch một lần dễ bị thương lái ép giá Đồng thời, khiến cho giábán bình quân toàn vụ được nâng lên đáng kể so với việc thu hoạch một lần.

Về mật độ thả nuôi: Qua quá trình phỏng vấn và thảo luận, các hộ dân

đều nói rằng lúc trước họ thường thả giống tôm với mật độ cao (20-40PL15/

m2) Nguyên nhân của việc thả tôm với mật độ cao là do tâm lý nôn nóng củangười dân muốn thu lợi nhuận nhanh để giải quyết nợ tồn đọng do việc thấtbại từ các vụ nuôi tôm trước Mặc khác, trong những năm gần đây giống tôm

sú chất lượng thấp, chưa qua kiểm dịch được bán tự do tren thị trường với giáthấp, người dân có thể mua giống với số lượng gấp đôi trong khi số vốn đầu

tư cho con giống chỉ bằng 1/2 so với các năm trước Người dân lý giải choviệc thả nuôi với mật độ cao là để phòng tôm chết trong quá trình thả nuôi dochất lượng con giống chưa đảm bảo Trong những năm trở lại đây, thình hình

đó đã được khắc phục phần nào, giống tôm mua về thường được ươm nuôitrước khi thả, tức là mật độ sẽ được xác định trước khi thả nuôi Để thấy đượcmật độ nuôi của các loài ta xem xét bảng sau:

Bảng 7: Mật độ thả nuôi của các loài thủy sản tại xã Hương Phong

(Nguồn: Thảo luận nhóm, 2011)

Qua bảng trên có thể thấy: Mật độ thả tôm TB là 5 con/m2, cua là 0,25con/m2, cá Kình là 2,5 con/m2 và cá Dìa là 0,5 con/m2 Sự dao động về mật độthả nuôi của các hộ là không lớn lắm hay nói cách khác là giữa các hồ nuôi ởđây có sự đồng nhất về mật độ thả nuôi Điều đó có thể được giải thích là docác hộ được tập huấn về kỷ thuật, việc tập huấn về kỷ thuật trong NTTS cóảnh hưởng lớn đến năng suất và thu nhập của các hộ nuôi, nếu chỉ làm theokinh nghiệm mà không biết đến và áp dụng các tiến bộ kỷ thuật mới vào nuôitrồng thì có thể làm giảm thu nhập của họ Hơn nữa, trong khi môi trườngnuôi đang dần bị suy thoái, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc

Trang 27

không được trang bị các kiến thức mới sẽ rất có nguy cơ và gặp thua lỗ trongnuôi trồng.

Bảng 8: Sự thay đổi nuôi trồng thủy sản ở xã Hương Phong.

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo NTTS xã Hương Phong)

4.2 Đặc điểm của các hộ khảo sát

So với các xã khác thuộc vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai HươngPhong là xã có điều kiện phát triển nông nghiệp và thủy sản do ở đây có diệntích mặt nước và đất nông nghiệp khá lớn, điều kiện giao thông thuận tiện choviệc sản xuất và thông thương hàng hóa Khu vực nghiên cứu tập trung trongcác hộ có sinh kế phụ thuộc vào ngư nghiệp, điểm chính là nghề NTTS

Bảng 9: Đặc điểm KT-XH của các hộ khảo sát

(Nguồn: Điều tra thực tế, 2011)

Xét về số nhân khẩu và lao động, số khẩu bình quân của các hộ là khá

Trang 28

các chủ hộ có độ tuổi trên 50 thường có từ 5-7 người con Đây là số nhânkhẩu cao so với các vùng khác, một khác phản ánh việc thực hiện công tácdân số, KHH-GĐ chưa tốt nhưng mặc khác lại cung cấp lực lượng lao độngrất dồi dào.

Bình quân lao động/hộ là 2,55 người, chứng tỏ nguồn lao động ở đâyvẫn còn hạn chế so với nhu cầu lao động trong SXNN khi vào mùa vụ Trungbình một lao động làm ra trong hộ phải nuôi 2 người ăn theo vì đa số lao động

ăn theo đang trong độ tuổi đi học nên ngoài khoảng chi hằng ngày còn phải cókhoản chi khá lớn đầu tư cho học hành, đây cũng là một khó khăn lớn chonhững hộ làm nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Chính vì vậy,việc phát triển mô hình NTTS có đầu tư vốn thấp và ổn định là rất cần thiết.Tính theo bình quân thì mỗi hộ có 2,45 lao động ngư nghiệp, 1,05 laođộng nông nghiệp và 0,68 lao động thuộc các ngành nghề Như vậy, có thểthấy rằng ngành nghề chính của các hộ là nuôi trồng và khai thác thủy sản,đây là hoạt động mang lại thu nhập chính và là nguồn kiếm sống chủ yếu vìvậy năng suất và hiệu quả NTTS có ý nghĩa rât lớn đến thu nhập và các hoạtđộng sinh kế của người dân

Hầu hết các ao NTTS ở xã Hương Phong được hình thành thông quaviệc đào ao lấn phá Diện tích nuôi trung bình của các hộ vào khoảng 1,2ha,đây là một diện tích nuôi tương đối phù hợp ở quy mô nông hộ Diện tích nàyđều do Nhà nước cấp đất để xây dựng ao hồ, một số hộ có diện tích tương đốilớn là do được anh em, người thân chuyển nhượng hoặc bỏ tiền ra mua quyền

sử dụng đất ao hồ của các hộ có ao hồ mà không còn nuôi tôm nữa, chuyểnsang ngành nghề khác

Hoạt động NTTS là hoạt động cần đầu tư vốn và tư liệu để mang lại hiệuquả tốt Qua bảng trên cho thấy mức độ đầu tư máy móc thiết bị của các hộ cũngchưa lớn lắm chỉ khoảng 9,5 triệu đồng Các máy móc hầu hết là máy cũ đượctận dụng từ thời kỳ nuôi chuyên tôm như máy bơm nước, máy sục khí…HươngPhong là một xã nằm ở vùng thấp trũng, dễ bị ngập lụt, thêm nữa để thuận lợihơn trong việc NTTS cho nên hầu hết các hộ đều trang bị cho mình từ 1-2 ghe

4.3 Kết quả nuôi thuỷ sản xen ghép tại xã Hương Phong

4.3.1 Chi phí nuôi trồng thủy sản của các hộ khảo sát

Ngày đăng: 08/02/2014, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Nguyễn Thị Xuân Hồng, báo cáo “ Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cá đối, cá dìa, cua và rong câu trong đất”, 2009http:/www.imolahue.org/vn/pdf/Final-report-p2-pilot5-vn.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnhhưởng môi trường của mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cá đối, cá dìa, cua vàrong câu trong đất
[1] Pillay, T.V.R.. Aquaculture: Principles and Practices. Fishing News Books, 1990 Khác
[2] Cát Quang Hoa, Quản lý kinh doanh các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, NXB Nông nghiệp , 2005 Khác
[3] Nguyễn Ngọc Phước, Báo cáo kết thúc đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi ghép (tôm sú và cá đối), Đại học Nông lâm Huế Khác
[4] Nguyễn Phúc Tài; Phạm Xuân Hùng, So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình NTTS vùng đầm phá huyện Quảng Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 54, 2009 Khác
[5] Nguyễn Thanh Phương; Trần Ngọc Hải; Dương Nhựt Long (2009), Giáo trình nuôi trồng thủy sản, khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ Khác
[7] Trương Văn Tuyển; Nguyễn Ngọc Phước (2009), Quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào cộng đồng ở vùng đầm phá Tam Giang, trường ĐH Nông Lâm Huế Khác
[8] Báo cáo PRA&amp;SLA- Xã Hương Phong- Huế, 5/2006.http:/www.imolahue.org/vn/pdf/SLA- PRA manual-vn.pdf Khác
[9] Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội xã Hương Phong (2002-2008), UBND xã Hương Phong Khác
[10] Báo cáo tình hình phát triển NTTS xã Hương Phong (2002-2008), UBND xã Hương Phong Khác
[11] Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế (2008), NXB Thống kê Khác
[12] Niên giám thông kê Việt Nam (2008), NXB Thống kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1 Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch (Trang 7)
Bảng 2: Sản lượng và giá trị sản phẩm nuôi trổng thủy sản thế giới - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2 Sản lượng và giá trị sản phẩm nuôi trổng thủy sản thế giới (Trang 14)
Bảng 4 : Tình hình phát triển NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4 Tình hình phát triển NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 16)
Bảng 9: Đặc điểm KT-XH của các hộ khảo sát. - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 9 Đặc điểm KT-XH của các hộ khảo sát (Trang 27)
Bảng 10: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí NTTS của các hộ khảo sát. - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 10 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí NTTS của các hộ khảo sát (Trang 30)
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả NTTS của các hộ khảo sát. - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 11 Kết quả và hiệu quả NTTS của các hộ khảo sát (Trang 32)
Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 15 Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi (Trang 39)
Bảng 16: Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 16 Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi (Trang 40)
Bảng 17: Thay đổi các hoạt động tạo thu nhập cấp hộ. - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 17 Thay đổi các hoạt động tạo thu nhập cấp hộ (Trang 41)
Bảng 18: Thay đổi các hoạt động chi tiêu cấp hộ. - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 18 Thay đổi các hoạt động chi tiêu cấp hộ (Trang 43)
Bảng 19: Nhận thức về sự thay đổi tài nguyên của các hộ khảo sát. - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong  huyện hương trà  tỉnh thừa thiên huế
Bảng 19 Nhận thức về sự thay đổi tài nguyên của các hộ khảo sát (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w