1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định

51 1,5K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 560 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, cây lúa được hơn 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, tại các nước châu Mỹ khoảng 10kg/người/năm. Việt Nam, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như: bão lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh… gây thiệt hại nặng nề. Dân số đông trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Do đó an ninh lương thực là một thử thách không nhỏ và là vấn đề mà cả thế giới quan tâm. Đây chính là yếu tố cần thiết cho sự ổn địng kinh tế - chính trị. Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò cực kì quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn việt nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo,phương thức canh tác thủ công truyền thống là chủ yếu( thông tin từ internet ). Trong gần 3 thập kỷ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý nên Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trầm trọng đã trở thành một quốc gia suất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau thái lan. Nam Cường là một thuộc huyện Nam trực, cư dân đây sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, mà trong số đó sản xuất gạo là nguồn lương thực và thu nhập chính của đại đa số nông dân. Người dân sản xuất bởi những kinh nghiệm được tích luỹ, phương thức canh tác thủ công truyền thống nên năng suất không cao. Với xu hướng đô thị hoá thì đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa bằng cách tăng diện tích canh tác là không thể, thay vào đó là phải đầu tư thâm canh một cách hợp lý. Trên địa bàn trong những năm gần đây, năng xuất có sự thay đổi thất thường, nguyên nhân không chỉ chịu ảnh hưởng của thời tiết tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc hoá học… ảnh hưởng của công chăm sóc. Chính vì thế em chọn đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” làm chuyên đề tốt nghiệp. 1 Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng xuấthiệu quả của cây lúa. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng xuất hiệu quả kinh tế, hợp lý hoá các yếu tố đầu tư của cây lúa Nam Cường. Để thực hiện đề tài này, em sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Đây là phương pháp cơ bản xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu bản chất của phương pháp là xem xét mọi sự vật hiện tượng trong trạng thái động và có mối liên hệ với nhau. Từ cách nhìn nhận, xem xét vấn đề để tìm ra bản chất của vấn đề. Đây là phương pháp chung để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên – kinh tế, hội. - Phương pháp điều tra thu thập số liệu: + Chọn điểm điều tra: Trong quá trình thực tập với yêu cầu của đề tài và tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu, em đã chọn hai thôn là thôn thượng và ngưu trì của Nam Cường để tiến hành điều tra. + Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu tương ứng với 60 hộ thuộc hai thôn và chia đều mỗi thôn 30 hộ, trong đó tỷ lệ có ruộng đồng trong, đồng ngoài và bắc nam là theo tỷ lệ thực tế của địa phương. Tất cả các hộ điều tra được điều tra một cách ngẫu nhiên. - Thu thập số liệu: Để đánh giá tổng quan về tình hình trồng luá em tham khảo số liệu từ các nguồn - Số liệu sơ cấp: Điều tra 60 hộ thuộc hai thôn theo mẫu đã được thiết kế sẵn phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân đã được chọn trước. + Số liệu thứ cấp: Thông tin được thu thập từ : Các báo cáo tài liệu của các ban nghành tại Nam Cường của hai thôn, thôn ngưu trì và thôn thượng. Niêm giám thống kê của huyện Nam Trực Phòng TNMT của huyện Nam Trực 2 Phòng thống kê của huyện Nam Trực Thông tin từ internet, sách báo, tạp trí… Phương pháp phân tích: + Phương pháp thống kê mô tả. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá năng suất sản lượng lúa của Nam Cường qua các năm. + Phương pháp phân tổ + Phương pháp thống kê so sánh Kết quảhiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất được tính toán lượng hoá thông qua các chỉ tiêu khác nhau như: Năng xuất, tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian và các yếu tố cấu thành chi phi trung gian. Hệ thống chi tiêu đó phản ánh mức độ đạt được của từng lĩnh vực cho nên đánh giá hiệu quả và kết quả kinh tế, cần so sánh được các chỉ tiêu theo thời gian hay không gian từ đó đưa ra kết luận. + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo. 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 1.1.1.1 Bản chất hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau trong hiệu quả của các doanh nghiệp có thể là sự khác nhau về kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả hội đã bỏ ra và kết quả hội đã đạt được như: tăng thêm việc làm, cải thiện môi trường sinh thái, cải thiện đời sống, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo. Hiệu quả kinh tế hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được trên cả góc độ kinh tế lẫn hội, phát triển kinh tế và phát triển hội có liên quan mật thiết với nhau, mục tiêu của phát triển kinh tế là phát triển hội và ngược lại. Chúng là tiền đề và là phạm trù thống nhất. Do vậy khi nói đến hiệu quả kinh tế, chúng ta hiểu trên quan điểm hiệu quả kinh tế hội. Qua nội dung trình bày trên có thể kết luận rằng: Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực, máy móc nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. 1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Để tính được hiệu quả kinh tế vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. 4 Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS) kết quả thu được có thể là của toàn bộ sản phẩm (C+V+m), hoặc có thể là thu nhập (V+m) hoặc có thể là thu nhập thuần (MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), có thể là thu nhập hỗn hợp (MI) hoặc có thể là (Pr)… Trong khi phân tích hiệu quả kinh tế có những phương pháp sau: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng nghịch). Ta có công thức sau: Dạng thuận: H=Q/C Dạng nghịch: H=C/Q Q: Kết quả thu được (triệu đồng, nghìn đồng…) C: Chi phí bỏ ra (triệu đồng, nghìn đồng…) Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rã nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị ngồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu hoặc một đơn vị kết quả đạt được cần phải chi bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Ta có công thức sau: Dạng thuận: hb =∆q/∆c Dạng nghịch: hb =∆c/∆q hb: Hiệu quả cận biên (lần) ∆q: Lượng tăng giảm của kết quả (triệu đồng, nghìn lần…) ∆c: Lượng tăng giảm của chi phí (triệu đồng, nghìn lần…) 1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây lúa 1.1.2.1 Nguồn gốc xuất xứ của cây lúa Cây lúa là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Căn cứ vào các tài liệu tham khảo cổ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… cây lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa từ 5000 năm, hạ lưu sông Dương từ 4000 năm. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những căn cứ để xác định được một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Dù 5 sao người ta cũng cho cây lúa là cây trồng cổ, có vai trò trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người trên thế giới. 1.1.1.2 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa Cây lúa có chu kỳ sinh trưởng và phát triển từ 90 đến 190 ngày, tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. nước ta các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày, các giống lúa trung ngày có thời gian sinh trưởng 140-160 ngày. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa có thể chia thành các thời kỳ sau : - Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Thời kỳ này bắt đầu từ lúc gieo đến lúc làm đồng. Trong thời kỳ này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như lá, rễ, đẻ nhánh. Quá trình phát triển của cây lúa trong thời kỳ này trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn mạ (từ đầu cho tới khi mạ có 5 lá thật), giai đoạn đẻ nhánh (bắt đầu khi cây lúa đẻ nhánh đến khi cây lúa đạt được nhánh tối đa) và giai đoạn vươn đốt. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng dài ngắn khác nhau phụ thuộc rất lớn vào giống lúa và điều kiện ngoại cảnh - Thời kỳ sinh trưởng sinh thực, là thời kỳ phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, cây lúa hình thành hoa, tập hợp thành bông lúa bao gồn các quá trình làm đòng, trổ bông và hình thành hạt. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực kéo dài khoảng 35 ngày. Đây là thời kỳ quyết định số hoa trên một bông lúa đạt tối đa. - Thời kỳ chín: Bắt đầu từ khi lúa phơi mầu (chín sữa) cho tới khi hạt chín hoàn toàn kéo dài khoảng 30 ngày tất cả các giống lúa. Thời kỳ này nhiệt độ ôn hoà, độ ẩm vừa phải, đủ nước, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho tích luỹ tinh bột, lúa chín đều, hạt mẩy. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành bông. Còn thời kỳ sinh thực quyết định việc hình thành hạt trên bông, có thể xem thời kỳ từ trổ đến chín là thời kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Như vậy quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa đòi hỏi về dinh dưỡng cũng như các yếu tố khác về môi trường nước, thời tiết khác nhau. Nắm được mối quan hệ này chúng ta mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch trồng trọt, bố trí mùa vụ và cây trồng hợp lý, chúng ta có thể chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất, tăng sản 6 lượng lúa. Có như vậy mới sử dụng hợp lý tài nguyên, duy trì sự cân bằng sinh thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. 1.1.2.3 Kỹ thuật thâm canh lúa Nông nghiệp có thể được thực hiện bằng cách: quảng canh và thâm canh. Quảng canh là phương thức sản xuất dựa vào việc mở rộng diện tích khai thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất tăng thêm nông sản phẩm. Phương thức này được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phát triển ban đầu của nhân loại. Phát triển nông nghiệp theo con đường quảng canh gặp nhiều trở ngại và lực cản không thể vượt qua đó giới hạn của các nguồn lực sản xuất nông nghiệp (đất đai, lao động). Con người không thể sáng tạo ra đất đai mới mà đất đai có giới hạn nhất định, việc mở rộng diện tích nông nghiệp chỉ giới hạn một mức độ nhất định phụ thuộc vào vị trí địa lý, hoàn cảnh của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Mặt khác phương pháp quảng canh có nhược điểm: - Không thể thoả mãn lương thực cho hội khi mà dân số tăng nhanh. - Không thể đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường: sạch, chất lượng. - Đất đai không được cải tạo, ngày càng nghèo dinh dưỡng. Vì vậy trong xu thế phát triển hiện nay, quảng canh không thể là con đường chủ yếu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Thâm canh là con đường phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, dựa trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Đặc trưng của thâm canh là không mở rộng về không gian mà tăng cường đầu tư cá yếu tố đầu vào trên một đơn vị diện tích. Thâm canh nông nghiệp không phải là hiện tượng có tính chất bộ phận, nhất thời mà xu hướng chung tất yếu cho mọi quốc gia trên thế giới. nước ta trong điều kiện đất đai chật hẹp, dân số đông, tốc độ tăng dân số còn cao năng suất lao động nông nghiệp còn thấp thì yêu cầu đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp có ý nghĩa vừa cấp thiết vừa mang tính chiến lược lâu dài. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm và bản chất kinh tế của thâm canh. Quan điểm thứ nhất: Thâm canh là phải tăng tối đa khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Quan điểm này coi thâm canh là một quả trình là mục đích của nó là tăng được số lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất đai vật nuôi. đây người 7 ta không đề cập đến hao phí trong quá trình đầu tư thâm canh. Hạn chế của nó là lấy kết quả cuối cùng để giải thích cho một quá trình. Quan điểm thứ hai: Thâm canh là quá trình tăng đầu tư chi phí trên diện tích đất có sẵn. Tăng chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định trình độ thâm canh nông nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế có thể với cùng một nguồn lực nhưng nếu có sự hợp lý trong bố trí sử dụng cũng có thể nâng cao sản lượng cây trồng. Hiện nay nước ta cây lúa đang được canh tác theo hai phương thúc chủ yếu là lúa cấy và lúa gieo thẳng. Thực tế trên địa bàn Nam Cường cây lúa được trồng theo hình thức gieo thẳng, bởi vậy trong phạm vi đề tài em chỉ trình bày các kỹ thuật cơ bản thâm canh lúa gieo thẳng. Kỹ thuật thâm canh lúa gieo thẳng được tiến hành theo các bước sau: - Kỹ thuật làm đất Ruộng đất gieo thẳng cần được làm kỹ, có hệ thống tưới tiêu chủ động. Ruộng được cày sâu, bừa kỹ để làm sạch cỏ, đất mềm nhuyễn để hạt giống có thể chìm trong đất, ruộng làm phẳng trước khi gieo. - Kỹ thuật gieo + Giống: Tất cả các loại giống đều có thể gieo thẳng song để hiệu quả nên dùng những giống cây thấp, ngắn ngày có khả năng thân chắc khoẻ. + Mật độ và kỹ thuật gieo: Tuỳ vào từng loại giống thời vụ và đất đai. Lượng gieo biến động trong khoảng 80 – 150 kg/ha. Yêu cầu đạt được là 150 – 200 cây/m2. Trong quá trình gieo chia làm 2 lần để điều chỉnh bổ sung. - Quản lý chăm sóc ruộng lúa gieo Khâu quản lý chăm sóc có quyết định tới sự thành bại của ruộng gieo. Sau khi gieo phải giữ ẩm cho lúa mọc đều, cần chú ý phòng trừ cỏ dại bằng thuốc trừ cỏ, bón thúc sớm vào thời kỳ 2 – 3 lá để cây khoẻ ra nhánh sớm. khi lúa 3 – 4 lá thật cần tỉa, dặm để ruộng lúa đồng đều có năng suất cao. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau cây trồng có nhu cầu về điều kiện ngoại cảnh khác nhau đặc biệt là dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc. Vì vậy cần nắm vững những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học trong từng giai đoạn phát triển của cây trồng để từ đó áp dụng các biện pháp 8 chăm sóc phù hợp như: thời vụ gieo trồng hợp lý, chế độ phân bón hợp lý, mật độ gieo trồng hợp lý, giống tốt. 1.1.2.4 Giá trị dinh dưỡng kinh tế của cây lúa Lúa là loại cây trồng quan trọng cho một nửa số dân trên thế giới. Nó là một loại lương thực quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người trên trên trái đất, châu Á, châu Phi và mỹ LaTinh, thuộc các nước nhiệt đới và Á nhiệt đới. Việt Nam lương thực chính để nuôi sống con người là lúa gạo. đâu có dân là đó có lúa gạo. nhiều vùng nông thôn 60-80% chi tiêu trong gia đình phụ thuộc vào nguồn thu từ lúa gạo. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng cho năng suất cao. Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 nước trồng lúa. Vùng trồng lúa tương đối rộng nhưng tập chung chủ yếu các nước châu Á. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất lúa gạo lớn nhất trên thế giới, tổng sản lượng lúa của hai nước này năm 1997 khoảng 320 triệu tấn. Xét theo khu vực địa lý sản xuất lúa gạo tập chung chủ yếu các nước châu Á, bình quân trong giai đoạn 1995-1999 chiếm 91,1%. châu Á Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất lúa gạo chiếm khoảng 34% tổng sản lượng lúa toàn cầu và gấp 9 lần Thái Lan. Sau Trung Quốc là Ấn Độ với tổng diện tích trồng lúa khoảng 133 triệu ha và mức sản lượng khoảng 132,4 triệu tấn (năm 2001) và chiếm khoảng 21,5% tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu. Ngoài châu Á, sản lượng lúa gạo các khu vực khác chỉ chiếm gần 9%. Trong số các nước này phải kể đến châu Mỹ là khu vực sản xuất lúa gạo lớn thứ hai thế giới (gần 5%) Qua bảng số liệu trên ta thấy so với năm 1995 năng suất lúa bình quân của thế giới tăng 5,76% tương đương với mức tăng bình quân của các nước Châu Á. Do điều kiện đất đai và trình độ thâm canh khác nhau nên mức năng suất của các quốc gia cũng khác nhau. Trong các nước thành viên ASEAN có sản xuất lúa thì Campuchia, Laos, Viet Nam và Philipin là những nước có mức tăng năng suất khá cao. So với năm 1995 năng suất lúa của Campuchia tăng 17%, Việt Nam và Lào cũng tăng khoảng 15%. 9 Nhưng Thái Lan, Malaysia lại có khuynh hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động về năng suất các quốc gia là do sử dụng các bộ giống mới có năng suất cao, chính phủ các nước đã có chính sách để ưu tiên phát triển nông nghiệp: ưu tiên đầu tư sản xuất phân bón, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn. Bảng 1: Năng suất lúa thời kỳ 1995-2000 (ĐVT: Triệu tấn) Nước 1995 1998 1999 2000 00/95(%) Châu Á 37,52 38,95 39,03 39,64 105,65 Các nước ASEAN 33,04 33,03 33,40 34,65 104,84 Việt Nam 36,90 39,60 41,00 42,50 115,18 Campuchia 17,15 17,90 19,38 20,09 117,14 Indonesia 43,49 41,97 42,61 44,26 101,17 Laos 27,17 27,12 29,30 31,23 114,94 Malaisia 31,22 28,69 28,69 29,42 93,23 Mianma 31,85 30,79 31,28 33,33 104,65 Philipin 28,04 32,29 28,63 30,75 109,66 Thai Lan 23,43 22,78 23,27 23,27 99,32 (Nguồn: Tư liệu TK các nước thành viên ASEAN – NXB Thống kê 2001) 1.2.1.2 Tình hình sản xuất lúa nước ta Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu cây lúa nước đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế hội nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống cả nước. Trước năm 1975, diện tích trồng lúa của cả hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu ha và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 triệu tấn và 3 triệu tấn, năng suất bình quân của cả hai miền là 13 tạ/ha. Khoảng 2 thập kỷ sau vào những năm 60 của thế kỷ XIX miền bắc có phong trào phấn đấu giành được 5 tấn/ha/năm. Cho đến năm 1975 năng suất đã đạt được 51,4 tạ/ha/năm. Sau năm 1975, đất nước đã thống nhất cùng với việc củng cố HTX bậc cao miền Bắc, nông dân miền Nam cũng được cấp ruộng đất thực hiện tập thể hoá nông nghiệp dưới hai hình thức: tập đoàn sản xuất và HTX. Tình hình sản xuất lúa nước ta 10 . học… ảnh hưởng của công chăm sóc. Chính vì thế em chọn đề tài nghiên cứu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định làm. tích, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng xuất và hiệu quả của cây lúa. Từ đó đề xuất các giải pháp

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Nguyễn Thế Nhã – TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB thống kê, Hà Nội – 2002 Khác
2. Nguyễn Văn Hoan, Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB nông nghiệp, Hà Nội 2002 Khác
3. Giáo trình cây lương thực, Trường Đại Học Nông Lâm – Huế, NXB nông nghiệp Khác
4. TS. Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị doạnh nghiệp nông nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế - Huế Khác
5. Niên giám thống kê huyện Nam Trực 2007, 2008, 2009 6. Báo cáo kinh tế xã hội Xã Nam Cường năm 2009 Khác
7. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Xã Nam Cường, phòng tài nguyên môi trường Khác
8. Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010, UBND xã Nam Cường Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Năng suất lúa thời kỳ 1995-2000 (ĐVT: Triệu tấn) - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 1 Năng suất lúa thời kỳ 1995-2000 (ĐVT: Triệu tấn) (Trang 10)
Bảng 1: Năng suất lúa thời kỳ 1995-2000   (ĐVT: Triệu tấn) - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 1 Năng suất lúa thời kỳ 1995-2000 (ĐVT: Triệu tấn) (Trang 10)
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Nam Trực qua 3 năm 2007-2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Nam Trực qua 3 năm 2007-2009 (Trang 12)
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Nam Trực qua 3 năm 2007-2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Nam Trực qua 3 năm 2007-2009 (Trang 12)
2.2.2 Tình hình dân số lao độngSo sánh09/08(ha)-- 1,4- 1,4- 1,S - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
2.2.2 Tình hình dân số lao độngSo sánh09/08(ha)-- 1,4- 1,4- 1,S (Trang 17)
2.2.2 Tình hình dân số lao độngSo sánh09/08(ha)-- 1,4- 1,4- 1,S - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
2.2.2 Tình hình dân số lao độngSo sánh09/08(ha)-- 1,4- 1,4- 1,S (Trang 17)
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Nam Cường qua 3 năm 2007 – 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 4 Tình hình sử dụng đất đai của xã Nam Cường qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 17)
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã qua 3 năm 2007 – 2009 09 / 08   % - 2,2 -11,8 29,8 -16,4 -21,2 8,2 6,8 -4,9 82,1 - - - - - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 5 Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã qua 3 năm 2007 – 2009 09 / 08 % - 2,2 -11,8 29,8 -16,4 -21,2 8,2 6,8 -4,9 82,1 - - - - (Trang 19)
Bảng 6: Tình hình đầu tư dịch vụ nông nghiệp năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 6 Tình hình đầu tư dịch vụ nông nghiệp năm 2009 (Trang 21)
Bảng 6: Tình hình đầu tư dịch vụ nông nghiệp năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 6 Tình hình đầu tư dịch vụ nông nghiệp năm 2009 (Trang 21)
Bảng 7: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Nam Cường qua 3 năm 2007–2009              (Nguồn: Báo cáo KT-XH của hội đồng nhân dân xã Nam Cường) - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 7 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Nam Cường qua 3 năm 2007–2009 (Nguồn: Báo cáo KT-XH của hội đồng nhân dân xã Nam Cường) (Trang 22)
Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ nông dân điều tra thể hiện qua bảng 9. - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
nh hình sử dụng giống lúa của các hộ nông dân điều tra thể hiện qua bảng 9 (Trang 26)
Bảng 9: Giống và cơ cấu giống lúa của các hộ điều tra Giống - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 9 Giống và cơ cấu giống lúa của các hộ điều tra Giống (Trang 26)
Bảng 10: Khối lượng và chi phí giống lúa BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 10 Khối lượng và chi phí giống lúa BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 28)
Bảng 11: Khối Lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009           BQC     HT   253,5 1338,2  204,6  347,9    79,4  317,6 2003,6 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 11 Khối Lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 BQC HT 253,5 1338,2 204,6 347,9 79,4 317,6 2003,6 (Trang 30)
Bảng 12: Số lượng và chi phí các loại thuốc BVTV BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 12 Số lượng và chi phí các loại thuốc BVTV BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 32)
Bảng 12: Số lượng và chi phí các loại thuốc BVTV BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 12 Số lượng và chi phí các loại thuốc BVTV BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 32)
Bảng 14: Diện tích sản xuất và năng suất sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 14 Diện tích sản xuất và năng suất sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 34)
Bảng 14: Diện tích sản xuất và năng suất sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 14 Diện tích sản xuất và năng suất sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 34)
Bảng 15: Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 15 Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 36)
Bảng 15: Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 15 Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ đông Xuân của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 36)
Bảng 16: Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ hè thu Của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 16 Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ hè thu Của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 38)
Bảng 16: Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ hè thu Của các hộ điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 16 Chi phí vật tư sản xuất và các dịch vụ bình quân/ha lúa/vụ hè thu Của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 38)
Bảng 18: Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ hè thu, tái sinh của các nhóm hộ  điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 18 Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ hè thu, tái sinh của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 41)
Bảng 18: Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ hè thu, tái sinh của các nhóm hộ  điều tra năm 2009 - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 18 Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ hè thu, tái sinh của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 41)
Qua bảng số liệu phân tổ theo chi phí trung gian của vụ đông xuân và vụ hè thu ta thấy rằng: Nămg suất bình quân của các nhóm hộ tăng thêm khi mức đầu tư trung bình của các hộ trong từng tổ tăng thêm - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
ua bảng số liệu phân tổ theo chi phí trung gian của vụ đông xuân và vụ hè thu ta thấy rằng: Nămg suất bình quân của các nhóm hộ tăng thêm khi mức đầu tư trung bình của các hộ trong từng tổ tăng thêm (Trang 42)
Bảng 19: Hiệu quả kinh tế theo mức chi phí - Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định
Bảng 19 Hiệu quả kinh tế theo mức chi phí (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w