Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 41 - 44)

Chi phí trung gian bao gồm các chi phí như giống, phân bón, thuê làm đất,

thuốc BVTT… các yếu tố trên đều ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Nếu xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố bằng phương pháp phân tổ thì rất phức tạp và khó theo dõi. Nên ở đây chúng tôi chỉ phân tổ thống kê IC để xem xét ảnh hưởng của IC

tới hiệu quả sản xuất lúa một cách chung nhất, tức là chỉ xem xét xu hướng chứ không phải là cụ thể hoá ảnh hưởng của nhân tố IC. Để đánh giá mối quan hệ này chúng tôi tiến hành phân tổ các hộ sản xuất theo chi phí trung gian cho 2 vụ đông xuân và hè thu, kết quả phân tổ được thể hiện ở bảng 19.

Qua bảng số liệu phân tổ theo chi phí trung gian của vụ đông xuân và vụ hè thu ta thấy rằng: Nămg suất bình quân của các nhóm hộ tăng thêm khi mức đầu tư trung bình của các hộ trong từng tổ tăng thêm. Đặc biệt khá rõ đối với các yếu tố đầu vào như: đạm, lân, kali, công lao động và thuốc hoá học. Ngược lại lượng giống gieo giảm xuống lại làm tăng năng suất lúa, những hộ gieo với mật độ vừa phải cho năng suất cao hơn với các hộ gieo với mật độ dầy. So với vụ đông xuân thì vụ hè thu các hộ gieo với mật độ dầy hơn, là do thời tiết vụ hè thu nắng nóng kéo dài, lượng mưa lại ít cung cấp không đủ nước, đặc biệt những giống lúa ở vụ hè thu là những giống lúa ngắn ngày nên phải gieo với mật độ dầy hơn để trừ hao những cây lúa không sinh trưởng và chết đi. Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng những hộ có năng suất thấp thường là những hộ có mức đầu tư các yếu tố đầu vào thấp hơn.

Bảng 19: Hiệu quả kinh tế theo mức chi phí

STT Khoảng cách chi

phí

Số

hộ NSBQ(tạ/ha) (1000đ)GOBQ (1000đ)ICBQ (1000đ)VABQ VA/IC(Lần) VA/Công(1000đ) Vụ ĐX 60 60 16200 7234,6 8965,4 1,24 289,2 Ia ≤ 6000 15 55,8 13930 5664,6 8265,4 1,46 274,6 IIa 6000-7000 27 59 15867 6985,3 8081,7 1,16 298,7 IIIa 7000-8000 12 62 17940 7752,4 10187,6 1,31 296,6 IVa ≥ 8000 6 61,5 16979 8305,9 8673,1 1,04 302,8 Vụ hè thu 60 47 12690 7234,9 5455,2 0,78 183,7 Ib ≤ 6000 6 47,7 11150 5756,2 5393,9 0,94 190,7 IIb 6000-7000 35 46,5 12537 7242,2 5294,8 0,73 175,4 IIIb 7000-8000 13 48 13690 7706,2 5983,8 0,78 201,5 IVb ≥ 8000 6 45 12879 8134,3 4741,7 0,58 195,6

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) 3.2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa 3.2.3.2.1 các nhân tố tự nhiên

- Thời tiết khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt của miền bắc xã Nam Cường chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khí hậu cho ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất lúa. Lúa là cây trồng ưu khí hậu ổn định, có nhiệt độ phù hợp. Nam Cường có khí hậu thất thường, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, mùa hè nắng nóng kéo dài. Với thời tiết như vậy đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tạo điều kiện cho sâu bệnh và cỏ dại sinh trưởng và phát triển.

- Đất đai: có thể nói Nam Cường là vùng đồng bằng có chất đất khá tốt. hàng năm đất đai ở đây đất đai ở đây được bồi đắp bởi 1 lượng bùn đáng kể được chảy vào từ sông Hồng, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trọt.

3.2.3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố xã hội

- Nguồn cung ứng giống: Sản xuất lúa ngày nay đòi hỏi giống lúa sử dụng phải

có phẩm chất tốt, tỉ lệ nảy mần cao, sạch sâu bệnh đồng thời cho năng suất cao. Qua điều tra thực tế cho thấy, hàng năm các hộ phải bỏ ra 1 khoản chi phí khá lớn từ các trạm giống hay công ty giống. Hầu hết các hộ nông dân không thể tự sản xuất lúa giống, nếu có tỉ lệ này rất ít vì tỉ lệ nảy mần không cao. Giá lúa mua từ bên ngoài rất cao 4800 đồng/kg điều này đã làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.

- Trình độ kỹ thuật và tập quán canh tác: Đây là yếu tố ảnh hưởng đáng kể tới năng suất và sản lượng cây trồng. Nhiều năm qua, với việc tổ chức nhiều đợt tập huấn cho nông dân và đẩy lùi các tập quán canh tác lạc hậu, người nông dân đã mạnh dạn đầu tư các giống lúa mới cho năng suất cao, các loại phân bón riêng lẻ đã được thay dần bằng các loại phân bón tổng hợp cho hiệu quả cao hơn.

- Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ: Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ sản xuất lúa đều bán lúa cho tư thương, và bán rải rác không tập trung nên không cập nhập kịp giá của thị trường nên đa số không bán vào thời điểm giá lúa lên cao nhất, do vậy người nông dân đã tổn thất khá lớn nguồn thất thu. Trong khi đó các yếu tố đầu vào như đạm, lân, kali, thuốc BVTV… liên tục tăng giá, nên điều quan trọng hiện nay là cần tư vấn thông tin kịp thời cho người dân bán được lúa với giá cao.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nam cường, huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w