3.1 KẾT LUẬN
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân của mỗi nước. Ở Việt Nam nông nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì nhiều lẽ: 80% dân số ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp, trong cơ cấu quốc dân GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng đầu; trên 50% giá trị suất khẩu là nông sản, thuỷ sản. sự tăng trưởng của nông nghiệp có tác dụng lớn đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung.
Nam Cường là xã chuyên canh cây lúa lớn của huyện Nam Trực, với truyền thống canh tác lúa lâu đời cùng với việc mạnh dạn đầu tư thâm canh nên nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt về nhiều mặt.
Trong thời gian thực tập chuyên đề nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn chúng tôi đã rút ra 1 số kết luận sau.
Sản xuất lúa trên địa bàn không chỉ có vai trò quan trọng với địa phương mà còn quan trọng với huyện Nam Trực và cả tỉnh Nam Định. Trong những năm qua năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn không ngừng gia tăng. Thu nhập từ lương thực chiếm tỉ trọng đáng kể trong thu nhập nông hộ (62%). So với các địa phương khác trên địa bàn huyện năng suất lúa của xã đạt khá cao, bình quân vụ đông xuân là 60 tạ/ha, vụ hè thu là 47 tạ/ha
Năng suất lúa của các hộ điều tra cao hơn năng suất chung của toàn huyện nhưng khoảng cách giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực tế còn lớn. Đây là cơ hội để tăng năng suất lúa của xã nếu thực hiện tốt vấn đề thâm canh.
Thông qua phân tổ thống kê ta thấy được các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa riêng thuốc hoá học có ảnh hưởng gián tiếp và làm giảm năng suất thong qua sự phá hoại của sâu bệnh. Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Hầu hết các hộ đều sử dụng giống nguyên chủng có chất lượng cao nhưng lại gieo với mật độ dày, chỉ một số ít các hộ nông dân sử dụng các giống lúa cũ cho năng suất thấp
Bên cạnh những thành quả mà nông hộ đạt được thì thời gian qua việc sản xuất lúa còn gặp phải một số hạn chế là
Thứ nhất: Công tác tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa của cơ quan khuyến nông còn ít chỉ 1 – 2 lần trong năm.
Thứ hai: Giá phân bón cao, giá cả đầu ra không ổn định làm cho chi phí sản xuất cao, đặc biệt là chi phí về giống, thuỷ lợi, làm đất phần nào đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất lúa.
Thứ ba: Trang bị các loại máy móc phục vụ cho sản xuất còn hạn chế
3.2 KIẾN NGHỊ