Hình thức sản xuất lúa của các hộ được diều tra là hình thức sản xuất kinh tế hộ
và tự cung cấp là chính. Lợi nhuận chưa phải là mục tiêu tối cao, mục tiêu tối cao là phục vụ như cầu bản thân và chỉ đem ra bán những sản phẩm dư thừa. Do đó tôi không dùng các chỉ tiêu lợi nhuận bình quân và chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp MI. Sở dĩ không dùng các chỉ tiêu này vì không cần thiết khi mà địa phương đã được miễn thuế, và khấu hao bình quân sào là bằng nhau. Từ đặc điểm này tôi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất bao gồm: Giá trị sản xuất bình quân/ha, giá trị bình quân ha…
Hiệu quả kinh tế là tiền để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất. Nó phản ánh kết quả làm ăn của doanh nghiệp hay của người nông dân. Để biết được kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chúng tôi tiến hành sử lý dữ liệu theo vụ đông xuân và vụ hè thu, tính bình quân trên ha giữa các chân ruộng được so sánh.
Trước hết ta đi vào phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra trong vụ đông xuân.
Bảng 17: Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Đồng TrongRuộng Đồng NgoàiRuộng Nam MạngRuộng Bắc BQC
Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 16740 16200 15660 16200 CP trung gian (IC) 1.000đ 6798,2 7868,7 7037 7234,6 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 9941,9 8331,3 8623 8965,4
GO/IC Lần 2,46 2,2 2,23 2,24
VA/IC Lần 1,46 1,2 1,23 1,24
VA/GO Lần 0,59 0,55 0,55 0,56
VA/Công 1.000đ 324,5 260,4 312,8 289,2
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất GO bình quân/ha/vụ đông xuân của chân ruộng đồng trong là cao nhất 16740 nghìn đồng/ha, cao hơn chân ruộng đồng ngoài 540 nghìn đồng/ha và cao hơn chân ruộng Bắc Nam Mạng 1080 nghìn đồng/ha. Điều này là do năng suất bình quân của chân ruộng đồng ngoài cao hơn 2 chân ruộng còn lại, trong khi đó cơ cấu giống lúa gieo trồng và bán ra là tương đương nhau với giá giống lúa mua vào là 4.800đ/kg, bán ra là 2.700đ/kg. Có thể nói có được kết quả này ngoài việc chú trọng đầu tư đúng kĩ thuật, phân bón và công chăm sóc trong quá trình sinh trưởng còn do độ phì nhiêu của từng chân ruộng mà đem đến những kết quả tốt nhất.
Với mức chi phí bỏ ra là khác nhau giữa các chân ruộng, nên giá trị gia tăng mà các hộ thu được cũng khác nhau. Cao nhất vẫn là ruộng Đồng Trong với 9941,85 nghìn đồng/ha gấp 1,19 lần ruộng Đồng Ngoài và 1,15 lần ruộng Bắc Nam Mạng
Bình quân 1 ha lúa các nông hộ phải bỏ ra 30,1 công lao động nghĩa là một công lao động tao ra 289,2 nghìn đồng giá trị gia tăng. Tuy nhiên chỉ tiêu này là không giống nhau giữa các cánh đồng. Cao nhất là ruộng đồng trong tạo ra được 324,5 nghìn đồng giá trị gia tăng/công lao động, thấp nhất là ruộng đồng ngoài 260,4 nghìn đồng/công lao động.
Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu hiệu quả thì ta cũng thấy được chỉ tiêu GO/IC bình quân của các chân ruộng đạt 2,24 lần, tức cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,24 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này cao nhất ở chân ruộng Đồng Trong đạt 2,46 lần. Vì ở chân ruộng này các nhóm hộ đã tiết kiệm được chi phí nhờ tăng lao động, đồng thời tăng giá trị sản xuất nhờ chú trọng tăng năng suất. Trong khi ấy thấp nhất là chân ruộng đồng ngoài, mặc dù giá trị sản xuất không phải là thấp nhấp nhưng chi phí mà các nhóm hộ bỏ ra ở chân ruộng này là cao nhất đã làm cho GO/IC thấp.
Chỉ tiêu VA/IC là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu này so sánh giữa các chân ruộng, ta thấy cao nhất là chân ruộng đồng trong đạt 1,46 lần cao hơn mức bình quân chung 1,18 lần. Khi cùng đầu tư giống nhau về một đồng chi phí trung gian thì ở chân ruộng đồng ngoài đã tạo ra 2,2 đồng giá trị sản xuất và 1,2 đồng giá trị gia tăng. Ở chân ruộng đồng trong đã tạo ra 2,46 đồng giá trị sản xuất và 1,46 đồng giá trị gia tăng. Như vậy trong 1 đồng giá trị sản xuất thì chân ruộng đồng trong sản xuất ra 0,59 đồng giá trị gia tăng, ở chân ruộng đồng ngoài và Bắc Nam Mạng 0,55 đồng giá trị gia tăng. Điều này cho thấy vụ Đông Xuân ở chân ruộng Đồng Trong bà con sản xuất có hiệu quả hơn.
Ở vụ hè thu, ta thấy kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ ở các chân ruộng cũng có sự chênh lệch nhau khá lớn. Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu này ta thấy: Giá trị sản xuất GO, chi phí trung gian IC, giá trị gia tăng VA ở chân ruộng Đồng Trong là cao nhất, tiếp sau là chân ruộng đồng ngoài và bắc nam mạng. Về giá trị sản xuất, tính bình quân trên 1 ha diện tích đất canh tác thì chân ruộng đồng trong đạt được 12960 nghìn đồng cao hơn giá trị sản xuất của ruộng đồng ngoài 540 nghìn đồng. Về giá trị gia tăng VA thì chân ruộng đồng trong đạt được 6210,58 nghìn đồng/ha/vụ, ruộng đồng ngoài đạt 4699,71 nghìn đồng/ha/vụ, Bắc Nam Mạng là 2623 nghìn đồng/ha/vụ. Sở dĩ ở chân ruộng Bắc Nam Mạng có giá trị sản xuất và giá trị gia tăng ít
nhất là do đây là vụ lúa tái sinh, các hộ nông dân chỉ lợi dụng ruộng lúa có sẵn ở vụ đông xuân, đồng thời sự phát triển của lúa tái sinh lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất cũng không cao. (2,7 tạ/ha)
Sự khác nhau về kết quả sản xuất nên dẫn đến kết quả sản xuất giữa các chân ruộng cũng khác nhau. Chỉ tiêu GO/IC bình quân giữa các chân ruộng đạt 1,75 lần, chỉ tiêu này cao nhất ở chân ruộng Đồng Trong đạt 1,92 lần, thấp nhất ở chân ruộng Bắc Nam Mạng chỉ đạt 1,56 lần.
Chỉ tiêu VA/IC cao nhất vẫn là chân ruộng đồng trong đạt 0,92 lần gấp 1,5 lần chân ruộng đồng ngoài và 1,6 lần chân ruộng Bắc Nam Mạng. Như vậy khi tăng chi phí thì chỉ tiêu GO/IC, VA/IC lại có xu hướng giảm, điều này cho thấy rằng sự gia tăng chi phí chưa hẳn là kết quả tốt để gia tăng giá trị sản xuất.
Chỉ tiêu VA/GO cho thấy được trong 1 đồng giá trị sản xuất thì chân ruộng đồng trong tạo ra 0,48 đồng giá trị gia tăng, chân ruộng đồng ngoài tạo ra 0,38 đồng và chân ruộng Bắc Nam Mạng tạo ra 0,36 đồng giá trị gia tăng.
Bảng 18: Kết quả và hiệu quả kinh tế vụ hè thu, tái sinh của các nhóm hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Đồng TrongRuộng Đồng NgoàiRuộng Ruộng Bắc Nam Mạng BQC
Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 12690 12420 7290 12690
CP trung gian (IC) 1.000đ 6749,42 7720,29 4661,036 7030,85 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 6210,58 4699,71 2628,96 5455,15
GO/IC Lần 1,92 1,61 1,56 1,75
VA/IC Lần 0,92 0,61 0,56 0,75
VA/GO Lần 0,48 0,38 0,36 0,45
VA/Công LĐ 1.000đ 226,75 146,87 97,76 183,68
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)