MỤC LỤC
Với vị trí địa lý như vậy xã Nam Cường có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá, giao thông với các xã lân cận và với thành phố Nam Định rất là thuận lợi. Xã Nam Cường có sông Châu Thành chạy qua vùng ranh giới phía Đông có chiều dài hơn 2000m, phía tây có sông Đào chảy qua, đây là một con sông hiền hoà có dòng chảy ổn định vì vậy hết sức thuận lợi cho nhân dân trong việc đưa nước vào tưới tiêu đồng ruộng.
Đặc biệt trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì số lượng và chất lượng lao động sẽ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trong xã mà còn có khả năng cung cấp cho một số xã mà còn có khả năng cung cấp cho một số xã trên địa bàn huyện (cung cấp một phần cho thị trấn Nam Giang).Tình hình sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 7. Có được những kết quả như vậy là nhờ uỷ ban nhân dân xã đã kết hợp với khuyến nông huyện đưa vào những giống tốt vào trong sản xuất và những nỗ lực không biết mệt mỏi của bà con trên đồng ruộng để cho ra những kết quả tốt.
Chăn nuôi lợn cũng có sự gia tăng nhanh chóng nhưng chăn nuôi gà lại giảm đáng kể vì bệnh dịch, giá gà hạ do vậy chỉ còn một số gia đình do tìm được đầu ra trong thị thị trường nên vân tiếp tục duy trì nuôi gà. Đây là những kết quả tất yếu nhằm tận dụng tối đa những phế phẩm từ trồng trọt phục vụ chăn nuôi, có thể nói rằng tiềm năng và thế mạnh của xã Nam Cường đang dần được khai thác, người dân chủ động đẩy mạnh sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế.
Sở dĩ có sự khác biệt trong việc sử dụng giống giữa các chân ruộng là do ở chân ruộng bắc nam mạng người ta chỉ gieo trồng một vụ còn lại thời gian người ta tiến hành làm lúa tái sinh, đồng thời ở đây chân ruộng sâu, luôn có nước bao quanh nên phải gieo cấy với mật độ lớn hơn. Tuy nhiên ở xã Nam Cường người nông dân không thực hiện đúng là do địa hình đất đai ở cả 3 cánh đồng không bằng phẳng gây ra hiện tượng ứ đọng nước, đặc biệt ở cánh đồng bắc nam mạng lại có nước bao quanh năm làm cho lúa thường bị chết úng trong quá trình gieo. Sự khác nhau về mức đầu tư chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật có thể là do khả năng tài chính của các nhóm hộ mà họ đầu tư nhiều hay ít nhưng ở đây khi tiến hành điều tra thì ta thấy đa số các hộ nông dân được điều tra đều sử dụng thuốc BVTV ở chân ruộng Đồng Ngoài hơn so với các chân ruộng khác.
Theo thông tin từ bà con nông dân thì năm 2009 sâu bệnh phát triển rất mạnh, ngoài số chi phí mà bà con nông dân bỏ ra thì còn có một lượng rất lớn thuốc BVTV đã được các HTX cấp phát cho bà con để phòng trừ dịch bệnh kịp thời góp phần vào vụ mùa bội thu năm 2009. Nhưng ngày nay khi tiến bộ khoa học kỹ thuật đã phát triển, khoa học kĩ thuật đã áp dụng sâu vào nông nghiệp, thì việc làm đất, tuốt lúa, thuỷ lợi… đều đã được một bộ phận hợp tác xã đảm nhiệm, và thực hiện theo sự chỉ đạo điều hành của ban quản trị các HTX.
Ruộng Đồng ngoài và ruộng Bắc Nam Mạng đất đai không được mầu mỡ, có khi đất ngập thường xuyên nhưng được sự tận tình cải tạo, đầu tư của các nông hộ mà năng suất bình quân cũng đạt mức khá cao 5,8 – 6 tấn/ha/vụ đông xuân, 4,6 tấn/ha/vụ hè thu. Đặc biệt ở chân ruộng Bắc Nam Mạng các hộ chỉ sản xuất một vụ đông xuân sau đó sử dụng cho việc tái sinh cây lúa, việc tái sinh này đã đem lại cho bà con nông dân lợi nhuận cao vì đầu tư cho lúa tái sinh là rất ít kể cả phân bón lẫn công lao động. Trước hết ta đi vào phân tích chi phí đầu tư cho sản xuất vụ đông xuân, như đã được trình bầy ở các phần trước đất trồng lúa trên địa bàn xã được chia theo các cánh đồng khác nhau có độ mầu mỡ khác nhau, nên sự đầu tư chi phí của các hộ nông dân ở các cánh đồng cũng khác nhau.
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất GO bình quân/ha/vụ đông xuân của chân ruộng đồng trong là cao nhất 16740 nghìn đồng/ha, cao hơn chân ruộng đồng ngoài 540 nghìn đồng/ha và cao hơn chân ruộng Bắc Nam Mạng 1080 nghìn đồng/ha. So với vụ đông xuân thì vụ hè thu các hộ gieo với mật độ dầy hơn, là do thời tiết vụ hè thu nắng nóng kéo dài, lượng mưa lại ít cung cấp không đủ nước, đặc biệt những giống lúa ở vụ hè thu là những giống lúa ngắn ngày nên phải gieo với mật độ dầy hơn để trừ hao những cây lúa không sinh trưởng và chết đi. Nhiều năm qua, với việc tổ chức nhiều đợt tập huấn cho nông dân và đẩy lùi các tập quán canh tác lạc hậu, người nông dân đã mạnh dạn đầu tư các giống lúa mới cho năng suất cao, các loại phân bón riêng lẻ đã được thay dần bằng các loại phân bón tổng hợp cho hiệu quả cao hơn.
- Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ: Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ sản xuất lúa đều bán lúa cho tư thương, và bán rải rác không tập trung nên không cập nhập kịp giá của thị trường nên đa số không bán vào thời điểm giá lúa lên cao nhất, do vậy người nông dân đã tổn thất khá lớn nguồn thất thu.
Trước mắt cần quy hoạch và ưu tiên đầu tư vào thuỷ lợi, giao thong nội đồng để tạo điều kiện cho cơ giới hoá sản xuất, tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người sản xuất, nghiên cứu lựa chọn những giống lúa mới phù hợp với điều kiện đất đai của vùng. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, phân công lao động ngày càng cao thì sản xuất lương thực từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá. Vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn muốn thu được kết quả cao thì cần phải quan tâm đến xu thế này.
Điều này có nghĩa trong quá trình phát triển phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn để nâng cao giá trị của lúa gạo. - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Tuy nhiên để đảm bảo nâng cao năng suất lúa một cách có hiệu quả việc bón phân đúng và đủ là hết sức quan trọng, có nghĩa là bón phân cân đối và đúng thời điểm. Bên cạnh đó việc phun thuốc trừ bệnh không diễn ra đồng thời giữa các hộ nên đã gây ra hiện tượng lây nhiễm bệnh từ hộ chưa phun thuốc sang hộ đã phun thuốc và ngược lại, điều này gây lãng phí và không an toàn. Về lâu dài việc lạm dụng quá nhiều thuốc hoá học sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân sống trong khu vực.
Thực tế trên địa phương quỹ đất nông nghiệp hầu như đã được sử dụng hết, giải pháp nâng cao sản lượng bằng biện pháp mở rộng diện tích là không thể thực hiện được nên giải pháp bằng con đường thâm canh là chủ yếu. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp một cách bền vững tạo tiềm lực lâu dài cho nông nghiệp.
Theo chúng tôi phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn cần tập trung vào 2 nội dung chính: phát triển thuỷ lợi và phát triển giao thong nội đồng. - Nâng cao năng lực tưới tiêu của các máy bơm, trạm bơm và lắp đặt thêm các trạm bơm ở cị trí xung yếu.