1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

89 2,7K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 898,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện quá trình CNH-HDH đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nền sản xuất nông nghiệp trong việc cung cấp nguồn lương thực cần thiết đảm bảo cho sự sống còn của một nền kinh tế quốc gia. Việt Nam, nông nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì nhiều lẽ: 80% dân số sống nông thôn, nguồn sống chính của họ dựa vào nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Trên 50% về giá trị xuất khẩu nông sảnthủy sản. Trong đó lúa là cây trồng có vị trí chiến lược quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong cơ cấu sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng. Lúa gạo là sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Đối với Việt Nam, xuất khẩu lúa gạo là một ngành kinh tế đem lại nguồn ngoại tệ cao cho quốc gia. Được mệnh danh là “một quốc gia có nền văn minh lúa nước” trong những năm gần đây, năng suất, sản lượng gạo của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Năm 2009 sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, tăng 116 nghìn tấn so với năm 2008. Từ việc phải nhập khẩu lương thực trung bình vào những năm 70-74 của thế kỉ XX là 1233,2 ngàn tấn gạo ( Lê Du Phong (1975) thì đến năm 1998 xuất khẩu 3,8 triệu tấn gạo, Việt Nam đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Hiện nay, bình quân Việt Nam xuất khẩu hơn 4 triệu tấn, riêng năm 2009 lượng gạo xuất khẩu đã tăng lên 6,0 triệu tấn. Thủy Phương là một trong những của huyện Hương Thủy, người dân đây đã có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Hiện nay, diện tích đất tự nhiên của hầu như đã sử dụng triệt để, đất chưa sử dụng của hầu như không còn. Do đó, Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 1 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế việc tăng sản lượng bằng cách tăng quy mô, mở rộng diện tích là điều không thể, thay vào đó là việc xem xét đến các yếu tố đầu tư thâm canh cũng như các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ để thay đổi công nghệ sản xuất là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, năng suất lúa trên địa bàn có khuynh hướng tăng giảm không đồng đều, bên cạnh chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thì còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc BVTV…. Vì vậy việc đánh giá đúng thực trạng, chính xác hiệu quả kinh tế sản xuất lúa có ý nghĩa rất quan trọng để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của Thủy Phương nói riêng cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn để đánh giá hiệu quả kinh tếhiệu quả sản xuất cây lúa nói riêng. - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ trên địa bàn nghiên cứu trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2009. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả sản xuất lúa các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Trong đó tập trung vào 60 hộ điển hình trong các thôn của xã. - Thời gian nghiên cứu trong ba năm từ 2007-2009. Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 2 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế 3.1. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về khả năng và thời hạn nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nông hộ sản xuất lúa các thôn điển hình trong Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: • Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận cho đề tài. Trên cơ sở đó xem xét các sự vật, hiện tượng sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ phổ biến và liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua cách nhìn nhận xem xét vấn đề đó để có cơ sở đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng trong điều kiện cụ thể của địa phương. • Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: - Chọn địa điểm điều tra: Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu, tôi đã lựa chọn địa điểm điều tra các thôn 1, thôn 3, thôn 5, thôn 6, thôn 10, thôn 11 thuộc HTX Thủy Phương. Đây là những thôn trồng lúa điển hình của người dân đây có truyền thống trồng lúa từ rất lâu đời. - Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu tương đương với 60 hộ thuộc các thôn trên địa bàn xã, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp. - Thu thập số liệu: Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 3 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế + Số liệu sơ cấp: thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế sẵn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. + Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu như: báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của xã, niên giám thống kê của huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên huế, báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của xã, thông tin từ các nguồn khác: sách báo, intermet… • Phương pháp phân tổ thống kê: Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố do đó việc phân tổ thống kê nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các nhân tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả, hiệu quả sản xuất. • Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế: Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu đã điều tra được trên cơ sở đó để phân tích sự khác nhau về mức độ đầu tư thâm canh giữa các vụ sản xuất, mối quan hệ giữa các yếu tố riêng biệt như: quy mô sử dụng đất, chi phí trung gian, công lao động…từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất. • Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ trong các cơ quan chức năng địa phương, chủ nhiệm HTX Thủy Phương các thôn trưởng và ý kiến của của các hộ nông dân nhằm có cách nhìn khách quan hơn để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. PHẦN II: Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 4 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Lí luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế 1.1.1.1.1: Khái niệm hiệu quả kinh tế Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Và để làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn hội. Hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay mứ sinnh lời của đồng vốn. Với các yếu tố đầu vào hay lượng tài nguyên nhất định , để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể có là mục tiêu chung của nhà sản xuất. Hay nói cách khác, mức sản lượng nhất định làm thế nào để đạt được mức sản lượng ấy sao cho chi phí tài nguyên và lao động là thấp nhất. Điều này cho thấy quá trình sản xuất thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, là biểu hiện tất cả các mối quan hệ cho thấy tính hiệu quả của sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sản xuất là điều kiện để tích lũy và tái đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lí kinh doanh các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh. Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người ngày một nâng cao trong khi nguồn lực có hạn. Vì vậy, trong Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 5 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế điều kiện hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Vậy nên hiểu hiệu quả kinh tế thế nào cho đúng. GS TS Ngô Đình Giao cho rằng: “hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước”. Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “hiệu quả kinh tế còn gọi là : “ hiệu ích kinh tế” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế ( bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”. Còn tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: “hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell(1957), Schultz(1964), Rizzo(1979), và Ellis(1993). Các học giả trên đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (technical efficency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficency), và hiệu quả kinh tế (economic efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều kiện về lí thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 6 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Qua phân tích trên có thể khái quát lại: “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”. 1.1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Trên bình diện hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao phí lao động hôi. Cho nên thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hóa trên một đơn vị hao phí lao động hội tối thiểu. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã dưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, vật lực… Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 7 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động hội và tiết kiệm lao động hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế hội là hiệu quả của lao động hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động hội bỏ ra. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, với mục tiêu sản xuất sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của hội thì kết quả sử dụng nghiên cứu ddanhs giá là chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất. Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sở sản xuất có thuê mướn nhân công thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI). Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu….Còn kết quả thu được thì xác định như thế nào? Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C+V+m), hoặc có thể là thu nhập (V+m), ngoài ra cũng có thể là thu nhập thuần(MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất(GO), Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 8 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế có thể là giá trị gia tăng (VA), cũng có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lãi (Pr)…. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: Thứ nhất, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng nghịch). Dạng thuận: H = Q/C Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả. Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực. Dạng nghịch: H = C/Q Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: H : Hiệu quả kinh tế (lần) Q : Kết quả thu được ( nghìn đồng, triệu đồng…) C : chi phí bỏ ra ( nghìn đồng, triệu đồng…) Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Thứ hai, Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: Hb = ∆Q/∆C Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: Hb =∆C/∆Q Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: Hb : hiệu quả cận biên ( lần) Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 9 Khoá luận tốt nghiệp Đại học Kinh Tế ∆Q : lượng tăng giảm của kết quả ( nghìn đồng, triệu đồng…) ∆C : lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng…) Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó cho biết được một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Có nhiều phương pháp xác định Hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tếlựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa 1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngủ cốc có lịch sử trồng trọt có từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loại thực phẩm hết sức quan trọng cho con người. Theo thống kê của cơ quan thực phẩm Liên Hiệp Quốc trên thế giới thì có khoảng 147.5 triệu ha đất trồng lúa và 90% diện tích này là thuộc các nước Châu Á, các nước Châu Á cũng sản xuất 92% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới. Có thể nói rằng Châu Á là một trung tâm sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cây lúa đã có mặt hơn 3000 năm trước công nguyên. Trung Quốc, cây lúa đã có mặt Triết Giang khoảng 5000 năm, hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Theo kết quả khảo cổ học trong vòng vài thập niên qua, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á và vùng Đông Dương. Từ Đông Nam Á cây lúa mới được du nhập vào Ấn Độ và Trung Quốc phát triển cả hai hướng đông và tây. Cho đến thập kỉ thứ nhất cây lúa được đưa vào trồng vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Sinh viên: Trần Phước Phú Lớp: K40 KDNN 10 . tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cho khóa luận tốt nghiệp. luận và thực tiễn để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất cây lúa nói riêng. - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ trên

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Mai Văn Xuân- TS Nguyễn Văn Toàn- PGS.PTS. Hoàng Hữu Hòa, Lý thuyết thống kê, Hà Nội- 2002 Khác
4. GS TS Nguyễn Thế Nhã- PGS TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 2002 Khác
5. PGS TS Phạm Văn Đình- TS Đỗ Kim Chung , Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội 1997 Khác
6. Phan Đình Hoàn, Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, NXB Thống kê, Hà Nội- 1996 Khác
7. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2008 8. Niên giám thống kê huyện Hương Thủy, năm 2008 Khác
9. Báo cáo hiện trạng sử dụng đất đai của xã Thủy Phương năm 2007, 2008, 2009 Khác
10. Báo cáo kinh tế xã hội xã Thủy Phương năm 2007, 2008, 2009 Khác
11. Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2010 – HTX nông nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diện tích sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 1998- 2008 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1 Diện tích sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 1998- 2008 (Trang 24)
Bảng 1: Diện tích sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 1998- 2008 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1 Diện tích sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 1998- 2008 (Trang 24)
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Hương Thuỷ năm 2006-2008 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Hương Thuỷ năm 2006-2008 (Trang 28)
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Hương Thuỷ năm 2006-2008 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Hương Thuỷ năm 2006-2008 (Trang 28)
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất ở xã Thủy Phương qua 3 năm ( 2006- 2008) - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4 Tình hình sử dụng đất ở xã Thủy Phương qua 3 năm ( 2006- 2008) (Trang 33)
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất ở xã Thủy Phương qua 3 năm ( 2006- 2008) - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4 Tình hình sử dụng đất ở xã Thủy Phương qua 3 năm ( 2006- 2008) (Trang 33)
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 5 Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 (Trang 35)
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 5 Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 (Trang 35)
Bảng 6: Cơ cấu diện tích cây trồng của xã trong ba năm 2007- 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 6 Cơ cấu diện tích cây trồng của xã trong ba năm 2007- 2007-2009 (Trang 39)
Bảng 6: Cơ cấu diện tích cây trồng của xã trong ba năm 2007- 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 6 Cơ cấu diện tích cây trồng của xã trong ba năm 2007- 2007-2009 (Trang 39)
Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa của xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 7 Tình hình sản xuất lúa của xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 (Trang 41)
Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa của xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 7 Tình hình sản xuất lúa của xã Thủy Phương qua 3 năm 2007-2009 (Trang 41)
Bảng 8: Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2009( tính bình quân/ hộ) - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 8 Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2009( tính bình quân/ hộ) (Trang 43)
Bảng 8: Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2009( tính  bình quân/ hộ) - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 8 Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2009( tính bình quân/ hộ) (Trang 43)
2.5.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra: - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
2.5.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra: (Trang 45)
Theo bảng số liệu trên ta thấy bình quân chung về tư liệu sản xuất của mỗi hộ là 498,86 nghìn đồng/hộ - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
heo bảng số liệu trên ta thấy bình quân chung về tư liệu sản xuất của mỗi hộ là 498,86 nghìn đồng/hộ (Trang 46)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giống Khang Dân vẫn là giống lúa chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng diện tích gieo trồng ( trên 70%), vụ Đông Xuân diện tích  gieo trồng của Khang Dân chiếm 73,38% và vụ Hè Thu chiếm 75,82% - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
h ìn vào bảng số liệu ta thấy giống Khang Dân vẫn là giống lúa chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng diện tích gieo trồng ( trên 70%), vụ Đông Xuân diện tích gieo trồng của Khang Dân chiếm 73,38% và vụ Hè Thu chiếm 75,82% (Trang 48)
Bảng 11: tình hình sử dụng giống lúa tính BQ/hộ của nhóm hộ  điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 11 tình hình sử dụng giống lúa tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 48)
Bảng 12: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 12 Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 51)
Bảng 12: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của  nhóm hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 12 Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 51)
Bảng 15: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 15 Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 59)
Bảng 15: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân /ha/ vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra  năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 15 Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân /ha/ vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 59)
Bảng 16: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 16 Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 62)
Bảng 16:  Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân /ha/ vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm  2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 16 Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân /ha/ vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 62)
Bảng 17: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các nhóm hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 17 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 63)
Bảng 17: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các  nhóm hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 17 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa BQ/ha/vụ của các nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 63)
Bảng 19 Kết quả hiệu quả kinh tế trong vụ Hè Thu tính bình quân/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 19 Kết quả hiệu quả kinh tế trong vụ Hè Thu tính bình quân/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 66)
Bảng 19 Kết quả hiệu quả kinh tế trong vụ Hè Thu  tính bình  quân/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 19 Kết quả hiệu quả kinh tế trong vụ Hè Thu tính bình quân/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009 (Trang 66)
Bảng 20: Bảng phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai: - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 20 Bảng phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai: (Trang 69)
Bảng 20: Bảng phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai: - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 20 Bảng phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai: (Trang 69)
Bảng 21: Phân tổ các hộ theo chi phí ttrung gian IC - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 21 Phân tổ các hộ theo chi phí ttrung gian IC (Trang 72)
Bảng 21: Phân tổ các hộ theo chi phí ttrung gian IC - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 21 Phân tổ các hộ theo chi phí ttrung gian IC (Trang 72)
Với kết quả hồi quy được thể hiện như bảng trên ta có được hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng: - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế
i kết quả hồi quy được thể hiện như bảng trên ta có được hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng: (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w