Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 73)

quả sản xuất lúa

Phân tích ảnh hưởng của các chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa sẽ cho ta biết được kết quả và hiệu quả thu được tương ứng với các mức đầu tư khác nhau của các nông hộ. Các khoản chi phí trung gian đều ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Nếu xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong chi phí trung gian bằng phương pháp phân tổ thì rất phức tạp và khó theo dõi. Nên ở đây tôi chỉ phân tổ thống kê chi phí trung gian để xem xét mức độ ảnh hưởng của IC đến hiệu quả sản xuất lúa một cách chung nhất. Để đánh giá mối quan hệ này tôi tiến hành phân tổ các hộ sản xuất theo IC cho hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, kết quả phân tổ được thể hiện rõ ở bảng 20:

Đối với vụ Đông Xuân, khi chi phí trung gian tăng từ tổ I đến tổ III thì năng suất, giá trị sản xuất GO của các nông hộ cũng tăng lên liên tục. Ở tổ I có mức chi phí trung gian < 3500 nghìn đồng bao gồm 15 hộ chiếm 25% tổng số hộ điều tra, bình quân năng suất là 56,4 tạ/ha với giá trị sản xuất tương ứng là 30480 nghìn đồng. Tổ II gồm 27 hộ chiếm 45% tổng số hộ điều tra có mức chi phí từ 3500-4000 nghìn đồng với năng suất bình quân là 59,19 tạ/ha thu được giá trị sản xuất là 31897,52 nghìn đồng/ha. Tổ III bao gồm những hộ có chi phí trung gian > 4500 nghìn đồng, năng suất bình quân của nhóm hộ vùng III là 60,28 tạ/ha và thu được 32480,73 nghìn đồng giá trị sản xuất. xét các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh tế, thì ta thấy rằng từ nhóm I đến nhóm II các chỉ tiêu VA/IC, GO/IC tăng lên nhưng qua đến nhóm III các chỉ tiêu này lại giảm xuống. Qua đó ta thấy được rằng , ở một chừng mực nào đó nếu tăng chi phí trung gian sẽ làm tăng giá trị gia tăng, tăng chỉ tiêu GO/IC, VA/IC. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá sẽ làm cho hiệu quả sản xuất lúa giảm xuống.

Ở vụ Hè Thu cũng có sự biến động tương tự như vụ Đông Xuân. Cụ thể tổ I có IC< 3500 nghìn đồng có 34 hộ chiếm 57% số hộ điều tra, năng suất bình quân đạt được là 56,88 tạ/ha và đạt giá trị sản xuất là 30622,44 nghìn đồng/ha. Các nhóm hộ tiếp theo có chi phí cao hơn thì kéo theo năng suất lúa cũng cao hơn và giá trị sản xuất cũng tăng lên. Cụ thể ở nhóm II có chi phí trung gian nằm trong khoảng 3500- 4500 có năng suất bình quân là 58,83 tạ/ha và đạt giá trị sản xuất là 31754,9 nghìn đồng/ha, nhóm III có chi phí trung gian > 4500 có năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha và đạt mức giá trị sản xuất là 32180,18 nghìn đồng/ha.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng ta thấy, mặc dù năng suất và gía trị sản lượng tăng nhưng giá trị gia tăng chỉ tăng đến một ngưỡng nào đó thì giảm xuống đều này kéo theo các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC cũng tăng lên một mức nào đó rồi giảm xuống. Cụ thể ở tổ II cao nhất sang tổ III lại giảm xuống.

Qua phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, ta có thể rút ra kết luận: xét ở một chừng mực nào đó, kết quả sản xuất lúa của các nông hộ có tỷ lệ thuận với quy mô của chi phí trung gian. Song nếu mức đầu tư quá lớn, không tính toán kĩ, không tương xứng với kết quả đầu ra thì sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất này. Do đó các nông hộ cần nắm rõ kĩ thuật sản xuất để có sự đầu tư thỏa đáng và hợp lí thì hiệu quả mang lại sẽ cao, ngược lại mức chi phí cao nhưng không hợp lí thì hiệu hiệu quả mang lại sẽ không như ý muốn.

Bảng 21: Phân tổ các hộ theo chi phí ttrung gian IC Tổ Phân tổ theo IC(1000đ) Chi phí trung gian bình quân(1000đ) Số hộ cấu(%) NSBQ/ha (tạ/ha) GO/ha (1000đ) VA/ha (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Vụ Đông Xuân 4157,78 60 100 58,8 31860,7 19001,59 2,48 1,48 I < 3500 3063.,12 15 25 56,4 30480,0 17726,86 2,39 1,39 II 3500-4500 3994,69 27 45 59,19 31897,52 1887,12 2,45 1,45 III > 4500 5314,63 18 30 60,28 32480,73 18659,13 2,35 1,35 Vụ Hè Thu 3498,71 60 100 58 31293,56 17472,81 2,36 1,36 I < 3500 2515,28 34 57 56,88 30622,44 17423,11 2,32 1,32 II 3500-4500 4043,03 12 20 58,83 31754,9 18412,51 2,38 1,38 III > 4500 5420,49 14 23 60 32180,18 18127,70 2,29 1,29

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 73)