ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ THỦY PHƯƠNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 38)

PHƯƠNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Nhìn chung với những điều kiện tự nhiên và KT-XH trong xã ta thấy xã Thủy Phương có những mặt mạnh và mặt yếu cho sản xuất nông nghiệp như sau:

Mặt mạnh:

Là xã có vị trí địa lí thuận lợi nằm giữa thành phố Huế và khu công nghiệp Phú Bài, là hai thị trường tiêu thụ rất lớn các nông lâm sản

Xã Thủy Phương có truyền thống cách mạng lâu đời với tinh thần đoàn kết, người dân có vốn cần cù, chịu khó trong sản xuất. Bên cạnh đó các truyền thống văn hóa, phong tục tập quán làng xã, dòng họ được cũng cố và phát huy góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã nhà cũng như công cuộc đổi mới của đất nước. Lực lượng lao động dồi dào cũng là một điểm mạnh của xã nhằm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 1A, đường vòng tránh thành phố, đường sắt bắc nam chạy qua, có cụm CN-TTCN là những thuận lợi lớn để phát triển dịch

vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Địa hình xã là đất gò đồi, đây là tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn, trang trại và phát triển chăn nuôi…

Mặt yếu:

Bên cạnh những thuận lợi cho sản xuất, trên địa bàn xã vẫn tồn tại các khó khăn: nằm trong khu vực miền trung có khí hậu khắc nghiệt, hàng năm thường bị thiên tai do lũ lụt và hạn hạn. Vụ Hè Thu đất thường bị nhiễm mặn và thiếu nước, vụ Đông Xuân thì lại bị mưa lớn dễ gây ngập úng, lụt lội ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là bố trí thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Các sản phẩm trong nông nghiệp vẫn chưa đa dạng. Cây lúa vẫn còn chiếm thế độc canh, chất lượng chưa cao, chi phí lớn, chăn nuôi vẫn chưa có sản phẩm là hàng hóa. Diện tích rau đậu chưa phát triển.

Nền kinh tế có định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng tốc độ diễn ra vẫn còn chậm, người dân chưa thật sự tự giác, mang tính trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của cấp trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 38)