2.5.1. Tình hình cơ bản của các nông hộ
Hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra theo cơ chế thị trường, các nông hộ đã trở thành các nông hộ tự chủ nhưng sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên hoạt động sản xuất giữa các nông hộ cũng mang lại những kết quả khác nhau. Vì vậy, dựa vào tình hình thực tế trên địa bàn nghiên cứu cũng như đễ đánh giá đúng thực trạng sản xuất lúa tại địa phương tôi chia 60 hộ điều tra ra thành hai nhóm: Nhóm 1: gồm 30 hộ thuộc ruộng vùng cao
Nhóm 2: gồm 30 hộ thuộc ruộng vùng thấp Ruộng vùng cao là vùng đất thịt nhẹ trung bình có địa hình thuận lợi, hệ thống giao thông thủy lợi hoàn chỉnh để đầu tư thâm canh sản xuất và chủ động tưới tiêu khi ngập úng xảy ra.
Ruộng vùng thấp: là vùng ruộng sâu, thấp trũng có đặc điểm: đất thịt nặng, hệ thống giao thông thủy lợi chưa được hoàn chỉnh và thường ngập úng khi có mưa lũ. Vào đầu vụ thường phải bơm tiêu úng mới gieo được
Các hộ điều tra theo phương pháp ngẩu nhiên. Qua quá trình điều tra tôi thu thập được được số liệu và tình hình chung của các nông hộ về tuổi của chủ hộ trình độ văn hóa, nhân khẩu và lao động được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 8: Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2009( tính bình quân/ hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC
Vùng cao Vùng thấp
1.Tổng số nhân khẩu Khẩu 175 168 171,5
Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 5,8 5,6 5,7
2.Tổng số lao động Lao động 104 100 102
Số lao động BQ/hộ Lao động 3,5 3,3 3,4
3. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 51,3 55,2 53,25
4. Trình độ văn hóa BQ Lớp 7,8 7,5 7,65
(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Qua bảng phân tích số liệu ta thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ của cả hai nhóm hộ là 53,25 tuổi. Có thể nói đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trải qua nhiều năm hoạt động, với những kiến thức đã tích lũy được, các chủ hộ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc các loại cây trồng vật nuôi. Đi vào so sánh giữa hai nhóm hộ cho thấy độ tuổi của vùng thấp lớn hơn vùng cao. Qua đó cho thấy đây là vùng có truyền thống trồng lúa từ lâu đời và người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng.
Bên cạnh đó trình độ văn hóa cũng là nhân tố mang ý nghĩa hết sức quan trọng , ảnh hưởng lớn đến nhận thức, lối sống cũng như đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất. Qua bảng số liệu ta thấy giữa hai nhóm hộ không có sự chênh lệch nhiều về trình độ văn hóa. Đối với nhóm hộ vùng cao, số năm đi học bình quân là 7,8 năm, đối với hộ vùng thấp là 7,5 năm, bình quân của hai nhóm hộ là 7,65 năm. Nhìn chung trình độ văn hóa của người dân trên địa bàn cũng tương đối cao, đây là một thuận lợi cho việc tuyên truyền, mở các lớp
tập huấn nhằm trao đổi các kinh nghệm sản xuất do các cơ quan khuyến nông tổ chức.
Bất kì một hoạt động sản xuất nào cũng không thể thiếu yếu tố con người và hoạt động sản xuất lúa cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Con người là yếu tố nguồn lực quan trọng cho hoạt động sản xuất nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng. Qua bảng số liệu ta thấy, số nhân khẩu giữa các hộ gia đình chênh lệch không đáng kể, số nhân khẩu nhóm vùng cao là 175 khẩu, vùng thấp là 168 khẩu. đối với nhóm hộ vùng cao số nhân khẩu bình quân là 5,8 khẩu/hộ, vùng thấp là 5,6 khẩu/hộ, bình quân chung là 5,7 khẩu/hộ. Trong 60 hộ điều tra thì bình quân chung mỗi hộ có 3,4 lao động, trong đó bình quân các nhóm hộ thuộc vung cao là 3,5 lao động, các nhóm hộ vùng thấp là 3,3 lao động.
Qua phân tích số liệu trên ta thấy số nhân khẩu và lao động của cả hai nhóm hộ trên có sự khác nhau. Đối với nhóm hộ vùng cao, số nhân khẩu bình quân /hộ là 5,8khẩu/hộ, nhưng có đến 3,5 lao động trong khi đó nhóm hộ vùng thấp số nhân khẩu bình quân/hộ là 5,6 khẩu/hộ có 3,3 lao động. Điều này cho thấy rằng thu nhập của nhóm hộ vùng cao phụ thuộc vào sản xuất lúa nhiều hơn nhóm hộ vùng thấp.