1.1. KẾT LUẬN
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam nông nghiệp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, phần lớn người dân sống ở nông thôn nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp.
Thủy Phương là một trong những xã trồng lúa điễn hình của huyện Hương Thủy. Sản xuất lúa trên địa bàn không chỉ có vai trò quan trọng đối với địa phương mà còn tác động đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như các cán bộ HTX cùng với sự nỗ lực của bà con trong quá trình đầu tư thâm canh sản xuất nên những năm nay năng suất lúa trên địa bàn không ngừng tăng lên.
Trong thời gian thực tập tôi tốt nghiệp nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn, tôi rút ra một số kết luận sau:
Nhìn chung năng suất lúa trên địa bàn là khá cao, vào năm 2009 diện tích lúa bình quân của xã là 6396 ha, với năng suất bình quân cả năm đạt 59,39 ta/ha. Đây là mức năng suất khá cao mà xã đạt được.
Qua điều tra của các nông hộ tôi thấy với tổng số diện tích bình quân là 0,33 ha, ở vụ Đông Xuân năng suất đạt được 58,82 tạ/ha tương ứng mức sản lượng 1,91
tấn. Ở vụ Hè Thu năng suất đạt 57,50 tạ/ha tương ứng mức sản lượng là 1,87 tấn. Đây là mức năng suất khá cao so với toàn huyện.
Qua quá trình điều tra tôi thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp năng suất lúa. Trong cơ cấu đầu tư thì phân bón và lao động chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, giá cả của các yếu tố đầu vào không ổn định nên việc sử dụng phân bón hợp lý và và có hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, giống là một yếu tố cũng không kém phần quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Đa số các hộ sử dụng lúa cấp 1 do HTX cấp giống và đặt mua ở cong ty giống nhưng khả năng chống chịu bệnh chưa cao, do đó dẫn đến chi phí thuốc BVTV cao, tăng giá thành sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và con người. Do vậy, cần xác định yếu tố đầu vào hợp lý để đầu tư đúng mức và đúng kỹ thuật đạt năng suất cao.
Ở vụ Đông Xuân chi phí đầu tư bình quân/ ha là 12853,13 nghìn đồng và thu được 31828,41 nghìn đồng giá trị sản xuất và 18975,28 nghìn đồng giá trị gia tăng. Ở vụ Hè Thu chi phí đầu tư bình quân/ ha là 13850,66 nghìn đồng, thu được 31253,00 nghìn đồng giá trị sản xuất và 17402,35 nghìn đồng giá trị gia tăng. Đây là một kết quả tương đối cao góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các nông hộ đồng thời góp phần sử dụng nguồn lao động sẵn có trong nông thôn.
Trong sản xuất lúa có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa như: đất đai, chi phí trung gian, lao động, yếu tố ngoại cảnh… qua phân tổ ta thấy, đất đai là nhân tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Với quy mô đất đai càng lớn thì nông hộ có thể tập trung đầu tư sản xuất giảm được chi phí chăm sóc để tăng năng suất.
2.2.KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước:
- Thực hiện sự điều tiết thị trường đặc biệt đối với phân bón thông qua các biện pháp như quy định giá trần, thực hiện thông tin thị trường, bảo hiểm
- Nhà nước cần hoàn thiện và bổ sung các chính sách về phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ giá các yếu tố đầu vào.
- Tăng cường đầu tư và nghiên cứu khoa học các giống lúa mới có năng suất phẩm chất tốt khuyến khích các hộ mạnh dạn ứng dụng giống mới vào trong sản xuất.
Đối với chính quyền địa phương:
- Xây dựng các cơ sở chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để cung cấp các thông tin về giá cả kịp thời cho người dân trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
- Tổ chức khảo nghiệm giống mới có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất. Trong đó kết hợp với khảo nghiệm liều lượng và phương pháp bón phân phù hợp với từng loại giống.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn kĩ thuật về sản xuất lúa nhằm bổ trợ thêm về kiến thức khuyến nông cho nông dân. Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh hại lúa, thông báo kịp thời, hướng dẫn người dân phòng trừ đồng bộ, đúng cách đúng thuốc và đúng liều lượng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, nâng cao năng lực và của hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng kiên cố hóa, bê tông hóa.
Đối với người dân:
- Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất cùng với kết hợp kinh nghiệm truyền thống có được để hình thành nên phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả.
- Bên cạnh việc sản xuất lúa cũng cần quan tâm đến cây trồng vật nuôi khác để tránh tình trạng lãng phí lao động nông nhàn, rủi ro mùa vụ nhằm tăng thu nhập đồng thời cải tạo đất đai.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để kịp thời tiếp nhận các thông tin bổ ích về quy trình sản xuất.
- Mạnh dạn đề xuất hướng giải quyết hợp lí trong sản xuất đối với các cơ quan ban ngành về vấn đề liên quan.