Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 63)

Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Và để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần phải tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Việc đầu tư các khoản chi phí phải được tính toán hợp lí nhằm đưa lại kết quả tốt nhất. Chúng ta cần phải biết đầu tư vào những khoản mục phí nào để nâng cao năng suất cây lúa đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó việc cắt giảm các khoản phí không hợp lí là điều cần thiết nhằm vừa đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất vừa tránh lãng phí tiền vốn và lao động.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng lúa nói riêng, tong chi phí bao gồm chi phí trung gian và chi phi công lao động gia đình. Trước hết chúng ta nói đến chi phí trung gian (IC). Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình đầu tư sản xuất. IC trong sản xuất lúa là bao gồm: chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV và chi phí thuê ngoài. Những khoản phí này rất dễ lượng hóa . riêng khoản mục chi phí mua sắm dụng cụ sản xuất hang năm như: cuốc, cào, xẻng, liềm, thúng… là khó khăn trong việc tính toán và chỉ mang tính chất tương đối nên tôi không phân bổ các công cụ nói trên. Mặc khác, ở khu vực nông thôn hiện nay các hoạt động sản xuất của nông hộ là vô cùng phong phú và đa dạng, họ vừa tham gia sản xuất lúa, sản xuất hoa màu, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản… Do đó, các công cụ kể trên cũng được sử dụng cho các hoạt động sản xuất này. Bên cạnh đó, trên địa bàn nghiên cứu hầu hết các khâu trong sản xuất lúa đều được cơ giới hóa nên việc sử dụng các tài sản có giá trị tương đối lớn như máy cày, máy tuốt lúa… là thông qua tư nhân hay của HTX

Chỉ tiêu thứ hai trong khoản mục chi phí đó là lao động gia đình. Lao động trong sản xuất lúa chủ yếu được huy động từ lao động gia đình, chỉ những lúc thu hoạch mới thuê công lao động thuê ngoài. Và để cho quá trình tính toán được cụ thể thì công lao động phục vụ cho sản xuất lúa vẫn được đưa vào. Tai địa phương hiện nay giá của một công lao động cho sản xuất lúa tính bình quân là 60 nghìn đồng/công lao động. Từ khi làm đất cho đến khi thu hoạch số lao động bình quân để thực hiện trong quá trình sản xuất lúa là từ 8-10 công/sào. Tùy thuộc vào diện tích thửa ruộng sẽ có số lao đông khác nhau. Những thửa ruộng lớn sẽ có số lao động giảm xuống do giảm được công chăm sóc. Do đó xã cần có những chính sách dồn điền đổi thửa để giảm được chi phí này. Qua tính toán và lấy số lao đông bình quân la 9 lao động/sào tức là 180 lao động/ha.

Để thấy được mức chi phí và kết cấu chi phí sản xuất lúa của các nông hộ điều tra ta xem xét bảng 14:

Trước hết hãy đi vào phân tích chi phí đầu tư sản xuất cho vụ Đông Xuân. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng chi phí đầu tư bình quân một ha lúa vụ Đông Xuân là 21323,13 nghìn đồng. Trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn nhất với 54,98% tương ứng với 11723,13 nghìn đồng, còn lại là lao động gia đình quy ra tiền chiếm 45,02% tương ứng 9600 nghìn đồng. Trong cơ cấu chi phí trung gian ta thấy: chi phí thuê ngoài là khoản chi lớn nhất với 5828,89 nghìn đồng chiếm 49,72% trong chi phí trung gian, trong đó chi phí làm đất chiếm cao nhất chiếm 41,69% toàn bộ chi phí thuê ngoài. Mức chi phí lớn thứ hai trong chi phí trung gian là chi phí phân bón chiếm 34,69% tương ứng với 4066,36 nghìn đồng. Tiếp theo là chi phí thuốc BVTV và giống chiếm lần lượt là 9,58% và 6,01%, tương ứng với 1123 nghìn đồng và 704,89 nghìn đồng. Nhìn chung tùy thuộc vào tình hình sản xuất của mỗi nhóm hộ mà chi phí trung gian cũng như tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất có sự khác nhau.

Qua bảng số liệu ta thấy có sự chênh lệch về tổng chi phí giữa hai nhóm hộ. Tổng chi phí của nhóm hộ vùng cao là 22778,73 nghìn đồng cao hơn nhóm hộ vùng thấp là 2911,20 nghìn đồng/ha tức là cao hơn 14,65%. Qua đó chứng tỏ các hộ vùng cao có sự đầu tư cao hơn cho hoạt động sản xuất lúa của mình. Điều này cũng dễ hiểu các nhóm hộ vùng cao gieo trồng với diện tích lớn hơn thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào việc sản xuất lúa nên có sự đầu tư thích đáng và hợp lí.

Đối với cả hai nhóm hộ chi phí trung gian đều chiếm ở tỷ lệ cao trong tổng chi phí, chiếm trên 50%. Với nhóm hộ vùng cao chi phí trung gian chiếm 52,59% tương ứng 11978,73 nghìn đồng/ha, còn nhóm hộ vùng thấp chi phí trung gian chiếm 57,72% tương ứng 11467,53 nghìn đồng/ha. Qua đó ta thấy chi phí trung gian của nhóm hộ vùng cao cao hơn vùng thấp là 511,20 nghìn đồng/ha tức cao hơn 4,46%. So với các hoạt động khác thì sự chênh lệch này không là gì nhưng đối với hoạt động sản xuất lúa nói chung đòi hỏi nguồn vốn đầu tư không nhiều nên con số này cũng đã nói lên mức độ khác biệt về sự đầu tư của hai nhóm hộ.

Bảng 15: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân /ha/ vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu Vùng cao Vùng thấp Vùng cao/vùng thấp BQC

1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%)

1. Chi phí trung gian 11978,73 52,59 11467,53 57,72 511,20 4,46 11723,13 54,98

- Giống 623,63 5,21 786,15 6,86 -162,52 -20,67 704,89 6,01

- Phân bón 4325,17 36,11 3807,54 33,20 517,63 13,59 4066,36 34,69

- Thuốc BVTV 1310 10,94 936 8,16 374,00 39,96 1123,00 9,58

- Chi phí thuê ngoài 5719,93 47,75 5937,84 51,78 -217,91 -3,67 5828,89 49,72

+ Làm đất 2430 42,48 2430 40,92 0,00 0,00 2430,00 41,69 + Tuốt lúa 500 8,74 500 8,42 0,00 0,00 500,00 8,58 + Thủy lợi phí 1728 30,21 1728 29,10 0,00 0,00 1728,00 29,65 + Dịch vụ thuê ngoài 485,93 8,50 659,84 11,11 -173,91 -7,10 572,89 9,82 + Chi phí khác 576 10,07 620 10,45 -44,00 0,00 598,00 10,26 2. LĐGĐ quy ra tiền 10800 47,41 8400 42,28 2400,00 28,57 9600,00 45,02 Tổng chi phí 23930,73 100,00 20975,53 100,00 2955,20 14,65 21323,13 100,00

( Nguồn: Số liệu điều tra các nông hộ năm 2009)

Xét về cơ cấu chi phí trung gian ta thấy, về chi phí giống, nhóm hộ vùng cao bỏ ra 623,63 nghìn đồng/ha chiếm 5,21% chi phí trung gian bỏ ra, còn nhóm hộ vùng thấp bỏ ra 786,15 nghìn đồng/ha chiếm 6,86% chi phí trung gian. Sở dĩ có điều này là vì vùng thấp gieo giống với mật độ gieo lớn hơn nên kéo theo chi phí giống cao hơn. Tiếp đến là chi phí phân bón, ta thấy chi phí phân bón của các nhóm hộ vùng cao là 4325,17 nghìn đồng/ha chiếm 36,11% chi phí trung gian, khi đó chi phí phân bón vùng thấp là 3807,54 nghìn đồng/ha chiếm 33,20 % chi phí trung gian. Như vậy chi phí phân bón ở vụ Đông Xuân của nhóm hộ vùng cao cao hơn nhóm hộ vùng thấp là 517,63 nghìn đồng/ha tức cao hơn 13,59%. Điều này là do chất đất ở vùng cao kém màu mỡ hơn vùng thấp nên đầu tư phân bón nhiều hơn. Tuy nhiên, yếu tố đất đai không thể quyết định tất cả, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng mức nên cũng như hệ thống giao thông thủy lợi ở vùng cao thuận lợi hơn nên bà con nông dân ở đây dễ dàng hơn trong khâu canh tác. Đối với vùng thấp địa hình thấp trũng, mặc dù đất đai màu mỡ hơn nhưng thường bị ngập úng nên lúa dễ chết khi gieo. Về thuốc BVTV, nhóm hộ vùng cao đầu tư 1310 nghìn đồng/ha chiếm 10,94% tổng chi phí trung gian, nhóm hộ vùng thấp đầu tư 936 nghìn đồng/ha chiếm 8,16%. So sánh thấy tỷ lệ sử dụng thuốc của vùng cao cao hơn vùng thấp là 374 nghìn đồng/ha tương ứng cao hơn 39,96%. Qua đó nói lên rằng nhóm hộ vùng cao có trình độ hiểu biết về các biện pháp phòng trừ sâu hại và dịch bệnh nên đã có sự quan tâm thích đáng.

Khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc áp dụng máy móc vào sản xuất là điều tất yếu. Ở xã Thủy Phương, các khâu trong hoạt động sản xuất lúa đều thông qua thuê tư nhân hay HTX, chính vì thế mà lượng vốn bỏ ra cho các khoản chi phí này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí trung gian. Trong 60 hộ tôi điều tra thì 100% số hộ đều thuê các khoản chi phí làm đất, thủy lợi và tuốt lúa cũng như các khoản

hoạt động do ban quản trị HTX ban hành. Tuy nhiên các khoản phí này đều được quy định với mức giá chung nên không có gì khác biệt giữa hai nhóm hộ.

Chi phí lao động gia đình của vùng cao là 10800 nghìn đồng/ha cao hơn vùng thấp là 2400 nghìn đồng/ha tức cao hơn 28,57%. Qua đó ta thấy vùng cao có sự đầu tư chăm sóc nhiều hơn.

Cũng như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu chi phí trung gian chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, bình quân là 12736,18 nghìn đồng/ha tương ứng chiếm 52,77% tổng chi phí sản xuất. Với trong từng loại chi phí thì không có gì khác biệt so với vụ Đông Xuân.

Khi tiến hành so sánh chi phí đầu tư giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ta thấy tổng chi phí đầu tư cho vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân. Cụ thể là tổng chi phí đầu tư cho vụ Đông Xuân năm 2009 là 21323,13 nghìn đồng, còn ở vụ Hè Thu là 24136,17 nghìn đồng/ha. Điều này cũng dễ hiểu vì vụ Hè Thu thời tiết thường khắc nghiệt hơn so với vụ Đông Xuân, đầu vụ thường chịu nắng, cuối vụ thường ngập úng và nhiệt độ trung bình hằng ngày cao hơn, vì vậy lượng phân bón cũng như các khoản chi phí khác cũng cao hơn.

Bảng 16: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân /ha/ vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu Vùng cao Vùng thấp Vùng cao/vùng thấp BQC

1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%) 1000đ (%)

1. Chi phí trung gian 13090,71 52,17 12381,63 53,41 709,08 5,58 12736,18 52,77

- Giống 689,41 5,27 797,52 6,44 -108,11 -13,56 743,47 5,84

- Phân bón 5032,41 38,44 4097,54 33,09 934,87 22,82 4564,98 35,84

- Thuốc BVTV 1230 9,39 1165 9,41 65,00 5,58 1197,50 9,40

- Chi phí thuê ngoài 6138,89 46,90 6321,57 51,06 -182,68 -2,89 6230,23 48,92

+ Làm đất 2430 39,58 2430 38,44 0,00 0,00 2430,00 39,00 + Tuốt lúa 1728 28,15 1728 27,33 0,00 0,00 1728,00 27,74 + Thủy lợi phí 500 8,14 500 7,92 0,00 0,00 500,00 8,02 + Dịch vụ thuê ngoài 888,89 14,48 1028,57 16,27 -139,68 -13,58 958,73 15,39 + Chi phí khác 592 9,65 635 10,04 -43,00 -6,77 613,50 9,85 2. LĐGĐ quy ra tiền 12000 47,83 10800 46,59 1200,00 11,11 11400,00 47,23 Tổng chi phí 25090,71 100,00 24274,60 100,00 1952,08 8,04 24136,17 100,00

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w