Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 45)

Nếu như hoạt động sản xuất không thể thiếu yếu tố con người thì hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể thiếu yếu tố đất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và quan trọng không thể thay thế được, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng vừa là tư liệu lao động. Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô thu nhập gia đình không chỉ phụ thuộc vào khả năng sản xuất và tư duy làm ăn mà còn phụ thuộc vào quy mô đất đai của nông hộ. Để thấy rõ tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra ta đi phân tích bảng 8:

ĐVT: m2 Chỉ tiêu Nhóm hộ BQC Vùng cao Vùng thấp 1. Đất vườn, nhà ở BQ/hộ 486,97 485,06 486,02 2. Đất trồng lúa BQ/hộ 3375,00 3091,67 3233,33 3. Đất trồng lúa BQ/khẩu 578,57 552,08 565,33 4. Đất trồng lúa BQ/LĐ 973,56 927,50 950,53

( Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy giữa các nhóm hộ điều tra có sự chênh lệch về tình hình sử dụng đất đai, đất trồng lúa bình quân/hộ, đất trồng lúa bình quân/khẩu và đất trồng lúa bình quân/lao động. Diện tích đất vườn, nhà ở bình quân của các nhóm hộ là 486,02 m2 và không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm hộ, trong đó diện tích đất vườn, nhà ở của các hộ thuộc vùng cao là 486,97 m2 của nhóm hộ thuộc vùng thấp là 485,06 m2 . Ta thấy vị trí địa lí của xã nằm ở vùng đồng bằng nên diện tích đất vườn, nhà ở của các nông hộ tương đối thấp. ngoài ra, một số hộ còn tận dụng đất vườn của mình để trồng các loại rau tiêu thụ hoặc phục vụ chăn nuôi.

Qua điều tra cho thấy hầu như đất canh tác của địa phương đều trồng lúa, diện tích đất trồng lúa bình quân chung là 3233,33m2/hộ, trong đó diện tích đất trồng lúa bình quân của nhóm hộ vùng cao là 3375m2/hộ, của các nhóm hộ vùng thấp là 3091,67m2/hộ. Nguyên nhân có sự chênh lệch này là nhóm hộ vùng cao có nhiều lao động hơn nên mạnh dạn thuê đất thuộc quyền quản lí của HTX cũng như của một số nông hộ không có nhu cầu sử dụng nữa. Và đây cũng là một trong những lợi thế cho nhóm hộ vùng cao đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng nhanh hiệu quả sản xuất lúa dẫn đến có sự phân hóa thu nhập giữa hai vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 45)