Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn 1 Các định hướng phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 79)

3.1.2.1. Các định hướng phát triển sản xuất

Từ những căn cứ nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất định hướng phát triển sản xuất lúa ở xã Thủy Phương như sau:

- Tiếp tục xác định Nông Nghiệp là mặt trận hàng đầu, tiếp tục duy trì nhịp độ đã đạt, phát triển sản xuất lương thực theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất và đầu tư chuyển giao công nghệ vào trong quá trình sản xuất.

- Quy hoạch và ưu tiên đầu tư thủy lợi, hệ thống giao thông nội đồng để tạo điều kiện cho quá trình cơ giới hóa, tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, nghiên cứu lựa chọn những giống mới phù hợp với điều kiện đất đai, thỗ nhưỡng của từng vùng nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao, năng suất lớn.

- Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì kéo theo phân công lao động ngày càng cao thì sản xuất lương thực từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Nhiệm vụ trước mắt là tập trung sức chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Vấn đề đặt ra là cần phảu có những chính sách và giải pháp đúng đắn để nâng cao giá trị cho “hạt gạo làng ta”.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cũng như đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh lương thực, trong thời gian tới xã Thủy Phương cần đạt các mục tiêu sau:

- Dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã để đưa những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà.

- Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị hàng hóa.

- Đảm bảo chủ động vấn đề thủy lợi trong cả hai vụ Đông Xuân – Hè Thu cũng như phải chuẩn bị đầy đủ máy móc và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu tại địa phương.

- Mở thêm các lớp tập huấn nâng cao kĩ thuật sản xuất cho bà con, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp và thân thiện với môi trường tuy nhiên không được khai thác quá mức tiềm năng đất đai.

- Đẩy mạnh và phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH góp phần giả quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu:

Xuất phát từ thực tế của địa phương và trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất lúa của các nông hộ điều tra, đánh giá một cách chi tiết tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng sản xuất lúa tại địa phương như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 79)