Có thể nói giống là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Việc lựa chọn các giống tốt sạch bệnh cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của địa phương là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, với kĩ thuật gieo những mật độ giống khác nhau thì sẽ mang lại hiệu quả, năng suất khác nhau. Để thấy rỗ tình hình đầu tư giống lúa cũng như cơ cấu gieo trồng của các nhóm hộ điều tra ta đi vào phân tích bảng 10.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng và đầu tư giống lúa của các hộ điều tra qua hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Vào vụ Đông Xuân, lượng giống bình quân của hai nhóm hộ là 119,72kg/ha trong đó nhóm hộ vùng cao gieo 111,33 kg/ha, còn các hộ thuộc nhóm vùng thấp gieo 128,11kg/ha. Như vậy lương giống của các hộ thuộc nhóm vùng thấp cao hơn của nhóm hộ vùng cao là 16,78kg/ha. Điều này nói lên rằng nhóm hộ thuộc vùng cao đã nắm được kiến thức và kĩ thuật thâm canh cây lúa, họ ý thức rằng gieo giống với mật độ thưa sẽ cho năng suất cao hơn. Còn với những hộ vùng thấp do có địa hình trũng thường xảy ra tình trạng ứ đọng nước làm cho lúa thường chết trong quá trình gieo nên dẫn đến tâm lí tăng thêm lượng giống gieo trồng để đảm bảo được mật độ. So sánh mức độ đầu tư giống lúa Đông Xuân với vụ Hè Thu thì ta thấy lượng giống gieo của vụ Hè Thu
không đổi so với vụ Đông Xuân. Về chi phí giống vụ Hè Thu do giá nếp cao hơn nên dẫn đến chi phí tăng lên. Do đó, chi phí giống của vụ Đông Xuân là 704,89 nghìn/ha, vụ Hè Thu là 743,47 nghìn/ha. Về nguồn giống thì hầu hết các nông hộ trên địa bàn đã dung lúa cấp một mua của công ty giống thông qua HTX.
Xét về cơ cấu gieo trồng từng loại giống , mặc dù diện tích gieo trồng của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ở xã Thủy Phương năm 2009 là không đổi nhưng có sự khác biệt về cơ cấu giống. Qua điều tra cho thấy các nhóm hộ sử dụng chủ yếu là 3 loại giống: Khang Dân, HT1 và Nếp. Về phẩm chất và năng suất của ba loại giống có sự khác biệt nhau, Khang dân có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện thời tiết tốt, mang lại năng suất cao. Giống lúa HT1 có chất lượng gạo cao hơn. Còn giống Nếp thì mặc dù có năng suất thấp nhưng bù lại Nếp có giá trị cao hơn.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giống Khang Dân vẫn là giống lúa chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng diện tích gieo trồng ( trên 70%), vụ Đông Xuân diện tích gieo trồng của Khang Dân chiếm 73,38% và vụ Hè Thu chiếm 75,82%. Điều này cũng dễ hiểu bởi do giống Khang Dân có lợi thế là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn lại có thể sạ nên chi phí thấp. Mặc khác, do giống Khang Dân có sức chịu được sâu bệnh cao thích ứng với thời tiết tốt và mang lại năng suất cao hơn so với HT1 và giống Nếp.
Bảng 11: tình hình sử dụng giống lúa tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC
Vùng cao Vùng thấp
I. Vụ Đông Xuân
1. Lượng giống Kg/ha 111,33 128,11 119,12
2. Chi phí giống 1000đ 623,63 786,15 704,89
- HT1 % 26,91 12,13 19,52
- Nếp % 6,92 7,28 7,10
II. Vụ Hè Thu - - -
1. Lượng giống Kg/ha 100,00 110,00 105,00
2. Chi phí giống 1000đ 619,14 684,46 651,80
3. Cơ cấu giống % 100,00 100,00 100,00
- Khang dân % 71,60 80,04 75.82
- HT1 % 18,52 9,45 13,99
- Nếp % 9,88 10,51 10,19
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Đối với vùng cao, vụ Đông Xuân Khang Dân chiếm 66,17% còn lại là HT1 chiếm 26,91% và nếp là 6,92%. Qua đó cho thấy loại giống mới đã được bà con đưa vào sản xuất để thay thế dần giống lúa địa phương có năng suất thấp hơn. Các nhóm hộ vùng cao đã mạnh dạn tăng diện tích sản xuất lúa HT1 và nếp để thử nghiệm khả năng phù hợp nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa Vào vụ hè thu diện tích trồng giống lúa Khang Dân của hộ vùng cao là 71,60%, diện tích trồng lúa HT1 và Nếp giảm xuống. Điều này cho thấy bà con biết vào vụ Hè Thu thời tiết khắc nghiệt hơn nên đã đưa giống lúa Khang Dân vào để tăng khả năng chống chịu, đồng thời tăng diện tích trồng nếp chiếm 9,88% vì nếp có giá trị cao hơn góp phần tăng thu nhập.
Các nhóm hộ vùng thấp ta thấy tỉ lệ HT1 và Nếp vẫn con thấp chỉ chiếm 12,13% và 7,28% vào vụ Đông Xuân trong khi đó Khang Dân là giống lúa gieo trồng chỉ đạo. Sở dĩ có điều này là vùng thấp còn chưa dám mạnh dạn đầu tư giống lúa mới. Mặc dù giống Khang Dân cho chất lượng gạo kém hơn nhưng năng suất lại cao hơn khả năng chống chịu lại tốt.
Nói tóm lại, xét trên mặt bằng chung của toàn xã thì các nhóm hộ vẫn chủ yếu là sử dụng giống lúa Khang Dân. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây có sự chuyển biến trong cơ cấu diện tích trồng lúa. Diện tích trồng lúa HT1 và Nếp có tăng lên, đây là điều đáng mừng bởi nó cho thấy trình độ thâm canh đã từng bước được nâng cao, các nông hộ đã mạnh dạn sử dụng giống lúa mới cho chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao hơn mặc dù năng suất của các giống lúa này còn thấp.
2.6.2. Phân bón:
Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên, không phải cứ cung cấp nhiều phân bón cho cây là tốt mà chúng ta cần phải bón một cách cân đối và hợp lí. Qua điều tra thực tế tại địa phương, những năm trở lại đây tập quán bón các loại phân riêng lẽ đã được thay thế dần bằng các loại phân tổng hợp như NPK, Ure… Đây là một sự tiến bộ trong sản xuất lúa và đó cũng là thành công của các cán bộ khuyến nông đã tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật bón phân cân đối…. để từ đó phần nào giúp cho người nông dân nhận thức được tác dụng quan trọng của phân bón đối với cây trồng.
Hiện nay, trào lưu sử dụng phân hóa học ngày càng tăng nên người dân ít quan tâm đến việc sử dụng các phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh. Nguyên nhân của điều này do lượng phân hữu cơ ngày càng ít đi, chi phí vận chuyển lại cao và cồng kềnh. Để thấy rõ tình hình sử dụng phân bón ta xem xét bảng 11:
Qua bảng số liệu ta thấy có sự khác nhau về chi phí phân bón giữa hai nhóm hộ, nhóm hộ vùng cao đầu tư phân bón nhiều hơn so với nhóm hộ vùng thấp. Cụ thể vào vụ Đông Xuân tổng chi phí phân bón của nhóm hộ vùng cao là 4325,17 nghìn đồng/ha cao hơn nhóm hộ vùng thấp là 517,63 nghìn đồng/ha gấp 1,14 lần. Vụ Hè Thu chi phí phân bón của nhóm hộ vùng thấp là 4097,54 nghìn đồng thấp hơn 934,87nghìn đồng. Điều này được giải thích là do ở vùng cao đất đai thường không được màu mỡ nhiều nên các hộ thuộc vùng cao mạnh dạn đầu tư thêm phân bón để tăng thêm chất dinh dưỡng cho cây bên cạnh đó cũng thể hiện sự đầu tư chu đáo trong quá trình thâm canh của nhóm hộ vùng cao.
Trong cơ cấu các loại phân bón ta thấy NPK có tỷ lệ sử dụng cao nhất với bình quân vụ Đông Xuân là 296,38kg/ha tương ứng là 2074,61 nghìn đồng. và vụ
được HTX kí kết hợp đồng với công ty vật tư để cung cấp cho các nông hộ và được bà con ưa chuộng nhất. Bên cạnh đó Urê cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lúa cũng như để tăng tính chống chịu ngoại cảnh của cây lúa nên các nông hộ sử dụng chiếm tỷ lệ thứ hai bình quân vụ Đông Xuân là 104,12kg/ha tương ứng 780,86 nghìn đồng, vào vụ Hè Thu là 124,12kg/ha tương ứng là 930,86 nghìn đồng. Phân lân được bà con bón lót sau khâu làm đất nhằm thau chua rửa mặn với bình quân vụ Đông Xuân là 85,99 kg/ha tương ứng với 945,91nghìn đồng. Sang vụ Hè Thu thì lượng phân lân bón không thay đổi. Phân kali có tác dụng làm chắc hạt nên các nông hộ cũng chú trọng đầu tư dùng để bón vào thời kì bón đòng với bình quân vụ Đông Xuân là 105,99 kg/ha tương ứng 264,98 nghìn đồng. Vào vụ Hè Thu lượng bón kali cũng không đổi. Hầu hết các bà con ở đây đều chia phân thành ba đợt để bón cho cây lúa.
Bảng 12: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Vùng cao Vùng thấp BQC Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu NPK - lượng bón Kg/ha 284,15 363,75 308,60 328,60 296,38 346,18 - Chi phí 1000đ 1989,03 2546,27 2160,19 2300,19 2074,61 2423,23 Urê - lượng bón Kg/ha 119,31 139,31 88,92 108,92 104,12 124,12 - Chi phí 1000đ 894,81 1044,81 666,91 816,91 780,86 930,86 Lân - lượng bón Kg/ha 103,06 103,06 68,92 68,92 85,99 85,99 - Chi phí 1000đ 1133,68 1133,68 758,14 758,14 945,91 945,91 Kali - lượng bón Kg/ha 123,06 123,06 88,92 88,92 105,99 105,99 - Chi phí 1000đ 307,65 307,65 222,30 222,30 264,98 264,98 Tổng chi phí 4325,17 5032,41 3807,54 4097,54 4066,36 4564,98
( Nguồn: số liệu điều tra nông hộ năm 2009) 51
Xét về mùa vụ - vụ Hè Thu có sự đầu tư phân bón nhiều hơn vụ Đông Xuân với tổng chi phí vụ Đông Xuân là 4066,36nghìn đồng/ha, vụ Hè Thu là 4564,68 nghìn đồng/ha. Như vậy vụ Hè Thu đầu tư cho phân bón nhiều hơn là 498.32 nghìn đồng/ha. Sở dĩ có chuyện này là do vụ Hè Thu thời tiết khắc nghiệt, trong điều kiện nóng ẩm nên lượng phân bón dễ bị bốc hơi dẫn đến lượng phân để bón cũng phải tăng lên để đáp ứng kịp thời cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
2.6.3. Thuốc BVTV
Công tác BVTV được coi là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong sản xuất trồng trọt, đặc biệt là trong sản xuất lúa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lí nghĩa là việc sử dụng phải phát huy mặt lợi, hiệu quả phòng trừ cao, ít tốn kém và hạn chế đến mức thấp nhất đến những hậu quả xấu có thể xãy ra đối với con người, vật nuôi và môi trường. Trong điều kiện hiện nay khi vấn đề an toàn thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu thì việc sử dụng thuốc BVTV phải đúng quy định và ở một ngưỡng cho phép là điều cần thiết. Để thấy rõ tình hình sử dụng thuốc BVTV của các nhóm hộ ta xem xét bảng 12:
Trong cùng một điều kiện gieo trồng, giống nhau về thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm nhưng mức đầu tư chi phí về thuốc BVTV của hai nhóm hộ có sự khác nhau. Cụ thể tổng chi phí thuốc BVTV của nhóm hộ vùng cao vào vụ Đông Xuân là 1310 nghìn đồng/ha cao hơn nhóm hộ vùng thấp là 374 nghìn đồng/ha. Vụ Hè Thu tổng chi phí BVTV của nhóm hộ vùng cao là 1230 nghìn đồng/ha trong khi chi phí thuốc BVTV của nhóm hộ vùng thấp là 1165 nghìn đồng thấp hơn 65 nghìn đồng/ha. Qua đó một lần nữa ta thấy nhóm hộ vùng cao có sự chú trọng đầu tư thâm canh sản xuất góp phần đưa năng suất lúa đi lên.
Xét về cơ cấu từng loại thuốc ta thấy thuốc trừ sâu vào vụ Đông Xuân sử dụng thuốc trừ sâu là 1,5 lít /ha, sang vụ Hè Thu giảm xuống còn 1 lít /ha. Thuốc
Thu giảm xuống còn 0,053 lít /ha. Sở dĩ có chuyện này là do theo như bà con ở đây nói, trên địa bàn nghiên cứu thì vào vụ Hè Thu bệnh đạo ôn giảm xuống nhưng rầy nâu lại tăng lên vào vụ Hè Thu. Do đó rầy nâu vào vụ Đông Xuân là 1 lít /ha sang Hè Thu là 2 lít/ha.
Bảng 13: Khối lượng và chi phí các loại thuốc BVTV BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT Vùng cao Vùng thấp BQC
ĐXuân HThu ĐXuân HThu ĐXuân HThu
1. Thuốc diệt cỏ
- Lượng thuốc Lít/ha 1 1 1 1 1 1
- Chi phí 1000đ 20 20 20 20 20 20
2. Thuốc trừ sâu
- Lượng thuốc Lít/ha 2 1 1 1 1,5 1
- Chi phí 1000đ 140 70 70 70 105 70
3. Thuốc rầy nâu
- Lượng thuốc Lít/ha 1 2 1 2 1 2
- Chi phí 1000đ 150 300 150 300 150 300
4. Thuốc đạo ôn
- Lượng thuốc Kg/ha 0,14 0,07 0,07 0,035 0,105 0,053
- Chi phí 1000đ 260 130 130 65 195 97,5
5. Thuốc khô vằng
- Lượng thuốc Lít/ha 0,5 1 0,4 1 0,45 1
- Chi phí 1000đ 120 240 96 240 108 240
6. Lem lép hạt
- Lượng thuốc Lít/ha 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20
- Chi phí 1000đ 140 140 140 140 140 140
7. Cuốn lá
- Lượng thuốc Lít/ha 1 0,5 0,5 0,5 0,75 0,5
- Chi phí 1000đ 300 150 150 150 225 150
Tổng chi phí 1000đ 1310 1230 936 1165 1123 1197,5
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Theo từng mùa vụ thì Hè Thu có chi phí thuốc cao hơn BVTV cao hơn vụ Đông Xuân, chi phí bình quân vụ Đông Xuân là 1123 nghìn đồng/ ha thấp hơn vụ 53
Hè Thu là 74,5 nghìn đồng/ha. Nguyên nhân là do vụ Hè Thu xuất hiện thêm nhiều bệnh như rầy nâu, khô vằng… nên lượng thuốc sử dụng phải tăng lên. Có thể nói trong những năm qua, HTX đã chỉ đạo người dân phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm và bơm đại trà nên việc phòng trị bệnh đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là dịch chuột đang còn khó khắc phục là nổi lo nan giải của bà con.