2.8.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô đất đai ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến mức thu nhập của các nông hộ . Nếu quy mô đất đai đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, thêm vào đó hoạt động lao động được tổ chức tốt, trình độ thâm canh cao thì mức thu nhập sẽ tăng lên. Ngược lại, quy mô đất đai bị hạn chế thì không thể mở rộng sản xuất. Để đánh giá ảnh
hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa tôi tiến hành phân tổ các hộ theo quy mô cho hai vụ Đông Xuân-Hè Thu.
Tổ I có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,3 ha bao gồm 20 hộ chiếm 33% , bình quân quy mô đất sử dụng là 0,245 ha. Tổ II có quy mô sử dụng đất từ 0,3 đến 0,4 ha gồm 31 hộ chiếm 52% bình quân diện tích đất canh tác của các hộ này là 0,33 ha. Tổ III có quy mô sử dụng đất lớn hơn 0,4 ha gồm 9 hộ còn lại chiếm 15%, bình quân diện tích đất canh tác của các hộ này là 0,46 ha. Để biết tình hình sử dụng đất đai ảnh hưởng như thế nào ta đi vào phân tích bảng 19:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ở vụ Đông Xuân, những hộ có diện tích thuộc tổ II chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số hộ. Những hộ thuộc tổ này có năng suất bình quân, giá trị sản xuất GO cũng như giá trị gia tăng VA đứng thứ hai trong ba tổ. Điều này được giải thích, với quỹ đất vừa đủ để canh tác nên các hộ này dễ dàng đầu tư sản xuất mang lại năng suất khá cao. Đối với các hộ thuộc tổ II cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì mang lại 1,47 đồng giá trị gia tăng và một đồng giá trị sản xuất bỏ ra có 0,60 đồng giá trị gia tăng. Những hộ có diện tích gieo trồng lớn thuộc tổ III thì mang lại năng suất, giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng lớn nhất trong ba tổ.
Tương ứng với GO là 32299,16 nghìn đồng và VA là 19886,89 nghìn đồng. Điều này cho thấy với diện tích đất canh tác lớn, thu nhập của các hộ này phụ thuộc vào việc sản xuất lúa nên đã có sự chú trọng đầu tư thâm canh sản xuất một cách hợp lí và hiệu quả từ đó giảm được chi phí làm cho VA bình quân cao nhất. Cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì các hộ thuộc tổ III mang lại 1,60 đồng giá trị gia tăng, và một đồng giá trị sản xuất mang lại 0,62 đồng giá trị gia tăng.
Ngược lại, đối với nhóm hộ vùng I thì năng suất của họ thấp nhất đạt 57,5 tạ/ha; giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng thấp nhất trong ba tổ tương ứng là 31088,57 nghìn đồng và 18046,56 nghìn đồng. Chính vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VA/IC của các nhóm hộ này cũng thấp nhất.
Đối với vụ Hè Thu cũng tương tự như vụ Đông Xuân. Thấp nhất vẫn là các hộ thuộc tổ I, các nhóm hộ tổ II chiếm tỷ lệ cao nhất bao gồm 31 hộ chiếm 52% mang lại các chỉ tiêu hiệu quả đứng thứ hai trong ba tổ. nhóm thứ III có các chỉ tiêu đều cao nhất
Từ những phân tích ở trên ta thấy quy mô đất đai có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Diện tích càng cao thì các nhóm hộ tập trung đầu tư thâm canh tố. Tuy nhiên, trong quá trình CNH-HDH như hiện nay, quỹ đất nông nghiệp ngày càng mai một dần là điều không tránh khỏi. Yêu cầu đặt ra là cần phải đầu tư thâm canh đúng đắn và hợp lí nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nông hộ trực tiếp sản xuất vowias cán bộ phụ trách khuyến nông cũng như sự chỉ đạo của các cấp chính quyền
Bảng 20: Bảng phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai: Tổ Phân tổ theo quy mô đất trồng lúa(ha) Diện tích lúa bình quân/hộ Số hộ Cơ cấu (%) NSBQ/ha
(1000đ) GO/ha (1000đ) IC/ha (1000đ) VA/ha (1000đ) VA/IC (lần) GO/IC (lần)
Vụ Đông Xuân 0,32 60 100 58,82 31860,70 12859,11 19001,59 1,48 2,48 I <0,3 0,245 20 33 57,50 31088,57 13042,01 18046,56 1,38 2,38 II 0,3 – 0,4 0,33 31 52 59,35 32050,43 12951,7 19098,74 1,47 2,47 III >0,4 0,46 9 15 59,89 32299,16 12412,27 19886,89 1,60 2,60 Vụ Hè Thu 0,32 60 100 58,00 31293,56 13820,75 17472,81 1,26 2,26 I <0,3 0,245 20 33 57,40 30956,33 13789,38 17166,95 1,24 2,24 II 0,3 – 0,4 0,33 31 52 58,70 31698,26 13844,62 17853,64 1,29 2,29 III >0,4 0,46 9 15 58,89 32682,41 13885,56 18796,85 1,35 2,35
( Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)