Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)

các nhóm hộ điều tra

Hiệu quả kinh tế là thước đo về mặt chất lượng của một hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất, là vấn đề sống còn của bất cứ hình thức kinh doanh nào. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh kết quả hữu ích đạt được cuối cùng với phần chi phí vật chất, lao động bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Hay về mặt chất lượng của một hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất, là vấn đề sống còn của bất cứ hình thức kinh doanh nào. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh kết quả hữu ích đạt được cuối cùng với phần chi phí vật chất, lao động bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Hay nói cách khác đó là sự so sánh giữa đầu vào với đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả đạt được. Để thấy rõ hơn về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa ta đi vào phân tích bảng

số liệu được tính theo từng mùa vụ của hai nhóm hộ điều tra. Trước hết, vụ Đông Xuân được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 18: Kết quả hiệu quả kinh tế trong vụ Đông Xuân tính bình quân/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Vùng cao Vùng thấp Vùng cao/vùng thấp BQC +/- % GO/ha 1000đ 32565,33 31091,48 1473,85 4,74 31828,41 IC/ha 1000đ 11978,73 11467,73 511,20 4,46 11723,13 VA/ha 1000đ 20856,60 19623,95 962,65 4,91 20105,28 GO/IC Lần 2,72 2,71 0,01 0,37 2,72 VA/IC Lần 1,72 1,71 0,01 0,58 1,72

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất bình quân/ha của nhóm hộ vùng cao là 32565,33 nghìn đồng cao hơn nhóm hộ vùng thấp là 1743,85 nghìn tức cao hơn 4,74%. Điều này là do năng suất của ruộng vùng cao cao hơn trong điều kiện mức giá lúa bán ra tương đương nhau ở cả hai chân ruộng. Bên cạnh đó mức chi phí bỏ ra của hai vùng là khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng của nhóm hộ vùng cao là 20586,60 nghìn đồng cao hơn 962,65 nghìn đồng so với ruộng vùng thấp tức là cao hơn 4,91%. Điều này được giải thích, do nhóm hộ vùng cao có đầu tư kĩ lưỡng chi phí vật tư cũng như lao động nên mặc dù IC cao hơn nhưng bù lại sẽ thu được giá trị sản xuất GO lớn. Qua đó cho thấy bên cạnh về sự thuận lợi về địa hình, thủy lợi … thì việc đầu tư 65hem chi phí đầu vào hợp lí mang lại năng suất cao hơn.

Khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu về hiệu quả ta thấy. Xét chỉ tiêu GO/IC, VA/IC đối với nhóm hộ vùng cao cho thấy khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 2,72 đồng giá trị sản xuất và thu được 1,72 đồng giá trị gia tăng. Còn nhóm hộ vùng thấp thì khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 2,71 đồng giá trị sản xuất và 1,71 đồng giá trị gia tăng. Do đó nhóm hộ vùng cao có sự đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ thuộc nhóm vùng thấp.

Bảng 19 Kết quả hiệu quả kinh tế trong vụ Hè Thu tính bình quân/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Vùng cao Vùng thấp Vùng cao/vùng thấp BQC +/- % GO/ha 1000đ 32178,67 30327,33 1851,34 6,10 31253,00 IC/ha 1000đ 13090,71 12381,63 709,08 5,73 12736,17 VA/ha 1000đ 19087,96 17945,70 1142,26 6,37 18516,83 GO/IC Lần 2,46 2,45 0,01 0,41 2,46 VA/IC Lần 1,46 1,45 0,01 0,69 1,46

( Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Xét đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của hai nhóm hộ ở vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân cho thấy các chỉ tiêu GO,VA, IC của nhóm hộ vùng cao đều cao hơn nhóm hộ vùng thấp. Cũng như vụ Đông Xuân các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thì vùng cao cao hơn vùng thấp, do vậy vùng thấp cần phải phát huy và mạnh dạn đầu tư để thu được kết quả tốt hơn.

Qua phân tích ở trên cho thấy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong vụ Đông Xuân đều cao hơn vụ Hè Thu. Nguyên nhân chính là do đặc điểm kinh tế đặc điểm thời tiết vào vụ Đông Xuân thuận lợi, thích hợp với sự phát triển của cây lúa tạo ra sản lượng cao. Vào vụ Hè Thu thì nắng nóng kéo dài gây hiện tượng khô hạn ở cuối mùa vụ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã thủy phương, huyện hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w