Ví dụ: Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia d

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 25)

II. Những bất cập của các quy định hiện hành về chấm dứt HĐLĐ và một số đề xuất

7Ví dụ: Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia d

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế…

Quyền sở hữu tài sản là quyền vĩnh viễn

và bất khả xâm phạm, chính vì vậy việc quy định giới hạn thời hiệu khởi kiện như trước đây đối với chủ sở hữu là không hợp lý. Ví dụ: Khi một người có hành vi trái pháp luật cản trở chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình: bít lối đi chung dẫn đến chủ sở hữu không thể sử dụng tầng lầu 1 của căn nhà. Nếu xác định thời hiệu khởi kiện là hai năm sẽ dẫn đến việc nếu trong thời hạn hai năm mà chủ sở hữu không khởi kiện Tòa án yêu cầu người có hành vi cản trở chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình thì kết thúc hai năm đó chủ sở hữu sẽ mất quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình mà pháp luật dân sự đã thừa nhận và bảo vệ. Hoặc đối với quy định trước đây về thời hiệu đối với yêu cầu chia thừa kế, các đồng thừa kế nếu không có thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung thì vấn đề được đặt ra là việc xử lý tài sản chung sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện sẽ giải quyết như thế nào. Người đang quản lý tài sản có thể trở thành chủ sở hữu tài sản hay không và cơ quan nào sẽ giải quyết những tranh chấp này khi đã hết thời hiệu khởi kiện.

Quy định mới của LSĐBS năm 2011 sẽ giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn nêu trên. Theo đó, khi hết thời hiệu thừa kế thì các đồng thừa kế chỉ mất quyền yêu cầu chia thừa kế chứ họ không mất đi quyền yêu cầu người quản lý tài sản phải trả lại tài sản cho mình. Như vậy, với hướng sửa đổi như LSĐBS năm 2011 đã giúp giải quyết được vấn đề vướng mắc liên quan đến thời hiệu khởi kiện về thừa kế hiện nay theo quy định của BLDS. Cùng với việc quy định mới về không áp dụng thời hiệu khởi kiện nêu trên thì một vấn đề liên quan được đặt ra là việc xem xét bản chất yêu cầu khởi kiện có thuộc một trong những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không cũng là việc khá phức tạp đòi hỏi cần phải xem xét, phân tích và tổng hợp, đánh giá các chứng cứ chứ không thể thực hiện được tại thời điểm thụ lý đơn khởi kiện.

Tuy nhiên, khi không áp dụng thời hiệu

khởi kiện trong trường hợp tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác chiếm hữu, người được lợi về tài sản mà pháp luật lại có

quy định khác thì theo chúng tôi, cần thiết

phải có hướng dẫn áp dụng theo quy định

pháp luật có quy định khác đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người chiếm hữu và được lợi về tài sản.

Ví dụ: Đối với các tranh chấp đòi lại động sản, bất động sản theo quy định này thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2004 đã sửa đổi nhưng khi giải quyết tranh chấp vụ án dân sự liên quan đến quyền sở hữu thì phải căn cứ vào khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2005 được xác định theo thời hạn được hưởng quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai tài sản đó (mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản). Như vậy, với trường hợp này, nếu đã quá thời gian luật định trên, người cho rằng mình có quyền sở hữu đối với động sản hoặc bất động sản đang do người khác chiếm hữu, người được lợi về tài sản chiếm hữu ngay tình, liên tục công khai tài sản không thể viện dẫn quy định

không áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định

tại điểm a khoản 3 Điều 159 để khởi kiện đòi lại tài sản.

(ii) Đối với các trường hợp còn lại không rơi vào những trường hợp được ghi nhận tại (i) trên đây thì khi đó mới áp dụng pháp luật tố tụng dân sự cụ thể là hai năm, kể từ ngày

cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thứ hai, một vấn đề rất quan trọng đã

được LSĐBS năm 2011 ghi nhận đó chính là việc xác định thời điểm tính thời hiệu khởi

kiện được xác định từ thời điểm cá nhân,

cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Vì với quy định của BLTTDS năm 2004, việc tính thời hiệu khởi kiện kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm là không hợp lý, ví dụ: trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc môi trường nhưng

đương sự không biết được thời điểm xảy ra vi phạm để khởi kiện đúng thời hiệu. Tuy nhiên, cũng cần phải có hướng dẫn việc xác định thời điểm các bên biết được quyền và

lợi ích của họ bị xâm phạm là thời điểm nào. Bên cạnh đó, việc xác định thời điểm biết được về quyền và lợi ích bị xâm phạm là vấn đề không đơn giản mà phải cần xác định dựa vào các chứng cứ do các bên xuất trình, việc phân tích tổng hợp các chứng cứ v.v... Vì với thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày Tòa án tiếp nhận và xem xét đơn khởi kiện như quy định tại Điều 167 BLTTDS năm 2004 chỉ có thể đủ để Tòa án xem xét người khởi kiện có quyền khởi kiện và Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không. Từ đó, Tòa án có thể có một trong ba quyết định: (i) tiến hành thụ tục thụ lý; (ii) chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết; hoặc (iii) trả lại đơn khởi kiện. Với thời hạn này khó để Tòa án có điều kiện xác định căn cứ còn thời hiệu khởi kiện hay không để tiến hành thụ tục thụ lý tiếp theo.

Sau thời hạn xem xét đơn khởi kiện, Tòa án đã xác định cơ bản người khởi kiện có quyền khởi kiện và tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã nhận đơn thì sẽ tiến hành những thủ tục thụ lý. Đây chính là thời gian mà Tòa án yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm (nếu có), thời hạn này hiện nay theo quy định trong khoảng 22 ngày. Vậy, với thời hạn này cũng chưa đủ để Tòa án xem xét thấu đáo và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu cần thiết làm cơ sở để xác định thời hiệu khởi kiện có còn hay không, nên vẫn có thể dẫn đến việc trả lại đơn khởi kiện không chính xác.

Thực tế xét xử cũng cho thấy có nhiều trường hợp việc xác định thời hiệu khởi kiện còn hay hết hoàn toàn không đơn giản và càng không nên giao cho cán bộ thụ lý quyết định mà cần thiết phải có sự xem xét nghiên cứu thấu đáo của người có chuyên môn, đó chính là Thẩm phán. Muốn vậy, tòa án chỉ có thể có điều kiện thực hiện hoạt động này sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện, thông qua hoạt động thu thập chứng cứ đã được pháp

luật tố tụng dân sự quy định để xác định vấn đề thời hiệu khởi kiện cho từng loại vụ án cụ thể.

Tóm lại, việc hủy bỏ quy định “hết thời hiệu khởi kiện” là căn cứ trả lại đơn khởi

kiện của LSĐBS năm 2011 là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tiễn xét xử và bảo đảm các quy định mới được sửa đổi về thời hiệu khởi kiện, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đã được pháp luật nội dung thừa nhận và bảo vệ.

Thứ ba,LSĐBS năm 2011 bổ sung trường hợp không được trả lại đơn khởi kiện tại điểm b khoản 1 Điều 168 BLTTDS năm 2004: “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện”

Phần tô đậm trên đây là phần mới bổ sung vào điểm c khoản 1 Điều 168. Đây là phần bổ sung cho phù hợp và thống nhất với nội dung sửa đổi về một số tranh chấp dân sự không áp dụng thời hiệu khởi kiện đã được sửa đổi tại Điều 159 LSĐBS năm 2011.8

Thứ tư, LSĐBS năm 2011 làm rõ hơn trường hợp không nộp tiền tạm ứng án phí tại điểm c khoản 1 Điều 168 BLTTDS năm 2004: “Hết thời hạn được thông báo

quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có trở ngại khách

quan hoặc bất khả kháng

Nếu trước đây theo quy định của BLTTDS năm 2004 trường hợp trả lại đơn khởi kiện tại điểm c khoản 1 Điều 168 chỉ khi nào người khởi kiện không thực hiện nghĩa vụ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 25)