II. Những bất cập của các quy định hiện hành về chấm dứt HĐLĐ và một số đề xuất
13 Điều 161 BLTTDS năm 2004.
với những tranh chấp có liên quan đến quyền nhân thân như đại diện ủy quyền trong vụ án ly hôn hoặc trong vụ án xác nhận cha mẹ cho con, thay đổi người nuôi con…);
(iv) Cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác khởi kiện sẽ tạo điều kiện cho chủ thể khởi kiện vì một lý do nào đó mà họ không thể tự mình thực hiện hành vi khởi kiện thì có quyền quyết định nhờ người khác khởi kiện thay; và
(v) Việc quy định cho phép ủy quyền khởi kiện về bản chất không khác gì với việc ủy quyền thực hiện hành vi kháng cáo mà pháp luật TTDS đã thừa nhận cho người đại diện theo ủy quyền của đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm14.
Đối với điểm d khoản 1 Điều 168: chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
Trong quá trình soạn thảo LSĐBS năm 2011, có quan điểm cho rằng cần quy định một điều luật riêng về các trường hợp “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện” hoặc quy định bổ sung vào khoản 1 Điều 168 BLTTDS năm 2004 các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện như: “Chưa tìm được địa chỉ của
người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”; “Người khởi kiện không bổ sung các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”… Tuy nhiên, LSĐBS năm 2011
vẫn giữ nguyên quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS năm 2004 và giao trách nhiệm cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1, cũng như khoản 3 của Điều 168 đã được sửa đổi.
Theo hướng dẫn của NQ02 thì chưa đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.15 Hướng dẫn như trên là hợp lý nhưng vẫn mang tính khái quát, chưa cụ thể, nên trên thực tế vẫn có 14 Điều 243 BLTTDS năm 2004 và tiểu mục 1.8 mục 1 Phần INghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP.