Chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại 2 Đặt vấn đề Khi hành vi cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 32)

2. Đặt vấn đề. Khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho một chủ thể thì chủ thể này có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Nếu câu trả lời đã rõ trong pháp luật về sở hữu trí tuệ (1) thì, trong pháp luật cạnh tranh, chúng ta không có quy định 3 Tác giả Lê Anh Tuấn nghiên cứu chuyên sâu về cạnh tranh không lành mạnh cũng khẳng định điều này và đã viết: “Hiện tại cả hai hành vi này (vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp) chưa được Luật cạnh tranh năm 2004 quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngay cả khi nó là hành vi cạnh tranh. Tuy vậy, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì hành vi cạnh tranh vi phạm nhãn hiệu hàng hóa thuộc nhóm hành vi vi phạm chỉ dẫn thương mại và được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh” (Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb. CTQG, 2009, tr. 222).

rõ về chủ đề này nhưng Quyết định được bình luận cho hướng giải quyết (2).

1) Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ

3. Công ước Madrid. Việt Nam đã ra nhập Công ước Madrid và nhãn hiệu trong vụ tranh Công ước Madrid và nhãn hiệu trong vụ tranh chấp đã được đăng ký theo Công ước này.

Từ đó, Hội đồng thẩm phán đã xét rằng

“Việt Nam cũng là thành viên của Thỏa ước Madrid, nên phải có trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với loại hàng hóa đã được đăng ký theo thỏa ước này, trong đó có sản phẩm thuốc tránh thai POSTINOR của công ty Gedeon, đã được đăng ký tại phòng đăng ký quốc tế ngày 05/11/1998 và Việt Nam là một trong 28 quốc gia được chỉ dẫn. Do đó, yêu cầu của công ty Gedeon đòi công ty Trung Nam và công ty Bình Dương phải bồi thường thiệt hại là có căn cứ”.

Với nhận định trên, theo Hội đồng thẩm phán, bản thân Công ước Madrid đã đủ để cho phép chủ thể bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó thì Quyết định được bình luận chỉ có giá trị đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu thuộc phạm vi của Công ước Madrid. Thực tế, Hội đồng thẩm phán đã đi xa hơn vì còn xem xét vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại cả trên góc độ các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam nên Quyết định này còn có giá trị đối với các nhãn hiệu khác (như nhãn hiệu chỉ yêu cầu bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam).

4. Pháp luật về sở hữu trí tuệ trước năm

2005. Luật sở hữu trí tuệ được thông qua năm

2005 nhưng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong vụ việc này đã được tiến hành trước thời điểm này. Trước Luật sở hữu trí tuệ, chúng ta có Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của Chính phủ về quyền sở hữu công nghiệp. Theo khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 54, “tổ chức, cá nhân bị thiệt hại

hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền: buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Như

vậy, quy định này cho phép yêu cầu chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh bồi thường thiệt hại.

Đây cũng là hướng giải quyết của Tòa sơ thẩm trong vụ tranh chấp. Cụ thể, theo Tòa sơ thẩm, “việc Công ty Gedeon yêu cầu hai Công

ty nêu trên bồi thường thiệt hại là có căn cứ quy định tại Điều 25.1 Nghị định 54/2000 và Điều 609 của Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Hội

đồng thẩm phán cũng cho rằng các quy định của Nghị định số 54 cho phép chủ thể bị thiệt hại được yêu cầu bồi thường: Hội đồng thẩm phán đã xét rằng “trong vụ án này, nguyên

đơn cho rằng do các bị đơn đã có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Việc nguyên đơn yêu cầu các bị đơn bồi thường thiệt hại là có căn cứ theo quy định tại Điều 25 và Điều 27 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP”.

Phần trình bày trên cho thấy bản thân các quy định về sở hữu công nghiệp trước khi có Luật sở hữu trí tuệ đã đủ để cho phép người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra. Nếu Hội đồng thẩm phán chỉ dừng ở các quy định trên thì Quyết định được bình luận không có nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được tiến hành sau khi có Luật sở hữu trí tuệ. Có lẽ, để tăng thêm sự ảnh hưởng của phán quyết của mình trong tương lai, Hội đồng thẩm phán còn xem xét vấn đề bồi thường thiệt hại trên cơ sở của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

5. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Trong Luật sở hữu trí tuệ có quy định cho phép người Luật sở hữu trí tuệ có quy định cho phép người bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra. Chẳng hạn, theo khoản 3 Điều 198, “Tổ chức,

cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202” trong khi đó “buộc bồi thường thiệt hại” là một biện pháp dân sự được nêu

trong Điều 202.

Trong phần xét thấy, Hội đồng thẩm phán

cho rằng “khi giải quyết lại vụ án, cần phải căn cứ vào các quy định của Luật sở hữu trí tuệ (…) để xác định mức thiệt hại thực tế”.

Việc yêu cầu áp dụng Luật sở hữu trí tuệ để xác định mức thiệt hại thực tế cũng đồng nghĩa với việc người bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được viện dẫn Luật này để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, đối với Hội đồng thẩm phán, khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì người bị thiệt hại được yêu cầu bồi thường trên cơ sở các quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

2) Theo pháp luật về cạnh tranh

6. Sự không rõ ràng của Luật cạnh tranh. Luật cạnh tranh có nhiều quy định về hành vi Luật cạnh tranh có nhiều quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh như tại khoản 4, Điều 3; khoản 1 Điều 5; Điều 39 đến 48; khoản 1 Điều 49; khoản 2 Điều 56; khoản 2 Điều 89; khoản 1 Điều 90; khoản 3 Điều 118; khoản 3 Điều 119.

Tuy nhiên các quy định này không tập trung vào vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra nên nếu chỉ căn cứ vào các quy định này, chúng ta không biết chủ thể bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra có được yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không. Trong Điều 117, Luật cạnh tranh năm 2004 chỉ có một đoạn về khả năng yêu cầu bồi thường thiệt hại là “Tổ

chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

Điều 117 trên có quy định về bồi thường thiệt hại nhưng với điều kiện là “theo quy định của pháp luật”. Hơn nữa, Điều 117 chỉ quy định đối với “hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh” một cách chung chung và không quy định rõ quy định này có áp dụng cho thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra hay không (chúng ta chưa biết “hành vi

cạnh tranh không lành mạnh” có là “hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh hay không”).

Chính vì hai lý do này mà khi các bên có tranh chấp đã có hướng giải quyết trái ngược nhau.

TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 2/2012 BÌNH LUẬN ÁN

7. Hướng giải quyết của Tòa án. Trong vụ việc được bình luận, Tòa sơ thẩm chấp nhận việc được bình luận, Tòa sơ thẩm chấp nhận

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)