II. Những bất cập của các quy định hiện hành về chấm dứt HĐLĐ và một số đề xuất
17 Khoả n3 Điều 4 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí và theo khoản 3 Điều 3 Quy chế cải chính trên báo chí (ban hành kèm theo quyết định số 03/2007/QĐ-BVHTT ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng bộ Văn hóa thông tin.
Tòa án địa chỉ thì phải xem đây như là một
trong những trường hợp “chưa đủ điều kiện khởi kiện” để Tòa án trả lại đơn khởi kiện. Việc quy định này sẽ đảm bảo cho người khởi kiện có quyền khởi kiện lại nếu trong tương lai họ tìm được địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Riêng trường hợp “Người khởi kiện không
bổ sung các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”, theo chúng tôi đề xuất
đây cũng là một trong những trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện. Tuy nhiên, như chúng tôi đã phân tích trong các nội dung trên, cần thiết phải làm rõ những tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện chỉ có thể là tài liệuban đầu
để chứng minh người khởi kiện có quyền khởi kiện và Tòa án nhận đơn khởi kiện có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, nếu người khởi kiện không cung cấp được các tài liệu, chứng cứ này thì Tòa án có căn cứ để trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện.
Đối với điểm đ khoản 1 Điều 168: Vụ án
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án chỉ trả lại đơn khởi kiện nếu yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án nói chung. Nếu yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền chung của Tòa án nhưng không thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi mà nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện không trả lại đơn khởi kiện mà phải chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án khác có thẩm quyền giải quyết18.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một cách hiểu khác đối với trường hợp này. Quan điểm này cho rằng: chỉ khi nào Tòa án đã
thụ lý rồi và phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình mà thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì mới chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Đối với trường hợp
chưa thụ lý mà không thuộc thẩm quyền 18 Khoản 2 Điều 167 BLTTDS năm 2004.
của Tòa án đã nhận đơn thì cứ trả lại đơn cho người khởi kiện để người khởi kiện tự nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền. Điều này có thể dẫn đến trường hợp người khởi kiện “cầm đơn khởi kiện” đi lòng vòng mà không có Tòa án nào nhận thụ lý.
Do đó, cần hướng dẫn rõ: (i) khi Tòa án
chưa thụ lý và xác định nội dung tranh chấp không thuộc một trong các loại thẩm quyền sau đây của của Tòa án: Điều 34 (thẩm quyền của Tòa án các cấp), Điều 35 (thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ), và Điều 36 (thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu) của BLTTDS năm 2004 thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện
phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có
thẩm quyền giải quyết; (ii) Đối với trường hợp trả lại đơn khởi kiện cho đương sự chỉ áp dụng khi tranh chấp không thuộc thẩm quyền chung của Tòa án.
3.Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
Trên cơ sở bổ sung thêm hai khoản 3 và 4 của Điều 170 BLTTDS năm 200419, LSĐBS năm 2011 đã quy định theo hướng