Xác định mức thiệt hại được bồi thường

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 34)

hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra hay không. Hơn nữa, Luật cạnh tranh chưa cho biết cụ thể là Tòa án có thẩm quyền hay cơ quan khác có thẩm quyền về vấn đề bồi thường thiệt hại.

Đối với vụ việc được bình luận, có ý kiến cho rằng “ngày 01/07/2005, Luật cạnh tranh đã có

hiệu lực; theo đó, việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh” (xem Kháng nghị số

100/KN-DS ngày 31/3/2009 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao). Với ý kiến này, dường như vấn đề bồi thường thiệt hại thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh.

13. Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán. Về phía mình, Hội đồng thẩm phán xét phán. Về phía mình, Hội đồng thẩm phán xét rằng, “theo quy định tại điều 117 Luật cạnh tranh và Điều 6 Nghị định số 120/2005/NĐ- CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự”. Vì vậy tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết yêu cầu của nguyên đơn là đúng thẩm quyền”.

Như vậy, trên cơ sở Điều 117 Luật cạnh tranh và Điều 6 Nghị định số 120 về áp dụng Luật cạnh tranh, Hội đồng thẩm phán đã thừa nhận “thẩm quyền” của Tòa án để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thực ra, Điều 117 Luật cạnh tranh và Điều 6 Nghị định số 120 rất chung chung và chỉ giới hạn ở việc quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được xử lý bằng các biện pháp dân sự và không nói về thẩm quyền giải quyết các vấn đề dân sự. Với quy định trên, chúng ta không biết “chế tài bồi thường thiệt hại (…) sẽ được thực hiện như thế nào? Đây là những vấn đề chưa được làm

rõ trong Luật cạnh tranh cũng như trong Nghị định số 120/2005/NĐ-CP”8. Bên cạnh đó, “căn

cứ Điều 29 BLTTDS năm 2004 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án đối với các vi phạm pháp luật cạnh tranh là chưa rõ ràng, hay nói chính xác là chưa có”9.

Với Quyết định giám đốc thẩm này, vấn đề thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra đã rõ ràng: Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại gây ra bởi bất kỳ hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào được quy định trong pháp luật cạnh tranh. Trước sự không rõ ràng của văn bản, đây là giải pháp hoàn toàn thuyết phục và phù hợp với pháp luật nhiều nước trên thế giới nên cần được duy trì, phát triển.

14. Mối quan hệ giữa Tòa án và cơ quan khác. Với quy định hiện hành và hướng giải khác. Với quy định hiện hành và hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán như nêu trên, cơ quan quản lý cạnh tranh cũng như Tòa án có thẩm quyền can thiệp đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Từ sự tồn tại hai cơ quan này làm phát sinh câu hỏi: Để chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại, Tòa án phải xác định tồn tại hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên khi cơ quan quản lý cạnh tranh đã xác định có hành vi này rồi thì việc xác định của cơ quan quản lý cạnh tranh có ràng buộc Tòa án không?

Có ý kiến cho rằng cần theo hướng “quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh về việc tồn tại hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên được Tòa án công nhận và trong trường hợp đó tranh tụng trước Tòa án về việc tồn tại hay không tồn tại hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không nên được đặt ra”10. Thực ra không chỉ cơ quan quản lý cạnh tranh mới có khả năng xác định sự tồn tại hay không tồn tại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối với lĩnh vực sở hữu công nghiệp, chúng ta thấy Cục sở hữu trí tuệ cũng có thể đưa ra ý kiến.

Về mối quan hệ giữa các cơ quan nêu trên với Tòa án liên quan đến xác định sự tồn tại hay

8 Lê Anh Tuấn, sđd, tr. 212.

9 Lê Anh Tuấn, sđd, tr. 245.

10 Lê Anh Tuấn, sđd, tr. 247.

không tồn tại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiết nghĩ Tòa án cần có sự độc lập. Các quyết định hay ý kiến về các vấn đề này của cơ quan quản lý cạnh tranh hay Cục sở hữu trí tuệ chỉ để Tòa án tham khảo. Nếu có đủ căn cứ, Tòa án có thể có ý kiến khác11.

III- Xác định mức thiệt hại được bồi thường thường

15. Giá trị của chứng cứ. Sau khi xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu được cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra, chúng ta cần biết vấn đề bồi thường thiệt hại được giải quyết như thế nào? Ở đây, khó khăn phát sinh đối với việc xác định thiệt hại thực tế.

Về nguyên tắc, nguyên đơn phải chứng minh được thiệt hại thực tế. Trong vụ việc này, bên yêu cầu đã cho rằng “thiệt hại là 146.952,6 đô la Mỹ”. Tuy nhiên, theo Hội

đồng thẩm phán, “tài liệu do Công ty Gedeon

cung cấp chỉ là kết quả điều tra độc lập trên thị trường về tất cả các loại thuốc tránh thai trong hai năm 2002-2003 và kết quả này chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận, nên Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận các số liệu do nguyên đơn đưa ra là có căn cứ”.

Như vậy, dường như bên bị thiệt hại phải đưa ra được những con số cụ thể được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận. Tuy nhiên, chúng ta không biết cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào và tại sao lại đòi hỏi thiệt hại phải được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Thiết nghĩ, nếu chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra là thuyết phục thì Tòa án có thể chấp nhận, cho dù chưa được cơ quan khác xác nhận. Luật sở hữu trí tuệ dường như đã theo hướng này: “Trong trường hợp không

thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm

11 Đây cũng là thực trạng quan hệ giữa Tòa án và cơ quan khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, xem Đỗ Văn Đại quan khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, xem Đỗ Văn Đại và Lê Thị Nam Giang, Về vấn đề trích dẫn tác phẩm của người khác, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 02/2009.

trăm triệu đồng” (điểm c, khoản 1 Điều 205).

16. Căn cứ xác định thiệt hại. Về mức thiệt hại cụ thể, Hội đồng thẩm phán và Tòa thiệt hại cụ thể, Hội đồng thẩm phán và Tòa sơ thẩm không thống nhất trong vụ việc được bình luận.

Trong phần xét thấy, Hội đồng thẩm phán cho rằng “Tòa án cấp sơ thẩm lại coi số lượng thuốc POSTINOR mà các bị đơn đã tiêu thụ chính bằng số lượng thuốc POSTINOR nguyên đơn lẽ ra có thể tiêu thụ được là không có căn cứ, vì trong quá trình kinh doanh, Công ty Trung Nam và Công ty Bình Dương phải áp dụng biện pháp hợp pháp như khuyến mãi, quảng cáo… để tiêu thụ sản phẩm của mình và việc Công ty Gedeon bị giám sút lợi nhuận không chỉ do bị các bị đơn cạnh tranh không lành mạnh, mà còn do nhiều tác động khách quan của thị trường sản phẩm thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời trình bày của nguyên đơn để xác định mức lợi nhuận của Công ty Gedeon bằng 30% doanh thu bán hàng, trên cơ sở đó xác định mức thiệt hại của Công ty Gedeon đúng bằng mức lợi nhuận nêu trên, để buộc các bị đơn phải bồi thường là không có căn cứ vững chắc”.

Để định hướng cho Tòa sơ thẩm xác định thiệt hại khi xét xử lại, Hội đồng thẩm phán còn cho rằng “cần phải căn cứ vào các quy định của

Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật để xác định mức thiệt hại thực tế của nguyên đơn”. Ở đây, Hội đồng thẩm phán đưa

ra hai loại quy định để xác định thiệt hại là “Luật

sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật”. Chúng ta làm rõ việc xác định thiệt hại

theo hai loại quy định này.

17. Luật sở hữu trí tuệ. Trong Luật sở hữu trí tuệ có một số quy định cho biết những loại trí tuệ có một số quy định cho biết những loại thiệt hại có thể được bồi thường.

Thứ nhất là thiệt hại về vật chất, “bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại”

(khoản 1 Điều 204). Ngoài ra, “chủ thể quyền sở

hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệphải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư”

TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 2/2012 BÌNH LUẬN ÁN

ý vì đối với các lĩnh vực khác12, việc bồi thường chi phí thuê luật sư hiện nay còn nhiều tranh cãi.

Thứ hai, Luật sở hữu trí tuệ còn ghi nhận bồi

thường tổn thất về tinh thần tại điểm b, khoản 1 Điều 204: “Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn

thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng”13 và mức bồi thường là “trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” (khoản 2 Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, quy định này chỉ ghi nhận quyền được bồi thường tổn thất về tinh thần đối với một số chủ thể và dường như không được áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Do đó,

nếu chỉ căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ thì, dường như đối với các vụ việc như đang được nghiên cứu, không có khả năng yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần. Vì thế, để có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần, chúng ta cần căn cứ vào các quy định khác (sẽ được phân tích trong phần sau).

Về việc xác định thiệt hại, cần lưu ý là các quy định tại Điều 204 và 205 Luật sở hữu trí tuệ nêu trên được áp đối với “thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”. Trong vụ việc được bình luận, ban

đầu nguyên đơn yêu cầu xác định các hành vi của hai bị đơn là “vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

về nhãn hiệu hàng hóa và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại”. Tuy nhiên, tại

Đơn sửa đổi yêu cầu, nguyên đơn “đã rút yêu cầu

khởi kiện về tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa, chỉ yêu cầu Tòa án buộc các bị đơn phải bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh

12 Về chủ đề này, xem Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2010, Bản án số 16 và 17. Tại cấp sơ thẩm lần một, chúng ta thấy Tòa án nêu:“Xét yêu cầu nguyên đơn đòi bồi thường chi phí Luật sư là 9.496,59 USD, xét thấy đối với yêu cầu này của nguyên đơn không được pháp luật hiện hành quy định. Mặt khác, tại Điều 144 khoản 3 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định chi phí cho Luật sư do người có yêu cầu chịu. Do đó, không thể buộc bị đơn phải chịu chi phí Luật sư”.

13 Trong vụ việc của Công ty Thành Đồng nêu trên, Tòa sơ thẩm đã buộc bên xâm phạm bồi thường “Tiền Tòa sơ thẩm đã buộc bên xâm phạm bồi thường “Tiền thiệt hại về tinh thần: 40.000.000đ” và Tòa phúc thẩm đã “giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm”.

gây ra” (xem Kháng nghị của Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao). Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có được coi là

“hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” không?

Nếu hành vi cạnh tranh không lành mạnh không được coi là “hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” thì rất khó viện dẫn các quy định của Điều 204 và 2005 để xác định thiệt hại như nêu ở trên. Luật sở hữu trí tuệ không thực sự rõ ràng đối với câu hỏi trên. Tuy nhiên, việc Tòa án tối cao xác định có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và yêu cầu Tòa án sơ thẩm khi xét xử lại “cần phải

căn cứ vào các quy định của Luật sở hữu trí tuệ”

để xác định mức thiệt hại cho phép suy luận rằng, theo Hội đồng thẩm phán, chúng ta có thể áp dụng các quy định của Điều 204 và 205 để xác định thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ14.

18. Các quy định khác. Ngoài việc căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ, Hội đồng thẩm phán còn yêu Luật sở hữu trí tuệ, Hội đồng thẩm phán còn yêu cầu căn cứ vào “các quy định khác của pháp luật

để xác định mức thiệt hại thực tế”. Tuy nhiên, các

quy định này là các quy định nào thì Hội đồng thẩm phán chưa cho biết.

Các quy định này có thể là các quy định của pháp luật cạnh tranh không? Hiện nay, Luật cạnh tranh không có quy định về xác định thiệt hại đối với hành vi vi phạm Luật cạnh tranh. Nghị định số 120 không có quy định chi tiết về cách xác định thiệt hại mà chỉ quy định viện dẫn đến pháp luật dân sự (khoản 2 Điều 6). Như vậy, các quy định khác theo yêu cầu của Hội đồng thẩm phán về xác 14 Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta mới xác định chính xác “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” có phải là “ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” hay không. Nhìn chung,“hành vi cạnh tranh không lành mạnh” không phải là “hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”; “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” và “hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ” nhìn bề ngoài có thể có rất nhiều điểm giống nhau, nhưng có sự khác nhau giữa hai loại hành vi này. Đối với những hành vi cạnh tranh được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ như trong vụ việc được nghiên cứu thì thiết nghĩ đó cũng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên các quy định về xác định thiệt hại tại Điều 204, 205 được áp dụng như Hội đồng thẩm phán đã định hướng trong vụ việc này. Điều đó cũng có nghĩa là đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật cạnh tranh mà không thuộc trường hợp quy định trong Luật sở hữu trí tuệ thì các quy định vừa nêu sẽ không được áp dụng.

định thiệt hại dường như không bao gồm các quy định của pháp luật cạnh tranh.

Khi giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ việc này, Tòa cấp sơ thẩm đã sử dụng pháp luật dân sự như BLDS năm 1995 và Nghị quyết số 01/2004 ngày 28/04/2004 của Hội đồng thẩm phán (nay được thay thế bằng Nghị quyết số 03/2006). Trong các quy định này có quy định về bồi thường tổn thất về tinh thần khi uy tín của tổ chức bị xâm

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)