MỘT VÀI PHƯơNG PHÁP GIẢNG DẠy TÍCH CỰC KHẢ TH

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 38)

DẠy TÍCH CỰC KHẢ THI

1. Phương pháp tình huống (Case study)1.1 Giới thiệu phương pháp 1.1 Giới thiệu phương pháp

Trường hợp của ngành luật rất thuận lợi trong việc chọn lựa dạy theo phương pháp tình

huống. Bởi vì phương pháp này sẽ được áp dụng thông qua việc sử dụng các tình huống thực tế đã và đang diễn ra để phân tích, hướng dẫn cho sinh viên các kỹ năng cần thiết phục vụ thiết thực cho công việc sau này .

Mục đích chính của phương pháp tình huống nhằm tìm ra cách giải quyết vấn đề tối ưu hay theo đuổi một tình huống nào đó đang diễn ra. Sinh viên phải thực hiện nhiều bước để có thể đi đến quyết định hợp lý (logic) và đúng phương pháp. Trước hết, cần phải nghiên cứu và đánh giá thật kỹ tình huống đã đặt ra, tức là tìm và mổ xẻ các yếu tố nổi bật. Tiếp theo là phải khoanh vùng vấn đề hay sự kiện với độ chính xác và mức đúng đắn cao, điều đó cho phép đưa ra những nhận định cụ thể và phù hợp. Bên cạnh đó, sinh viên còn phải biết liên kết các sự kiện cốt lõi lại với nhau, phân tích mọi thành tố một cách tỉ mỉ để đánh giá các khả năng có thể xảy ra. Khi đã liệt kê được các khả năng sẽ tiến tới cân nhắc các khả năng đó và chọn ra giải pháp tốt nhất theo ý mình. Bước cuối cùng là thực hiện quyết định, tức là phải xây dựng một lộ trình làm việc để đảm bảo có được kết quả ước định8.

Các bước thực hiện phương pháp tình huống (PPTH)

1 – Đánh giá tình huống; 2 – Khoanh vùng vấn đề ;

3 – Tập trung các sự kiện cốt lõi quanh trọng tâm vấn đề cần giải quyết;

4 – Phân tích các sự kiện;

5 – Đánh giá các giải pháp khả thi;

6 – Cân nhắc các khả năng và chọn ra giải pháp tốt nhất;

7 – Ra quyết định, thực hiện quyết định.

1.2. Khái quát các bước thực hiện phương pháp tình huống pháp tình huống

Bước 1 : Phân tích tình huống.

- Ai là người liên quan? Xác định (Định tính) họ bằng những thuật ngữ chuẩn xác (ví dụ trong một vụ việc liên quan đến hợp đồng

8 La gestion dynamique : concepts, méthodes et applications (Quản lý năng động : khái niệm, phương applications (Quản lý năng động : khái niệm, phương pháp, thực hành), Les Éditions de la Chenelière inc, Tái bản lần thứ 4 – 2007.

TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 2/2012

thuê mướn, Ông X là người thuê, ông Y là người cho thuê).

- Xác định các sự kiện? Chọn lọc các thông tin hữu ích và trình bày lại theo trình tự trước sau. Xây dựng tạm thời một sơ đồ rõ ràng nhất có thể.

Bước 2 : Xác định vấn đề mang tính pháp lý.

Xác định vấn đề pháp lý phát sinh từ các sự kiện và trình bày nó dưới dạng câu hỏi. Đừng quên rằng vấn đề phải được trình bày một cách tổng quát cho từng trường hợp cụ thể (ví dụ: Người cho thuê có quyền đơn phương nâng giá cho thuê lên hay không?)

Bước 3 : Các quy tắc được áp dụng.

Các quy tắc này có thể được đưa ra dưới hình thức các tài liệu đính kèm (trích bộ luật, phán quyết của tòa, văn bản luật, các thỏa ước tập thể...). Các quy tắc đó có thể có trong bài học, vì thế nhất thiết phải khoanh vùng bài học (ví dụ: phần hợp đồng)

Bước 4 : Các giải pháp có lý lẽ.

- Chọn giải pháp là giải thích bằng luận chứng pháp lý chặt chẽ, kể cả bài viết các luận cứ, bằng cách dùng các thuật ngữ thật thuyết phục (Ví dụ: do đó, trên cơ sở đó...). Việc này có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý (hành vi pháp lý, phương pháp tiến hành).

Luận chứng có thể giúp đạt được :

- Một giải pháp khả thi (Ví dụ: hợp đồng đang tranh chấp có thể sẽ bị hủy hay ngược lại không thể bị hủy).

- Sự luân chuyển (Ví dụ: người mua một bất động sản mà không được giao, có thể yêu cầu cưỡng chế thi hành việc bán để nhận được bất động sản hay yêu cầu thanh lý hợp đồng mua bán).

Những điều cần lưu ý đối với giảng viên khi áp dụng phương pháp tình huống

- Kiểm tra việc tiếp thu bài của sinh viên. Nói cách khác, kiểm tra xem sinh viên có nắm và hiểu được kiến thức đã học hay chưa.

- Phải chắc chắn rằng tính đúng đắn về mặt lập luận của sinh viên có được là nhờ vào sự vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn, thể hiện qua :

. Việc định tính tình huống được đưa ra;.

. Xác định các nguyên tắc pháp lý sẽ được áp dụng;

. Giải quyết vấn đề bằng việc áp dụng pháp luật được đặt ra với sự chặt chẽ cần thiết;

. Đưa lý lẽ cho mỗi ý kiến được đưa ra. Cần lưu ý rằng giải pháp không quan trọng, lập luận để đưa ra giải pháp mới thực sự quan trọng.

2. Seminar

Seminar có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung, đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác, cho đến cuối cùng là tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung.

Seminar là phương pháp sư phạm phổ biến được sử dụng rất thường xuyên tại các trường đại học ở các nước tiên tiến nói chung và ở các khoa luật nói riêng. Với chính sách quan hệ quốc tế rộng rãi và đa dạng của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, việc mời các giáo sư hay luật sư thuộc các cơ sở đối tác tham gia tổ chức các buổi seminar tại trường là hoàn toàn khả thi. Bởi vì việc tham gia vào quá trình giảng dạy của các giáo sư thỉnh giảng quốc tế hay những người làm công tác thực tiễn bao giờ cũng cần thiết và bổ ích. Họ giúp thay đổi không khí đào tạo qua các cuộc giao lưu, giúp cập nhật thông tin mới kịp thời. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tham gia các hoạt động pháp luật quốc tế của trường.

Phương pháp này cho phép có một buổi học sinh động, sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng trình bày trước đám đông và tranh luận. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài liệu và phải có thời gian.

Phương pháp Seminar giúp giảng viên dạy lý luận đi đôi với thực tiễn. Các thông tin thực tế có liên quan đến lý thuyết đã học sẽ có điều kiện cho giảng viên nói rõ hơn qua các buổi trình bày, các ví dụ mẫu mang tính thực tiễn

hay các thông tin cụ thể trong nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy này còn giúp giảng viên không ngừng củng cố, nâng cao kiến thức của mình, cách trình bày, cung cấp thông tin cho sinh viên. Việc tổ chức thảo luận là một biện pháp giúp giảng viên nắm rõ tình hình học tập của sinh viên, hiểu sinh viên biết gì, nghĩ gì về vấn đề đã học.

Yêu cầu đối với giảng viên: Tìm chủ đề phù

hợp với nội dung bài giảng, chuẩn bị nguồn tư liệu phục vụ chủ đề và bài giảng. Đồng thời cung cấp hoặc hướng dẫn, gợi ý cho sinh viên tìm tài liệu. Trong quá trình thực hiện, giảng viên phải sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho sinh viên từ quá trình chuẩn bị, cho đến việc lắng nghe, bổ sung và sửa chữa thiếu sót của sinh viên, sau cùng là tổng kết vấn đề đặt ra. Giảng viên cần tổ chức một buổi cho sinh viên báo cáo trước lớp.

Yêu cầu đối với sinh viên: Tìm tài liệu phù

hợp để sử dụng (đòi hỏi khả năng đánh giá tài liệu), phải chuẩn bị kiến thức cho buổi seminar bằng cách đọc kỹ tài liệu. Sinh viên cũng phải biết cách tổng hợp các kiến thức đã học, chuẩn bị thành bài viết để trình bày trong buổi seminar - đây là khâu đòi hỏi kỹ năng thuyết trình trước đám đông và trình bày ngắn gọn, súc tích một vấn đề trong thời gian ngắn (hạn chế).

3. Phương pháp sắm vai

Phương pháp này được sử dụng để dạy những “kỹ năng hành nghề, nhưng cũng có rất nhiều khả năng có thể xảy ra khi phải dạy và học những kỹ năng về mối quan hệ giữa con người. Nếu sử dụng có hiệu quả phương pháp này thì nó sẽ kích thích sự hứng thú tham gia của người học, giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm giải quyết tốt các tình huống phức tạp phát sinh trong thực tế”9.

Trên thực tế, phương pháp sắm vai vẫn được áp dụng ở một số lớp tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, hoạt

9 Xem: Đoàn Thanh Thuỷ - Quản lý phương pháp dạy học đại học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học đại học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo – http://www.vnq.edu.vn/index.php/tp-chi- nha-trng-q/nghien-cu-trao-i/485-qun-ly-phng-phap- dy-hc-i-hc-ap-ng-yeu-cu-nang-cao-cht-lng-ao-to..

động hợp tác quốc tế Moot Competition là một dịp để các sinh viên luật hệ chính quy có dịp rèn luyện các kỹ năng tham gia tranh tụng theo phương thức một phiên tòa giả định. Hiện nay các sinh viên hệ này vẫn tiếp tục hoạt động “ngoại khoá” cùng với “Câu lạc bộ Phiên tòa giả định”. Theo chúng tôi, cần thiết đưa hoạt động này thành hoạt động chính thức thông qua việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực sắp tới.

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)