II. Những bất cập của các quy định hiện hành về chấm dứt HĐLĐ và một số đề xuất
4. Các quy định của Dự thảo Luật XLVPHC về hoãn, miễn, giảm tiền phạt
XLVPHC về hoãn, miễn, giảm tiền phạt chưa chặt chẽ, thiếu khách quan và dễ xảy ra tùy tiện, tiêu cực khi áp dụng
Việc hoãn, miễn, giảm chấp hành hình thức phạt tiền được quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Dự thảo Luật. Một số điểm chưa phù hợp của các quy định này gồm:
Một là,về các căn cứ được xem xét hoãn chấp hành hình thức phạt tiền.
Theo mục a khoản 1 Điều 78 Dự thảo Luật, “Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000
đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc” “có thể được hoãn thi hành quyết định xử phạt” cho thấy: những
căn cứ này là chưa đầy đủ. Ví dụ, người bị xử phạt tiền đang bị mất việc, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tương tự quy định hoãn, các quy định miễn, giảm chấp hành quyết định phạt tiền cũng đều không có cơ sở, căn cứ rõ ràng, hoàn toàn dựa trên phán quyết mang tính chủ quan của người có thẩm quyền, khi khoản 1 Điều 79 Dự thảo Luật quy định: “Cá nhân thuộc trường hợp quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 78 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm hoặc miễn một phần hoặc toàn bộ mức phạt tiền ghi trong quyết định xử phạt”.
Hai là, về thủ tục để được xem xét hoãn,
miễn, giảm hình thức phạt tiền. Vấn đề này cũng chưa được quy định rõ. Theo Điều 78 Dư thảo Luật, mọi trường hợp xem xét hoãn, miễn, giảm đều phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc là không phù hợp, vì có những trường hợp cần cơ quan có chuyên môn xác nhận mới hợp lý như: bệnh tật, tai nạn. Có thể nói tính “chủ động, sáng tạo” cần thiết trong hoạt động hành chính với trường hợp này có thể lại trở thành nguy cơ gây ra những vấn nạn khác (áp dụng pháp luật tuỳ tiện, chủ quan, đối xử không công bằng, nạn “xin – cho”, tiêu cực, tham nhũng...).
Theo chúng tôi, quy định hoãn, miễn, giảm chấp hành quyết định phạt tiền là điều cần thiết, vừa phù hợp với tính chất của loại chế tài (tác động đến lợi ích vật chất của người vi phạm), vừa thể hiện được tính xã hội, nhân đạo trong phương thức quản lý xã hội của Nhà nước ta, tuy nhiên cần quy định theo hướng như sau:
- Bổ sung thêm tình trạng “mất việc làm
và người nuôi con dưới 12 tháng tuổi” như
là căn cứ xem xét hoãn chấp hành quyết định phạt tiền; bổ sung “cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên” là một chủ thể có thẩm
quyền xác nhận những trường hợp xem xét hoãn tại điểm a khoản 1 Điều 78 Dự thảo Luật XLVPHC..
TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 2/2012