Cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 33)

nhưng không dựa trên cơ sở của các quy định của pháp luật cạnh tranh (Tòa án cấp sơ thẩm không viện dẫn bất kỳ quy định nào của pháp luật cạnh tranh).

Bên cạnh đó, tại Công văn số 354 ngày 14/3/2005, Cục sở hữu trí tuệ cho rằng “trong

giai đoạn hiện nay Chính phủ chưa ban hành quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cho nên ngoài việc đình chỉ các hành vi đó thì không áp dụng thêm biện pháp xử lý nào khác đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm”. Với Công

văn này thì dường như chúng ta chỉ có một biện pháp duy nhất đối với chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh là “đình chỉ các hành vi”

của họ (tức không giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại). Trong phần Nhận thấy của Quyết định giám đốc thẩm, chúng ta thấy ghi: “Tòa án cấp

phúc thẩm cho rằng pháp luật chưa quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra, từ đó bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn”. Điều này cho thấy, trong quá trình

xét xử, Tòa phúc thẩm theo hướng không giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Tuy nhiên, hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm không được Hội đồng thẩm phán chấp nhận. Bởi, sau khi viện dẫn Điều 117 Luật cạnh tranh và Điều 6 Nghị định 120/2005 về áp dụng Luật cạnh tranh4, Hội đồng thẩm phán đã xét “Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết

yêu cầu của nguyên đơn là đúng thẩm quyền”.

Đoạn này liên quan đến thẩm quyền của Tòa án (mà chúng ta sẽ bình luận trong phần sau) nhưng việc Hội đồng thẩm phán thừa nhận thẩm quyền của Tòa sơ thẩm khi Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu của nguyên đơn cũng ngầm thừa nhận rằng, trên cơ sở các quy định của pháp luật cạnh tranh, chủ thể bị thiệt hại được yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

8. Tầm quan trọng của Quyết định giám đốc thẩm. Phần mở đầu cho thấy hành vi cạnh đốc thẩm. Phần mở đầu cho thấy hành vi cạnh

4 Về nội dung Điều 6, xem phần sau.

tranh không lành mạnh trong vụ việc này không thuộc những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật cạnh tranh.

Tuy nhiên, để chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại, Hội đồng thẩm phán đã viện dẫn các quy định chung của pháp luật cạnh tranh5. Do đó, chúng ta có thể suy luận rằng đối với bất kỳ hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào, người bị thiệt hại cũng có thể viện dẫn hai điều luật trên để yêu cầu bồi thường tương tự như Hội đồng thẩm phán đã lập luận. Hướng giải quyết này không có nhiều ý nghĩa đối với hành vi đồng thời bị coi là cạnh tranh không lành mạnh trong Luật cạnh tranh và trong Luật sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, trong trường hợp này, chỉ cần sử dụng Luật sở hữu trí tuệ là đủ.

Tuy nhiên, hướng giải quyết trong Quyết định rất có ý nghĩa đối với những hành vi thuộc trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong Luật cạnh tranh nhưng không được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Ví dụ, như gièm pha doanh nghiệp khác được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh nhưng không được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Đối với thiệt hại do hành vi này gây ra, người bị thiệt hại không thể viện dẫn Luật sở hữu trí tuệ nhưng có thể viện dẫn các quy định mà Hội đồng thẩm phán đã viện dẫn trong Quyết định để yêu cầu bồi thường thiệt hại6: chúng ta áp dụng tương tự như Hội đồng thẩm phán đã lập luận trong vụ việc được bình luận. Nói cách khác, từ hướng giải quyết trong Quyết định được bình luận và bằng cánh vận dụng tương tự trong tương lai, người bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh (được quy định trong pháp luật cạnh tranh) gây ra hoàn toàn có thể viện dẫn Điều 6 Nghị định 120 và Điều 117 Luật cạnh tranh để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

5 Điều 6 Nghị định 120 và Điều 117 Luật cạnh tranh không giới hạn ở một hành vi cạnh tranh không lành không giới hạn ở một hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào nên được áp dụng cho mọi hành vi cạnh canh không lành mạnh theo pháp luật về cạnh tranh.

6 Theo tác giả Lê Anh Tuấn, “để có thể từng bước nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nói chung, pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nói chung, pháp luật cạnh tranh nói riêng và phù hợp với hiện thực của Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần thừa nhận án lệ là một nguồn quan trọng của pháp luật” (sđd, tr. 260).

II- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại thường thiệt hại

9. Đặt vấn đề. Khi chưa có Luật cạnh tranh, vấn đề cơ quan nào giải quyết bồi thường thiệt vấn đề cơ quan nào giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được giải quyết rất đơn giản: Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật cạnh tranh, còn tồn tại cơ quan khác (như Hội đồng cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh) có thẩm quyền can thiệp trong lĩnh vực cạnh tranh và vấn đề đặt ra là Tòa án hay cơ quan này có thẩm quyền giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra. Trong vụ việc được bình luận, bản thân các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đủ để Hội đồng thẩm phán thừa nhận thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán đã đi xa hơn và, theo Quyết định này, bản thân các quy định của pháp luật cạnh tranh cũng ghi nhận thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

Chúng ta sẽ nghiên vấn đề thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại trong pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh. Việc nghiên cứu đồng bộ này có ý nghĩa rất quan trọng vì phần mở đầu đã cho thấy có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ nhưng lại không được quy định trong pháp luật cạnh tranh và ngược lại.

1) Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ trí tuệ

10. Được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo khoản 3 Điều 198 Luật thẩm quyền. Theo khoản 3 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ, “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại

hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 198 quy định “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này”.

Với quy định trên, người bị thiệt hại được yêu cầu “cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự”. Phần trên đã

cho thấy bồi thường thiệt hại là một biện pháp dân sự. Điều đó có nghĩa là theo các quy định trên, người bị thiệt hại được yêu cầu “cơ quan

nhà nước có thẩm quyền” giải quyết vấn đề

bồi thường nhưng chúng ta chưa biết cơ quan

nhà nước có thẩm quyền ở đây có phải là Tòa

án nhân dân hay không trong khi đó Hội đồng cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh cũng là một cơ quan nhà nước.

11. Được yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thiệt hại. Các quy định tiếp theo của Luật thường thiệt hại. Các quy định tiếp theo của Luật sở hữu trí tuệ làm rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự. Cụ thể, khoản 2 Điều 200 nêu rõ “việc áp dụng biện pháp dân sự,

hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án”.

Điều này cho thấy, theo Luật sở hữu trí tuệ, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong đó có bồi thường thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Chúng ta đã thấy một số hành vi cạnh tranh được quy định là không lành mạnh trong Luật cạnh tranh nhưng không được nói đến trong Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, nếu chúng ta chỉ dừng việc nghiên cứu ở đây thì chúng ta vẫn chưa biết được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật cạnh tranh mà không được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Vì vậy, việc xem xét cơ quan nào có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật cạnh tranh là cần thiết.

2) Theo quy định của pháp luật về cạnh tranh

12. Sự không rõ ràng của Luật cạnh tranh. Theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn Theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn, Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương là cơ quan có chức năng tiến hành điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Khoản 2 Điều 49 Luật cạnh tranh đã quy định, “Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xử lý, xử

phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh »7. 7 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý cạnh tranh được quy định tại Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006.

Như vậy, Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền “xử lý, xử phạt hành vi cạnh

tranh không lành mạnh ». Tuy nhiên, Luật lại chưa nói rõ là thẩm quyền “xử lý, xử phạt

hành vi cạnh tranh không lành mạnh » có

Một phần của tài liệu Tự do kinh doanh và tự do hợp đồng ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)