Kinh nghiệm của làng nghê mây tre đan Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh...13 CHƯƠNG 2HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM TẠI LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN Ở XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN BAO LA TẠI XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
Mã số: SV2017 – 01 - 19
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kiều Anh
Huế, 12/2017
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN BAO LA TẠI XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
2.1 Mục tiêu chung 1
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 3
5.1.Ý nghĩa về khoa học 3
5.2 Ý nghĩa về thực tiễn 3
6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 4
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 4
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế (HQKT): 4
1.1.1.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế 6
1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 6
1.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm Mây tre đan 7
1.2 Kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của một số địa phương về các sản phẩm mây tre đan: 12
1.2.1 Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan tại làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ 12
1.2.2 Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang 13
1.2.3 Kinh nghiệm của làng nghê mây tre đan Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh 13
CHƯƠNG 2HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM TẠI LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN Ở XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 15
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 15
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 15
2.1.1.1 Vị trí địa lý 15
2.1.1.2 Khí hậu và thời tiết 15
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất 16
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 18
Trang 52.1.2.3 Tình hình lao động: 18
2.1.2.3.1 Tình hình lao động của xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 18
2.1.2.3.2 Nguồn lao động của HTX mây tre đan Bao La 20
2.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng 20
2.1.2.5 Đánh giá chung về tình hình cơ bản của HTX “Mây tre đan Bao La” 21
2.1.2.5.1 Thuận lợi 21
2.1.2.5.2 Khó khăn 21
2.2 Tình hình sản xuất sản phẩm mây tre đan của xã 22
2.2.1 Quy mô và sản lượng sản phẩm mây tre đan của xã 22
2.2.2 Tình hình sản xuất mây tre đan 23
2.2.3 Đặc điểm sản phẩm “MTĐ Bao La” 26
2.2.4 Chi phí sản xuất của HTX mây tre đan Bao La giai đoạn 2014 – 2016 26
2.2.4.1 Chi phí sản xuất của các sản phẩm 26
2.2.4.2 Các khoản chi về quản lý hành chính của HTX 29
2.2.4.3 Các khoản chi thuộc về kinh doanh 29
2.2.5 Phân tích doanh thu của HTX: 30
2.3 Kết quả và hiệu quả tình hình sản xuất mây tre đan 31
2.3.1 Phân tích kết quả kinh tế của HTX mây tre đan Bao La 31
2.3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế của HTX mây tre đan Bao La: 32
2.3.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: 32
2.3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 33
2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của sản xuất mây tre đan 36
2.3.4 Ảnh hưởng của kinh nghiệm đến kết quả hoạt động sản xuất MTĐ: 38
2.4 Thị trường của hoạt động sản xuất mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 39
2.4.1 Thị trường đầu vào 39
2.4.2 Thị trường đầu ra: 39
CHƯƠNG 3PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LN MTĐ TẠI XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH TT-HUẾ 41
3.1 Phương hướng phát triển làng nghề mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 41
3.2 Các giải pháp phát triển làng nghề mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 41
3.2.1 Nguồn đầu vào: 41
3.2.1.1 Nguyên liệu: 41
3.2.1.2 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 42
3.2.2 Phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm: 42
3.2.3 Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm 43
Trang 63.2.4 Hoàn thiện quy hoạch làng nghề mây tre đan 43
3.2.5 Đầu tư vốn và công nghệ mới vào sản xuất 44
3.2.6 Tăng cường liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .44
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
Chương 1: Kết luận 46
Chương 2: Kiến nghị 47
1 Đối với Nhà nước 47
2 Đối với chính quyền địa phương 47
3 Đối với người nông dân 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Phú qua 3 năm ( 2014– 2016) 17
Bảng 2: Thống kê dân số xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế 19
Bảng 3: Tình hình lao động của HTX mây tre đan Bao Laqua 3 năm 2014 –2016 20
Bảng 4: Chủng loại sản phẩm sản xuất của HTX mây tre đan Bao La 23
Bảng 5: Ước lượng nguyên liệu tiêu thụ trung bình/năm và giá 27
Bảng 6: Chi phí vật chất của quá trình sản xuất tính cho 1 năm 27
Bảng 7: Phí lao động của quá trình sản xuất tính cho 1 năm 28
Bảng 8: Chi phí về quản lý hành chính của HTX trong 3 năm từ 2014 đến 2016 29
Bảng 9: Chi phí về kinh doanh của HTX trong 3 năm từ 2014 đến 2016 29
Bảng 10: Tổng doanh thu của quá trình sản xuất qua 3 năm 2014 đến 2016 30
Bảng 11: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất HTX mây tre đan Bao La 32
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn của HTX giai đoạn 2014 - 2016 32
Bảng 13: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất HTX mây tre đan Bao La 35
Trang 8ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
1 Thông tin chung
1.1 Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản phẩm “Mây tre đan Bao La” tại xãQuảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2 Mã số đề tài: SV2017 – 01 - 19
1.3 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kiều Anh
1.4 Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5 Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích hiệu quả hoạt động sản phẩm “Mây tre đan Bao La” tại xã Quảng Phú,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.qua 3 năm 2014 - 2016 để thấy đượcnhững mặt mạnh, những mặt còn hạn chế của hợp tác xã, đồng thời phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đó đề ra một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm mây tre đan
4 Các kết quả nghiên cứu thu được
- Trên cơ sở phân tích hiệu quả sản phẩm mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyệnQuảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhóm đã tìm ra được thuận lợi, khó khăn, nguyênnhân và những mâu thuẫn cần giải quyết
- Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sản phẩmmây tre đan tại xã Quảng Phú,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Các sản phẩm của đề tài (nếu có)
Trang 9PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Mây tre đan là một ngành sản xuất truyền thống mang đậm bản sắc tinh hoavăn hóa của dân tộc Nghề đan lát “Mây Tre Đan” còn có vai trò hết sức quan trọngtrong thúc đẩy cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao độngnhất là lao động địa phương Sản phẩm mây tre đan hôm nay không còn là hàng đanmây, tre với nghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật mang giá trịvăn hóa kết tinh ở trong đó Với bàn tay khéo léo tài tình, sự mày mò, sáng tạo từngbước đi từ mây, tre người thợ, người dân làm nghề đã tạo ra những sản phẩm mang nét
tự nhiên hết sức quyến rũ, vừa mang giá trị sử dụng vừa coi trọng yếu tố thẩm mĩ
Ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế làng Bao La là mộtlàng quê nổi tiếng với nghề truyền thống đan lát sản phẩm bằng mây, tre chế tác đồdân dụng và mỹ nghệ Cơ chế thị trường và cuộc sống hiện đại đã tác động vào nghềđan lát truyền thống của làng Bao La Vì thế, hiện nay ở làng xuất hiện nhiều sảnphẩm mây tre đan mỹ nghệ mang dáng dấp hiện đại bên cạnh những sản phẩm mây tređan gia dụng truyền thống Bên cạnh sản xuất theo các gia đình và hộ gia đình, ngườidân làng Bao La còn tham gia vào sản xuất các sản phẩm do Hợp tác xã mây tre đanBao La đứng ra tổ chức và bao tiêu sản phẩm Cách thức tổ chức sản xuất cũng khác điđểtheo kịp với xu hướng sản xuất theo dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại Điều đónói lên sự thích ứng của làng nghề mây tre đan Bao La trong bối cảnh hiện nay
Tuy nhiên, hiện nay ngành nghề Mây Tre Đan đang đứng trước những khó khăn,thách thức như : nguồn nguyên liệu bị hạn chế do tình hình khai thác và xuất khẩu(XK) nguyên liệu thô một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và quản lý nên nguồn nguyên liệutre, mây tự nhiên dần cạn kiệt Trong khi đó lao động có kinh nghiệm trở nên khanhiếm, và tình trạng thiếu vốn sản xuất đang diễn ra tại làng nghề Chính điều này làmcho hoạt động xản xuất của làng nghề mây tre đan tại xã Quảng Phú chưa tương xứngvới tiềm năng hiện có của địa phương
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm làng nghề mây tre đanchúng tôi đã tiến hành lựa chọn địa điểm khảo sát tại làng nghề mây tre đan ở xã Quảng
Phú huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Với mục tiêu “Đánh giá hiệ u quả kinh tế
sả n phẩ m mây tre đan tạ i xã Quả ng Phú, huyệ n Quả ng Điề n, tỉ nh Thừ a Thiên Huế ”
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển bền vững làng nghề MTĐ tạiđịa phương nói riêng và các vùng tập trung sản xuất mây tre đan nói chung
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất sản phẩm mây tre đan ở xãQuảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất các giải pháp nângcao hiệu quả kinh tế mây tre đan và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất MTĐ
Trang 102.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế làng nghề MTĐ hiện nay
- Đánh giá thực trạng và kết quả kinh tế của Làng Nghề Mây Tre Đan tại xãQuảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tại Làng Nghề Mây TreĐan ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại,đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản phẩm tại Làng Nghề Mây Tre Đan
ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế tại “làng nghề mây tre đan Bao La” ở xã Quảng Phú,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu : Nghiên cứu tập trung trên địa bàn xã Quảng Phú,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được triển khai từ tháng 1/2017
đến 1/2018
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của ngành
nghề MTĐ trên địa bàn và tiến hành đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển củalàng nghề
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin được thu thập chủ yếu từ các nguồn khácnhau như internet, các tài liệu đã công bố của HTX qua các năm (báo cáo tổng kết, báocáo tiền lương, các khoàn thu chi,…) Ngoài ra, các báo cáo khoa học, luận văn cũng đãđược sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa một cách hợp lý trong quá trìnhthực hiện nghiên cứu
Phương pháp phân tích số liệu: Xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềmMicrosoft Excel
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp những thông tin và số liệu thu thập được đểcho phù hợp với đề tài của bài báo cáo
Phương pháp phân tích thống kê: Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụngcác phương pháp như phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả hoạt độngkinh doanh của HTX qua các năm
Trang 115 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
5.1.Ý nghĩa về khoa học
- Trên cơ sở tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, đề tài
đã hệ thống hóa và bổ sung, phân tích đặc điểm, nội dung, vai trò của các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả kinh tế của làng nghề MTĐ tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014 - 2016
- Thông qua quá trình nghiên cứu liên quan đến “Hiệu quả kinh tế MTĐ” tại xãQuảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đề tài hướng đến làm rõ lý luận
và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của sản phẩm MTĐ
5.2 Ý nghĩa về thực tiễn
Dựa trên cơ sở nghiên cứu đề tài đã chỉ ra một số hạn chế chính tác động đếnhiệu quả kinh tế của LN MTĐ tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa ThiênHuế:
+ Sự thiếu hụt nguồn lao động có kỹ năng, có tay nghề được đào tạo là yếu tốchính cản trở hoạt động sản xuất của ngành MTĐ tại địa phương
+ Nguồn nguyên liệu hạn chế
+ Sự thiếu hụt tài chính nhất là chính sách hỗ trợ nguồn vốn sản xuất kinh doanh.+ Khả năng phát triển thị trường nội địa, sự gia tăng tỷ trọng thị trường xuấtkhẩu, khả năng tiếp cận và sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống MTĐ trong thời
kỳ hội nhập
6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên cứu của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tàiliệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3phần:
- Phần I : Đặt vấn đề
- Phần II : Nội dung nghiên cứu
Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Hiệu quả kinh tế sản phẩm tại làng nghề Mây Tre Đan ở xã QuảngPhú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sảnphẩm tại làng nghề Mây Tre Đan ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh ThừaThiên Huế
- Phần III : Kết luận và kiến nghị
Trang 12PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế (HQKT):
Khi đề cập đến hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp như lao động, đất đai,vốn, hạt giống, phân bón chúng ta thường hay nói đến hiệu quả kinh tế của việc sửdụng các nguồn lực đó
Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sảnxuất kinh doanh có hạch toán kinh tế Bởi vì nó là điều kiện quan trọng quyết định sựtồn tại của các doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánhmặt chất lượng của hiệu quả kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanhcủa các doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánhgiá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế Đây cũng là mụctiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được Việc nâng cao HQKT làmột đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội
Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đolường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản xuấtcủa một hoạt động trong nền kinh tế
Theo Nguyễn Đức Dỵ hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu tố đầuvào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế được dùnglàm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt nhưthế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của các chủ thểsản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra sản phẩm,nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó
Theo Phạm Ngọc Kiểm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết kiệmchi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản 19 xuất Quanđiểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu, hiệu quảcủa việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất
Theo các tác giả Farrell, Coelli, Schultz và Ellis, Kalirajan hiệu quả kinh tế (EE– Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical
efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency)
- Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho trước từmột khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra tối đa từ
Trang 13một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định Hiệu quả kỹthuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số nguồn lực sử dụng vàosản xuất Theo Koopman một nhà sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật nếu họ không thể sảnxuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản xuất ít hơn một số lượng đầu rakhác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đếnphương diện vật chất của quá trình sản xuất Nó phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầuvào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu vào Hiệu quả kỹ thuật phụthuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng cũng như trình độ chuyên môn tay nghề củangười sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối
ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầuvào đó Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trongviệc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào vàđầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệnhất định để đạt được lợi nhuận tối đa
- Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ ( = ∗ ) Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của cácdoanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Colman và Young cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chất của quátrình sản xuất Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ thốngkinh tế Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục đích của nhàdoanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa toàn bộ chi phí mà xã hội bỏ ra,bao gồm nguồn lực, vật lực, tài lực và sự phá huỷ môi trường sinh thái… và kết quả
mà xã hội nhận được như tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện môi trường sinh thái.Hiệu quả kinh tế - xã hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quảđạt được cả về mặt kinh tế và xã hội
Như vậy, hiệu quả kinh tế thuộc phạm trù kinh tế - xã hội Nó vừa thể hiện tính
lý luận khoa học vừa là yêu cầu cơ bản của quá trình sản xuất trong điều kiện kinh tếhàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường Bản chất của nó là sự sosánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
Song bên cạnh đó, bản chất của hiệu quả kinh tế còn chịu sự chi phối rõ nét củabản chất xã hội Trong từng chế độ xã hội khác nhau tác động khác nhau làm cho bảnchất hiệu quả kinh tế khác nhau Trong chế đọ tư bản chủ nghĩa thì mục đích của nềnkinh tế là giá trị thặng dư, trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì con người luôn được đặtvào vị trí hàng đầu, mục đích là nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của con người,như vậy hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả xã hội
Trang 141.1.1.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế để biết được mức độ sử dụng các nguồn lực như thếnào để có thể cho ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí trên một đơn vị sản phẩm đó lànhỏ nhất
Trong nông nghiệp thì nghiên cứu hiệu quả kinh tế nhằm mục đích tìm ranhững nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất không đạt hiệu quả Từ đócó thể điềuchỉnh các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý nhất để mang lại năng suất và sản lượng caonhất Đồng thời giá trị trên mỗi sản phẩm cũng phải được tăng lên bằng cách đầu tưthâm canh, mở rộng diện tích và tiết kiệm chi phí
Làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao (nếu HQKT thấp thì cóthể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao HQKT, nếu đạt HQKTcao thì tăng sản lượng bằng việc đổi mới công nghệ)
1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Trong sách Kỹ năng quản lý doanh nghiệp của tác giả Th.s Nguyễn Thơ Sinh:
“Hiệu quả kinh tế luôn của một hiện tượng hay quá trình kinh tế là một phạm trù phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn…) để đạt đượcmục tiêu xác định” Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễnkhái quát phạm trù hiệu quả kinh tế theo các phương pháp sau:
- Phư ơ ng pháp 1: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và với
chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó
- Phư ơ ng pháp 2: HQKT là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với
phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
H=∆Q/∆C
Trong đó:
∆Q: Là kết quả tăng thêm
∆C: Là chi phí tăng thêm
Trang 151.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm Mây tre đan
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện mục tiêuhoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể phải bỏ ra để đạt được kết quả đó trongcác điều kiện nhất định Có nghĩa là kết quả mà chủ thể nhận được càng lớn hơn chiphí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích,đánh giá và lựa chọn các phương án hành động
Ngành sản xuất mây tre đan cũng như các ngành kinh tế khác, trong quá trình sảnxuất kinh doanh bao giờ cũng có giai đọan có lãi, giai đoạn hòa vốn và giai đoạn thua
lỗ Sở dĩ sản xuất tạo ra các kết quả khác nhau như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: biến động giá cả các yếu tố đầu vào, chất lượng sản phẩm, trình độ kĩ thuật,…Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong hoạt động Mây tre đannói riêng là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực Dựavào các đặc trưng cơ bản của hoạt động mây tre đan mà việc nghiên cứu, đánh giá hiệuquả kinh tế trong hoạt động này sửa dụng các tiêu chí:
a Nhóm chỉ tiêu phả n ánh chi phí sả n xuấ t kinh doanh
Tổ ng chi phí
Là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộchi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạtđộng từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó Chỉ tiêu tổngchi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi
Tỷ suấ t chi phí
Là chỉ tiêu tương đối xác định tỷ lệ phần trăm giữa tổng chi phí và tổng doanhthu trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanhthu từ hoạt động SXKD trong kỳ thì mất bao nhiêu đồng chi phí Chỉ tiêu này càngnhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng cao
Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí =
Tổng doanh thu
Trang 16Chỉ tiêu tỷ suất chi phí dùng để so sánh, phân tích trình độ quản lý và sử dụngchi phí giữa các kỳ trong doanh nghiệp.
b Nhóm chỉ tiêu phả n ánh kế t quả hoạ t độ ng sả n xuấ t kinh doanh
Tổ ng doanh thu
Tổng doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhậnđược trong quá trình hoạt đông kinh doanh từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hànghóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp
Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sảnlượng
TR= ∑ Pi x Qi
Trong đó: TR là tổ ng doanh thu
Pi: là giá bán sả n phẩ m i Qi: là sả n lư ợ ng sả n phẩ m i
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanhnghiệp Nói lên quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lợ i nhuậ n
Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả cuối cùng của doanh nghiệp cho biếtmục tiêu đề ra có đạt được hay không Nó là mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phícủa doanh nghiệp Đồng thời, là cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả SXKD củadoanh nghiệp
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
π = TR – TC
c Nhóm chỉ tiêu phả n ánh hiệ u quả sả n xuấ t kinh doanh
Chỉ tiêu phả n ánh hiệ u quả sử dụ ng vố n
- Chỉ tiêu phả n ánh hiệ u quả sử dụ ng vố n cố đị nh
Hiệ u suấ t sử dụ ng vố n cố đị nh
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào SXKD sẽ tạo rađược bao nhiêu đơn vị doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh càng cao
Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Trang 17 Mứ c đả m nhiệ m vố n cố đị nh
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vịvốn cố định Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít
Vốn cố định bình quân Mức đảm nhiệm vốn cố định =
Tổng doanh thu
Mứ c doanh lợ i vố n cố đị nh
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào SXKD sẽ thuđược bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định nênchỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Lợi nhuận sau thuế Mức doanh lợi vốn cố định =
cứ một đơn vị vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sảnxuất kinh doanh
Vốn lưu động bình quân Mức đảm nhiệm vốn lưu động =
Tổng doanh thu
Trang 18 Mứ c doanh lợ i VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị VLĐ tham gia vào hoạt động SXKD sẽ tạođược bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì sức sinh lợi của VLĐcàng lớn
Lợi nhuận sau thuế Mức doanh lợi vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Vòng quay các khoả n phả i thu
Vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêuvòng trong một kì nhất định để đạt được doanh thu trong kì đó Là thước đo quan trọng
để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số vòng quay các khoản phải thucàng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyểnđổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng caoluồng tiền mặt tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ VLĐ trong sản xuất Ngược lại,nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều,lượng tiền mặt sẽ càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tàitrợ nguồn VLĐ trong sản xuất và có thể doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để tài trợthêm cho nguồn VLĐ này
Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu =
Bình quân các khoản phải thu
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu như nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất cókhả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Hơnnữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dâychuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn đểđảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Trang 19Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân hàng tồn kho
Chỉ tiêu phả n ánh hiệ u quả sử dụ ng lao độ ng
Năng suấ t lao độ ng
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉ tiêu này càng lớncàng tốt
Tổng doanh thu Năng suất lao động =
Số lao động
Tỷ suấ t lợ i nhuậ n lao độ ng
Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình XSKD có thể manglại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vịlao động càng lớn
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận lao động =
Số lao động
Doanh thu/chi phí tiề n lư ơ ng
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanhthu trong quá trình SXKD
Tổng doanh thu Doanh thu/chi phí tiền lương =
Chi phí tiền lương
Chi phí tiề n lư ơ ng/lợ i nhuậ n sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiềnlương vào SXKD
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế/chi phí tiền lương =
Chi phí tiền lương
Mộ t số chỉ tiêu phả n ánh hiệ u quả kinh doanh khác
Trang 20- Chỉ tiêu về tỷ suấ t lợ i nhuậ n
Tỷ suấ t lợ i nhuậ n trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợinhuận Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng lớn
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =
Tổng chi phí
Tỷ suấ t lợ i nhuậ n trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vị doanh thu, cho biết một đơn
vị doanh thu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Tổng doanh thu 1.2 Kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của một số địa phương về các sản phẩm mây tre đan:
1.2.1 Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan tại làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ
Tinh hoa nghề mây tre đan làng Phú Vinh
Với bề dày nghề mây tre đan truyền thống hơn 400 năm, Phú Vinh là quê hươngcủa nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa làm ra những sản phẩm mây tre đan độc đáo, tinhxảo.Làng Phú Vinh nổi tiếng với các sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, tinh xảo, hàngtrăm mẫu mã, thể loại khác nhau Không chỉ làm ra những vật dụng gia đình, mộc mạcđậm chất làng quê như: khay, đĩa, rổ, rá… hay những sản phẩm nội thất, đồ trang trínhư bàn ghế, bình hoa, chao đèn, lọ lộc bình, khung ảnh, người dân Phú Vinh còn làm
ra những đồ lưu niệm đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao như mây trời, chim bay, cá lượn,tranh chân dung, hoành phi, câu đối Nói về đặc sắc của làng nghề mình, nghệ nhânNguyễn Văn Tình cho biết: “Nét độc đáo của làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổitiếng bởi vì chất, về kỹ năng, kỹ thuật cũng như là các đường đan rất đặc biệt, cầu kỳ,
tỷ mỉ Chúng tôi có các hoa văn đan tết mà chỉ có ở làng nghề Phú Vinh mới có Cácloại tết hoa văn ở Phú Vinh cũng rất đa dạng Có tới hàng vài chục kiểu đan tết hoavăn mà đặc trưng chỉ có ở Phú Vinh không có ở làng nghề khác.” Nhờ có kinh nghiệmđúc kết lâu năm, kết hợp với sự sáng tạo tinh tế, các nghệ nhân làng nghề Phú Vinh đãtạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao và từng nhận được nhiều giảithưởng tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm Nhiều nghệ nhân làng nghề Phú Vinh đãtừng được mời ra nước ngoài trình diễn
Trang 211.2.2 Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiế n
Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhàHậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.Đã từ lâu làng quê yên bình là điểm đến củanhiều thương lái cùng những du khách nước ngoài có sự quan tâm, yêu thích cây tre,cây mây cùng những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt.Chính vì thế mà sản phẩm mây tre đan nơi đây được bạn bè, du khách trong và ngoàinước biết và tìm đến tham quan, hợp tác, mua bán Không chỉ có nghề truyền thốnglâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắpcánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm mây tre.Với bí quyếtlàng nghề cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại ngày nay, trong khâu nhuộm mành,nan tre, các nghệ nhân làng nghề đã tạo ra những sản phẩm có màu sắc phong phú,đồng thời bảo quản cho nan không bị mối mọt, giữ sản phẩm được lâu hơn, bền đẹpcùng thời gian Để làm nên một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó làmột qúa trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn
1.2.3 Kinh nghiệm của làng nghê mây tre đan Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
Long Thành Trung phát triể n nghề mây tre đan truyề n thố ng
Với kinh nghiệm làm nghề gần nữa thế kỉ, người dân ở Long Thành Trung có thểtạo ra các sản phẩm từ mây, tre, nứa bền đẹp theo nhiều mẫu mã khác nhau, đượckhách hàng ưa chuộng, tiêu biểu như: bàn ghế, tủ kệ, salon, nhà lều,…Hoạt động sảnxuất ở Long Thành Trung hiện đang được chuyên môn hóa qua từng công đoạn, từkhâu chẻ, vót cho đến việc phơi, gia công sản phẩm…Để cho ra một sản phẩm mây trenứa đạt chất lượng về tính năng sử dụng và mẫu mã, ngoài việc chọn được cây nguyênliệu đẹp, người thợ còn phải rất cẩn thận ở mọi khâu, nhất là khi gia công những sảnphẩm khó Do vậy, từ những nguyên liệu mây, tre, nứa thô sơ, qua đôi bàn tay khéoléo, tỉ mỉ của người thợ đã biến thành những chiếc bàn, kệ, salon,…đủ các kích cỡ,màu sắc đẹp và tinh xảo
Qua đó thấy được nét đặc trưng về văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau đượcbiểu hiện trên mỗi sản phẩm và mây tre đan Bao La cũng không ngoại lệ Trước đây,các sản phẩm của làng nghề chủ yếu mây tre đan gia dụng, phục vụ nhu cầu sinh hoạttrong mỗi gia đình, những sản phẩm này được xem là các sản phẩm truyền thống như:Các loại dần, sàn, các loại rổ, rá, trẹt, nong, nia, thúng… Ngày nay, theo định hướngkhôi phục ngành nghề truyền thống, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức chongười dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát sản phẩm mới, đáp ứng thịhiếu xã hội như lẵng đơm hoa, lẵng trang trí, các loại giá treo đèn Bên cạnh đó cácnghệ nhân đã dày công chế tạo các sản phẩm mây tre đan thủ công mỹ nghệ mang
Trang 22dáng dấp hiện đại, các loại đèn trang trí với hình dáng và kích cỡ khác nhau: Đèn lụcbình, đèn lục giác, đèn ống tre, đèn bát, đèn trái lựu… phục vụ cho các nhà hàng,khách sạn, quán cafe và phục vụ khách du lịch.
Có thể thấy sản phẩm mây tre đan hiện nay không còn là hàng đan mây, tre vớinghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật, giá trị văn hóa kết tinh ởtrong đó Với bàn tay khéo léo và tài tình, sự mày mò, sánh tạo từng bước đi, từ mây,tre người thợ, người dân làm nghề đã tạo ra những sản phẩm mang nét tự nhiên hết sứcquyến rũ, vừa mang giá trị sử dụng vừa coi trọng yếu tố thẩm mĩ
Trang 23CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM TẠI LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN Ở XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Phú là xã đồng bằng thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vớidiện tích tự nhiên 11902 ha Đây là xã sản xuất nông nghiệp Bắc Trung Bộ với vị trícách thành phố Huế 17km bằng đường bộ, cách trung tâm thị trấn Tứ Hạ 1km, có ranhgiới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quảng Vinh
- Phía Tây giáp xã Phong Điền
- Phía Đông giáp xã Quảng Thọ
- Phía Nam giáp xã Hương Văn, Hương Trà
Làng Bao La nằm ở bờ Bắc sông Bồ, cách Huế khoảng 30km, bao gồm phầnđồng bằng các xóm: Đình, Hóp, Đông, Cầu, Chùa, Chợ và một phần là vùng cát nộiđồng (Bao La Phường) ven phá Tam Giang Sáu xóm của làng Bao La liền nhau tạothành một hình vòng cung ôm lấy cánh đồng làng
2.1.1.2 Khí hậu và thời tiết
Quảng Phú nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên thời tiết tươngđối khắc nghiệt, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô, nắng nóng bắt đầu từtháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau
Mùa khô thường chịu sự tác động, ảnh hưởng của gió Tây Nam nên thường khô
và nắng nóng Mùa mưa chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông bắc, trời nhiềumưa và lạnh kèm theo các đợt lũ lụt Nhìn chung khí hậu Quảng Phú có nền nhiệttương đối cao và không ổn định, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25oC do vậyphù hợp với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Mật độ nắng bình quân trênđịa bàn xã Quảng Phú khoảng 1952 giờ/năm Tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa 2 mùakhoảng 100 - 120 giờ chiếu sáng Số giờ chiếu sang bình quân mùa nắng cao hơn mùamưa từ 3 - 4 giờ Lượng mưa bình quân trên địa bàn xã hằng năm khoảng 2955 mm.Năm cao nhất lên tới 4927 mm, năm thấp nhất khoảng 1850 mm Số ngày mưa bìnhquân/năm khoảng 160 ngày, chiếm 43 % số ngày trong năm Mưa tập trung nhiều vàođầu tháng 9 – 12 hằng năm và thường xuyên xảy ra lũ lụt do lượng mưa những thángnày chiếm từ 70-75% của cả năm Có thể nói khí hậu và thời tiết thất thường là mộttrong những khó khăn lớn tác động trực tiếp đến quá trình đầu tư và phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.Bên cạnh đó, tính không ổn định của thời tiết còn ảnh hưởng
Trang 24đến khả năng tiêu thụ các sản phẩm Có thể thấy rằng, những thời điểm mưa lũ Đặcbiệt vào mùa Đông, các sản phẩm khó tiêu thụ hơn, trong đó có nguyên nhân xuất phát
từ lượng khách du lịch đến Huế giảm do yếu tố thời tiết
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất
Đất ở Quảng Phú chủ yếu là phù sa trung tính (P) được hình thành do sự bồitụcủa sông Bồ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình được phân bốởnhững khu vực bằng phẳng Loại đất này thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặcbiệtlà các loại cây lương thực, thực phẩm Trên loại đất phù sa, các chỉ tiêu tính chấthóahọc đất trong những năm gần đây đều thay đổi theo chiều hướng không có lợi chosảnxuất nông nghiệp đặc biệt là độ pH của đất Việc thay đổi độ chua theo các năm làhậuquả của việc sử dụng phân vô cơ với liều lượng lớn, nhất là không cân đối với lânvàxem nhẹ vai trò phân hữu cơ Cùng với độ pH của đất, các chỉ tiêu về độ phìcũnggiảm nên làm giảm khả năng canh tác
Đất đai là cơ sở tự nhiên là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất khôngthể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp Hiện trạng sử dụng đất ở
xã Quảng Phú được thể hiện chi tiết qua bảng sau :
Trang 25Bảng 1:Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Phú qua 3 năm ( 2014– 2016)
(Nguồn UBND xã Quảng Phú, 2016)
Trang 26Xã Quảng Phú là một xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu, cụthể tổng diện tích đất tự nhiên 1.189 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 669.7
ha chiếm 56.32% tổng diện tích đất tự nhiên Không có rừng chủ yếu trồng cây phântán của các thôn và hộ nông dân Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản là 5
ha, ngoài ra có thể tận dụng mặt nước sông Bồ để nuôi cá lồng Toàn xã có 13 thôn,trong đó có 01 thôn sinh sống chủ yếu bằng nghề ngư nghiệp và khai thác cát sạn Số
hộ 2.752 với 12.415 khẩu Lao động trong độ tuổi khoản 6782 người, chiếm 55%
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế xã Quảng Phú đang ngày càng chuyển biến rõ ràng theo hướng CNH –HĐH, mặc dù vậy tỷ lệ ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên, xã đã
có nhiều chương trình áp dụng vào nông nghiệp để tạo cho sản xuất nông nghiệp pháttriển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường Ngoàithu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, bà con trong vùng còn tăng thêm thunhập từ ngành đan lát tại HTX Mây tre đan, đây được xem là một trong những nguồnthu nhập chính của một số hộ dân với mức lương 90 nghìn đồng/người ngày làm 8tiếng, chưa kể có một số lao động khoán sản phẩm làm thêm tại nhà thì mức lương lúcnày tăng lên khoảng 130-150 nghìn đồng/người Hiện nay, tại xã có 76 lao động trong
đó lao động nữ chiếm trên 75% độ tuổi trung bình từ 30-50 ; cùng với 2 nghệ nhân là
Võ Chức và Thái Phi Hùng dưới sự điều hành của ông Võ Văn Dinh – Giám đốcHTX Mây tre đan Bao La tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
và dịch vụ Đảm bảo nguồn lực lao động của xã không bị dư thừa, chính là chúng ta đã lợidụng được một lợi thế sẵn có của xã trong phát triển kinh tế hiện nay Thực trạng dân số
và lao động của xã Quảng Phú qua 3 năm (2014-2016) cụ thể như sau:
Trang 27Bảng 2: Thống kê dân số xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: UBND xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)
Qua bảng số liệu cho thấy: Tổng số dân của năm 2015 so với 2014 giảm 448người (chiếm 3,6%) Nhưng dân số giữa năm 2016 so với 2015 lại tăng gấp đôi lênđến 811 người (chiếm 6,2%).Trong năm 2016, đặc điểm lao động của địa phươngtương đối trẻ, tổng số người trong độ tuổi lao động là 7159 người (chiếm 51,55% trongtổng số dân) Lao động có việc làm 6475 người (chiếm 46,62%); Bên cạnh đó, tỷ lệlao động thiếu việc làm qua 3 năm giảm đáng kể 210 người (chiếm 49%)
Qua đó cho thấy, lao động địa phương đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ
lệ trong ngành nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.Việc ứng dụng cơ giới hóa đã làm giảm thời gian sản xuất nông nghiệp nên laođộng có điều kiện làm thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tăng thu nhập vàgóp phần quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động Nhà nước tạo điều kiện chongười dân được vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế hướngđến thoát và giảm hộ nghèo Xã đã phối hợp tổ chức 12 lớp tập huấn và chuyển giaocôngnghệchăn nuôi thú y, trồng hoa, ủ bèo tây, nghề mây tre đan thu hút 562 ngườitham gia tạo điều kiện tìm kiếm việc làm phù hợp cho người dân
Để chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện một cách có hiệuquả cần phải tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chấtlượng lao động sau khi đã được đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đã quađào tạo; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh doanh, dịch vụ, công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp để giải quyết lao động tại chỗ; đồng thời qua đó để thu hút lao động
có trình độ về địa phương, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ
Trang 282.1.2.3.2 Nguồn lao động của HTX mây tre đan Bao La
Bảng 3: Tình hình lao động của HTX mây tre đan Bao Laqua 3 năm 2014 –2016
ĐVT: Ngư ờ i
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015
(Nguồn: HTX mây tre đan Bao La)
Hiện nay, toàn HTX Bao La có 80% hộ dân trong làng tham gia sản xuất các mặthàng mây tre đan truyền thống Nhìn vào bảng trên về tình hình lao động của HTXmây tre đan Bao La ta thấy tổng số lao động của HTX giảm đều qua 3 năm Cụ thể,năm 2014 tổng số lao động của HTX là 88 người, năm 2015 giảm xuống 80 người,tương ứng với mức giảm 9,09% so với năm 2014 Đến năm 2016, tổng số lao độnglàm việc cho HTX Bao La đạt 75 người, giảm 5 người, tương ứng với giảm 5% so vớinăm 2015 Thực trạng HTX Bao La cũng cho thấy lao động làm nghề chủ yếu là phụ
nữ ( 75 % trong số tổng lao động tại HTX ) và người già có thâm niên nghề từ 10 nămtrở lên, còn các lao động trẻ dễ có hướng đi khác cho nghề nghiệp HTX cũng cần cógiải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm nhân lực trẻ để nghề của làng còn lưu giữtruyền lại cho thế hệ sau
2.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Tuyến đường nối cầu Tứ Phú - Đức Trọng, xã Quảng Vinh đoạn ngang qua trungtâm của xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền được đầu tư xây dựng đồng bộ gồm hệthống vỉa hè, thoát nước và điện chiếu sáng tạo nên sự khang trang, hiện đại, bề thế vớinhiều hoạt động dịch vụ được người dân đầu tư để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất vàsinh hoạt ở địa phương Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xóm và cáctrục giao thông nội đồng trên địa bàn xã Quảng Phú được xây dựng với sự hỗ trợ củanhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nôngthôn của Quảng Phú đạt 100%, cứng hóa giao thông nội đồng đạt trên 90% Ngoài ra,trên lĩnh vực văn hóa như hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa từ xã đến thôn