Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 69)

7. Bố cục của luận văn

4.1.2.Các giải pháp chung

4.1.2.1. Định hướng chung

Trên bước đường đổi mới đất nước, từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn và mục tiêu phát triển kinh tế huyện hội giai đoạn 2002-2003. Cùng với cả nước nói chung và huyện Na Hang nói riêng, vấn đề bức xúc đặt ra là làm sao nâng cao được mức sống của người dân khu vực nông thôn xoá đói giảm nghèo từng bước đô thị hoá nông thôn có ý nghĩa hết sức to lớn. Trong những năm qua, nhờ có chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã khơi dậy những tiềm năng, giải phóng một phần sức sản xuất làm sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất lương thực có những bước tiến đáng kể. Đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn đã có những khởi sắc đặc biệt là từng bước ổn định đời sống và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

Song với huyện Na Hang cho đến nay về cơ bản vẫn là một huyện phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Tình trạng chung hiện nay là quy mô sản xuất nhỏ, tỷ suất hàng hoá thấp, hiệu quả kinh tế trong sản xuất không cao. Trong nông nghiệp thế độc canh cây lúa chưa được xoá bỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, khuyến khích các hộ đầu tư vào các ngành chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn. Mở rộng và kích thích sản xuất, đặc biệt là các ngành nghề dịch vụ. Để làm được điều này trước hết, các cấp chính quyền phải nâng cao năng lực lãnh đạo, có chính sách phát triển để nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, các hộ cũng phải áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tránh rủi ro, tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

4.1.2.2. Các giải pháp chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Na Hang cũng như các hộ nông dân ở các huyện khác rất thiếu vốn. Hiện nay với sự phát triển mạnh của các lĩnh vực sản xuất ở nông thôn nó đòi hỏi nông hộ muốn phát triển được muốn tạo được các mô hình kinh tế thì đòi hỏi phải có vốn. Vì vậy mà biện pháp về vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông hộ của huyện

Để đáp ứng nhu cầu cho vay vốn sản xuất của các nông hộ đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền, các ngành và của toàn huyện hội. Biện pháp mà chúng tôi đưa ra ở đây là phải làm sao tập trung tăng cường nguồn vốn cho vay đối với nông hộ. Giảm bớt các thủ tục cho vay mở rộng khung vốn để tạo cơ hội cho hộ sử dụng vốn cho vay có hiệu quả. Và để làm được điều này cần phải có các biện pháp sau:

Phát triển và tăng cường quỹ cho vay đối với nông hộ của nông hộ của ngân hàng nông nghiệp nông thôn, coi đó là biện pháp quan trọng hàng đầu để giải quyết nhu cầu vốn và là hình thức giúp đỡ trực tiếp của nhà nước đối với hộ nông dân (nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc kinh doanh vốn). Để tăng cường được nguồn vốn này thì nhà nước cần xem xét, tác động bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ ngân sách hay các tổ chức ngân hàng khác cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để bổ sung vào quỹ vốn vay.

Phát triển các HTX tín dụng nông thôn, quỹ tín dụng nông thôn kết hợp với việc tăng cường, kiểm tra, giám sát để cho chúng hoạt động có hiệu quả.

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy thực tế hoạt động tín dụng ở huyện Na Hang những năm qua còn rất yếu, chưa đáp ứng nhu cầu vốn của nông hộ. Cho nên trong những năm tới huyện cần phải có biện pháp cụ thể hơn nữa tạo điều kiện cho các hợp tác huyện và quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn nâng cao khả năng huy động vốn nhàn rối trong dân đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông hộ.

Tăng cường thu hút vốn đầu tư theo các dự án, chương trình đã được duyệt, vì đây là một hình thức quan trọng trong phát triển kinh tế thời kì mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện cho vay đúng đối tượng: Mục đích của ngân hàng nông nghiệp nông thôn và các tổ chức tín dụng ở nông thôn là tạo điều kiện cho nông hộ có vốn vay để phát triển sản xuất theo cơ chế thị trường. Vì vậy, đối tượng cho vay của họ là những nông hộ cần vốn, có khả năng sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn vay.

Và theo chúng tôi thì các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Vì nếu chỉ vay ngắn hạn thì người nông dân rất khó xoay xở vì chu kĩ sản xuất nông nghiệp dài hơn so với các ngành sản xuất khác.

Mở rộng linh hoạt hơn nữa thế chấp cho phù hợp với từng loại nông hộ, để thay đổi tâm lý nhận thức của người dân và đặc biệt là những hộ nghèo. Nhưng cũng cương quyết xử lý những tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho vay đối với nhiều tổ chức tín dụng.

Hiện nay hình thức vay theo tính khả thi của dự án hay tín chấp đã xuất hiện nhưng vẫn còn rất xa lạ vì vậy cần tiếp thu và nhân rộng hình thức này ở nông thôn để những hộ nghèo có điều kiện được vay vốn (vì những hộ này thường không có tài sản thế chấp) có như vậy thì các hộ này mới có cơ hội vượt qua cái nghèo.

Kết hợp việc vay vốn với việc tạo điều kiện hỗ trợ, tư vấn để các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả như: tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, trang bị cho hộ nông dân kiến thức kinh nghiệm khoa học kĩ thuật mới để hộ hoạt động có hiệu quả hơn.

b. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ

Đây là khâu tổng hợp phát triển kinh tế cuả địa phương. Trước hết, phát triển ngành trồng trọt. Thực tế cho thấy tiềm năng ngành trồng trọt của huyện Na Hang là rất lớn mà chưa khai thác hết. Vì vậy phát triển ngành này trên cơ sở đó thúc đẩy các ngành khác phát triển. Muốn vậy cần:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Mở rộng diện tích gieo trồng, cao hệ số sử dụng đất.

+ Xác định cơ cấu cây trồng và các công thức luân canh hợp lý.

+ Đẩy mạnh phát triển các cây có giá trị kinh tế cao như: lúa lai, khoai tây, rau màu và các cây ăn quả khác ...

+ Phân loại đất đai, xác định đúng chủng loại và chất lượng đất. + Đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất.

+ Cải tạo đất tiếp tục khai hoang diện tích đất chưa sử dụng và khai thác triệt để.

+ Phát triển kinh tế vườn, đưa các cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Về chăn nuôi: đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi để nâng chăn nuôi lên một tầm mới tương xứng với tiềm năng của nó. Thực tế là chăn nuôi của huyện nếu được đầu tư đúng hướng sẽ cho một kết quả rất khả quan. Muốn vậy cần:

- Chọn các loại vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất. Việc phát triển chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào giống. Do có sẵn về nguồn thức ăn từ trồng trọt mang lại nên đầu tư vào chăn nuôi trước hết phải chọn giống, ở huyện Na Hang hiện nay hai ngành chăn nuôi có thể phát triển tốt là chăn nuôi lợn và gia cầm, sau đó là đầu tư chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia sóc, gia cầm. Về khâu này, HTX nông nghiệp có thể đứng ra bao thầu khâu giống, thó y cho bà con. Đặc biệt nếu có khả năng HTX có thể bao tiêu sản phẩm, kí kết với các hộ để tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng dần thu nhập của các hộ nông dân.

- Về phát triển ngành nghề, thương mại - dịch vụ: là huyện có vị trí thuận lợi vì vậy phát triển ngành nghề dịch vụ ở đây rất cần thiết. Qua thực tế cho thấy, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ ở đây còn phát triển khiêm tốn, chưa phát huy được thế mạnh sẵn có của nó. Muốn phát triển được cần chọn ngành nghề ưu tiên phát triển, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển chợ nông thôn để tăng khả năng nhạy cảm với thị trường của các hộ, thu hút được nguồn lao động nhàn rỗi của xã. Mặt khác trong các nông hộ, nguồn nguyên liệu phong phú có thể tận dụng ngay trong gia đình nên chi phí sẽ giảm bớt. Để việc sản xuất được diễn ra, trước hết phải có tư liệu sản xuất, vốn, thị trường, lao động. Trong huyện lao động đã có sẵn nhưng tay nghề kém, vốn Ít, thị trường tiêu thụ khó khăn. Khắc phục được những điều kiện trên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển nâng cao thu nhập của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, trường học, chợ... là những trở ngại tương đối lớn đối với sản xuất mà đặc biệt là sản xuất hàng hoá của nông dân. Tuy nhiên với điều kiện như hiện nay của huyện thì chưa thể đủ lực để hoàn thiện hệ thống này vì vậy phải làm dần, làm từng bước có quy hoạch.

- Hiện nay ngoài con đường chính của làng được giải nhựa và đã xuống cấp nhưng sẽ được làm lại vào cuối năm 2013, thì huyện còn khoảng 18km đường cấp phối và đường có chất lượng kém chủ yếu là đường trong các thôn xóm và đường ra đồng. Nó chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại cũng như phục vụ tốt cho sản xuất của các nông hộ trong xã. Vì vậy cần phải có biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn tốt hơn. Để làm được điều này huyện cần kết hợp xin kinh phí, viện trợ của cấp huyện kết hợp với nhân dân cùng làm để từng bước nâng cấp tuyến đường liên xã, thôn xóm và đường ra đồng để đảm bảo cho nhân dân đi lại, vận chuyển vật tư, phân bón cũng như lưu thông hàng hoá được thuận lợi hơn. Có như vậy mới khuyến khích sản xuất hàng hoá phát triển.

- Về thuỷ lợi: huyện có 5 trạm bơm có khả năng cung cấp nước thuận lợi cho động ruộng nhưng hệ thống kênh mương của huyện vẫn còn khoảng 20km làm tạm thời, điều này gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp khi gặp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điều kiện thời tiết xấu. Cho nên những năm tới huyện phải nâng cấp mới hệ thống này, từng bước kiên cố hoá kênh mương để đảm bảo tưới tiêu một cách chủ động cho người dân trong sản xuất.

- Về hệ thống điện: đây là một lĩnh vực rất cần thiết trong phát triển sản xuất hiện nay. Na Hang là một huyện có ngành nghề phụ và dịch vụ khá phát triển nên nhu cầu về điện là rất lớn. Nhưng với 4 trạm biến thế và 14km đường dây có khả năng cung cấp điện cho 100% số hộ trong xã. Cho nên trong vài năm tới huyện chỉ cần củng cố và bảo dưỡng hệ thống này để đảm bảo thông suốt cho sản xuất của nông hộ trong xã.

- Về thông tin liên lạc: hiện nay 8 thôn trong huyện đều có hệ thống loa công cộng, huyện có một điểm bưu điện văn hoá huyện nên đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu thông tin của người dân. Nhưng trong thời gian tới thì đòi hỏi huyện phải mở rộng thêm các hình thức truyền tin có như vậy mới đáp ứng được các nhu cầu phát triển của địa phương và thúc đẩy sản xuất phát triển.

d. Tăng cường bồi dưỡng đội ngò khuyến nông cơ sở và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật

Một trong các vấn đề bức xúc hiện nay là người nông dân trong huyện am hiểu rất hạn chế về kĩ thuật, thị trường đây là nguyên nhân cơ bản nhất khiến nhiều hộ không tăng quy mô sản xuất chỉ vì tâm lí sợ rủi ro về dịch bệnh và giá cả thị trường, nhiều nông hộ được vay vốn nhưng không biết sử dụng vào mục đích gì. Do vậy những nội dung khuyến nông cơ bản ở huyện Na Hang hiện nay là:

-Giúp nông dân giải quyết khó khăn về mặt kỹ thuật bao gồm:

+ Phổ biến kỹ thuật chăn nuôi cho từng đối tượng hộ đặc biệt cách phòng trừ bệnh cho gia sóc, gia cầm.

+ Phổ biến xây dựng các mô hình trồng xen, trồng gối các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất cho nông hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phổ biến các công nghệ mới như rau sạch, nấm hương... giúp nông dân tiếp cận với nghề mới, công nghệ mới.

-Tư vấn giúp nông dân sử dụng đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt về vốn và lao động:

+ Hướng dẫn nông dân cải tạo và phát triển kinh tế vườn một cách hợp lý. + Tư vấn cho người nông dân xác định quy mô, cơ cấu vật nuôi hợp lý. + Phổ biến một số lợi Ých của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vấn đề sử dụng quản lý và bảo về tài nguyên môi trường.

Ngoài ra khuyến nông cần chú ý một số nội dung khác như: + Hợp tác nông hộ để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

+ Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm, những điển hình sản xuất giỏi của hộ nông dân ở các vùng khác.

+ Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng quản lí kinh tế cho hộ nông dân, cung cấp những thông tin về dự báo thị trường, bệnh dịch cây trồng, vật nuôi.

* Các phương pháp khuyến nông cần thực hiện:

+ Tổ chức đào tạo mạng lưới kỹ thuật viên cơ sở (ở HTX và các đội sản xuất) xây dựng những mô hình trình diễn thông qua đội ngò kĩ thuật viên để thực hiện.

+ Xây dựng các điểm trình diễn về thâm canh, xen canh tăng vụ.

+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật đến tận hộ nông dân với nội dung dễ làm, dễ nhớ. * Tăng cường việc áp dụng khoa học công nghệ trong đố chú trọng công tác giống mới trong sản xuất. Để tránh hiện tượng thất bại trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khuyến nông phải có trách nhiệm kiểm tra, tuyển chọn và thử nghiệm kĩ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

e. Mở rộng thị trường

Hiện nay trong sản xuất người dân phải xử lý nhiều khau như: sản xuất phòng trừ thiên tai, dịch bệnh, giống tiến bộ khoa học kĩ thuật... nên họ có rất Ít thời gian để tiếp cận tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cho nên các cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính quền phải có hướng xây dựng, tìm kiếm thị trường để sản phẩm làm ra được tiêu thụ tốt. Địa phương có vị trí giao thông thuận lợi, thị trường tiêu thụ đa dạng nhưng chưa phát huy một cách triệt để. Vì vậy cần phát triển mở rộng thị trường, nâng cấp chợ và các tiểu vùng buôn bán để tăng giá trị sản phẩm.

Hướng dẫn tạo điều kiện cho các nông hộ, tổ chức HTX tiêu thụ sản phẩm, ngăn chặn các tình trạng Ðp cấp, Ðp giá của tư thương trong cung ứng cũng như tiêu thụ sản phẩm. Cần có các thông tin về thị trường, giá cả trên các thông tin đại chúng để tìm kiếm các hợp đồng giữa nông dân với các HTX, xí nghiệp... có như vậy thì bế tắc về thị trường của địa phương mới

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 69)